Văn Học, Văn Chương và Nhân Quyền Việt Nam

 tại Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève Thụy Sĩ

 

Hội Chợ Quốc Tế Sách Báo Genève 27.4.2006 -1.5.2006

 

          Đầu mùa Xuân, hàng trăm ngàn người đă đến viếng Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève. Năm nay có sự tham dự của gần 700 cơ sở xuất bản sách báo, cơ quan văn hóa, đại học, thư viện lớn, hội nhà văn, nhà báo, tổ chức Liên Hiệp Quốc, Nhân quyền ở Thụy Sĩ và thế giới. Sau Thụy Sĩ, đông nhứt là Pháp. Kế đến là Gia Nă Đại (Québec, Montréal hơn 50 pḥng triển lăm), Bỉ, Ư, Đức, Tây Ban Nha, Do Thái, Arménie, Albanie, Monaco, Ba Tư, Phi châu, Nhựt, Trung Cộng, Tây Tạng Tự Do, v.v. Thượng khách của Hội Chợ là Algérie, với sự có mặt của hơn ba mươi nhà văn, nhà thơ, nhà trí thức tên tuổi. Tiêu biểu như hai nữ văn sĩ Ahlam Mosteghanemi và Malika Mokeddem, nhà văn Yasmina Khadra và văn thi sĩ kiêm kịch tác gia Rachid Boudjedra. Hai thế hệ nhà văn ‘’tiền và hậu chiến’’ Algérie đă gặp gỡ đông đảo bạn đọc trong những buổi mạn đàm về thi ca, văn học, tác phẩm. Hội Chợ c̣n là nơi các nhà cầm bút Thụy Sĩ và quốc tế tiếp xúc với giới mộ điệu làng văn. Sách được trao tận tay người mua với chữ kư và lời đề tặng của tác giả. Đồng thời, các cơ sở xuất bản làm quen với khách hàng mới trong thị trường chữ nghĩa.

          Về phía những tổ chức Nhân quyền, có Ân Xá Quốc Tế, Phóng Viên Không Biên Giới, bên cạnh Văn Bút Quốc Tế mà Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre P.E.N. Suisse Romand) là thành viên đại diện. Chương tŕnh hàng ngày của Hội Chợ thông báo những buổi thảo luận sôi nổi và lư thú về Văn hóa, Văn chương, Báo chí, Truyền thông…Riêng Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có tổ chức một buổi đọc thơ và truyện ngắn của các văn thi hữu Văn Bút Thụy Sĩ Ư thoại và Réto-romanche, với sự đóng góp của các văn thi hữu Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Hội Nhà Văn Genève và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, Pḥng triển lăm Tranh của Chagall thu hút rất đông người thưởng ngoạn nghệ thuật.

 

Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại - Văn Học, Văn Chương và Nhân Quyền Việt Nam

 

          Trong Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có một pḥng triển lăm tại số 6 đường Goethe. Dưới mái nhà ‘’Văn Bút Quốc Tế", trên những từng ngăn tủ, chen chúc sáng tác phẩm của hội viên Văn Bút Thụy Sĩ và nhiều tác giả Việt Nam. Văn học, văn chương và báo chí Việt Nam được trang trọng giới thiệu qua hơn 70 tác phẩm. Bên cạnh c̣n một số sách báo, tạp chí ngoại ngữ có đăng sáng tác của nhà thơ Việt Nam lưu vong và tài liệu Nhân quyền Việt Nam. Có vài quyển sách hiếm quư sống sót sau nhiều cơn địa chấn lịch sử. Như Kim Vân Kiều của Nguyễn Du được nhà xuất bản Alexandre-de-Rhodes dịch ra tiếng Pháp và in tại Hà Nội năm 1944. Mấy Vần Thơ Dịch (Pháp/Việt) của Tường Vân Phan Văn Chí được nhà xuất bản Đắc-Lộ Thư-Xă in tại Hà Nội năm 1945.

