Số: 4113
Ra Ngày: 7/7/2006

 

http://www.vietbao.com/

 

Tin Úc Châu

5 Thành Công Đặc Biệt của Buổi Hội Thảo Hiện T́nh Đất Nước (Phần 2: BS Trần Xuân Ninh lắng nghe quan điểm của đồng hương NSW & giải đáp thắc mắc)

LTS của Saigon Times: Trong số báo tuần trước, Sàig̣n Times đă tường thuật nguyên văn phần tâm t́nh của BS Trần Xuân Ninh, trong buổi Hội Thảo Hiện T́nh Đất Nước tại Sydney, vào chiều Chủ Nhật 18-6-2006. Trong số báo tuần này và tuần tới, Sàig̣n Times xin giới thiệu tiếp phần tâm t́nh và thắc mắc của đồng hương NSW, cùng những giải đáp thắc mắc của BS Trần Xuân Ninh. Qua những ǵ trực tiếp mắt thấy, tai nghe tại buổi hội thảo, cộng với những ư kiến của nhiều vị quan khách tham dự buổi Hội Thảo, và qua đóng góp của độc giả, SGT nhận thấy, buổi Hội Thảo của BS Trần Xuân Ninh đă đạt được 5 thành công đặc biệt.

 

Thành công thứ nhất là sự hiện diện đông đảo của hầu hết quư vị lănh đạo cộng đồng (liên bang và tiểu bang), quư vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các tổ chức đấu tranh chính trị, cùng quư vị thân hào nhân sĩ. Chính sự hiện diện này đă nói lên sự quan tâm tha thiết của đồng hương đối với quê hương đất nước; và tinh thần trước sau như một, hậu thuẫn chủ trương 2 giai đoạn, lật đổ CS trước, canh tân đất nước sau, của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, mà BS Trần Xuân Ninh là người đại diện.

 

Thành công thứ hai, qua buổi Hội Thảo, BS Trần Xuân Ninh đă phân tích cho mọi người thấy rơ, thực chất của những thuận lợi khó khăn, đằng sau những sự kiện, những diễn biến mang vẻ biểu kiến, bề ngoài. Bác sĩ cũng đă vạch ra con đường tất yếu của cuộc đấu tranh hiện nay, chỉ có dựa vào sức mạnh của dân tộc, mới có thể lật đổ được chủ nghĩa cộng sản, và thực sự phụng sự cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước.

 

Thành công thứ ba, h́nh thức thảo luận trong buổi Hội Thảo đă diễn ra trong tinh thần dân chủ và tương kính. Trong suốt buổi thảo luận, chủ tọa đoàn luôn chân t́nh lắng nghe ư kiến của cử tọa, nhanh chóng nắm bắt được điểm chính cử tọa muốn hỏi, đồng thời chủ động hướng buổi thảo luận đi đúng mục tiêu; và khi cần, chủ tọa đoàn cũng đă có những quyết định ngắn gọn, khéo léo và cần thiết, khiến buổi thảo luận không bị chệch hướng theo những phát biểu, do vô t́nh hoặc do cố ư tạo sự lạc đề; hoặc những phát biểu quy chụp, thiếu tương kính, cố t́nh tạo sự đôi co, của một, hai cá nhân.

 

Thành công thứ tư, mặc dù là nhân vật trung tâm điểm trong bối cảnh VT đang bị "rạn nứt", đồng thời là người đại diện cho xu hướng "chính thống", trái ngược xu hướng "chệch hướng" của Trung Ương Đảng 5 Việt Tân, nhưng BS Trần Xuân Ninh, với sự hậu thuẫn trong tinh thần hiểu biết và đoàn kết của đông đảo quan khách và đồng hương NSW, đă cùng hướng buổi Hội Thảo đi đúng đề tài thảo luận về hiện t́nh đất nước dưới sự thống trị của CSVN; những thuận lợi và khó khăn trong công cuộc giải thể chế độ độc tài; vai tṛ của các tổ chức, đảng phái và cộng đồng người Việt hải ngoại trong hoàn cảnh đấu tranh hiện nay.

 

Thành công thứ năm, trong và sau buổi Hội Thảo, cũng như trong những dịp thăm viếng, gặp gỡ đồng hương tại NSW, mối quan hệ giữa phái đoàn BS Trần Xuân Ninh và đồng hương, luôn luôn chân t́nh, cởi mở và thân thiết. Chỉ nh́n những nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt, những cái bắt tay xiết chặt, những cặp mắt nh́n thẳng chân t́nh, ai ai cũng thấy rơ những t́nh cảm tha thiết của mọi người dành cho BS Trần Xuân Ninh, và ngược lại, đă vượt xa hai chữ "thân thân" mà BS Trần Xuân Ninh mô tả khi mở đầu buổi Hội Thảo. Hiển nhiên, có được t́nh cảm tha thiết đó là nhờ, trong tâm trí của mỗi người Việt yêu nước, luôn luôn tiềm ẩn tiếng gọi thiêng liêng của hồn thiêng sông núi: Giải trừ cộng sản, quang phục quê hương! Và tất cả những ai đi theo tiếng gọi thiêng liêng đó, cho dù CHƯA thành công, nhưng chắc chắn người đó sẽ măn nguyện tự hào ĐĂ SỐNG XỨNG ĐÁNG NHƯ MỘT NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC CHỐNG CS!

 

Trong niềm tin thiêng liêng và sắt son đó, mọi người Việt yêu nước đă đón nhận phái đoàn BS Trần Xuân Ninh như đón nhận niềm tin, lư tưởng, cùng tiếng gọi thiêng liêng của hồn thiêng sông núi mà chính ḿnh hằng ấp ủ. Cũng trong niềm tin thiêng liêng và sắt son đó, sau đây, Sàig̣n Times xin trân trọng giới thiệu cùng quư độc giả Phần 2 của buổi Hội Thảo, là phần thảo luận, với phần phát biểu mở đầu của BS Nguyễn Mạnh Tiến, người vừa tái đắc cử chức Chủ tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu. (Để tôn trọng mọi cuộc tranh luận lành mạnh, trong phần dưới này, Việt Báo xin phép sẽ cắt bỏ những câu được VB xét là không chính xác, hoặc không thích nghi, hoặc làm suy yếu phong trào dân chủ.)

