Hội Nghị ASEM 6 Ở Helsinki, Thủ Đô Phần Lan



 

KIEU MY DUYEN

 

 

Ông bà ḿnh thường nói: “Đi một ngày đàng, học một sang khôn”. Hằng năm tôi có nhiều chuyến đi, xa cũng có, gần cũng có, năm nay tôi đă đi Chicago, hop  vội  ban lanh dao  của cơ quan phi chính phủ YMCA, rồi những ngày qua tôi đi Helsinki, thủ đô của Phần Lan dự đại hội ASEM 6, của các cơ quan phi chính phủ, của NGO (viết tắt của chữ NON-GORVERNMENT ORGANIZATION), của 38 quốc gia đến từ Á Châu và Âu Châu đến tham dự.

 

Nghe đến Bắc Âu, ai cũng sợ, sợ nhất là lạnh, hội nghị vào mùa Thu đương nhiên trời lạnh, từ một nơi nắng ấm quanh năm đến ở lạnh cũng nhiều thú vị lắm, tôi nghĩ như thế.

 

Trước khi tham du  hội nghị ASEM 6 ở Phần Lan, tôi đă t́m hiểu về nước này, có một số người Việt Nam  định cư ở Helsinki, nhưng không có ai là Công Giáo, đến năm 1983 có 11 người Công Giáo đến định cư tại thủ đô Phần Lan, đến năm 2000 th́ có 4500 người xuất xứ từ miền Nam, Trung và Hải Dương, Hải Pḥng.

 

Phần Lan không lớn lắm, cho nên không ở chùa, nhà thờ Việt Nam. Linh mục Nguyễn Ngọc Chiếu từ Pháp đến làm việc ở Phần Lan, di chuyển khó khăn nhất là mùa Đông tuyết phủ khắp nơi, Phần Lan có tổng cộng 750 người Công Giáo.

 

Về chùa Phật Giáo th́ đồng bào Phật tử đang vận động để xây chùa. Trước khi đến Phần Lan chúng tôi liên lạc với cha Nguyễn Ngọc Chiếu, Thượng tọa Thông Biện để làm phóng sự sinh hoạt của người Việt tại Phần Lan nhưng chẳng may không liên lạc được với các vị lănh đạo tinh thần. Rất tiếc trong chuyến đi này không có phóng sự cho đài truyền h́nh SBTN về sinh hoạt cộng đồng Phần Lan.

 

Phần Lan hiện nay có trên 5 triệu dân, phần lớn dân chúng ở miền Nam, v́ miền Bắc rất lạnh, dần dần người dân bỏ xứ ra đi t́m mưu sinh ở những quốc gia có nắng ấm.

 

Chúng tôi đến Phần Lan vào chiều Chúa nhật ngày 2 tháng 9, mặt trời c̣n ánh nắng, ở đây  thế khi mặt trời đi ngủ muộn lắm vào tháng 9, tuy nhiên buổi tối lạnh lạnh, có mưa phùn và gió bấc.

 

Các phái đoàn khác từ Âu Châu lần lượt đến khách sạn EURO, khách sạn  gồm 6 tầng lầu, gần địa điểm tổ chức đại hội ASEM 6, gần hải cảng, đứng trên đường có thể nh́n những cánh buồm trắng, những du thuyền trên biển cả. Ở đây đi nơi nào cũng thấy nước biển. Thành phố nằm gần bờ biển, người Phần Lan thích đi bộ, đi rất nhanh, đặc biệt không nh́n thấy Cảnh Sát hay quân đội Phần Lan trong thành phố. Cháu Vũ Trần và tôi đi thăm thành phố trong mưa. Ngày mới đến thành phố lạ, ai cũng hồi hộp trong ḷng muốn đi thăm những nơi ḿnh chưa từng đến, đây là hải cảng có nhiều du thuyền lớn đang đứng lặng yên,  dinh  Tổng Thống Phần Lan, đây là nhiệm kỳ thứ II của bà Tổng Thống. Thật ra đến các xứ Bắc Âu chúng tôi thích thăm dinh Nữ Hoàng hơn, v́ nếu lănh đạo quốc gia là Nữ Hoàng th́ nước đó có màu sắc đặc biệt của chế độ quân chủ c̣n tồn tại ở những quốc gia ma ngàn năm trước của vua chúa, của Nữ Hoàng v.v..

 

Đi trong mưa, thăm hải cảng trong mưa, thăm thành phố, thăm trường đại học Helsinki trong mưa, thăm dinh nữ Tổng Thống, thăm nhà thờ lớn và đẹp nhất của thành phố Helsinki, nhà thờ đẹp, kiểu La Mă trên đồi cao nh́n xuống thành phố, bên cạnh là Quốc Hội. va truong dai hoc danh tieng Helsinki.

Đi bộ mấy giờ trong thành phố Helsinki, nơi nào cũng cây cỏ xanh mướt, đi măi xuống hướng Nam lên hướng Bắc rồi cũng trở lại nhà thờ, hải cảng và dinh Tổng Thống Di bộ trong mưa vừa lạnh, vừa đói, vừa run, rồi tôi cảm thấy hạnh phúc thay cho những người ở những nơi có nắng ấm quanh năm như California.

 

Sau một buổi chiều  đi dưới mưa,  thăm thành phố dưới mưa, ban tổ chức đến khách sạn của chúng tôi để ghi danh cho từng người. Ngày hôm sau chúng tôi đi thăm hải đảo, ngồi lên phà đến bên kia là đảo với những lâu đài cổ kính, viện bảo tang di tích của những người đầu tiên lập nghiệp ở đây, thành phố sơn màu vàng nhạt,  nhà thờ được chăm sóc cẩn thận, có những tượng bằng đồng thật to, có tiệm ăn, bán đồ kỷ niệm, có những cây cổ thụ trên đồi. Buổi chiều của ngày đầu đến Helsinki, ban tổ chức mời mọi người dùng cơm chiều ở đây. Ngày nào thực phẩm cũng gồm có: rau, khoai, cá, h́nh như người dân Phần Lan không thích thịt , trong danh sách thực phẩm không nói đến thịt, đa số là cá, có lẽ một quốc gia thủ đô ở cạnh bờ biển nên họ ăn cá nhiều hơn.

 

Ngày thứ hai bắt đầu họp, bằng một giọng ca thật truyền cảm của một ca sĩ nổi tiếng của Phần Lan là bà Anna Nakajana, hát bằng tiếng Phần Lan, gởi tiếng hát ngọt ngào của bà đến với mọi người, sau đó bà trưởng ban tổ chức,  bà Sirpa Platikanen nói về mục đích của hội nghị ASEM 6 là ǵ. từ khi ASEM thành lập từ năm 1996, hội nghị lần đầu tiên của những tổ chức phi chính phủ NGO này đều giống nhau: kinh tế, văn hóa xă hội, Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền, toàn cầu hóa kinh tế, môi trường, lănh thổ, buôn bán phụ nữ và trẻ con v.v…

 

 Thuyết tŕnh vien  đầu tiên của đại hội ngày thứ hai sáng lúc 9 giờ là bà Junnya Jimprasert, Thai Campaign Organirising, với giọng nói hùng hồn, bà nói về vi phạm về nhân quyền ở khắp nơi như Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, và những vấn đề khó khăn khác, bà được hoan hô nhiệt liệt trong buổi hội thảo khoáng đại này. Cuối cùng của bài thuyết tŕnh bà Junnya gào thét: mọi người phải chiến đấu, chiến đấu để đ̣i công b́nh, đ̣i quyền làm người v.v…

 

Sau đó là ông Lepokle người Ư, nói về vấn đề lao động.

 

Đề tài ḥa b́nh và an ninh do ông Ramon người Bồ Đào Nha thuyết tŕnh. Tất cà những diễn giả gồm các quốc gia : Phần Lan, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Ư, Đại Lợi, Ḥa Lan, Phi Luật Tân, Anh, Nhật, Đức, Nam Dương, Mă Lai, Thụy Sỹ, Miến Điện, Cao Miên, Trung Hoa v.v…

 

Về phía Việt Nam có 2 phái đoàn, 1 đi từ người Việt tị nạn Cộng Sản, là Free Vietnam Forum, gồm có Linh mục Đinh Xuân Minh, ông Nguyễn Hữu Dơng, ông Huỳnh Tạo , 2 sinh viên Vũ Bảo Giang, 1 sinh viên người Đức là Benjamin từ Cộng ḥa liên bang Đức, ông Nguyễn Điền Lăng đến từ Ḥa Lan, luật sư Hoàng Duy Hùng đến từ Houston, Texas, Vũ Trần và KMD đến từ Cali, làm phóng sự cho đài truyền h́nh SBTN.

 

Chúng tôi c̣n nhớ năm 2002 cũng tham dự hội nghị ASEM IV ở Copenhagen, thủ đô Đan Mạch cùng 2  hai phái đoàn Việt Nam, một ở hải ngoại là Free VN Forum, phái đoàn phát rất nhiều tài liệu về vi phạm nhân quyền VN, đàn áp tôn giao, và phái đoàn VN trong nước chỉ đem một đoàn ca sĩ nhạc sĩ múa hát trong ṿng 15 phút. Năm nay phái đoàn trong nước chiếu phim về chất độc da cam, và ông Trần Đắc Lợi thuyết tŕnh về chất độc da cam mục đích là xin tiền, nhưng có nhiều người than phiền rằng ông Lợi không nói về chất độc da mà chỉ nói về vấn đề chính sách của Đảng, ông Lợi bị luật sư Hoàng Duy Hùng chất vấn về nhiều vấn đề, lẽ dĩ nhiên là không có câu giải đáp thỏa đáng cho người quốc gia. Nhưng vấn đề mà chúng tôi chú trọng nhiều nhất là vấn đề Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, buôn bán phu nu va  trẻ em, đất đai bị mất về tay Trung Quốc, đập nước làm cho cả làng người thiểu số ở Sơn La. Việt nam mất đời sống và mất tất cả, có người chết, c̣n người sống th́ không c̣n rừng, rẫy để làm ăn mà không được đền bù một cách xứng đáng.

 

Ông Thun, chủ tịch hội Nhân quyền Cao Miên nói phụ nữ bi  buôn bán sang Miên về vi phạm Nhân Quyền và đập nước làm cho 800 ngàn người phải bỏ làng lưu vong.

 

Phái đoàn Miến Điện tố cáo vi phạm nhân quyền ở Miến Điện một cách trầm trọng, những người trong phái đoàn mặc áo với h́nh của bà lănh tụ đối lập bà Au San Sui Kys, phái đoàn ngay ngày  đầu, lúc trưa đă mời báo chí đến trước rừng cây để họp báo, 6 chậu bông thật đẹp, với những hàng biểu ngữ và tấm bảng thật to tố cáo chế độ quân phiệt ở Miến Điện, buổi cầu nguyện cho người Mien Dien  đă chết v́ dân chủ và cuộc họp báo đă thu hút tất cả giới truyền thông có mặt trong ṭa nhà đang họp chạy ra tham dự. Trong đó có chuyên viên và phóng viên của đài truyền h́nh SBTN, bầu không khí tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền của những chiến sĩ có mặt ở hội nghị ASEM 6 rất đông, đó là những người Việt Nam tị nạn cộng sản trong phái đoàn Free Forum, người MD lưu vong, người Phi Luật tân, người Trung  Hoa rời bỏ Cộng sản, tị nạn khắp nơi trên thế giới phải nói 2 phái đoàn: Phật giáo Tây tạng lưu vong, Pháp Luân công, phái đoàn người Việt tị nạn tấn công phái đoàn Cộng sản về đất đai VN bị mất vào tay Trung cộng, buôn bán phụ va trẻ em nữ , Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền bi cha dap.va bi vi pham.

 

Chúng tôi hỏi Linh mục Đinh Xuân Minh từ Cộng ḥa Liên bang Đức:

 

-Thưa Linh mục, điều ǵ làm cho Linh mục nhớ nhất trong Đại hội này?

 

Linh muc Dinh Xuan Minh  trả lời:

 

-T́nh đồng bào VN ở Phần Lan yểm trợ phái đoàn tích cực, nghe có phái đoàn VN tị nạn đến tham dự th́ chị Xuân Phạm, cô Hiền Phạm, cô Thúy, cháu Dạ Thảo đên  ngày nơi hội nghị giúp đỡ trông coi gian hàng của người Việt tị nạn, phát những tài liệu về vi phạm Nhân quyền của Cộng sản VN, tài liệu của khối 8406 của Linh Muc Nguyễn Văn Lư gửi sang, buổi chiều chị Xuân và cô Hiền mời Linh mục Đinh Xuân Minh va phai doan  về nhà dùng cơm  thân thiện nhu quen từ lâu lắm rồi mặc dù đây là lần đầu tiên ho  gặp mặt. Linh mục Đinh Xuân Minh cũng cho biết them là trong phái đoàn Free VN Forum các anh em chịu khó lắm, anh Nguyễn Hữu Dơng chuẩn bị cho chuyến đi này từ đầu năm, chuẩn bị ghi danh, liên lạc anh em, tài liệu để phổ biến, anh Huỳnh Tao đứng suốt ngày trông coi gian hàng và phát tài liệu, không ăn trưa để dùng th́ giờ làm.công tác tuyên truyền này, anh Nguyễn Điền Lăng, từ Ḥa Lan đến từng pḥng họp để đặt nhiều vấn đề về Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam.