          Trong những người có tác phẩm trưng bày, một số tài danh đă khuất bóng từ lâu hoặc vào những năm tháng sau này. Có những cái chết vô cùng bi thảm. Cộng sản, tàn bạo và phi nhân nghĩa, đă ám sát Phạm Quỳnh, thủ tiêu Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Vũ Anh Khanh... Không ám sát thủ tiêu được th́ đày đọa cho đến chết như Hồ Hữu Tường, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Nguyễn Kiên Trung Nguyễn Mạnh Côn và Dương Hùng Cường. Trường hợp Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, không c̣n sống được bao lâu sau khi Cộng sản thả ra khỏi trại tập trung. Có những người gắn bó với quê hương, thiết tha với lư tưởng tự do dân chủ chẳng may sớm ngă gục trên đất tạm dung. Như nhà thơ Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, nhà báo trí thức lăo thành Trần Văn Ân. Như Lê Quang Trung, giáo sư Văn Khoa Sài G̣n (trong Lưu Đày và Dấn Thân - Đường Mới), nhà văn nhân bản và nhạc sĩ Mạnh Bích. C̣n nữa, xin chỉ kể thêm nữ thi sĩ Lê Kiều Phương, các nhà thơ Huy Giang, Mai Trung Tĩnh, Thanh Tâm Tuyền và nhà văn Nguyễn Sỹ Tế. Những ngôi sao tinh minh đó đă biến lặn về một ṿm trời xa thẳm nào nhưng vẫn c̣n vọng lại đây những tiếng ḷng của họ.

          Có những nhà thơ nhà văn từ biệt quê hương, ra đi để làm chứng cho lịch sử, làm chứng cho ngày mai. Như Nguyễn Chí Thiện với Hoa Địa Ngục và Hỏa Ḷ. Như Nguyễn Chí Thiệp với Trại Kiên Giam, Trần Nhu với Địa Ngục Śnh Lầy, Nguyễn Vạn Hùng với Vùng Đất Ngục Tù. Như Cao Thế Dung với Cơn Hồng Thủy Biển Đông. Như các nhà thơ Hoài Việt Nguyễn Văn Hướng, Tùy Anh, Nguyễn Song Anh, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Bá Dĩnh & Thủy Trang, Tô Thùy Yên và Vương Đức Lệ, các nhà văn Doăn Quốc Sỹ, Tô Vũ và Vơ Đức Trung. Như các nữ sĩ Trương Anh Thụy, Trần Thị Nhật Hưng, Trần Thị Diệu Tâm, Vân Hải và Trúc Giang, v.v. Gần 200 nhà thơ hội tụ trong Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại 1975-2000 và Ba Mươi Năm C̣n Đó Niềm Đau Thi Ca Lưu Vong 1975-2005. Không quên những người cầm bút, trí thức, tu sĩ ở trong nước, bị trấn áp, giam giữ, v́ họ biết đau buồn và hổ thẹn, biết xót thương và dấn thân. Như Bùi Ngọc Tấn, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Văn Lư... C̣n nhiều tác giả khác nữa ở hải ngoại và trên quê hương bất hạnh, rất tiếc v́ hoàn cảnh và giới hạn của pḥng triển lăm, chưa có tác phẩm trưng bày.

          Nhân dịp này, Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại có đưa ra ba Kháng Nghị thư đ̣i nhà cầm quyền Hà Nội và Bắc Kinh trả tự do vô điều kiện cho ba tù nhân dân chủ đối kháng. Ba người này là nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, hội viên danh dự Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hội viên danh dự Văn Bút Pháp, Gia Nă Đại và Sydney, và nhà văn Trung Hoa He Depu. Tất cả ba Kháng Nghị Thư đă nhận được rất nhiều chữ kư của các văn hữu, bạn văn, bạn đọc đến thăm pḥng triển lăm. Nơi đây, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt và nhà báo Lê Nhân Quyền thường trực làm việc với các văn hữu Thụy Sĩ. Tiếp đón, giới thiệu, tŕnh bày về tổ chức Văn Bút Quốc Tế, Hiến chương, cuộc vận động toàn cầu để bênh vực quyền tự do phát biểu và các nhà văn, nhà báo bị đàn áp, tù đày. Tuyển tập Thơ Văn nổi tiếng  Écrivains en Prison do Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại ấn hành và một số sách của các tác giả Thụy Sĩ gởi tặng đă được bán tại chỗ để lấy tiền góp vào Quỹ Văn Bút giúp đỡ tù nhân.

          Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại cũng cho phân phát Bản Tin đặc biệt đă phổ biến vào Ngày Phụ Nữ thế giới vừa qua. Hai tựa lớn đọc thấy ngay trên trang đầu. ‘’Việt Nam – 2 nữ  sĩ từ chối câm nín’’: Dương Thu Hương và Phạm Thị Hoài. ‘’Những bà mẹ và những người vợ đợi chờ trong sự lo sợ và cô đơn’’: bà Vũ Thúy Hà, phu nhân bác sĩ Phạm Hồng Sơn, mẹ hai cháu trai Phạm Vũ Anh Quân (9 tuổi) và Phạm Vũ Duy Tân (7 tuổi) và bà Bùi Thị Kim Ngân, phu nhân nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, mẹ hai cháu gái Nguyễn Vũ Thanh Hà (8 tuổi) và Nguyễn Vũ Thuần Linh (5 tuổi). Hai trang đầu Bản Tin dành cho bài viết về bốn người phụ nữ Việt Nam nói trên, và hai tù nhân Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ B́nh, mặc dù đau yếu nhiều vẫn giữ vững lập trường và niềm tin. Tiếp theo là tiểu sử của ông Nguyễn Khắc Toàn, nhà tranh đấu Nhân Quyền. Tin trong nước cho thấy rằng sự phóng thích ông mới đây không có nghĩa là ông hoàn toàn được trả lại tự do. Ông c̣n bị kềm kẹp khắc nghiệt với 3 năm quản chế. Bản dịch Pháp ngữ của bức thư ông viết từ trại tù gởi thân mẫu ông được đăng trong Bản Tin để cho người đọc, gồm cả giới truyền thông báo chí, chính phủ và các dân biểu Quốc hội Thụy Sĩ hiểu rơ hơn t́nh trạng vi phạm Nhân Quyền ở Việt Nam.

          Như đă tường thuật, Algérie là thượng khách Hội Chợ Quốc Tế Sách Báo Genève. Được biết thêm Algérie là Trung tâm Văn Bút mở đầu bản danh sách 28 Trung tâm Văn Bút đă sớm lên tiếng tán trợ bản Dự thảo Quyết Nghị mới nhứt về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại biên soạn và đề nghị. Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù sẽ đưa bản Dự thảo ra biểu quyết tại Đại Hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế sắp họp ở Bá Linh, Đức quốc cuối tháng năm này. Hai mươi tám Trung tâm Văn Bút tán trợ gồm có Algérie, Anh, Arménie, Ba Lan, Bỉ Pháp thoại, Bồ Đào Nha, Catalan, Gia Nă Đại, Hoa Kỳ, Ḥa Lan, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Macédoine, Mễ Tây Cơ, Pháp, Québec, San Miguel de Allende, Slovaquie, Slovénie, Sydney, Tân Tây Lan, Thái Lan, Thụy Sĩ Đức thoại, Thụy Sĩ Ư thoại và Réto-romanche, Triều Tiên, Trung Hoa Độc Lập, Ư Đại Lợi và Zambie. Trước con số Trung tâm Văn Bút ủng hộ đông chưa từng thấy, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt nghĩ rằng bản Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam mới này cũng sẽ được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh thông qua sau khi thảo luận.

 

Genève ngày 10 tháng 5 năm 2006

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

 

Danh mục Tác giả và Tác phẩm tại pḥng triển lăm

Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại trong Hội Chợ Quốc tế Sách Báo Genève 2006

 

Nguyễn Du+: * Kim Vân Kiều - Nouvelle traduction française par M.R. (Alexandre-de-Rhodes Hanoi 1944);

__________________________________________________________________________________

Tường Vân Phan Văn Chí+: * Mấy Vần Thơ Dịch (Pháp/Việt) (Đắc-lộ Thư-xă Hà Nội 1945);