*

BS Nguyễn Mạnh Tiến: Trước hết, tôi xin thay mặt cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu chào mừng quư khách đến Úc Châu. Tôi cũng xin nói một đôi điều ở đây. Thứ nhất, chúng tôi cũng xin chia sẻ những điều mà BS Ninh vừa tŕnh bầy. Trong Đại Hội của CĐNVTD LBUC tại Adelaide cuối tuần trước, chúng tôi cũng đă bàn thảo một số vấn đề. Và quan điểm của chúng tôi là làm sao, kêu gọi đồng hương cũng như chính khách Úc yểm trợ tối đa những phong trào đ̣i hỏi dân chủ ở trong nước. Mặc dù bản chất của những phong trào đó như thế nào, phức tạp như thế nào, chúng tôi vẫn chủ trương, đây là những thứ mà ḿnh có thể khai thác được, để đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung, và khuyến khích những người trong nước tiếp tục đứng lên, tiếp tục nói lên tiếng nói của ḿnh. Cũng trong tinh thần đó, vấn đề ủng hộ của ḿnh nó có sự khích lệ tinh thần. Và một luật lệ rơ ràng mà chúng tôi bàn là khai thác nhưng tuyệt đối không công kênh. Bởi v́ công kênh có nghĩa là cơng lên vai, coi là một lănh tụ ghê gớm lắm. C̣n khai thác v́ nó thuận lợi cho cuộc đấu tranh chung. Chúng tôi quyết định là sẽ đẩy mạnh cái chuyện đó trong chính giới Úc. Và hy vọng là sẽ có lá thư chung, hoặc một cái quyết nghị của Thượng Viện Úc chẳng hạn. Th́ đó cũng là những yếu tố thuận lợi để khuyến khích phong trào đấu tranh ở trong nước. Ví dụ như phong trào công nhân đ́nh công trong nước, đối với chúng tôi, cộng đồng liên bang Úc Châu, th́ đây cũng là một hiện tượng đáng kể. Bởi v́ ở trong những chế độ cộng sản, chế độ XHCN, th́ công nhân luôn luôn được cộng sản coi là lực lượng lănh đạo hàng đầu. Mà bây giờ có những cuộc đ́nh công tự phát, để mà phản đối, để mà đ̣i quyền lợi, quyền sống.v.v... Đối với chúng tôi, điều này rất có ư nghĩa, nên chúng tôi đang vận động với các tổng nghiệp đoàn lao công tại Úc để có tiếng nói hậu thuẫn phong trào đ́nh công trong nước. Điểm thứ hai, bất cứ cái ǵ mà chúng tôi cảm thấy có lợi cho công cuộc đấu tranh chung, th́ cộng đồng NVTDLBUC sẵn sàng đứng ra để yểm trợ. Nhưng cũng luôn luôn trong tinh thần cảnh giác, chứ không phải là mù quáng tung hô...

BS TXN: Chúng tôi xin cảm ơn sự góp ư của BS Tiến, và tôi nghĩ đó là một thái độ đúng mực của người Việt hải ngoại. Nghĩa là ḿnh sử dụng tất cả những ǵ ḿnh có để chống lại chế độ đó, trong khi vẫn cảnh giác, không mù quáng để tung hô hay công kênh. Đó là thái độ rất là chính xác.

Ông Phan Tuấn: Trước hết xin kính chào BS TXN và phái đoàn. Câu hỏi của tôi là, cái trăn trở và thao thức của người Việt Nam, đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền, ủng hộ đồng bào trong nước, để giải phóng 83 triệu đồng bào, khỏi ách đô hộ của CS. Vừa rồi ở trong nước, có ra cái tuyên ngôn mùng 8 tháng 4, của khối 8406, gọi là Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ, mà ngài Linh Mục Nguyễn Văn Lư đă kư tên, và ông Trần Khuê ở số 59 đă nằm trong danh sách đó. Tuy nhiên, ngày 14 tháng 4, tức là chỉ 6 ngày sau, ông Trần Khuê tự động rút ra, thành lập phong trào Dân Chủ cho VN, và BS Nguyễn Xuân Ngăi ở Milpitas, Hoa Kỳ đă phát động phong trào này. Th́ kính thưa quư vị, với sức mạnh đấu tranh của tổng lực hải ngoại như thế này, và tổng lực quốc nội đă bị phân tán bởi hai phong trào, cái trăn trở thao thức của tôi là làm thế nào để chúng ta nhận định được, phong trào nào là phong trào đúng hướng để chúng ta đi. Theo tôi thấy, Tuyên ngôn mùng 8 tháng 4, LM Nguyễn Văn Lư đă xác quyết, chủ nghĩa Mác Lê Nin và tội đồ Hồ Chí Minh là người đă lừa gạt dân tộc, đưa dân tộc đến bến bờ khổ đau hôm nay. Tuy nhiên, ông Trần Khuê, giáo sư sử gia của Hà Nội, đă xác nhận, (…) Hồ Chí Minh là người có công với đất nước. Do đó, tôi là một trong những người đấu tranh trên mạng lưới Paltalk khắp thế giới suốt mấy năm qua, tôi mong ước BS Trần Xuân Ninh, đại diện cho VNCTCMĐ, trong buổi hội thảo hôm nay, cho chúng tôi biết, về lập trường của đảng phái các ngài như thế nào, để chúng tôi thấy có thể ủng hộ được hay không. Thành thật cảm ơn quư vị.

BS TXN: Thưa tôi xin nói rất rơ, là cái quan điểm căn bản của VNCTCMĐ là giải thể, hay là chấm dứt chế độ cộng sản, để canh tân đất nước. Chúng tôi luôn luôn quan niệm rằng, với chế độ đó, không thể nào có biện pháp nào canh tân hữu hiệu hết. Và chúng tôi quan niệm rằng, không thể canh tân để chấm dứt chế độ. Nói rơ như thế. V́ thế cho nên, chúng tôi ủng hộ lập trường rơ ràng của LM Nguyễn Văn Lư. Là v́ LM Lư một mặt vạch ra tất cả những sai trái hư hỏng tệ bại của chế độ đó, một mặt đ̣i hỏi phải chấm dứt chế độ đó. Ngược lại, như tôi nói lúc nẫy, cái phong trào của ông Trần Khuê và BS Nguyễn Xuân Ngăi, là chủ trương, cũng vạch ra những tệ trạng, nhưng với h́nh thái mềm dẻo hơn, và sửa soạn cho việc tham dự vào cuộc bầu cử quốc hội năm 2007. Như BS Nguyễn Xuân Ngăi tuyên bố trong buổi sinh hoạt mới đây, là nếu ḿnh lỡ chuyến tàu 2007 th́ phải chờ 5 năm nữa mới được tham dự bầu cử. Cái đường lối đó th́ chúng tôi không tán thành. Chúng tôi trả lời dứt khoát là như vậy.

Bà Phiến Đan: Thưa quư vị, Phiến Đan vừa nghe BS nói về hiện t́nh đất nước cùng những nhận định của BS về t́nh h́nh thế giới ngày hôm nay, và những xáo trộn tại VN. BS có nhận xét là VN hiện nay đang đứng trước ngưỡng cửa của "diễn tiến hoà b́nh" vào giai đoạn chót. Thưa BS, nếu vậy, th́ mỗi người chúng ta đều có một cái bước để ḿnh hướng tới, để làm sao, sau cuộc cách mạng, đất nước VN sẽ có một sự thay đổi. Trong phần tŕnh bầy của BS, BS có nói cho mọi người thấy chúng ta phải tiếp tục tranh đấu để diệt trừ CS, chứ chúng ta không thể canh tân để diệt trừ cộng sản. Phiến Đan hoàn toàn đồng ư với BS về quan điểm này. Có điều Phiến Đan vẫn thắc mắc là BS đứng ở trong ngưỡng cửa nào khi mà BS nói VNCTCMĐ, rồi bây giờ lại nói là Việt Nam Cách Mạng Đảng. Vậy xin BS giải thích cho mọi người hiểu là bây giờ BS là thành viên của Canh Tân Cách Mạng Đảng hay là Việt Nam Cách Mạng Đảng, thưa BS?

