Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Bá Linh (Berlin) Đức quốc
và Quyết Nghị về Việt Nam *

Viết trong một Thế giới không có Ḥa b́nh
 

Đó là chủ đề của Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế thứ 72 vừa diễn ra tại Bá Linh từ ngày 22 đến 28 tháng 5 năm 2006. Thủ đô nước Đức thống nhứt tiếp đón hơn 450 nhà văn thuộc 100 Trung tâm Văn Bút trú sở tại 90 nước (Văn Bút Quốc Tế: khoảng 18 ngàn hội viên, 144 Trung tâm, 101 nước). Ngoài ra c̣n 50 tân khách, cùng với hàng trăm giáo sư, sinh viên, nhà báo, phóng viên các đài vô tuyến và truyền h́nh địa phương và ngoại quốc. Đây là lần thứ ba mà một Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế được tổ chức tại nước Đức. Lần thứ nhứt vào năm 1926 cũng tại Bá Linh và lần thứ hai, năm 1986 tại Hambourg, ba năm trước khi bức tường ô nhục, chế độ cộng sản Đông Đức, khối Liên sô và chư hầu Đông Âu sụp đổ. Đại Hội là dịp để các nhân vật chính trị cao cấp Đức gặp gỡ các nhà cầm bút đến từ khắp năm châu. Bảo trợ Đại Hội, Tổng thống Horst Kohler đọc diễn văn khai mạc tại Khách sạn Hilton, giữa trung tâm lịch sử của thành phố Bá Linh. Ông c̣n đến dự khán Đêm Văn nghệ Phi châu tại Kịch Hí viện nổi tiếng Berlin Ensemble (1892). Đêm đó có sự hiện diện của bốn nhà văn khôi nguyên Nobel Văn chương Nadine Gordimer (1991), Toni Morrison (1993), Gunter Grass (1999), John Maxwell Coetzee (2003) và nhiều tác giả quốc tế khác như Magriet de Moor (Ḥa Lan), Peter Nadas (Hung Gia Lợi), A.L. Kennedy (Tô Cách Lan), Peter Olov Enquist (Thụy Điển), v.v. Chào mừng Đại Hội, ông Đô trưởng Klaus Wowereit mở cuộc tiếp tân tại ṭa đô chính Bá Linh. Dù mới về sau hai ngày công du tại Trung Cộng, bà Angela Merkel, cầm đầu chính phủ cũng dành nhiều th́ giờ để giáp mặt nói chuyện với các nhà văn trong cuộc tiếp tân tại dinh Thủ tướng. Đi với Tổng thống và Thủ tướng, có ông Bernd Newmann, Bộ trưởng Văn Hóa và Truyền Thông.

Trong phái đoàn Văn Bút Đức có nhà văn Bùi Hạnh Nghi và phu nhân, nhà văn Tường Lam Marie Thérèse Bùi Công Tằng, cả hai ông bà chuyên trách về Dịch Thuật và Ngôn Ngữ. Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại có nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có hai đại biểu là ông Phạm Quang Tŕnh và ông Vũ Quang Trân. Các nhà văn tị nạn cộng sản đă gặp nhau trước khi tham gia nhiều phiên họp công tác của các Ủy Ban chuyên biệt, gồm có Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù, Ủy Ban Nhà Văn v́ Ḥa B́nh, Ủy Ban Nhà Văn Nữ, Ủy Ban Phiên Dịch và Quyền Ngôn Ngữ, Mạng Lưới Nhà Văn Lưu Vong. Ngoài ra, c̣n nhiều buổi hội thảo quan trọng của các ‘’Nhóm Phát triển’’, không thể bỏ qua. Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt đi họp với Nhóm Trung Á và Á Châu-Thái B́nh Dương.

 Bên cạnh những phiên họp vừa kể, các văn hữu tùy sở thích và lịch tŕnh làm việc cũng có thể tham gia nhiều buổi sinh hoạt rất phong phú về văn học và văn chương. Vài thí dụ như ‘’Văn chương thế giới. Một Đêm dài (với các nhà văn, nhà thơ…)’’ tổ chức từ 20 giờ chiều ngày 23 tháng 5 đến gần 1 giờ sáng ngày 24 tháng 5 tại Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật (Academie der Kunste), ‘’Buổi chiều của các nhà thơ’’ hay Buổi đàm luận ‘’Viết trong một Thế giới không có Ḥa b́nh’’.

 Do đề nghị của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, ba hội viên quá cố gần đây, nhà văn và nhạc sĩ Mạnh Bích, nhà văn Phạm Phước Đăi và nhà báo Hồ Văn Đồng đă được xướng danh với hai mươi cố văn hữu ngoại quốc trong phần nghi thức tưởng niệm mở đầu phiên họp khoáng đại thứ nhứt của Hội đồng Đại biểu sáng ngày 24 tháng 5 năm 2006.