___________________________________________________________________________________

Phạm Quỳnh+: * Le Viet-Nam - A la Croisée des Civilisations; Le Viet-Nam - Problèmes Culturels et Politiques (Ư Việt 1985); Monde et Cultures (Nhiều tác giả): * Hommage à Phạm Quỳnh+ et à Nguyễn Tiến Lăng+ (Académie des Sciences d’Outre-mer Paris 1985); Ủy ban Phục hồi Danh dự Phạm Quỳnh (Nhiều tác giả): * Giải Oan lập một Đàn Tràng (Tâm Nguyện 2001);

_______________________________________________________________________________

Nguyễn Tiến Lăng+: *Tiếng Ngày Xanh (Rừng Trúc 1979); * La Colline des Abricotiers (Rừng Trúc 1979); Les Chemins de la Révolte (Ư Việt 1989);

Nhất Linh+ (Nhiều tác giả):  * Nhất Linh Người Nghệ Sĩ Người Chiến Sĩ (Thế Kỷ 2004);

___________________________________________________________________________________

Phạm Duy Khiêm+: * Légendes des Terres Sereines (Mercure de France 1951);

___________________________________________________________________________________

Hoàng Văn Chí+ : Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm 1956/Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc (Cơ sở xuất bản Sudasie Paris 1983);

Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy+: * Hồn Việt (Thanh Phương Thư Quán);

___________________________________________________________________________________

Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân+: * Bức Thư Riêng mà Chung (Phong trào Thống nhất Dân Tộc và Xây dựng Dân Chủ 2000);

___________________________________________________________________________________

Văn Lang Trần Văn Ân+: * Những Bài Thơ  Dịch (Hán-Pháp/Việt);

___________________________________________________________________________________

E.P. Lê Kiều Phương+: * Tâm Quê  (Làng Văn 1999);

Mai Trung Tĩnh+: * Thơ Mai Trung Tĩnh  (Tiếng Quê Hương 2001);

__________________________________________________________________________________

Thanh Tâm Tuyền+: * Tên Người Yêu Dấu - Cuối Đường . Tạp chí Sáng Tạo (nhiều tác giả) số đặc biệt Hà Nội và Kỷ niệm đệ nhị chu niên (Sáng Tạo Sài G̣n 10.1958);

___________________________________________________________________________________

Nguyễn Sỹ Tế + : * Mái Đầu Những Hà Nội . Tạp Chí Sáng Tạo  (nhiều tác giả) số đặc biệt Hà Nội và Kỷ niệm đệ nhị chu niên (Sáng Tạo Sài G̣n 10.1958);

__________________________________________________________________________________

Huy Giang+: * Những Nụ Hoa Bần (Viên Giác 1994);

__________________________________________________________________________________

Mạnh Bích+: * Gịng Sông Trầm Lặng (Bạn Văn 1997) * Le Viet-Nam Crucifié 1945-1975 (L'Harmattan 2000); * Tam Giáo và Việt Tính (Bạn Văn 2001) * Lá Rụng (Bạn Văn 2003) * Gió Cuốn Mây Bay (Bạn Văn 2005).

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Nguyễn Chí Thiện: * Fleurs de l'Enfer (Bản dịch Nguyễn Ngọc Quỳ & Dominique Delaunay) (Institut de l'Asie du Sud-Est 2000); * Hạt Máu Thơ - Blood Seeds Become Poetry * Hoa Địa Ngục - The Flowers of Hell (Bản dịch Nguyễn Ngọc Bích) (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 1996); *Hỏa Ḷ (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 2001);

 

Nguyễn Chí Thiệp: * Trại Kiên Giam (Sông Thu 1992);

 

Trần Nhu: * Địa Ngục Śnh Lầy (Tác giả xuất bản Hoa Kỳ 1990);

 

Nguyễn Vạn Hùng: * Vùng Đất Ngục Tù (Thời Luận 1988);

 

Cao Thế Dung: * Cơn Hồng Thủy Biển Đông (Đan Tâm 1990);

 

Hoài Việt: * Quê Người (Việt B́nh 1987) * Chút T́nh cho Huế (Bạn Văn 2000) * Amour et Liberté (La Pensée Universelle 1995);

Hoài Việt và Nguyên Hoàng Bảo Việt: * Ḥa B́nh và Tự Do – Peace & Freedom – Paix & Liberté (thơ Việt Anh Pháp phổ biến vào dịp Hội Nghị Văn Bút Quốc Tế Luân Đốn 11.2001);