BS TXN: Sở dĩ mà tôi sử dụng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, hay là Đảng Việt Tân Cách Mạng, v́ ở trong đảng Việt Tân có một xu hướng biến Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng thành một đảng chính trị, tham dự vào sân khấu chính trị sắp tới. Cụ thể là cái chữ Cách Mạng được bỏ đi trong bản dịch tên của đảng ra tiếng Anh là Vietnam Reform Party. Trong khi đó, cái tên lại được dịch The Revolutionary Party for Renovation of Vietnam hay Reform of Vietnam. Chúng tôi đă dịch chính thức rơ ràng là Revolutionary Party for Renovation of Vietnam. Th́ đó là đảng cách mạng để canh tân VN. Trước xu hướng biến đảng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, một đảng cách mạng thành một đảng chính trị, chúng tôi không đồng ư. V́ thế, để phân biệt với cái tên viết tắt là Đảng Việt Tân, th́ chúng tôi sẽ chỉ dùng Đảng Việt Tân Cách Mạng, hay Đảng Cách Mạng Việt Tân, chứ chúng tôi không dùng chữ Việt Tân không. V́ hai chữ Việt Tân không đó đă được sử dụng để xoay đảng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng, từ một đảng cách mạng thành một đảng chính trị, ḥng tham dự vào sân khấu chính trị đang được dàn dựng, để có được một h́nh thái dân chủ, một thể chế dân chủ h́nh thức.

Ông La: Kính chào BS. Kính chào chủ tọa đoàn. Kính chào quư đồng hương. Chiến lược và chiến thuật, sách lược có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh. 10 năm trước Bùi Tín hay là Nguyễn Hộ, chúng ta cho là những con c̣ mồi. Nhưng hiện tại, với những người đối kháng trong nước, chúng ta phải nh́n một cách khác. Quốc nội và quốc ngoại phải hỗ trợ nhau. Qua những ǵ BS đă tŕnh bầy, th́ có những vấn đề nghi ngờ, trong những người đấu tranh, BS đặt nghi vấn thế này, thế nọ. Trong sách lược chúng ta cần thay đổi, giống như BS Tiến đă nói, chúng ta phải vận dụng. Trong chính trị, chúng ta không đơn thuần bắt tay với người đó, nghĩa là chúng ta theo người đó. Cũng giống như tôi đă từng nói, là bắt tay với cộng sản, ḿnh phải nh́n về trong tương lai, bàn tay của chúng ta có bị nhuộm hồng hay không, đó mới là điều quan trọng, c̣n sự bắt tay tôi không đặt thành vấn đề. V́ lẽ đó, theo chiều hướng của BS, BS nghĩ thế nào, trong hiện tại, cộng đồng người Việt của Úc Châu họ đang có một phong trào sắp sửa thành h́nh, đó là yểm trợ cho những người đối kháng ở trong nước, và c̣n lập lên một cái quỹ để giúp họ. Vậy theo cái nh́n của BS, cộng đồng người Việt Úc Châu làm có quá hay không. Xin Bác sĩ cho biết ư kiến về vấn đề đó?

BS TXN: Tôi là người ở xa, tôi không biết rơ những chi tiết ở cộng đồng này, nên tôi không thể trả lời thay cho cộng đồng này. Nhưng tôi đồng ư về nguyên tắc mà BS Tiến đă đưa ra, là chúng ta t́m đủ cách khai dụng những yếu tố nào với sự suy nghĩ và sự hiểu biết của chúng ta cho là có lợi cho công cuộc đấu tranh. Tất cả những chuyện khác, xuất phát từ thực thể và thực tế của cộng đồng, tôi không đi vào chi tiết.

BS Nguyễn Mạnh Tiến: [Trả lời câu hỏi của ông La] Có một cái điều mà tôi cảm thấy anh bạn vừa rồi có nói, tới đây sẽ có phong trào của cộng đồng Úc Châu, th́ tôi độ là anh ấy nói là CĐLBUC yểm trợ cái Tuyên Ngôn ngày 8-4-2006, điều đó đúng. Anh ta lại nói là có gây qũy, th́ tôi xin lỗi, chúng tôi không có chủ trương gây qũy ǵ cả. Tôi xin nói rơ, nếu có gây qũy là những cái tổ chức ngoài, chứ không phải Cộng Đồng NVTD LB/UC.

BS Nguyễn Đỗ Thanh Phong: Tôi xin được cảm ơn BTC đă gửi thư mời, mời tôi tham dự buổi hội thảo ngày hôm nay. Sau phần thảo luận và tŕnh bầy vừa rồi của BS TXN, tôi xin phép có một vài nhận định như sau. Và xin được nói rơ, đây không phải là những nhận định có tính cảm quan. Kính thưa quư vị, thứ nhất, tôi xin được minh định, và xác định rơ ràng, để chúng ta đừng có lầm lẫn, rằng hiện nay chỉ có một Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng mà thôi. Việc nội bộ của VNCTCMĐ có những trở ngại trong thời gian vừa qua đă được giải quyết, và ngày hôm nay, BS Trần Xuân Ninh, cũng như một số vị ủng hộ cho quan điểm của ông, đă h́nh thành một tổ chức khác, chúng tôi rất tôn trọng, và sẵn sàng làm việc như tất cả các tổ chức khác. Tuy nhiên, xin được minh định một cách rơ ràng, chỉ có Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng là duy nhất. Và tôi Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện VNCTCMĐ ở tại tiểu bang NSW này, xin được minh định điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, khi mà BS TXN tŕnh bầy, VNCTCMĐ đă biến chất, biến thái, không c̣n tính cách mạng; điều này hoàn toàn không đúng. Chẳng qua, đó là do sự khác biệt trong nhận định về một số vấn đề và đưa đến sự khác biệt suy nghĩ, và sự h́nh thành của tổ chức ngày hôm nay. Tôi không đi vào chi tiết nội bộ, bởi v́ ngày hôm nay, tôi đến đây với mục đích, là để hội thảo về t́nh h́nh đất nước, chứ không phải để nói về vấn đề nội bộ của một tổ chức, hay của một đảng phái nào. Xin được minh định rơ ràng như vậy. Cái thứ ba, thưa tất cả quư vị, chúng tôi làm việc ở đây biết bao nhiêu năm, quư vị hiểu rơ con người, bản chất của anh em chúng tôi. Trong thời gian vừa qua, VNCTCMĐ tại tiểu bang NSW hỗ trợ sát cánh CĐNVTD liên bang, cũng như tiểu bang ở khắp Úc Châu trong mọi công tác, biểu t́nh chống văn công, Phan Văn Khải, và vừa rồi đây, ngay cả buổi họp của CĐNVTD tại NSW kêu gọi hỗ trợ, mà tôi hoàn toàn đồng ư, quan điểm của BS Nguyễn Mạnh Tiến, là chúng ta khai thác, chứ không công kênh, những sự kiện có lợi nhất cho công cuộc đấu tranh của ḿnh. Chúng tôi sát cánh, và không có một cái chất biến hóa ǵ cả. Cái điều này là điều cần phải được xác định. Và một lần nữa, tôi cũng xác định luôn, là VNCTCMĐ cũng sẽ tiếp tục làm việc, hỗ trợ cùng các tất cả những hội đoàn, tổ chức chính trị để chúng ta nhắm vào kẻ thù duy nhất của ḿnh, đó là thằng VC. Đó chính là mục tiêu mà ḿnh phải nhắm tới. Ngày hôm nay, cho dù chúng ta có khác quan điểm, khác cái nh́n, khác cái h́nh thức đấu tranh, nhưng mà VC phải là mục tiêu duy nhất để làm sao chúng ta giải thể chế độ CSVN, và sau đó canh tân đất nước. Điều đó là điều tôi khẳng định, và tôi tiếp tục cùng anh em VNCTCMĐ ở tại NSW sát cánh với cộng đồng, và tất cả quư vị, ngay cả tổ chức của BS TXN. Và cuối cùng, nhân đây, cũng cho tôi có một cái nhận định về cuốn sách [Đặc Tập], mà sắp tới quư vị sẽ có dịp đọc. Thưa quư vị, đối với tôi, đây là một cái nh́n thất vọng vô cùng. Bởi v́ cuốn sách này khi quư vị đọc, quư vị sẽ thấy rơ những cái chi tiết, nói rất là rơ về một số những cán bộ, một số những t́nh h́nh, nội bộ của VNCTCMĐ, mà theo tôi, nó không có lợi ǵ cho công cuộc đấu tranh của ḿnh. Mà cái người thủ lợi duy nhất là thằng cộng sản Việt Nam. Cho dù chúng ta có khác quan điểm, nhưng chúng ta cũng nên hỗ trợ nhau để tiến về phía trước. Và cái điều này, tôi mong rằng, trong tương lai, tôi sẽ có dịp làm việc cùng với tổ chức của BS TXN, LS Hoàng Cơ Long, cũng như tất cả các vị khác, để mà làm sao giải thể chế độ CSVN. Và đó là cái điều duy nhất, và đó là kẻ thù duy nhất của VNCTCMĐ. Chân thành cảm ơn quư vị.

