Hội Vietnamese American National Gala (Vang) Trao Giải Đuốc Vàng Lần 3 Tại San Francisco

 

Nghị viên Madison Nguyễn trao giải cho Lê Duy Loan.

 

San Francisco (Trần Củng Sơn).- Tối thứ bảy ngày 6 tháng 7 năm 2006 tại khách sạn sang trọng Westin St. Francis thành phố San Francisco, hội Vietnamese American National Gala- viết tắt là VANG đă tổ chức một buổi tiệc để trao Giải Đuốc Vàng Năm Thứ 3 (Golden Torches Award) cho những tổ chức và cá nhân thành công đóng góp cho cộng đồng Việt và đất nước Hoa Kỳ. Khỏang 700 quan khách Mỹ và Việt đă tham dự trong đó có nhiều chính khách Hoa Kỳ và dân cử gốc Việt.

Những hội đoàn và cá nhân được vinh danh và trao giải trong năm 2006 là Thứ Trưởng Ngọai Giao Richard L Armitage ( 2001-2005)- Giải Người Mỹ gốc Việt Danh Dự, Hội Boat Peole SOS-Giải Lănh đạo chỉ huy, Hội Smithsonian Asian Pacific American Program-Giải Lănh đạo chỉ huy. Giải đuốc vàng được trao cho 3 người: Giáo sư Luật Đinh Việt, phụ tá bộ trưởng tư pháp Hoa kỳ( 2001-2003), kỹ sư Lê Duy Loan của hăng Texas Instrument, sinh viên Tô Bảo Ngọc của trường Georgia Institute of Technology.

Ba má của Đinh Việt nhận giải thay cho ông vắng mặt, người cha là một tù cải tạo dẫn gia đ́nh vượt biển, và Đinh Đồng Phụng Việt là con út. Ong ngỏ lời cám ơn đầy xúc động. Chị Lê Duy Loan đọc thơ của bố gởi cho bằng tiếng Việt rồi nói tiếng Anh, ngôn ngữ nồng ấm làm hội trường vỗ tay rào rào. Sinh viên Tô Bảo Ngọc vui mừng được trao cho học bỗng với chi phiếu 5 ngàn đô la.

Hội VANG được thành lập vào năm 2004 với hai lần tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn tháng 5 năm 2004 và năm 2005 và các cá nhân đă được trao giải như Đỗ Ngọc Yến báo Người Việt, Triệu phú Trung Dũng, Trần Đ́nh Trường, Giáo Sư Trịnh Eugene, Cầu thủ Nguyễn Đạt… (2004), Tài tử
Kiều Chinh, Nam Lộc, nghị viên Lâm Quang, Nguyễn B́nh giám đốc phở Ḥa… ( 2005).

Những người thành lập hội VANG này gồm một số nhân sự nồng cốt ở San Jose như bác sỹ Nguyễn Xuân Ngăi, ông Lê Văn Chiêu và Lê Văn Hướng của công ty Lee's Sandwiches, Đặng Thảo chuyên gia địa ốc, Ryan Nguyen Hybris….

MC của buổi tiệc là Thúy Vũ, xướng ngôn viên truyền h́nh đài CBS, KPIX. Cô Betty Nguyễn, xướng ngôn viên đài CNN được mời đọc diễn văn. Chương tŕnh ca nhạc với Ư Lan và màn tŕnh diễn y phục truyền thống Á châu với các cô gái Nhật, Đại
Hàn, Nam Dương, Việt Nam

Được biết năm tới 2007, hội VANG sẽ tổ chức lễ trao giải tại Texas. Những lời chúc mừng của tổng thống Bush, chủ tịch đảng dân chủ là Howard Dean được chiếu lên màn ảnh. Hội nghị VANG năm 2006 kéo dài 4 ngày từ thứ năm và bế mạc vào trưa chủ nhật mà cao điểm là buổi tiệc trao giải tối thứ bảy.