 

Tùy Anh: * Ngoài Xa Dấu Chân Mây (Viên Giác 1994) * Trầm Ngăi Thiết Tha (Viên Giác 1997) * Khúc Hát Tiêu Dao (Viên Giác 2000);

 

Nguyễn Song Anh: * Ngọn Gió Đong Đưa, thơ song ngữ Việt Đức (Viên Giác 2003);* Kỷ Niệm (Mùa Lá Rơi 2004);

 

Nguyễn Văn Cường: * Thương Quê (Viên Giác 2000) * Dấu Buồn Thơ Trổ Bông (Làng Văn 2000);

 

Nguyễn Bá Dĩnh & Thủy Trang: * Ḍng Thơ Lưu Lạc (Làng Văn 1992);

 

Tô Thùy Yên: * Thơ tuyển (Tác giả xuất bản Hoa Kỳ 1995);

 

Vương Đức Lệ: * Thơ Vương Đức Lệ (Tiếng Quê Hương 2000);

 

Nguyên Hoàng Bảo Việt: * Hy Vọng (Ban Mai 1960); * Những Ḍng Nước Trong (Văn Nghệ 1962); * Quê Hương Như Một Thánh Tích (Văn 1969);

 

Doăn Quốc Sỹ: * Tiền Kiếp . Tạp Chí Sáng Tạo (nhiều tác giả) số đặc biệt Hà Nội và Kỷ niệm đệ nhị chu niên (Sáng Tạo Sài G̣n 10.1958);

 

Vương Tân Hồ Nam: * Về Cái Chết của Một Người Bạn – Tâm Sự . Tạp Chí Sáng Tạo (nhiều tác giả) số đặc biệt Hà Nội và Kỷ niệm đệ nhị chu niên (Sáng Tạo Sài G̣n 10.1958);

 

Tô Vũ: * Dược Sĩ Hạnh (Paris 2003);

 

Bạn Văn (Tuyển tập thơ văn Việt Pháp Anh Đức, nhiều tác giả): * DUO Tập 1/2002, 2/2003, 3/2005 (Bạn Văn, Amicale des Écrivains Vietnamiens à l'Étranger. Paris);

 

Từ Nguyên (Tuyển tập thơ văn nhiều tác giả): * Tin Văn Xuân Quư Mùi 2003/ Giáp Thân 2004/Ất Dậu 2005/Bính Tuất 2006) (Trung tâm Âu châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại);*

 

 Vơ Đức Trung (Tuyển tập thơ, nhiều tác giả): * Ba Mươi Năm Niềm Đau C̣n Đó . Thi Ca Lưu Vong 1975 -2005 (Văn Hóa Pháp Việt . France Vietnam Culture 2006);* Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại 1975-2000 (Tập 1/2002 - Tập 2/ 2003 - Tập 3/ 2004 - Tập 4 và Tập 5/2005):  (Văn Hóa Pháp Việt . France Vietnam Culture);

 

Đỗ-Lâm Chi Lan: * La Mère et l'Enfant dans le Viet-Nam d'autrefois (L'Harmattan 1998);

 

Trương Anh Thụy: * Trường Ca Lời Mẹ Ru - A Mother's Lullaby (Bản dịch Nguyễn Ngọc Bích) (Cành Nam 1989) * Ánh Mắt (Cành Nam 1998) * Chuyển Mùa (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ  2004);

 

Trần Thị Nhật Hưng: * Giấc Mơ Xưa (Tác giả xuất bản Thụy Sĩ 1993);

 

Trần Thị Diệu Tâm: * Phiá Bên Kia Mặt Trăng (Văn Mới 2001);

 

Vân Hải : * Trái Tim của Nguyễn (Paris 2004);

 

Trúc Giang: * T́nh Yêu Nuôi Tôi Lớn (Bạn Văn 1991);

 

Đường Mới (Nhiều tác giả): * Lưu Đày và Dấn Thân - Loin du Viet-Nam, (La Voie Nouvelle 1986);

 

Việt Trần: * Viet-Nam: j'ai choisi l'exil (Seuil 1979);

 

Nguyễn Ngọc Bích: * Hồ Xuân Hương Tác phẩm (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 2000);

 

Nguyễn Văn Lư: * Nguyệt Biều An Truyền Lưu tập (Ngô Thị Hiền - Ủy ban Tự do Tôn Giáo cho Việt Nam – CRFV 2001);

 

Bùi Ngọc Tấn: * Chuyện Kể Năm 2000 tập 1 và 2  (Câu Lạc Bộ Tuổi Xanh);

 

Hà Sĩ Phu: * Tuyển Tập Hà Sĩ Phu (Nhân Quyền 2000);

 

Nguyễn Thanh Giang: * Suy Tư và Ước Vọng (Quê Hương 2001);

 

Hội Chuyên Gia Việt Nam/Phân Hội Bỉ: * Là Người Việt Nam 1975 - 2005 (VPS Belgium 2005);

 

Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do (Nhiều tác giả): * Vàng Máu và Nước Mắt (Hội QTYSVNTD 2000);

 

Việt Báo Xuân: * Tết Quư Mùi (2003);

 

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ: * Revue Nhân Quyền - Droits de l’homme  2000/2001/2002/2003/2004/2005 (Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse);

 

Trần Cao Lĩnh: * Việt Nam Quê hương muôn thuở . Mon Pays de toujours . My Country forever (Aide à l'Enfance du Vietnam et Trần Cao Lĩnh 1988);

 

Rick Graetz: * Tưởng Nhớ Miền Nam Việt Nam - Remembering South Viet Nam (American Geographic Publishing 1989);

 

Ân Xá Quốc tế: * Viet-Nam - Rapport de mission , Commentaires - Réponses,* Viet-Nam - Les Droits de l'Homme dans les Années 80 (Editions francophones d'Amnesty International);

 

Đài Quốc tế Quan Sát Nhà Tù: * Rapport sur les  Conditions de détention des personnes incarcérées (Observatoire International des Prisons);

 

Đài Quan Sát để bảo vệ những người tranh đấu cho Nhân Quyền: * L’obstination de témoignage – Rapport Annuel 2006 (Observatoire pour la protection des défenseurs des droits de l’homme FIDH/OMCT 2006);

 

Phóng Viên Không Biên Giới: * Doàn Viêt Hoat - Viet Nam, * La Liberté de la Presse dans le monde - Rapport 2005  (Reporters Sans Frontières);

 

Văn Bút Quốc tế (Nhiều tác giả): * This Prison Where I Live (Siobhan Dowd - Cassell - P.E.N. International London UK);

 

Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Nhiều tác giả): * Écrivains en Prison (Labor et Fides - Centre P.E.N. Suisse Romand, Genève Suisse );

 

P.E.N. Anthologie (Nhiều tác giả thuộc ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Pháp thoại và Ư thoại): * Tuyển tập Thơ Văn (Deutschschweizerisches P.E.N. Zentrum/P.E.N. Centre suisse-romand/ Centro P.E.N. della svizzera italiana e retoromancia, Zürich, 1998);

 

Văn Bút Népal (Nhiều tác giả VBQT): * PEN and INK Tuyển tập Thơ Văn Hội Nghị Quốc Tế Kỳ 3 của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù họp tại Katmandou) (Nepalese P.E.N. Centre 4.2000);

 

Văn Bút Nga (Nhiều tác giả VBQT): * Tuyển tập Thi Ca Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế họp tại Mạc Tư Khoa, ấn bản Nga ngữ (Russian P.E.N. Centre 5.2000);

 

Mitoh-Sha . Japanese International Poets’Association (Nhiều tác giả): * Land and Sea Winds. Tạp chí Thi Ca Quốc Tế, song ngữ Anh Nhựt (Kyoto Nhựt Bản 2000-2003);

 

Literatura – Literarni Noviny: * Tạp chí Văn chương Tiệp (Prague 2003);

 

Si Scrive (Nhiều tác giả VBQT): * Tạp chí Văn chương (cộng tác biên soạn và ấn hành: Văn Bút Quốc Tế, các Trung tâm Văn Bút Catalan, Colombie, Ư, Nga và Thụy Sĩ . (Provincia di Cremona Italie 2001).