BS TXN: Tôi xin cảm ơn sự phát biểu của BS Phong. Tôi thấy không cần có ư kiến ǵ trong lời phát biểu vừa rồi cả. Xin một lần nữa cảm ơn BS Phong.

LS Lê Đ́nh Hồ: Thưa BS TXN và LS Hoàng Cơ Long. Hôm nay quư vị đến Úc Châu và cho chúng tôi và cử tọa ở đây biết được rằng, quư vị muốn lật đổ cộng sản, trước khi bắt tay vào công việc canh tân đất nước. Vậy câu hỏi được đặt ra là, bằng phương thức nào, hoặc bằng chiến thuật, chiến lược nào, để trong những ngày tháng sắp đến, quư vị có thể tiến hành những sách lược, hầu giải thể được chế độ CS?

BS TXN: Trả lời câu hỏi vừa rồi, tôi xin được phép tŕnh bầy như thế này. Đầu tiên, với thực tế diễn biến t́nh h́nh hiện tại, với những sự kiện mà tôi vừa đề cập, tôi xin thưa là dù chúng ta có làm nhiều hay ít, th́ sự thay đổi ở VN vẫn sẽ diễn ra. Quư vị hay chúng ta, đóng góp cho những phong trào đấu tranh là điều tốt và cần thiết. Nhưng ngay cả sự đóng góp đó có yếu, nó cũng vẫn sẽ diễn ra. V́ thực tế cho thấy, đảng CSVN hiện nay bắt buộc phải biến thái, bắt buộc phải thay đổi, để nó có một sự dân chủ h́nh thức, một dân chủ bề ngoài, một thứ dân chủ có thể chấp nhận được, trong cộng đồng các nước trên thế giới. Thành ra cái vấn đề quan trọng đó, cho tới ngày hôm nay, nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, chúng ta phải làm thế nào để chấm dứt chế độ đó. Nghĩ như vậy là đúng. Nhưng thực tế cũng cho chúng ta biết, tất cả những chuyện chúng ta làm trong thời gian vừa qua, cũng chỉ có những tác động hạn chế, những ảnh hưởng giới hạn, và nó đóng góp vào chuyện thay đổi. Cho đến ngày hôm nay, tôi không nghĩ là nó có tác động mạnh mẽ trong chuyện thay đổi. V́ thế, trong nội bộ của chúng tôi, VNCTCMĐ, tôi là cái người đă đi các cơ sở trong 2 năm vừa qua, để tŕnh bầy cho các đảng viên thấy sự thay đổi là tất yếu, không tránh được. Cái vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải chú ư, là những ǵ xảy ra sau khi thay đổi. Làm sao để cho cái sự thay đổi đó sẽ đưa đất nước khá hơn, chứ không giữ nguyên đất nước ở t́nh trạng hiện tại với cái vỏ h́nh thức dân chủ. Trả lời câu hỏi của anh bạn Lê Đ́nh Hồ, là cái chiến lược nào, nền tảng nào để vận động đấu tranh? Cái nền tảng để vận động đấu tranh là làm sao để cho đồng bào hiểu rơ, tất cả những cái đảng dân chủ h́nh thức, và tất cả những dạng chính trị dàn dựng có sự hỗ trợ của thế giới, bất cứ phe nào, gọi là quốc gia, phe A, B, C, hay là phe cộng sản, đều không giải quyết được vấn đề VN. Tại v́ ưu tiên của những giải quyết thế giới là cho thế giới. Thành ra quan điểm của VNCTCMĐ, mà bây giờ chúng tôi gọi tắt là xu hướng quư vị cho là chính thống cũng không sao, v́ tĩnh từ không quan trọng, là chúng tôi coi rằng cái chế độ cộng sản toàn trị, cái chế độ độc tài, không thể nào giải quyết cho vấn đề Việt Nam. Đặc biệt là một cái chế độ dựa vào sức mạnh của ngoại quốc th́ hoàn toàn không giải quyết được ǵ cho VN. Bất cứ là ai, những người ngồi đây mà được sự ủng hộ của ngoại quốc, để đi về VN cầm quyền cũng thế mà thôi. Nói rơ như vậy. Thành ra cái quan điểm của chúng tôi là quan điểm xây dựng trên nền tảng quyền lợi của dân tộc. Và trên quyền lợi dân tộc, chúng tôi sẽ có những bộ phận tuyên vận đặc biệt để làm sao cho đồng bào trong nước cũng như hải ngoại thấy rơ bản chất của vấn đề. Cái dân chủ h́nh thức không giải quyết cho VN. Những kẻ cầm quyền dù là một chính phủ mới liên hiệp hay không liên hiệp, có màu sắc gọi là đa nguyên đa đảng, nhưng do ngoại quốc hỗ trợ, đều không giải quyết vấn đề cho VN. Những người nào được những người khác đưa tiền đưa quyền cho mà làm, th́ chỉ chịu trách nhiệm với người chi tiền chi quyền cho ḿnh, chứ không chịu trách nhiệm đối với dân tộc VN. Đó là quan điểm đầu tiên. Trong tinh thần này, người dân trong nước, cũng như người dân hải ngoại, sẽ cùng nhau đóng góp, ở mặt này hay ở mặt nọ, trong một trận chiến đấu tranh toàn diện, nhiều mặt. Và như thế, sau chót, chúng ta sẽ có cái sức mạnh, mà chúng ta gọi là sức mạnh dân tộc, để bất cứ chính phủ nào, nếu không trả lời được, không đáp ứng được những nhu cầu căn bản của người dân, của đất nước, th́ không tồn tại được. Thành ra, thưa quư vị, tôi xin đi sang cái vế thứ hai, mà tôi đă tŕnh