Giá vé tham dự là 250 đô, những chi phí tổ chức được nhiều nhà bảo trợ trong đó có Wells Fargo, Viet Heritage Society, Lee's Sandwiches…

Sau 31 năm định cư nơi đất Mỹ, cộng đồng người gốc Việt đă trưởng thành về nhiều phương diện. Với hơn một triệu đồng hương nhưng những thành quả đạt được làm người bản xứ nể trọng. Dù nhân tài khắp nơi chưa thể kể ra hết nhưng nh́n những khuôn mặt thành công và xuất sắc của cộng đồng cũng làm ấm ḷng người c̣n lưu luyến ḍng máu Việt. Cố gắng của hội VANG thật đáng ca ngợi. Muốn t́m hiểu thêm về hội này xin vào www.vangUSA.com

 

Tưởng Niệm Bà Tùng Long Nhà Văn, Nhà Giáo Gương Mẫu

 

Gs Trần lam Giang nói về nhà văn Tùng Long: "một nội tướng gia đ́nh trọn vẹn đạo đức gia đ́nh căn bản, với ng̣i bút đóng góp hạnh phúc chung của xă hội".

 

Westminster (VB) . -Hai nhóm chữ "Gỡ rối tơ ḷng" và "tâm t́nh cởi mở" từng được nhà văn Tùng Long đặt tên cho mục giải đáp thắc mắc về t́nh yêu và hôn nhân trên nhiều tờ nhật báo Saigon hồi nửa thế kỷ trước thu hút hàng triệu độc giả dạo ấy, vừa được một số văn nghệ sĩ Quận Cam nhắc lại như một minh chứng cho nhân cách trung hậu của người nữ văn sĩ vừa qua đời này.

Họ qui tụ lối một trăm người tại Thư Viện Việt Nam (trên lầu khu chợ Người Việt đường Euclid) hồi trưa Thứ Bảy 6-5, làm lễ tưởng niệm, kể lại những chặng đường nhà văn quá cố từng kinh qua "với hai vai vừa nặng gánh nuôi chồng và 9 con nên người, vừa tham gia hoạt động giáo dục-xă hội, vừa dùng ng̣i bút viết hơn 60 tiểu thuyết và 50 chuyện ngắn xây dựng hạnh phúc gia đ́nh, góp ư giải quyết các va chạm trong t́nh yêu lứa đôi", theo như nhận xét hoặc các lời phát biểu của kư giả Trọng Minh, nhà báo Du Miên, nhà thơ Trần Lam Giang, nhà giáo lăo thành Phan Ngô, ông Đặng Khuê thay mặt các môn sinh cũ,..v.v.

Di ảnh nữ văn sĩ Tùng Long được đặt giữa hai câu thơ đối: Ḷng con đ̣i đoạn muôn thuở vạn kiếp khôn nguôi, Nghĩa mẹ minh mông bốn biển năm hồ khó sánh". Bên cạnh, một b́nh hoa lai ơn màu đỏ, cùng giỏ hoa lan đề tên Nam Hà và một b́nh hoa tu-líp trắng. Cách đo vài bước, nhà báo Du Miên và giáo sư Trần lam Giang đứng lên nói về tiểu sử của nhà văn nữ TÙNG LONG Lê thị Bạch Vân: "Nhà giáo Tùng Long sống với làng báo Saigon suốt 29 năm, không chỉ viết tiểu thuyết, mà c̣n viết chuyện cổ tích, chuyện ngắn, mẹo vặt, và phụ trách mục Gỡ Rối Tơ Ḷng. Lần đầu tiên, bà đă đưa mục cố vấn hôn nhân, hạnh phúc gia đ́nh vào làng báo Việt ngữ Saigon, dần dà trở thành thần tượng của độc giả và của những môn sinh từng được bà dạy học. Với những hoạt động giáo dục và văn học, xă hội, bà đă chứng tỏ là một bậc nữ lưu cao quí, một người viết văn viết báo lương thiện, tư cách, là tấm gương để chúng tôi noi theo. Cho đến ngày nay, bà Tùng Long vẫn là mẫu mực cho những người làm báo chúng tôi !"