Dưới sự chủ tọa của nhà văn Tiệp Jiri Grusa, Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế và ông Johano Strasser, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức, một cuộc họp báo đă được tổ chức ngày đầu tiên của Đại Hội. Giới truyền thông báo chí Đức nhận định chung rằng chủ đề ‘’Viết trong một Thế giới không có Ḥa b́nh’’ của Đại Hội Bá Linh là sự tái xác nhận vai tṛ trọng yếu của văn chương, đồng thời là một tín hiệu toàn cầu chống lại sự áp chế các nhà văn tại bất cứ nước nào. Lư tưởng theo đuổi bao hàm sự yêu mến văn chương và quư trọng tác giả, vượt ra ngoài mọi biên cương kềm tỏa. Dấn thân, cam kết tranh đấu để bảo vệ quyền Tự do phát biểu, diễn đạt tư tưởng, sáng tạo và thông tin. Xây dựng cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa khác biệt, nhứt là ở những vùng có tranh chấp và bạo động. Ông Jiri Grusa lưu ư công luận về mối hiểm nguy đang đe dọa hơn 900 tác giả. Ông nhắc đến 200 người bị án tù nặng nề, 37 người kể cả nhà báo bị sát hại trong năm qua. Riêng tại vùng Á Châu-Thái B́nh Dương, bản phúc tŕnh của Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù nêu đích danh Trung Cộng, Việt Cộng và Miến Điện. Ba chế độ tội phạm này là mối quan ngại thường trực và hàng đầu của Văn Bút Quốc Tế. Tại Việt Nam, ngoài số nhà văn bị nhốt tù hoặc quản chế từ nhiều năm qua, c̣n rất đông người cầm bút khác, bất đồng chính kiến hoặc dân chủ đối kháng sử dụng Internet bị áp bức. Điều kiện giam giữ, cách đối xử đối với tù nhân lương tâm thật tồi tệ, vô nhân đạo.

Trong cuộc tiếp tân ngày 25 tháng 5, ông Bùi Hạnh Nghi thỉnh cầu bà Angela Merkel bàn về Nhân Quyền với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội, như bà vừa làm ở Bắc Kinh. Được biết trong chuyến công du ngắn tại Hoa Lục cộng sản (22-23 tháng 5), Thủ tướng Đức có tuyên bố: ‘’Chúng ta phải có can đảm chỉ trích những khiếm khuyết về Nhân Quyền ở Trung Hoa’’. Bà nói tiếp: ‘’Chúng tôi đă công khai đề cập đến vấn đề ấy. Hơn nữa, chúng tôi đă nhấn mạnh rằng những Quyền Căn Bản của con Người là bất khả phân’’. Cụ thể hơn, bà đă tiếp xúc với tu sĩ Trung Hoa Aloysius Jin từng trải qua 27 năm ‘’cải tạo’’ trong các trại lao công cưỡng bách. Bà cũng gặp một số nhà tranh đấu cho Nhân Quyền của những thành phần khốn cùng, bị bốc lột, bạc đăi trong xă hội cộng sản. Nhân dịp này, ông Nguyên Hoàng Bảo Việt ngỏ lời cám ơn mối quan tâm và sự ủng hộ của bà Thủ tướng đối với các nhà văn bị đàn áp ở Việt Nam và mọi nơi khác trên thế giới.

Cuộc họp báo dự trù khi bế mạc Đại Hội bị băi bỏ v́ không c̣n đủ th́ giờ sau phiên họp chót của Hội đồng Đại biểu. Trong thông cáo phổ biến ngày 27 tháng 5, Văn Bút Quốc Tế gợi nhớ lại Đại Hội Bá Linh 1926. Những cuộc thảo luận giữa các đại biểu đến từ 15 nước sau Đệ nhứt Thế chiến đă giúp thiết trí nền tảng cho Hiến chương Văn Bút Quốc Tế được h́nh thành trong năm kế tiếp. Bà Joanne Leedom-Ackerman, Tổng Thư Kư Văn Bút Quốc Tế cũng đề cao tính cách ‘’lịch sử’’ của Đại Hội Bá Linh 2006 v́ lẽ, theo sự thẩm định của bà, Đại Hội thứ 72 này đă khơi lên và soi rọi vào sự áp chế giới cầm bút tại nhiều nước, đứng đầu là Trung Cộng, Cuba, Việt Nam, Tunisie, Ba Tư, Maldives, v.v.