bầy trong nội bộ, đừng có nghĩ rằng, những sự thay đổi là điều tất yếu xảy ra, mà chúng ta không làm ǵ. Và cũng đừng suy nghĩ như một số người cho rằng, bất chiến tự nhiên thành. Chúng ta phải vận động, phải vận dụng, phải nh́n cho ra cái bản chất của một chính quyền cho dân tộc Việt Nam phải v́ dân tộc VN, v́ nhân dân VN. Và cái chính trị gia đó, hay những chính trị gia đó không thể nào dựa vào sức mạnh ngoại quốc để mà cầm quyền, để mà cai trị từ trên xuống. Lịch sử đă cho thấy, tất cả những chính trị gia thời cơ, dựa vào ngoại quốc, thỏa hiệp với nhau, để cai trị đất nước, đều đi đến chỗ thất bại, như năm 1945 trong cái chế độ gọi là "VN Dân Chủ Cộng Ḥa". Th́ đó là cái nền chiến lược. C̣n làm thế nào để tiến đến cái đó, th́ thưa quư vị thế này. Trên căn bản một cuộc đấu tranh cách mạng, th́ bất cứ một cái chính phủ nào không giải quyết vấn đề nền tảng của dân tộc, chỉ giải quyết bằng những biện pháp vá víu th́ cũng sẽ thất bại mà thôi. Một cuộc cách mạng khá dai dẳng, nổi tiếng trong lịch sử thế giới là cuộc cách mạng Nga năm 1917, th́ nó đă diễn ra những thay đổi trong suốt 10 năm, hết chính phủ tư sản, tư bản, đến chính phủ nọ, để sau chót, CS nắm quyền. CS nắm quyền là v́ họ có khả năng khai dụng những cái gọi là t́nh trạng thối nát không giải quyết về căn bản của nước Nga. Để sau đó, họ vận động được đa số quần chúng, vào một cái thời điểm nhất định, họ cướp được chính quyền. V́ vậy vấn đề của một đảng cách mạng, tôi xin thưa với quư vị ở đây, là cho quần chúng thấy rằng, những điều chúng ta thấy trước mắt tưởng là khá, thật sự chỉ như ông Hà Sĩ Phu nói, người VN phải coi chừng, không có người VN chỉ là một đàn vịt, CSVN là chủ trại vịt, và Mỹ là anh lái buôn vịt. Đừng có thấy anh lái buôn vịt và cái anh chủ trại vịt tung ra một nắm thóc, là vội nhào đến cạp cạp cạp cạp. Phải cẩn thận cái đó. V́ thế cho nên cái quan điểm của một đảng cách mạng là phải thấy rơ vai tṛ của dân tộc, vai tṛ của thế giới, và vai tṛ của đảng cầm quyền hiện nay, để chúng ta nhận diện được, chúng ta khai dụng t́nh h́nh đó, như BS Tiến đă nói, chúng ta khai dụng nó chứ không công kênh nó để sau đó chúng ta lại chết v́ để sức mạnh vào sai chỗ. Th́ đấy là tinh thần và cái hướng, cái căn bản hoạt động của chúng tôi. C̣n hoạt động như thế nào, th́ nó có nhiều mũi, nhiều mặt, mà tuỳ theo hoàn cảnh mỗi địa phương, của từng lúc, tuỳ theo tài chánh và khả năng của tổ chức, mà chúng tôi sẽ đóng góp cách này hay cách kia. Nhưng luôn luôn ít nhất ở hải ngoại, chúng tôi hoạt động trong tinh thần của cộng đồng Việt Nam. Bởi v́ chúng tôi quan niệm rất rơ là ở những đất nước mở, nghĩa là ở những quốc gia mà người định cư có quyền, có khả năng tham dự vào đời sống kinh tế, chính trị ở địa phương, th́ luôn luôn chúng ta có tiếng nói, nếu chúng ta xây dựng được sức mạnh của cộng đồng, nhưng là một cộng đồng Úc gốc VN, một cộng đồng Mỹ gốc Việt Nam, một cộng đồng Canada gốc Việt Nam... tương tự như một cộng đồng Mỹ gốc Do Thái, hay một cộng đồng Úc gốc Do Thái. Th́ tôi xin thưa đấy là quan điểm đấu tranh, cái nền đấu tranh mà trên đó, chúng tôi sẽ hoạt động.

Ông Phạm Đ́nh Kỳ: Tôi có vài câu hỏi. Thứ nhất, tôi vừa nhận được lá thư của LS Đinh Thạch Bích, trong đó nói về nhiều chuyện, nhưng chúng tôi chỉ để ư một chuyện. Mẹ sáo sậu nuôi con tù hũ. Vậy có sách lược nào để mẹ sáo sậu loại bỏ con tù hũ hay không? Thứ hai, hiện nay ở VN phong trào dân chủ đang lên cao. Nhóm ông Hoàng Minh Chính đă tuyên bố phục hoạt đảng Dân Chủ. LS Nguyễn Văn Đài kêu gọi các đảng phái trở lại phục hoạt ở trong nước. LS Nguyễn Văn Đài nói rơ ràng, những cái ǵ luật pháp không cấm th́ chúng ta có quyền làm. Và ngay ở trong Hiến Pháp [CS] 1992 có đủ mọi thứ quyền cho chúng ta, trong đó có quyền lập hội, chúng ta có quyền tự do lập hội. Vậy th́ đảng Việt Tân có ư định về nước, để đăng kư hoạt động như một đảng chính trị không? Thứ ba, về đoàn kết, th́ thưa quư vị, Hồ Chí Minh đă đoàn kết dân tộc VN như thế nào, để mà rồi đánh bại cả Pháp cả Mỹ, và đánh bại cả chúng ta luôn. Vậy trong hiện tại cũng như trong tương lai, chúng ta có sách lược ǵ để đoàn kết dân tộc không? Hay nói đoàn kết các đồng chí trong cùng một đảng với nhau không?