Ông Đặng Khuê thay mặt cho lớp môn sinh cô giáo Bạch Vân sau khi thưa gửi đôi câu chân t́nh trước di ảnh cô giáo cũ, cho biết ông cùng cố nhạc sĩ Trầm tử Thiêng từng là học tṛ của nhà giáo nhà văn Tùng Long, luôn luôn nhớ h́nh ảnh trung hậu, dáng khoan thai của cô giáo. "Bà vợ nhà thơ Tú Xương được ca tụng đă nuôi nấng 5 con với một chồng, c̣n cô giáo tôi nuôi tới 9 con bằng nghề dạy học và viết văn viết báo". C̣n giáo sư Phan Ngô nói với giọng rưng rưng giọt lệ: "Cho tôi góp một giọt nước mắt tưởng nhớ bà chị, người đàn bà vừa lo đảm đang việc chồng con, vừa đóng góp nhiều cho xă hội. Nếu phụ nữ VN ai cũng được như nhà giáo Tùng Long th́ quí biết bao nhiêu!"

Hai người con của nhà văn Tùng Long có mặt trong buổi tưởng niệm: nhà thơ Nguyễn đức Trạch và nhà văn Nguyễn đức Lập. Ông Trạch với giọng nói như thể chực khóc, đă nhắc đến người mẹ Tùng Long , rồi ông ngâm vài bài thơ ru con mà ông c̣n thuộc làu. Đấy là những bài thơ của thân phụ ông (nhà thơ Hồng Tiêu) sáng tác, và được thân mẫu hát ru những người em của ông đến nay ông vẫn nhớ nằm ḷng.

Trong những người đến dự lễ tưởng niệm, có ông bà giáo sư tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, nhà văn Bùi Bảo Trúc, kư giả Trọng Minh. Tác giả bộ sách Vẻ Vang Dân Việt này từng làm chung tờ Saigon Mới với bà Tùng Long, đưa nhận xét: "Ở nơi bà Tùng Long, thể hiện một vai tṛ người phụ nữ VN tuyệt vời! Trong gia đ́nh, luôn luôn vui vẻ cung phụng chồng dẫu gặp t́nh huống khó khăn về sự đi lầm đường của chồng, nuôi nấng chu toàn đàn con 9 người. Về văn chương, bà viết truyện luôn luôn có hậu, kết luận bao giờ cũng hướng tới hạnh phúc, đoàn tụ gia đ́nh. Với mục Gỡ Rối Ḷng, bà đă xây dựng lại những mối t́nh trắc trở sống thực, có thực".

Theo các lời giới thiệu, nữ văn sĩ Tùng Long Lê thị Bạch Vân sinh năm 1915 tại Đà Nẵng và vừa qua đời cách đây hai tuần lễ. Bà từng dạy học môn Việt Văn và Pháp văn ở tỉnh Quảng Ngăi cho đến Saigon như các trường Les Lauries, Tân Thịnh, Đat Đức,...

Người nữ văn sĩ coi chuyện viết văn, giải đáp tâm t́nh chỉ là một việc làm phụ, kiếm thêm tiền nuôi gia đ́nh. Nhà báo Vương trùng Dương thuật lại lời bà Tùng Long nói với nhà báo Trần Quân hồi năm 1961: "Tôi sẽ ngừng viết văn khi các con tôi trưởng thành". Và vẫn theo lời kể, lúc người con gái út tốt nghiệp đại học hồi 1972, bà Tùng Long đă giữ lời hứa, ngưng viết hẳn.

Tuy ngừng viết từ 36 năm qua, nhưng với lễ tưởng niệm cùng những lời đánh giá được đưa ra, cho thấy trong gịng văn học hợp lưu từ nhiều nguồn suối sáng tạo của văn nhân Miền Nam VN thời chiến chinh, tác phẩm của bà là một ngọn thủy lưu mang phù sa phục vụ đại chúng mà phần lớn là giới nữ. Trong hơn 60 tiểu thuyết, đă có 16 cuốn được tái bản sau 1975 đến nay. (Nguyễn Hiền ghi)

 

Mời Cộng Đồng Đi Bộ Để Giúp Cô Dâu, Thợ Việt Bị Ngược Đăi

 

Cô Tammy Tran tại VB.

 

Westminster (VB).- Chiều 9-5, Tammy Trần, tức Trần Thị Thiện Tâm, sáng lập viên tổ chức ViệtACT đă đến Việt Báo gửi lời mời cộng đồng Việt cùng tham gia cuộc đi bộ gây quỹ giúp các cô dâu và thợ Việt bị ngược đăi. Theo Tammy Trần, cuộc đi bộ sẽ xuất phát tại báo Người Việt ở đường Moran lúc 8 giờ sáng Thứ Bảy 13-5, dài theo đường Bolsa. Một số trạm đặt ở các góc đường sẽ đón xin chữ kư của đoàn người đi bộ và vận động mọi người cùng mang biểu ngữ bằng giấy có nội dung 'Chúng tôi chống lại nạn buôn người.'

Tammy Trần hiện là thư kư của Giám sát Quận Cam Lou Correa. 26 tuổi, tốt nghiệp cử nhân khoa Bang Giao Quốc Tế Đại Học USC năm 2002, Tammy chú ư đến vấn đề vốn đang làm nhức nhối hàng triệu trái tim Việt Nam khắp thế giới khi cô viết bài nghiên cứu về tệ nạn buôn người. Cuối năm 2004, bộ phim điều tra phóng sự 'Children for Sale' của hăng truyền h́nh NBC viết về tệ nạn buôn trẻ gái Việt ở miền Tây đưa qua CamBốt bán dâm đă làm cô xúc động. Nhan nhăn đây đó các thông tin trên internet giới thiệu trắng trợn về hoạt động môi giới gạ bán các cô dâu Việt Nam sang các nước châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn…và việc đối xử tàn tệ với công nhân VN 'xuất khẩu lao động' tại các nước châu Á đă thôi thúc Tammy Trần. Cô cố dành thời gian ít ỏi sau giờ làm việc để gọi là 'làm một cái ǵ đó để giúp đỡ những người Việt đáng thương.'

Tháng 4-2004, cô sang Đài Loan gặp hàng chục cô gái Việt vừa là cô dâu, vừa là thợ 'lao động xuất khẩu' đang mang chấn thương về thể xác lẫn tinh thần. Tammy kể lại: 'Chị Thi ở An Giang ngủ cùng pḥng với tôi nhiều ngày không hề hé môi, mà chỉ khóc. Đến hôm cuối cùng, đột nhiên chị nói, nói suốt 2 tiếng đồng hồ, thuật lại đoạn đường nhục nhằn ở Đài Loan. Chị được tuyển qua đó để làm người giúp việc nhà, nhưng suốt 6-7 tháng trời không được trả lương mà c̣n bị ông chủ rờ mó, rồi hiếp dâm. Tiếng rên rỉ chừng như quá đau đớn của chị cộng với tiếng nức nở khóc than của chị khiến tôi không bao giờ quên được. Tôi c̣n chứng kiến cảnh một cô thợ với một bàn tay băng kín v́ bị máy dập nát, vẫn cố hí hoáy viết thư gửi cho người yêu ở quê nhà, giấu kín nỗi đau…'

Tammy c̣n được tham dự hội nghị LHQ Tháng 3/2004 về tệ nạn khách du lịch lạm dụng sex đối với trẻ em. Thông tin tràn ngập về cảnh đời nối tiếp những cảnh đời hoạn nạn của người Việt khắp thế giới khiến cô và một số bạn làm việc cho Tổng Hội Sinh Viên quyết định cùng Linh Mục Nguyễn Văn Hùng thành lập Tổ chức VietACT (Vietbnamese Alliance to Combat Traffiking) vào tháng 8/2004. Tammy Trần muốn thực hiện lời hứa với các cô gái cùng lứa tuổi đáng thương ở quê nhà mà cô gặp ở Đài Loan, rằng cô sẽ làm nhiều việc để giúp đỡ họ. Cô đă tiếp thêm một cánh tay cho cha Nguyễn Văn Hùng, người phụ trách giáo xứ Đài Bắc, thành lập hai 'mái ấm' để tiếp nhận các cô dâu Việt và thợ Việt bị ngược đăi đến nương náu để chờ sự giúp đỡ.