 

Trong hội nghị này chúng tôi nhận thấy người VN trong phái đoàn Free VN Forum rất đoàn kết và làm việc rất tích cực, kể cả 2 sinh viên, người nào cũng có nhiều tâm huyết, ai cũng mong cho một Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, các phái đoàn NGO đă từng đến VN nói chuyện với người lao động Việt Nam, họ nhận thấy ở VN phải cải thiện thật nhiều, bà Lake nói với chúng tôi: Người phụ nữ Việt Nam ngày nay trong nước VN họ tranh đấu để cho tất cả phụ nữ ở những nước độc tài có nữ quyền.

 

Đến những hội nghị quốc tế, chúng tôi học được nhiều điều hay ở những người làm việc cho những tổ chức NGO, hy sinh, chịu khó giúp đỡ người nghèo khó ở khắp nơi, tiền của những tổ chức NGO ở Á Châu là do những tiền của Liên Hiệp Quốc, và tiền từ các tổ chức NGO ở Âu Châu giúp đỡ. VN đưa ra một phái đoàn 13 người thuộc nhiều tổ chức NGO khác nhau, nhưng tất cả cũng là nhân viên của chính phủ, ở VN không có hội tư nhân, biết bao nhiêu NGO của thế giới vào VN gặp rất nhiều trở ngại, không được giấy phép hoạt động như NGO, v́ chính phủ VN muốn tiền đưa cho chính phủ rồi chính phủ muốn làm ǵ đó th́ làm, nhưng các tổ chức phi chính phủ muốn tiền của họ phải đến tay người nghèo khó mà họ muốn giúp đỡ tận tay.

 

Bản đúc kết 3 ngày hội nghị ASEM 6 tuyệt vời, và 450 thành viên tham dự hội nghị kêu gọi các chính phủ xây dựng Tự Do, Dân Chủ, Ḥa B́nh thế giới, nhất là Nhân Quyền, tôn trọng quyền làm người, quyền phụ nữ, đàn ông, và trẻ con, hoàn cầu hóa kinh tế, an ninh xă hội.

 

Người Miến Điện tiếp tục tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ Miến Điện.

 

Đi xa mà gặp người Việt Nam rất ấm ḷng, khi phái đoàn chúng tôi đến Helsinki chưa gặp người Việt Nam đến từ Đức, Mỹ, Ḥa Lan, chúng tôi cảm thấy buồn buồn trong ḷng cho đến khi chuẩn bị vào pḥng họp th́ nghe tiếng gọi:

 

- chị Duyên, chị Duyên

 

Đó là tiếng gọi của anh Nguyễn Hữu Dơng đến từ Cộng Ḥa Liên Bang Đức, tóc đă điểm muối tiêu, anh là cựu sĩ quan của QLVNCH, anh rất nhiệt t́nh trong các cuộc đấu tranh chống Cộng ở xứ người.

 

Đang nói chuyện với anh Dơng chúng tôi quay lại quầy hàng bên cạnh có một số người Việt Nam bên cạnh một gian hàng.

 

Anh Huỳnh Tao, các chị Hiền, cháu Dạ Thảo, anh Nguyễn Điền Lăng, các anh đang mời khách nhận tài liệu của Free Vietnam Forum, sách, báo, tài liệu biếu viết bằng tiếng Anh.

 

4 năm về trước tôi gặp các anh ở Copnehengen, Đan Mạch, năm nay gặp lại anh Tao không già, vẫn say sưa tranh đấu cho Nhân Quyền VN, các anh, các chị chào một cách vui vẻ.

 

Cô Hiền nói:

 

- Mời chị Duyên cùng các anh các chị chiều nay đến nhà em dùng cơm.

 

Chị Xuân, chị Thúy cũng đứng canh gian hàng VN tị nạn, chị nào cũng ân cần mời mọc phái đoàn về nhà dùng cơm tối.

 

Ban tổ chức đăi ăn sáng, trưa và chiều. Thức ăn gồm rau và cá, người Phần Lan chúng tôi không thấy dùng thịt trong suốt những ngày hội thảo.

 

Luật sư Hoàng Duy Hùng cũng như Linh mục Đinh Xuân Minh, anh Nguyễn Điền Lăng th́ đến hết pḥng họp này rồi đến pḥng họp kia.

 

Đặc biệt phái đoàn VN, Free VN Forum ủng hộ mạnh mẽ phái đoàn Phật Giáo Tây Tạng lưu vong và Pháp Luân Công, Miến Điện, Thái Lan, v.v…

 

Phái đoàn VN từ trong nước ra th́ ủng hộ phái đoàn Trung Quốc, trong những buổi hội thảo mà phái đoàn VNCS hay Trung Quốc thuyết tŕnh số người tham dự rất ít.

 

Hy vọng hội nghị ASEM 7 sẽ họp ở Á Châu, người VN tị nạn tham dự sẽ đông hơn. Sau hội nghị ASEM 6 bế mạc th́ ngày 10 và 11 Hội nghị Thượng Đỉnh của ASEM 6 cũng nhóm họp tại Helsinki, Phần Lan.

Hy vọng những lời đề nghị của ASEM 6 của các tổ chức phi chính phủ sẽ được các nguyên thủ quốc gia Á Châu và Âu Châu lắng nghe và cải tổ nền chính trị, kinh tế, giữ ǵn văn hóa, thực thị Nhân quyền, thực hiện Dân Chủ, Tự Do của tất cả các quốc gia.

 

 

Kiều Mỹ Duyên

 

 


Bên Lề Hội Nghị Những Tổ Chức Phi Chính Phủ Á Âu Ở Helsinki, Thủ Đô Phần Lan

 

Kiều Mỹ Duyên

 

Đi làm phóng sự, bao giờ độc giả cũng thích chuyện bên lề, v́ chuyện bên lề hấp dẫn hơn, cười ra nước mắt v.v… Chữ ASEM 6 có nghiă là Asian, Á châu, chữ E là European, Âu châu và chữ M là meeting, số 6 là kỳ thứ 6. Hội nghị ASEM 6 là hội nghị Á Âu Châu kỳ thứ 6 của những tổ chức phi chính phủ, những tổ chức quốc tế làm việc thiện nguyện như Hồng Thập Tự, như YMCA, YWCA, SOS, hội Những kư giả Không Biên Giới v.v… Tiền cung cấp cho những nơi phi chính phủ hoạt động là từ những sự đóng góp của mạnh thường quân, những cơ sở thương mại, công ty quốc tế, Liên Hiệp Quốc, của chính phủ của từng quốc gia yểm trợ v.v… Mục đích của những tổ chức này là giúp người nghèo, trẻ con mồ côi, Nhân Quyền, phụ nữ và trẻ em bị đàn áp, vấn đề môi trường, nước có chất độc, đất đai bị tàn phá, dành quyền công bằng, tự do, dân chủ v.v… Mục tiêu của những tổ chức phi chính phủ rất đẹp và thật lư tưởng, trong những điều khoản tham dự ASEM là: “ Không có hội của chính phủ. Không có tổ chức quan nhân.” Hai điều trên đă ghi rơ trong nội qui cuả đại hội. Thế mà chánh phủ Việt Nam vẫn gửi phái đoàn tham dự, với sự kiểm soát của một Công An là Đoàn Xuân Phong. Phong quay phim tất cả những người VN có mặt, có người hỏi Phong: “Anh đang làm ǵ ở Việt Nam?” Đoàn Xuân Phong trả lời: “ Em làm nông dân”. Hai chữ nông dân này Phong trả lời luôn miệng nếu có người hỏi lai lịch cuả ḿnh. Phong quay phim rất nhiều, người VN nào đến là bị quay phim. Phong rất chăm chú bên quầy hàng của phái đoàn Fre Viet Nam Forum. Một người trong phái đoàn đến từ VN nói: “ Phong đi theo để kiểm soát anh chị em rồi báo cáo”. Anh Nguyễn Điền Lăng đến từ Hoà Lan nói: “ Ra đến đây rồi c̣n bị Công An kiểm soát”. Điền Lăng nói thật to để mọi người gian hàng bên cạnh cũng nghe. Lẽ dĩ nhiên 2 gian hàng người Việt hải ngoại và người Việt trong nước đặt kế nhau, việc đối thoại này ngày nào cũng xảy ra. Hai sinh viên trẻ Vũ Giang và Benjamen nói tiếng Anh thông thạo, giải thích cho khách đến gian hàng Free Viet Nam Forum một cách tường tận cũng như Điền Lăng, anh Dũng, anh Dơng, cô Hiền và chị Xuân, cháu Dạ Thảo th́ giải thích bằng tiếng Phần Lan, trong bất cứ cuộc tranh đấu nào có đông người vẫn hơn vẫn hơn là độc mă. Hai bên, hai chuyến tuyến căi nhau sôi nổi hằng ngày. Tôi thấy cháu Vũ mang trả xấp giấy màu vàng phổ biến giờ chiếu phim chất độc da cam sang bên phía VN trong nước, cháu Vũ nói:

  -   Giấy này của các chú mà sao đem lại bàn bên này?

Chúng tôi thấy những người đàn ông lớn tuổi có vẻ khó chịu. Vũ nói tiếp với người cùng gian hàng:

-         Họ đem để trên bàn của ḿnh con sợ người ta tưởng gian hàng này ủng hộ sự tuyên truyền chất độc da cam.

Quí vị cũng biết trước năm 1975 chất độc da cam được rải ở cao nguyên trung phần và ở miền Nam, những người đi khiếu nại là người miền Bắc, nạn nhân lại là người miền Bắc. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết đă gởi về trong nước nhiều bài về chất độc da cam là do DDT được mua từ Nga, thuốc xịt rẫy ngấm vào ḷng đất sau năm 1975 chứ không phải trước năm 1975. Nhưng những mẫu nước ở VN và chất độc dam cam mà Tiến sĩ Mai Thanh Truyết nghiên cứu bị cấm không được về VN. Tôi nghe những lời phiền hà:

-         Đến hội nghị quốc tế rồi mà c̣n tiểu xảo nhỏ nhen , tuyên truyền vô căn cứ.

Vũ Giang nói với chúng tôi:

-         Cháu đứng gần gian hàng của họ, mấy chú nói với chúng con, này những người trẻ đừng nghe lời những chú kia, các chú nói không đúng.

Giang kết luận:

-         Chúng con lớn rồi, chúng con biết suy nghĩ, đi dự hội nghị này chúng con học được nhiều điều hay, là người ở VN nói dối nhiều quá, tuyên truyền nhiều quá.

Giang nói tiếng Việt không thông thạo như tiếng Đức và tiếng Anh, nhưng cũng có nhận xét chính xác cho riêng ḿnh. Benjamen, thanh niên trẻ người Đức, bạn thân của Giang nói:

-         Tôi đi như thế này, tôi hiểu người Việt Nam tại sao phải rời bỏ quê hương của họ mà đi.

 

ÁO DÀI TRONG ĐẠI HỘI

 

Dự hội nghị ASEM 6 của những tổ chức phi chính phủ tôi mang theo 11 áo dài, định mỗi ngày mặc 2 cái, tối mặc một cái, đây là cơ hội để biểu diễn áo dài của người Việt Nam, cũng là cơ hội để người Việt Nam nhận diện ra ḿnh là người Việt Nam. Quả t́nh đúng như thế, cũng như đại hội ASEM kỳ 4 ở Đan Mạch nhờ chiếc áo dài mà thu hút ống kính của các kư giả, một kư giả của Phần Lan nói với chúng tôi:

-         Áo của bà đẹp quá.

Vừa nói ông ta vừa chớp  lia lịa, và nói sẽ gửi h́nh cho tôi, gửi báo cho tôi. Ở đại hội này cũng thế chiếc áo dài cũng thu hút kư giả. Mặc dầu trời lạnh nhưng tôi cũng mặc áo dài, tôi nói với các kư giả ngoại quốc:

-         Ngày xưa học trung học chúng tôi phải mặc áo dài, trường công hay tư cũng phải mặc, đi chùa, nhà thờ cũng mặc áo dài, phong tục tập quán như thế.

Áo dài màu đỏ có bông, áo dài màu vàng có bông do em Tuyết ở VN gửi cho tôi, tôi mặc ngay ngày đầu của đại hội, ai cho tôi quà ǵ tôi cũng rất trân quư, từ chiếc nón, cái bóp, áo dài, có lẽ v́ thế mà tôi được quà tặng nhiều lắm. Người ở hải ngoại th́ ǵn giữ phong tục tập quán VN, c̣n người trong nước tham dự hội nghị th́ không có một người nào mặc áo dài, không hiểu tại sao, có người thắc mắc như thế. Nếu so 2 phái đoàn VN trong nước và ngoài nước có nhiều điều khác biệt như, người trong nước đi đứng đều nhóm lại cùng với nhau, c̣n người ở hải ngoại muốn đến pḥng hội thảo nào th́ đến, muốn nói chuyện với ai th́ nói, không e ngại, không dè dặt, có lẽ người sống ở nước Cộng Sản khác với người ở nước Tự Do, v́ người sống trong VN lúc nào cũng sợ hăi, sợ bị báo cáo, sợ mất việc làm, sợ không được ra ngoại quốc nữa v.v… Đoàn Xuân Phong chụp h́nh từng người trong phái đoàn Free VN Forum th́ không sao nhưng đến khi người ta chụp h́nh lại Phong th́ Phong lại gần nói nhỏ:

-         Chị chụp h́nh của em đừng đăng báo nhé.

Giọng nói của Phong có vẻ khẩn khoản, và một cô nữa cũng nhắn nhủ:

-         Làm ơn đừng đăng h́nh của em trên báo Free VN Forum.

Chúng tôi không cần đính chánh, v́ phái đoàn VN không có báo riêng, nhưng báo của người VN ở hải ngoại có thể đăng các người trong nước. Một người lớn tuổi đưa thẻ từ trường đại học Harvard và nói: “Tôi đă học ở Harvard”, như một hănh diện là đă được học trường Mỹ, tôi hỏi:

-         Vậy th́ ông học bao lâu, ông tốt nghiệp bằng ǵ?

Người đàn ông lớn tuổi trả lời: “ Học 1 năm” c̣n bằng cấp ǵ th́ ông ta không trả lời. Người đàn ông này c̣n khoe tiếp:

-         Tôi đă đến Mỹ nhiều lần, tôi đến Seattle, Oregon v.v…

Tôi hỏi: “Ông đến để làm ǵ?”, ông trả lời: “Đến thăm bà con”. Chúng tôi đặt vấn đề mất đất ở miền Bắc th́ những người lớn tuổi đến từ Hà Nội trả lời:

-         Hữu nghị th́ phải có sự công bằng, ḿnh phải chia cho Trung Hoa một số đất của ḿnh, họ chia cho ḿnh một số đất khác.

Chúng tôi hỏi: “ Vậy th́ Trung Hoa cắt đất nào cho VN, các ông có biết?”

Họ không trả lời, chúng tôi hỏi về Ḥa Thượng Quang Đỗ, Ḥa Thượng Huyền Quang vẫn c̣n biệt giam th́ Phong trả lời: “ Em không biết, em về hỏi lại”. Và chúng tôi hỏi những người Dân Chủ bị bắt ở Huế, ở Sài G̣n th́ Phong và một số người lớn tuổi nói:

-         Chính quyền trung ương th́ lúc nào cũng đúng, chỉ có điạ phương làm sai chính sách của nhà nước.

Khi nghe câu nói này mọi người trong phái đoàn Free VN Forum cười nức nở.

 

NHỮNG BỮA CƠM ĐƯỢM T̀NH QUÊ HƯƠNG Ở PHẦN LAN

 

Đến đâu gặp đồng hương là cảm thấy ấm ḷng. Đến Phần Lan chúng tôi gặp một số đồng bào ở Phần Lan đến yểm trọ, trông coi gian hàng, tài liệu vi phạm Nhân Quyền, và người nào cũng mời về nhà ăn cơm.

Ở đây đi đâu cũng đi xe điện, hoặc đi tàu, chúng tôi ít thấy người điạ phương cũng như người Việt Nam ở đây có xe hơi hay lái xe hơi.

Anh chi em nhớ những bữa cơm thân mật ở nhà chị Xuân, canh rau, thịt kho dưa giá, những tô phở gà thơm ngất ở nhà cô Hiền Phạm, và chị Xuân mua 2 con vịt để làm tiết canh vịt khoán đăi phái đoàn.

Ban tổ chức đăi ăn cho tất cả các phái đoàn, sáng, trưa và chiều, nhưng phái đoàn VN đi dùng cơm ở nhà đồng hương, tôi nh́n mọi người ăn cơm một cách ngon lành.

Tôi nh́n 2 con vịt mà thương, lông vịt trắng xóa, một chút một đứa cháu đến pḥng ăn nói:

-         Má ơi! 2 con vịt muốn uống nước.

Chúng tôi chạy ngay đến pḥng tắm để cho vịt uống nước, 10 phút sau một đứa con khác của chị Xuân chạy tới nói:

-         Má ơi! 2 con vịt muốn ăn.

Tôi chạy đến:

-         Để tôi cho vịt ăn nhé.