LS Hoàng Cơ Long: Thưa vị cao niên, quư vị tỏ ra rất là bức xúc khi đề cập đến một bài viết của LS Đinh Thạch Bích, nói về vấn đề "tu hú đẻ nhờ". Bây giờ quư vị hỏi tôi, có biện pháp nào để cắt bỏ chuyện "tu hú đẻ nhờ", th́ thật ra, trước kia VNCH cũng đă có những biện pháp, th́ tổ chức nào cũng có những biện pháp để cắt bỏ. Nhưng hỏi biện pháp nào, th́ mỗi lúc, một hoàn cảnh khác nhau, đ̣i hỏi những biện pháp khác nhau. Đó là trả lời câu hỏi thứ nhất. Sang câu hỏi thứ hai, quư vị nói về ông Hoàng Minh Chính, về phục hoạt đảng Dân Chủ. Bây giờ, tôi xin vắn tắt, nói về đảng Dân Chủ, chúng ta ở đây cũng nhiều người nghe thấy cả. Nhưng ta phải định rơ, có cái ǵ gọi là "dân chủ" hay không? Nói chung chung th́ như vậy. Thứ nhất là Tuyên Ngôn 8406 về tự do dân chủ do 118 người kư tên, và hôm nay, tôi được biết, có 50 gia đ́nh ở tỉnh Thái B́nh xin kư tên vào bản tuyên ngôn đó, nâng tổng số người kư tên 1400 chữ kư của cá nhân và khoảng 2000 gia đ́nh ở trong nước. Đấy là bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ được gọi là Tuyên Ngôn 8406. Một bản tuyên ngôn thứ hai là bản Tuyên Bố Dân Chủ của ông Trần Khuê. Thứ ba, chúng ta nghe thấy nhiều về vấn đề "phục hoạt dân chủ" qua phong trào dân chủ của GS Trần Khuê và ông Hoàng Minh Chính, với sự móc nối với BS Nguyễn Xuân Ngăi ở hải ngoại. Rồi chúng ta nghe tin phục hoạt đảng Dân Chủ. Đảng này có từ năm 1946, dưới hệ thống chính phủ VC, lúc bây giờ được gọi là chính phủ VN "Dân Chủ Cộng Ḥa". Sau đó, vào năm 1988 đă bị VC giải tán. Cho nên chúng ta cần phải nh́n rơ những sự kiện riêng biệt như vậy. Ở đây là phong trào dân chủ, đúng hơn là tiếng nói kêu gọi dân chủ, do ông LS Nguyễn Văn Đài, ông ấy làm bản điều lệ về dân chủ ở trong nước. Chúng tôi cũng nhận được bản điều lệ này, và tác giả yêu cầu cho biết ư kiến. Th́ tôi chỉ nêu lên một điểm là trong bản điều lệ này có một điều, tất cả các đảng viên của đảng Dân Chủ, tôn trọng hiến pháp và luật pháp nhà nước. Tôi muốn hỏi tôn trọng hiến pháp và luật pháp nào? Trong cái khung cảnh hiến pháp và luật pháp của CSVN hiện tại, th́ tôn trọng hiến pháp đó, th́ đảng Dân Chủ cũng chỉ là đảng trong cái ô dù của Mặt Trận Tổ Quốc. Trong này, ông LS Đài cũng nói là, nên căn cứ vào những điều khoản có sẵn trong hiến pháp hiện tại, như tự do ngôn luận, tự do lập hội. Nhưng ông ta quên mất một điều là những điều này có nhưng VC nó có thi hành đâu? Trong khi đó th́ ḿnh lập đảng ra, lại đ̣i tôn trọng hiến pháp, luật pháp, nhà nước VC th́ có đúng là cho đầu vô cái tḥng lo.ng. C̣n câu hỏi thứ 3 là vấn đề đoàn kết, và ông cao niên cho rằng "Hồ Chí Minh đă đoàn kết toàn dân, đánh Pháp, đuổi Mỹ"... Đấy là điều mà VC vẫn rêu rao khi chúng đánh đuổi VNCH. Nhưng sự thực muốn biết cái điều "đoàn kết" của VC, th́ nên lấy cái câu của nhà văn Dương Thu Hương để mô tả cái t́nh trạng "đoàn kết" của chế độ VC "đánh Pháp, đuổi Mỹ, đánh nguỵ" th́ tất cả cái cuộc chiến đó của VC là "cuộc chiến đểu giả, thối tha, man rợ". Câu nói đó của nhà văn Dương Thu Hương đă nói lên thế nào là "đoàn kết" dưới chế độ VC.

BS TXN: [bổ túc câu trả lời của LS Hoàng Cơ Long] Về câu hỏi của ông [Phạm Đ́nh Kỳ], tôi chỉ có 3 câu ngắn gọn. Thứ nhất, "mẹ sáo sậu mà nuôi con tu hú", làm sao để bỏ đây? Nói cách khác, th́ làm sao loại bỏ những kẻ nằm vùng? Tôi xin thưa đây là lănh vực t́nh báo. Mà nói đến chuyện t́nh báo th́ không thể nói ra ngoài cho mọi người biết được. Thứ hai, phong trào dân chủ lên cao ở trong nước, th́ đảng VNCTCMĐ có về đăng kư không? Tôi xin thưa, trong cái giờ phút này, trong cái thực tế của tổ chức cũng như của cộng đồng người Việt hải ngoại, chúng tôi không thấy có cái nhu cầu ǵ để đăng kư sinh hoạt trong cái chế độ đó cả. Thứ ba, Hồ Chí Minh đă "đoàn kết" như thế nào? Câu hỏi này có một sự ngộ nhận. Sự thực, Hồ Chí Minh đă không đoàn kết, mà chỉ có h́nh thái "đoàn kết" dân chủ liên hiệp trong giai đoạn đầu của VN Dân Chủ Cộng Ḥa mà thôi. HCM không đoàn kết. HCM đă thắng trận không phải v́ đoàn kết, mà HCM đă dùng mọi thủ thuật, và đồng thời dùng các vũ khí viện trợ của Liên Xô, Trung Cộng, để giết dân VN.

Ông Nguyễn Văn Trị: Tôi có 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất, tôi xin rất đồng ư với quan điểm mà BS Ninh vừa tŕnh bầy. Vấn đề thứ hai, tôi thấy sự chia rẽ cộng đồng, trong nước cũng như hải ngoại rất trầm trọng nhiều khê. Hôm nay, BS Ninh đă nêu ra một vấn đề rất cần thiết qua việc trả lời cho ông Kỳ về con tu hú, cũng như vấn đề không đoàn kết. BS Ninh đă chứng minh, cho chúng ta thấy để chúng ta nhận định được, tổ chức nào là chính, tổ chức nào là nên đề pḥng. Thế thôi! Mà nói cái tổ chức nào trúng, và cái tổ chức nào sai, để mà chúng ta đưa cái sự ủng hộ của chúng ta cho nó trúng chỗ. Th́ qua sự tŕnh bầy của BS Ninh, tôi nghĩ rằng, những ai nhận định được điều đó cho cẩn thận, th́ chúng ta đă thấy rằng ai trúng, ai đáng được chúng ta ủng hộ, và ai không nên cho chúng ta ủng hộ. Đừng có bắt buộc người ta phải nói ra. Cái thứ hai, sách lược của một tổ chức, tôi nghĩ rằng, cái điều quan trọng mà chúng ta đ̣i hỏi, là mục tiêu chính, cái chủ trương của tổ chức đó nhắm đến. C̣n cái vấn đề chiến lược, chiến thuật, từng giai đoạn, từng thời kỳ áp dụng,... của tổ chức đó, th́ chúng ta không nên hỏi, v́ có hỏi họ cũng không bao giờ trả lời. Đó là những cái bí mật phải được bảo vệ. Điều quan trọng, chúng ta cần biết là cái mục tiêu chúng ta đang nhắm đến, th́ tổ chức đó có đáp ứng được cho chúng ta không. Bây giờ, tôi muốn hỏi BS Ninh, là hiện nay cộng đồng người Việt hải ngoại đang có một cái vướng mắc, là chúng ta phải nghĩ ra một cái ǵ đó để cùng làm mà không bị khúc mắc. Ở hải ngoại, cộng đồng tỵ nạn chúng ta có những ban chấp hành lănh đạo ở các quốc gia. Nếu họ vừa lo về hành chánh, an sinh xă hội, tranh đấu quyền lợi cho đồng bào, mà lại c̣n đưa cho họ một vai tṛ lănh đạo về phương diện chính trị, th́ họ sẽ gặp khó khăn, và dễ bị vướng mắc về vấn đề pháp lư, t́nh cảm, đối với quốc gia sở tại, đối với quốc tế và các cộng đồng khác. V́ vậy, đối với 2 vấn đề đó, chúng ta cần nghĩ lại để mà thành lập một cái ǵ đó. Cũng giống như hồi năy BS Tiến đă nói, cộng đồng người Việt tại Úc hiện đang ủng hộ mọi nỗ lực đấu tranh dân chủ tại quê nhà. Và BS Ninh cũng đă đồng ư về vấn đề đó. Nhưng mà chúng ta với vai tṛ lănh đạo của cộng đồng, chúng ta phải t́m và xác định xem tổ chức nào cần được ủng hộ chính thức. C̣n những cái nào cho là ngoại vi của chúng ta, th́ chúng ta cho những tổ chức khác làm. Chúng ta không nên dính vào. Như vậy để trách cho cộng đồng chúng ta mang tiếng. Tôi nghĩ, cộng đồng người Việt hải ngoại, từ Úc cho đến Mỹ và các nước khác, nên có một tổ chức mạnh, chuyên môn gánh vác về vấn đề chính trị, đứng ra để làm những công việc chính trị đó.