Tại Bá Linh, Văn Bút Quốc Tế xác nhận vào tháng 7 năm 2007, Trung tâm Dakar, nước Sénégal sẽ tổ chức Đại Hội Thế Giới thứ 73. Đến năm 2008, Đại Hội thứ 74 sẽ diễn ra tại Mễ Tây Cơ. Cuối năm 2006, một Hội Nghị Văn Bút Quốc Tế cấp Miền Đông Nam Á sẽ được triệu tập tại Hương Cảng (Hong Kong) theo đề xướng của các Trung tâm Văn Bút Hong Kong Hoa Thoại, Hong Kong Anh Thoại, Trung Hoa Độc Lập và Úc Châu. Hội Nghị nhắm nhiều mục tiêu, gồm có sự cải thiện hợp tác và tương thông giữa các Trung tâm; t́m phương thức đối phó với sự đe dọa quyền tự do phát biểu; hỗ trợ sáng tác văn chương; hội luận về vai tṛ nhà văn trong xă hội và xác định những điểm ưu tiên cho kế hoạch Miền của Văn Bút Quốc Tế năm 2009. Sẽ được mời tham dự: các Trung tâm Văn Bút Ḥa Lan, Anh, Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Thụy Điễn, Thụy Sĩ Pháp Thoại, Tây Tạng Hải Ngoại, Việt Nam Hải Ngoại, Trung Hoa Hải Ngoại, Đài Loan, Nhựt và một số Trung tâm khác ở Đông Nam Á. Ban tổ chức thăm ḍ ư kiến các Trung tâm Văn Bút Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu nhưng Văn Bút Bắc Kinh đă từ chối trước. Nơi họp: Trung tâm Hội Nghị Sài G̣n (Saigon Conference Centre), Hương Cảng.

Đại Hội Bá Linh 2006 tiến hành tốt đẹp và kết thúc sau một tuần cùng nhau tranh thủ thời gian, làm việc ráo riết v́ nghĩa vụ, trong tinh thần Hiến chương Văn Bút Quốc Tế và t́nh bạn văn. Đại diện tất cả tham dự viên, ông Jiri Grusa khen ngợi và cám ơn Trung tâm Văn Bút Đức đă cố gắng đảm bảo tổ chức chu đáo về mọi mặt. Thêm vào đó, sự tiếp đón niềm nở tạo nhiều mỹ cảm. Không  quên được bữa ăn tối tiễn biệt, giản dị, ấm cúng và thân mật, trên bờ sông Spree, trước khi chia tay.

 

 

Một trăm Trung tâm Văn Bút Quốc Tế ủng hộ Quyết Nghị về Việt Nam

 

Sáng thứ bảy, 27 tháng 5 năm 2006, trong phiên họp khoáng đại cuối cùng, Hội đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế cứu xét 16 Dự thảo Quyết Nghị, đa số do Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù chuẩn y và đệ tŕnh. Bà Sara Whyatt, Giám đốc Chương tŕnh của Ủy Ban, đă đọc lại toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam viết bằng Anh ngữ và được thông dịch ngay ra Pháp, Tây Ban Nha và Đức ngữ. Trước khi Hội đồng đầu phiếu, nhân danh Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đă đứng lên phát biểu: ‘’Các nhà văn Việt Nam bị áp chế và giam cầm rất cần sự hỗ trợ của Văn Bút Quốc Tế mà các văn hữu tại Đại Hội Bá Linh là đại diện và tiếng nói. Phải gia tăng áp lực bên ngoài đối với chế độ cộng sản Hà Nội v́ trong lao hầm lạnh lẽo, mọi nỗ lực của tù nhân đều vô hiệu’’. Ông trích đọc bức thư nhà báo Nguyễn Khắc Toàn viết cho bà Mẹ từ trại tù tập trung, trước khi được phóng thích. Ông nhắc rằng bức thư đó đă được phổ biến đến hơn một trăm Trung tâm Văn Bút Quốc Tế, trước nhứt là Văn Bút Hung Gia Lợi mà ông Nguyễn Khắc Toàn là hội viên danh dự. Bức thư c̣n được đăng trên Bản tin của một số Trung tâm như Slovaquie, Thụy Sĩ, v.v. Kết luận, nhà thơ Việt Nam lưu vong kêu gọi Văn Bút Quốc Tế tiếp tục lên tiếng bênh vực và vận động hỗ trợ các nhà văn bị cầm tù trên khắp thế giới, trong đó có nhiều hội viên danh dự tại Việt Nam. Và ông bày tỏ ḷng tri ân đối với toàn thể đại biểu và văn hữu.