Và đồng thời tôi nói với chị Xuân:

- Chị ơi, làm ơn đừng giết vịt chị nhé, tội nghiệp lắm. 

Cha Minh cũng hỏi:

-         Thôi chị Xuân ơi, đừng giết vịt, chị Duyên ăn chay không dám nh́n vịt bị giết.

Chị Xuân nói:

-         Tôi không giết vịt nữa, tối em sẽ đem đến nhà quê cho họ để nuôi

Tôi nghe chị Xuân nói, tôi vui mừng như trúng số độc đắc. Khi giă từ gia đ́nh chị Xuân, chị đưa ra trạm xe điện, chúng tôi nh́n nhau, các cháu cũng đưa tiễn phái đoàn, người nào cũng ngậm ngùi khi giă từ và người th́ hẹn gặp nhau ở Đức, ở Hoa Kỳ, ở Ḥa Lan, người nước nào th́ hẹn gặp ở nước đó.

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, tiệc nào rồi cũng tàn, thế rồi chúng tôi cũng phải từ giă nhau, và hẹn gặp nhau ở các nước Á châu trong 2 năm tới.

 

Cháu Dạ Thảo 14 tuổi lúc nào cũng vui, nói chuyện luôn miệng, cháu nói cháu sẽ sang Mỹ du học, cháu thích học ở Mỹ, thế nào rồi cháu cũng đi v́ chánh phủ Phần Lan có trường đại học ở Long Beach, tiểu bang California. Cháu Hoài Nam, em ruột của Dạ Thảo nói với chúng tôi: “Cháu cũng thích được đi Mỹ du học như chị của cháu. C̣n gia đ́nh cậu chị Xuân th́ đă có con đang du học ở Canada và chồng chị đang sang Canada thăm cháu, nhưng anh cũng gọi về hỏi thăm phái đoàn và chúc phái đoàn ăn cơm ngon.

 

Tham dự hội nghị này chúng tôi học hỏi được nhiều điều hay, và biết nhiều tin tức mọi quốc gia trên thế giới, chẳng hạn đập nước ở Thái Lan làm cho 800,000 người thiểu số phải bỏ rừng núi mà đi, có người chết, có người mất nhà, mất rừng, mất rẫy. Đập nước Sơn La ở VN đă làm cho cả một làng mất hết ruộng đất, mất công ăn việc làm và mất cả tương lai, và nhiều tệ trạng xă hội mà mọi người đều quan tâm đó là buôn bán phụ nữ trẻ em từ Việt Nam sang Cao Miên, và đặc biệt tinh thần tranh đấu của người Miến Điện, phái đoàn Pháp Luân Công, phái đoàn Phật Giáo Tây Tạng lưu vong v.v…

 

Mong 2 năm nữa, năm 2008, nhiều chiến sĩ Dân Chủ ở hải ngoại sẽ tham gia vào hội nghị NGO này nhiều hơn, để nói lên tiếng nói của những người không được nói ở những nước Á Châu và Âu Châu.

 

Khi anh em hẹn 2 năm sau sẽ gặp nhau ở Á Châu th́ Linh mục Đinh Xuân Minh nói: “ Biết đâu lúc đó chúnh ta sẽ gặp nhau ở Việt Nam, lúc đó VN thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền”.

 

Chúng tôi đi thăm phố phường thủ đô Phần Lan, một gia đ́nh đến từ Rạch Giá, buôn bán thực phẩm, tiệm rộng chừng 2,000 square feet, tiền trả cho chủ phố một tháng 16,000 Euro, vợ chồng và con cái làm việc với nhau, tiền mướn phố quá đắt. Chúng tôi cũng đi thăm một tiệm nails buổi sáng, chủ là VN, chủ tiệm cho biết kiếm tiền chỉ đủ sống. Có một vũ trường do người Việt Nam làm chủ, chúng tôi gặp người chủ trẻ này trong tiệm tập học, anh cho biết anh đến từ Na Uy, và trước đó anh ở Hà Nội, anh cho biết vũ trường cũng kiếm sống được. Taxis ở Phần Lan nếu không gọi trước không bao giờ đón được ở ngoài đường, nếu du khách đến Phần Lan nên đổi tiền Euro trước ở ngoài phố hay taxis không nhận dollars của Mỹ.

 

Chuyến đi Phần Lan này để lại cho tôi nhiều kỷ niệm với những người bạn mới quen, những chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền đến từ khắp nơi trên thế giới.

 

Kiều Mỹ Duyên