BS TXN: Nhu cầu phân biệt giữa công tác hành chánh giúp đỡ đồng bào với công tác chính trị quả thật là nhu cầu quan trọng ở mọi nơi. Tôi tin là quư vị lănh đạo cộng đồng cũng như là các thành phần trong cộng đồng đều hiểu rơ điều đó. Và một khi hiểu rơ, th́ chúng ta có thể giải quyết đơn giản dễ dàng trong cái khuôn khổ và t́nh h́nh thực tế đặc biệt của cộng đồng. Chuyện này không phải chỉ riêng ở Úc Châu, mà c̣n ở nhiều nơi khác nữa. Và tôi tin rằng những vị như BS Tiến, hay LS Dũng, và những người có sinh hoạt cộng đồng ở đây, đều biết rơ chuyện đó. C̣n vấn đề chia rẽ, th́ tôi xin góp ư thế này. Chúng ta cần phân biệt, có một sự suy nghĩ rất cổ điển và quy ước, là hễ chúng ta thấy có người phát biểu ư kiến khác với ḿnh, to tiếng, mạnh bạo, hay có tính cách cảm tính, th́ chúng ta cho nó là chia rẽ. Cái đó, không hẳn đúng đâu. Như quư vị sống ở đây mấy chục năm, đều thấy sinh hoạt trong quốc hội của các nước như Úc, Mỹ, Pháp, th́ thấy đều có những phát biểu dị biệt và cảm tính, nhưng đó không phải là sự chia rẽ. Sự khác biệt về quan điểm là biểu hiện của một h́nh thái sinh hoạt dân chủ trong một xă hội trưởng thành. Chúng ta không nên nh́n dưới góc độ, hễ người nào phát biểu khác với ư kiến ḿnh là chia rẽ, là thù nghịch. Tôi biết là c̣n có một số người có đầu óc như vậy. Nhưng cho tới ngày hôm nay th́ số người suy nghĩ như vậy đă ít đi. Chỉ có sự tiêu cực trong sự phát biểu ư kiến khác nhau, là bên cạnh những phát biểu ư kiến khác nhau nó có những tṛ ma qủy. Th́ những tṛ ma quỷ đó là những điều chia rẽ, xấu xa. V́ vậy điều chúng ta đáng lo là những tṛ ma qủy, chứ không phải sự khác biệt ư kiến.

Ông Hữu Nguyên: Trước hết, tôi xin cảm ơn chuyến viếng thăm của BS TXN, của LS Hoàng Cơ Long, cùng quư vị trong phái đoàn từ Hoa Kỳ. Sự hiện diện của quư vị ngày hôm nay, đă cho chúng tôi cơ hội t́m được niềm tin mới đối với Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Như quư vị đă biết, báo Sàig̣n Times và bản thân anh em chúng tôi trong suốt thời gian hơn mười mấy năm qua, luôn luôn đi sát với anh em Mặt Trận trước đây, và đảng Việt Tân sau này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, quả thực chúng tôi đă có những băn khoăn, chao đảo. Mặc dù không phải là đảng viên của Mặt Trận, cũng như của đảng Việt Tân, nhưng chúng tôi coi Mặt Trận như là một cứu cánh. Chúng tôi là những người Việt tỵ nạn cộng sản, luôn luôn ôm ấp những hoài băo, nhưng đi theo con đường hoài băo mà ḿnh ôm ấp, là một điều vô cùng khó khăn. Trên con đường khó khăn đó, chúng tôi nh́n vào Mặt Trận như nh́n vào một cái phao, một con thuyền giữa làn sóng dữ. V́ vậy, trước những thay đổi trong đảng Việt Tân, anh em chúng tôi đă có những băn khoăn. Nhưng gần đây, với sự lên tiếng của BS TXN, với sự hiện diện của quư vị hôm nay, và qua những bài viết của quư vị trên Mạng Lưới Tâm Thức, chúng tôi thức tỉnh được một vấn đề quan trọng. Trong tư thế của những người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc đấu tranh giải trừ cộng sản. 31 năm trước đă khó khăn, bây giờ khó khăn hơn. Vậy bây giờ ḿnh nên chọn con đường thành công trước mắt, hay phải đi đúng để đạt đến thành công trong mai hậu, xa xôi hơn. Có những đoàn thể, có những tổ chức, chỉ nghĩ đến thành công trước mắt, để rồi ảo tưởng đi đến hoà hợp, hoà giải với cộng sản. Rất may mắn có sự lên tiếng của BS TXN, Mạng Lưới Tâm Thức Việt Nam, và những bài trong cuốn Đặc Tập, chúng tôi đă nhận ra được, điều quan trọng của chúng tôi hiện nay là đi đúng, đi theo lẽ phải. C̣n sự thành công của dân tộc nó kéo dài hàng trăm năm. Bây giờ tôi xin có một câu hỏi. Đối với Cha Nguyễn Văn Lư và những hoạt động đấu tranh của những nhà dân chủ tại VN hiện nay, đó cũng là những ánh sáng mới cho chúng tôi tin tưởng vào tương lai của đất nước và dân tộc. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh trong gông cùm cộng sản, trong khi cộng sản đang đô hộ, có nhiều khó khăn quá. Tôi không biết, quư vị có sáng kiến nào, có ư nghĩ nào, để cho cuộc chiến đấu của Cha Lư và những nhà dân chủ VN, vừa không cô đơn, mà vừa tránh khỏi những ngộ nhận nguy hiểm, do chính cộng sản đang giật dây?