Bà Tổng Thư Kư Văn Bút Quốc Tế công bố kết quả kiểm phiếu. Hội đồng Đại biểu đồng thanh thông qua bản Quyết Nghị về Việt Nam. Không một phiếu chống, không một phiếu trắng. Được biết 30 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế đă nồng nhiệt tán trợ sáng kiến của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, ngay lúc Dự án Quyết Nghị mới được soạn thảo. Đây là con số kỷ lục đối với một Dự án Quyết Nghị tại bất kỳ Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế nào. Tại Tromso, nước Na Uy năm 2004, có 19 Trung tâm Văn Bút tán trợ; tại Bled, nước Slovénie năm 2005, có 26. Điều ấy đủ nói lên t́nh bạn thân thiết của văn hữu ở khắp Á, Phi, Mỹ, Âu, Úc. Đặc biệt lần này hai Trung tâm Văn Bút ở Á châu, Thái Lan và Triều Tiên (Nam Hàn) đă sốt sắng gởi điện thư tán trợ rất sớm. Những bạn văn quốc tế, dù đa số chưa quen biết, vẫn hết ḷng ủng hộ các nhà cầm bút và trí thức tù nhân và con tin tại Việt Nam. Họ cũng không quên nỗi đau thương trầm thống của thân nhân những văn hữu bất hạnh và kém may mắn ấy. Chỉ kể những năm gần nhứt, đây là Quyết Nghị thứ 7 về Việt Nam, tiếp theo 6 Quyết Nghị từng được Hội Đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh chấp thuận, khi họp ở Varsovie, nước Ba Lan hậu cộng sản năm 1999; ở Luân Đốn, nước Anh 2001; ở Ohrid, nước Macédoine 2002; ở Mexico City, nước Mễ Tây Cơ 2003; ở Tromso, nước Na Uy 2004 và ở Bled, nước Slovénie 2005.

Qua Quyết Nghị Đại Hội Bá Linh 2006, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới một lần nữa cực lực tố cáo, lên án và phản kháng chế độ cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục duy tŕ thảm trạng tù đày các nhà cầm bút và trí thức độc lập. Nạn nhân là những người không chịu khuất phục bạo quyền. Có những người không muốn bị lừa dối hay mua chuộc để trở thành đồng lơa với tội ác áp chế bất công, tham ô nhũng lạm trên quê hương thân yêu của họ. Quyết Nghị không làm quên số đông tù nhân chính trị và lương tâm, vô danh, chưa hề được các tổ chức nhân quyền quốc tế biết đến.

Cũng cần ghi thêm, giữa một phiên họp của Ủy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù, nhân danh Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, ông Vũ Quang Trân đă lên tiếng tán trợ bản Quyết Nghị về Việt Nam cũng như bản Quyết Nghị về Trung Hoa. Ông c̣n lưu ư các văn hữu về sự kiện dưới chế độ Việt Cộng không chỉ có nhà văn sử dụng Internet để phát biểu quan điểm của ḿnh mới bị bắt giữ. Ông muốn nói đến trường hợp hai ông Trương Quốc Tuấn, Trương Quốc Huy và bà Lisa Phạm. Đúng như vậy, Quyết Nghị về Việt Nam đ̣i nhà cầm quyền Hà Nội ‘’Phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những người v́ đă hành sử quyền tự do phát biểu của họ, c̣n bị giam nhốt (…), hoặc c̣n bị quản chế hay câu lưu hành chánh và quản thúc tại gia’’(…). Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt có đưa cho các văn hữu xem một số h́nh ảnh từ Việt Nam gởi ra. Trong đó có h́nh một số nhà dân chủ đối kháng, cựu tù nhân lương tâm. H́nh nhà luật học Lê Chí Quang, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, linh mục Nguyễn Văn Lư, mục sư Nguyễn Hồng Quang, nhà báo Nguyễn Vũ B́nh (trước khi bị bắt)… H́nh ông Nguyễn Khắc Toàn và thân mẫu, bà Trần Thị Quyết; h́nh bà Vũ Thúy Hà, phu nhân bác sĩ Phạm Hồng Sơn và hai cháu Phạm Vũ Anh Quân và Phạm Vũ Duy Tân. H́nh chụp máy điện toán của ông Đỗ Nam Hải bị công an niêm phong khi biết ông là người khởi thảo bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam, v.v.

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo và đề nghị, nguyên văn Pháp và Anh ngữ, cùng với bản chuyển dịch Việt ngữ, sẽ được phổ biến trong Bản Tin kỳ tới.

* Tường tŕnh: Nguyễn Lê Nhân Quyền, hội viên Hội Nhà Báo Thụy Sĩ Độc Lập (Association Indépendante des Journalistes Suisses – CH-MEDIA) và Hiệp Hội Quốc Tế Báo Chí Pháp Thoại (Union Internationale de la Presse Francophone -UPF). Nguồn tài liệu: Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù/Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand), hội viên Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Trung tâm Âu châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Genève ngày 9 tháng 6 năm 2006                              

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

 

 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *