(GIF)

Bản Tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Việt Cộng kềm kẹp và đàn áp báo chí
Bản Tin 3 tháng 5 năm 2003 của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Việt Cộng đàn áp Báo Chí
 
Đánh dấu Ngày Quốc tế Tự do Báo chí lần thứ 13 (3-5-2003), Phóng Viên Không Biên Giới đă cho phát hành bản Báo Cáo thường niên của tổ chức. Trong một thông cáo phổ biến chiều ngày 2 tháng 5 năm 2003, Phóng Viên Không Biên Giới kiểm điểm t́nh h́nh chung ở lănh vực ngôn luận và thông tin trong năm 2002. Quả làø một thời kỳ đen tối mới, tệ hại hơn năm trước nhiều. Ở Mỹ châu, Cuba của Fidel Castro chiếm "giải vô địch". Tính đến ngày 30 tháng tư năm 2003, Cuba đă giam giữ hơn 30 nhà báo và được Phóng Viên Không Biên Giới coi là "nhà tù lớn nhứt thế giới". Ở Á châu, "thành tích" của bốn nước cộng sản Bắc Hàn, Trung Hoa, Lào và Việt Nam hơn hẳn chế độ quân phiệt Miến Điện. Ngược lại, Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương được công nhận là ba nước tôn trọng quyền tự do báo chí trong vùng Đông Nam Á. Theo số liệu được công bố, trong năm 2002, có 25 nhà báo bị sát hại, 121 người bị nhốt tù, gần 400 cơ quan báo chí truyền thông bị kiểm duyệt. Khoảng 1420 phóng viên bị hành hung, bị dọa giết, bị bắt cóc, bị cảnh sát truy tố hoặc sách nhiễu.
 
Cáo trạng về Việt Nam

Không phải là điều t́nh cờ mà vào Ngày Quốc tế Tự do Báo chí năm nay, Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục ghi tên Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Việt Cộng vào danh sách 42 "con thú chuyên truy lùng sát hại nền tự do báo chí" (prédateurs) trong 156 nước được kiểm tra. Phóng Viên Không Biên Giới đặc biệt dành cho chế độ Hà nội trọn một chương dài trong Bản Báo Cáo thường niên để tố cáo t́nh trạng Báo chí Truyền thông bị kiểm soát, kềm kẹp hoặc phong tỏa vàø giới cầm bút hành nghề kư giả bị giam tù, quản thúc độc đoán hoặc hăm dọa trừng phạt.

Tại Việt Nam, hiện có nhiều tờ báo được phát hành. Tuy nhiên, tất cả ngành hoạt động về báo chí truyền thông đều bị đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặtơ của Nhà nước, công cụ phục vụ đảng Việt cộng. Nhà cầm quyền nhứt quyết không cấp giấy phép xuất bản sách báo cho cá nhân bất đồng chính kiến và hội đoàn muốn được sinh hoạt độc lập. Theo chân Trung cộng, tập đoàn thống trị ở Hà nội đă ban hành nhiều biện pháp kiềm tỏa và truy cản sự thông tin và phát biểu tư tưởng qua mạng lưới Internet. Điều làm Việt cộng lo sợ là dân chúng trong nước t́m đọc những trang nhà Website của những tổ chức người Việt tị nạn tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam. Phóng Viên Không Biên Giới lưu ư thế giới về bản án 12 năm tù của ông Nguyễn Khắc Toàn, một trong năm nhà đối kháng bị bắt giam v́ sử dụng Internet.
 
Một phần quan trọng của bản Cáo trạng mô tả ba trường hợp tiêu biểu những nạn nhân của chính sách bóp nghẹt quyền tự do báo chí và diễn đạt tư tưởng. Đó là giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Đ́nh Huy, nhà báo kiêm nhà thơ Bùi Minh Quốc, và nhà sinh vật học kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Tụ. Sau đây là một số tin tức về ba tù nhân ngôn luận và lương tâm của Phóng Viên Không Biên Giới được bổ túc với tài liệu của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ .

* Nguyễn Đ́nh Huy: bút hiệu Việt Huy, Ngô Trần Luân, Nguyễn Viết Thắng, sinh ngày 2 tháng giêng năm 1932 tại Kim Sơn, Nam Định, Bắc Việt. Tác giả tập truyện Mùa Lúa Chín (1960), ông Nguyễn Đ́nh Huy nguyên là chủ bút, kư giả, giáo sư sử học và tân văn trước khi Sài g̣n thất thủ. Ông Nguyễn Đ́nh Huy từng bị tù đày mà không hề bị xét xử hay bị kết án, bị giam trong nhiều nhà tù và trại lao công cưỡng bách trong suốt 17 năm trời từ tháng 4 năm 1975. Được thả năm 1992, ông lại bị bắt năm 1993 v́ vận động để thiết lập một chế độ dân chủ tại Việt Nam. Tháng 8 năm 1995, ông lại bị kết án 15 năm tù và hiện bị giam tại trại lao công cưỡng bách Xuân Lộc, Z30A-K3, Hàm Tân, Thuận Hải. Khôi nguyên Giải Lilian Hellmann/Dashiell Hammett năm 1997 về quyền tự do phát biểu tư tưởng (do Đài Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch trao tặng), ông Nguyễn Đ́nh Huy c̣n là hội viên danh dự của các Trung tâm Văn Bút Anh, Pháp, Ba Lan, Thụy Sĩ Pháp thoại, Slovaquie và Perth.

* Bùi Minh Quốc: bút hiệu Dương Hương Lư, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940 ở Mỹ Đức, Hà Tây, Bắc Việt. Ông Bùi Minh Quốc bị Việt cộng chận bắt tại nhà ga Thanh Tŕ (Hà Nội) hôm 8 tháng 1 năm 2002, nơi ông đến để dự một buổi họp cùng một nhóm nhân vật đối kháng. Bốn ngày sau đó, ông bị đưa về quản thúc tại Đà Lạt và bị buộc tội tàng trữ văn chương chống chính phủ, gồm cả những bài ông viết. Bùi Minh Quốc bị bắt v́ ông đă đích thân đi điều tra về những vụ Hà nội chuyển nhượng cho Bắc kinh lănh thổ Việt Nam ở vùng biên giới.

* Nguyễn Xuân Tụ: bút hiệu Hà Sỹ Phu, sinh ngày 22 tháng tư năm 1940 ở Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, Bắc Việt. Nhà trí thức đối kháng này từng bị bắt giam từ tháng 12 năm 1995 v́ tội tiết lộ tài liệu bí mật Nhà nước. Măi đến tháng 8 năm 1996 th́ ông mới bị đưa ra xét xử và bị kết án 1 năm tù. Sau khi rời nhà giam, ông bị canh chừng và sách nhiễu. Đến tháng 5 năm 2000, ông bị đặt trong t́nh trạng quản chế hành chánh. Công an mở cuộc điều tra v́ nghi ông có dự phần soạn thảo một bức thư ngỏ của nhiều nhà trí thức đối kháng kêu gọi thực hiện một chế độ dân chủ. Ông Hà Sỹ Phu có thể bị kết án tử h́nh v́ tội phản quốc. Từ ngày 4 tháng giêng năm 2001 dường như ông không c̣n bị điều tra và biện pháp quản thúc được nới lỏng. Nhưng đến ngày 9 tháng 2 năm 2001, một lần nữa, ông lại bị đặt trong t́nh trạng quản chế hành chánh. Lần này, ông bị kết tội liên lạc với người Việt tị nạn ở hải ngoại để phá hoại trong nước và đ̣i lật đổ chế độ cộng sản. Thời kỳ ấy, hàng chục ngàn người Dân tộc thiểu số (đồng bào Thượng), từ các buôn làng kéo nhau về các tỉnh lỵ đ̣i quyền tự do tôn giáo và đ̣i đất canh tác bị Nhà nước cộng sản cướp đoạt. Cuộc trấn áp tàn bạo bằng quân đội khiến cho hàng trăm người dân bị thương nặng và nhiều người phải bỏ trốn sang Cao Miên. Từ tháng 11 năm 2001, sau khi linh mục Nguyễn Văn Lư bị kết án tù, ông Hà Sỹ Phu bị cô lập hoàn toàn trong t́nh trạng quản chế hành chánh vô cùng khắc nghiệt. Trung tâm Văn Bút Gia Nă Đại nhận ông là hội viên danh dự.
 
Trong phần cuối của bản Cáo trạng, Phóng Viên Không Biên Giới ghi lại với nhiều chi tiết, những biện pháp độc đoán mà nhà cầm quyền Hà nội đă áp dụng để đàn áp hoặc hạn chế quyền Tự do Báo chí Truyền thông địa phương lẫn ngoại quốc có liên quan đến Việt Nam. Ngày 8 tháng giêng năm 2002, Nguyễn Khắc Hai, thứ trưởng Văn hóa và Thông tin công bố một nghị định ra lịnh cho cảnh sát tịch thu và tiêu hủy tất cả ấn loát phẩm không có sự kiểm duyệt trước của chính phủ. Từ  tháng giêng đến tháng bảy, cảnh sát đă đốt bỏ 15 tấn sách, tạp chí và băng ghi âm nhạc cùng phim ảnh v́ có nội dung bị Nhà nước coi là "xâm phạm thuần phong mỹ tục hoặc phá hoại an ninh quốc gia", trong đó có nhiều tài liệu của các tổ chức tranh đấu cho Nhân Quyền Việt Nam ở ngoại quốc. Bộ Ngoại giao Việt cộng cấm hăng thông tấn Pháp AFP tháp tùng một nhóm phóng viên ngoại quốc được đưa đi tham quan vùng Cao nguyên một năm sau khi có những cuộc biến động ở đó.

Tháng sáu, Phan Văn Khải kư một sắc lệnh cấm công dân Việt Nam tiếp nhận các chương tŕnh truyền h́nh ngoại quốc bằng vệ tinh. Ngày 7 tháng tám, bộ Văn hóa và Thông tin bắt đài Liên mạng TTVN online ngưng hoạt động v́ đă phổ biến những tin tức vi phạm luật báo chí và "bóp méo sự thật". Qua ngày 8 tháng tám, theo tin của ṭa soạn tạp chí Kinh Tế Viễn Đông ở Hương Cảng (Hongkong) , hàng trăm số báo đă không được bày bán ở Việt Nam theo lịnh của nhà cầm quyền. Theo một số quan sát viên ngoại quốc, quyết định đ́nh chỉ bán báo bắt nguồn từ một bài của William J.Duiker viết về tiểu sử Hồ Chí Minh. Tác giả này đă phát lộ một số chuyện về đời tư của lănh tụ Việt cộng, trái hẳn với truyền thuyết chính thức của đảng. Trước đó, số báo Kinh Tế Viễn Đông phát hành ngày 11 tháng bảy cũng đă bị ngăn cấm v́ có đăng một bài nói về những tai tiếng chung quanh vụ án Năm Cam, trùm băng đảng xă hội đen giết người cướp của giữa ban ngày, cấu kết với chính quyền độc tài tham nhũng. Cũng nên nhắc lại, báo Công An Nhân Dân số ra ngày 13 tháng tám đă kêu gọi các viên chức kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ngành báo chí truyền thông đang bị các "thế lực thù nghịch" lợi dụng.

Trong Bản Phúc Tŕnh thường niên phổ biếZŕnhmột Thông cáo phổ biến ngày 12.1.2005, Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo nhà cầm quyền Cộng sản đă quyết định siết chặt lại báo chí, nhứt là báo chí điện tử - dù là báo chí được nhà nước cấp giấy phép xuất bản. Điển h́nh là chỉ trong ṿng vài tuần lễ, ba tờ báo đă bị nghiêm khắc cảnh cáo, đ́nh chỉ hoạt động hoặc đóng cửa. Ba tờ báo "tội phạm" là Tuổi Trẻ, Tintucvietnam.com và VnExpress. Quyền tự do phát biểu bị hủy hoại, suy thoái trầm trọng tại Việt Nam. Chế độ độc tài coi các giới truyền thông đại chúng như là những công cụ của guồng máy tuyên truyền. C̣n không tới một năm nữa đảng Việt cộng sẽ họp đại hội. Các lănh tụ đảng rất lo sợ rằng những trang thông tin điện tử, dù là chính thức, trở thành diễn đàn cho sự bất măn của dân chúng. Phóng Viên Không Biên Giới tuyên bố: Chúng ta có bổn phận ủng hộ thế hệ nhà báo trẻ này - những đồng nghiệp muốn được tường thuật tin tức về thời sự và không muốn làm kẻ phát ngôn cho chế độ.

Phóng Viên Không Biên Giới chỉ trích chính quyền cộng sản đă khởi tố nữ kư giả Lan Anh (tên thật Nguyễn Thị Lan Anh). Nhà phóng viên chuyên trách lĩnh vực y tế của báo Tuổi Trẻ (TP HCM) tại Hà Nội bị cáo buộc đă có hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước" và bị cấm rời khỏi nơi cư trú kể từ ngày 6.1.2005. Theo tờ báo Người Lao Động, nữ kư giả Lan Anh là tác giả của một số tin tức đăng trên tờ Tuổi Trẻ "phản ảnh việc Công Ty Zuellig Pharma Việt Nam thao túng thị trường Việt Nam, gây bất ổn thị trường dược phẩm trong nước, tạo cơn sốt về giá dược phẩm". Nhà báo Lan Anh đă đưa tin rằng bộ trưởng y tế có đề nghị thủ tướng mở cuộc thanh kiểm toàn diện Công ty Zuellig Pharma Việt Nam. Nguồn tin đó bị xếp vào loại "tài liệu bí mật nhà nước".

Ngoài ra, theo Phóng Viên không Biên Giới, thủ tướng Việt cộng đă ra lệnh áp dụng những biện pháp kỷ luật đối với ban biên tập tờ báo điện tử VnExpress, điều hành bởi hăng quốc doanh FTP cung cấp dịch vụ Internet. Tờ Hà Nội Mới tiết lộ rằng người cầm đầu chính phủ đích thân đưa ra lệnh trên sau khi đọc phúc tŕnh của bộ Văn hóa Thông tin. Bộ này đề nghị "xử lư sai phạm" của báo điện tử VnExpress trong việc đưa ra những tin tức liên quan đến vụ nhập cảng 78 chiếc xe Mercedes thật đắc tiền phục vụ Hội nghị ASEM hồi tháng 10 năm 2004 rồi sau đó đem bán cho một số cá nhân (?) dường như đă đặt mua trước với giá quá ưu đăi. Chính quyền cộng sản càng thêm "nổi giận" v́ tờ báo VnExpress c̣n mở mục Thư bạn đọc để cho nhiều độc giả phát biểu ư kiến và tố cáo cuộc mua bán mờ ám 78 chiếc xe vừa kể.

Cũng theo Phóng Viên Không Biên Giới, trang Internet Tintucvietnam.com đă bị bộ Văn hóa Thông tin đóng cửa khoảng đầu tháng giêng vừa qua. Điện báo này cung cấp nhiều tin tức về thời sự, văn hóa xă hội và kinh tế. Cũng giống như trường hợp VnExpress, một số ư kiến độc giả phổ biến trong Mục Thư bạn đọc đă khiến cho Tintucvietnam.com bị bức tử.

Nhận định để kết luận của Phóng Viên Không Biên Giới không khác với quan điểm của những ai hằng theo dơi t́nh h́nh Việt Nam: Các biện pháp tăng cường nhiều hơn nữa sự kềm kẹp, siết chặt, khống chế và đàn áp truyền thông báo chí hiện nay tại Việt Nam đều xuất phát từ bộ óc ư thức hệ và bàn tay đạo diễn của Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng và Văn hóa Trung ương đảng Việt cộng.

Genève ngày 12.1.2005 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