Đă hai lần vào tháng 11/2004 tại hai miền Nam - Bắc Cali, VietACT quyên góp được 30,000 đô, cộng với đêm gây quỹ của Hội Chuyên gia VN được 50,000 đô. Số tiền này được sử dụng vào việc duy tŕ hoạt động của hai 'mái ấm' và văn pḥng của cha Nguyễn Văn Hùng ở Đài Bắc…

Cuộc đi bộ sáng Thứ Bảy 13-5, theo Tammy Trần, nằm trong chuỗi sinh hoạt phối hợp với Liên hội Sinh Viên VN Bắc Mỹ nhằm tạo luồng dư luận rộng khắp trong cộng đồng Việt khắp nơi về tệ nạn buôn người mà nạn nhân không ai khác là dân Việt nghèo khổ trong nước. Mỗi người sẽ góp 20 đô cho quỹ VietACT giúp các cô dâu Việt và thợ Việt đáng thương. Tammy cũng cho biết đă có một số tổ chức góp vào quỹ, như Wells Fargo (2,500 đô), Lee Sandwiches (500 đô), Phở Ḥa (500 đô)…

Cô cho biết: 'VietACT đang vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và các cơ quan dân cử, Quốc Hội Hoa Kỳ thừa nhận VietACT là một tổ chức chính thức, có nhân viên làm việc toàn thời gian; liên lạc với các tổ chức phi chính phủ ở CamBốt và VN để t́m hiểu tệ nạn buôn người; thực hiện các biện pháp y tế, giáo dục, kể cả việc giúp đỡ các cô dâu và thợ Việt thoát khỏi tệ nạn buôn người quay trở về giải thích để người dân ḿnh tránh lỡ lầm nối tiếp…' Tammy Trần nói thêm: 'Cũng có lúc tôi thấy việc ḿnh tham gia là lớn lắm, không biết liệu ḿnh sẽ làm được ǵ. Nhưng tôi nhớ một câu nói bất hủ, 'tội ác sẽ chiến thắng nếu mọi người không hành động.' Cho nên tôi nghĩ ḿnh cần phải hành động để góp phần ngăn chặn tội ác, không nhiều th́ ít.'


Dân Biểu Lynn Daucher Hội Ư Luật Sư Lân Về Giáo Dục
Nguyên Phương

 

Từ trái: Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Dân Biểu Lynn Daucher.

 

Westminster (CA) -- Trong một nỗ lực nhằm t́m hiểu về nguyện vọng của Cộng Đồng Việt Nam, Dân Biểu Lynn Daucher đă đến thăm Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove tại văn pḥng làm việc của ông ta để hội ư về các vấn đề giáo dục quan trọng liên quan đến Cộng Đồng Việt Nam trong vùng vào chiều thứ hai, 8 tháng 5 vừa qua.

Trong buổi gặp mặt hơn một tiếng đồng hồ này, Luật Sư Lân đă tŕnh bầy được nhiều vấn đề giáo dục có ảnh hưởng quan trọng đến Cộng Đồng Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc giao thiệp giữa trường học và phụ huynh để giúp các phụ huynh hiểu rơ hơn về nhu cầu giáo dục của con em để có thể giúp đỡ các em học hành một cách có hiệu quả hơn.

Dân Biểu Lynn Daucher tỏ ra rất am tường về những khó khăn mà các phụ huynh gốc thiểu số thường hay gặp phải v́ chính bà đă từng là Uỷ Viên Hội Đồng Giáo Dục nhiều năm tại Brea Olinda Unified School District trước khi được đắc cử vào Hội Đồng Thành Phố Brea và sau đó là Hạ Viện Tiểu Bang California. Trong gần 6 năm phục vụ tại Hạ Viện, Dân Biểu Daucher nỗi tiếng là một nhà lập pháp luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục.

Nhân cơ hội này, Luật Sư Lân cũng góp ư với Dân Biểu Daucher rằng trong kỳ tranh cử vào chức vụ Thượng Nghị Sĩ sắp tới, bà nên lưu tâm nhiều đến các chính sách giáo dục có ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng gốc thiểu số, đặc biệt là cộng đồng Á Châu, v́ phụ huynh từ các cộng đồng này vẫn c̣n gặp nhiều khó khăn trong việc quan hệ thường xuyên với nhà trường hay t́m hiểu về chính sách giáo dục đối với con em ḿnh.

Dân Biểu Daucher đă đưa ra một số đề nghị nhằm cải thiện quan hệ giữa phụ huynh và học đường và hứa nghiên cứu kỹ hơn các phương thức mới để giúp gia tăng mối quan hệ thường xuyên giữa phụ huynh và học đường.