BS TXN: Chia sẻ với ông Hữu Nguyên những điều ông nói về VNCTCMĐ. Quả thực ở những nơi khác, đặc biệt là Adelaide, chúng tôi cũng được nghe những lời phát biểu tương tự, quan tâm đến hoạt động của VNCTCMĐ. Chúng tôi xin thưa, đứng về nhân số, VNCTCMĐ là một đảng rất nhỏ so với toàn thể đồng bào ở hải ngoại, cũng như nó rất nhỏ so với đồng bào trong nước. Tuy nhiên, dù ghét nó hay thương nó, th́ cũng phải công nhận một điều, VNCTCMĐ đă đóng góp một số điều hữu ích, có lợi cho công cuộc đấu tranh của Việt Nam. Có được điều này là nhờ tính đặc thù của anh em trong VNCTCMĐ. Tôi cũng xin chia sẻ một điều nữa, rất là đồng ư với ông HN trong việc định nghĩa sự thành công. Có người nghĩ, có một ghế trong đảng cộng sản là thành công, có 3 ghế là thành công, có 50 dân biểu là thành công. Chúng tôi không nghĩ đó là thành công. Và tôi hoàn toàn đồng ư với ông HN khi nói, chuyện quan trọng ngày hôm nay là đi đúng con đường chính đạo. Cái chuyện thành công gọi là vật chất nh́n thấy, đó chỉ là chuyện đánh giá trước mắt. Nhưng cái thành công to lớn nhất của chúng ta là thành công trong hành xử hàng ngày. Gần đây, có một người kư tên Ngôn Sử hay Ngôn Sứ ǵ đó, có viết một bài, là VN đang sống ở thời đại "đồ đểu". Người ta nói Việt Nam, và thế giới, trải qua những giai đoạn, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt... Nhưng mà VN hiện nay đang sống ở thời đại "đồ đểu". Và VN đang sống ở thời đại "đồ đểu" là bởi v́ đảng CSVN đă làm cho con người VN muốn tử tế cũng không được. Và cái cay đắng của người VN muốn tử tế cũng không được đă được viết trong câu truyện Chị Cả Bống, mà nhà văn Phạm Lưu Vũ, trong khoảng 6000 chữ, đă nói lên rằng, cái tương lai của nước VN trong chế độ cộng sản, th́ cái nơi ở của người tử tế là phải nộp đơn vào tù. Mà muốn nộp đơn vào tù th́ cũng phải chờ đợi. V́ thế, quư vị thử nghĩ coi, nếu một vị nào đó ở đây, về VN làm tổng thống, th́ làm tổng thống của một thời đại "đồ đểu", có nên chăng? Cho nên tôi xin thưa, đối với tôi, và đối với anh em đảng viên vừa họp Đại Hội Đồng Tâm, th́ chúng tôi đă dứt khoát xác định, con đường chúng tôi đi là con đường hàng ngày mà chúng ta nh́n thấy sống trọn vẹn và thành công với nó. Chúng tôi không sống trong khung cảnh của một thế giới "đồ đểu". Và đó là một mặt của cách mạng. Chúng tôi thành thực với chúng tôi. Chúng tôi thành thực với quư vị. Chúng tôi thành thực với đồng bào. Th́ đấy, chúng tôi xin mở ngoặc một chút, và chúng tôi thành thực đồng ư với điều mà ông Hữu Nguyên vừa phát biểu về ư nghĩa của thành công. Về LM Nguyễn Văn Lư, như tôi đă tŕnh bầy, quư vị thấy nó vô cùng phức tạp. Trong mỗi một cái tuyên ngôn, mỗi hành động, của mỗi nhóm, nó có rất nhiều yếu tố đan chen vào nhau, trong đó có những yếu tố tác động từ chế độ CS, những người lănh đạo CS; những yếu tố đấu tranh ở hải ngoại; những yếu tố tâm lư, hay thực tế của các thế lực thế giới. Đề tài này, chúng tôi đă phân tích thảo luận rất kỹ trong Hội Nghị Đồng Tâm vừa rồi, khi nhận định về những người gọi là "đối kháng" ở trong nước. Những người mà anh em chúng ta ở hải ngoại thường gọi là "đối kháng", "ly khai", hay "bất đồng", nhưng thực sự ra, chưa bao giờ họ tự gọi họ là những người "bất đồng" hay "đối kháng" cả. Gần đây thôi, họ chỉ nhận ḿnh là "những nhà dân chủ". Cái đó cho thấy nó có một sự tinh tế vô cùng của những người trong nước mà hải ngoại không nhận ra. Khi chúng ta thấy họ tự xưng là những nhà dân chủ, chúng ta vội vàng ủng hộ ngay, gần như là vô điều kiện. Bất cứ người nào xưng là nhà dân chủ, chống chế độ, hay nói xấu chế độ, chúng ta đều ủng hộ và chúng ta coi họ là đồng minh. Cái đó đúng, nhưng chỉ đúng ngoài mặt và phiến diện thôi. Nếu chúng ta đi sâu vào, chúng ta sẽ thấy có những phiền phức. Thí dụ như tôi vừa kể trường hợp của Trần Mạnh Hảo. Trong trường hợp của Cha Lư cũng vậy. Chúng ta biết, Cha Lư là người có thành tích đấu tranh, không phải bắt đầu từ bây giờ, mà từ trước. Nếu theo dơi, chúng ta thấy Cha Lư đă trải qua những giai đoạn bị khống chế, từ giai đoạn đầu tiên, ngài đă rất là dứt khoát, "tự do hay là chết" ở giáo xứ Nguyệt Biều, cho đến khi bị giam, bị tù, bị bôi xấu bằng những luận điệu khác nhau ở ngay cả hải ngoại này. Rồi sau đó, khi được trả tự do, ngài cũng đă có những lời tuyên bố dứt khoát. Như vậy cho thấy, những người thực sự gọi là đấu tranh ở trong nước, đều trải qua những giai đoạn, mà tâm lư của họ phải chịu những ảnh hưởng tác động khác nhau, dẫn đến thái độ của họ có những thay đổi. Những sự thay đổi đó phải được nh́n vào bản chất của từng sự việc, và từng giai đoạn, chúng ta sẽ theo cái quá tŕnh hoạt động của họ và những sự việc hiện tại, mà chúng ta có sự hỗ trợ theo như tinh thần mà BS Tiến nói, là hỗ trợ một cách đúng, vừa phải, nhưng mà không công kênh, để tránh sau khi công kênh họ lên, hôm sau họ trở thành cộng sản, hay thành những người đ̣i xây dựng "Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa". Tôi cho cái đó là cái điều vô cùng tế nhị, mà những quư vị ở trong truyền thông, những quư vị lănh đạo cộng đồng, cũng như là những nhà đấu tranh, trong thời gian tới, nên có những tiếp xúc, liên lạc thường xuyên với nhau, để trao đổi về hiện tượng này, hay hiện tượng kia, để có được những hiểu biết từ nhiều mặt. Và khi đă có được những hiểu biết từ nhiều mặt, chúng ta sẽ không sa vào những sai lầm.

Ông Nghĩa: Tôi thấy rằng ở Việt Nam hiện nay có nhiều phong trào đấu tranh, mà có thể nói, họ là những anh hùng thật sự. Kể cả những người Thượng ở Cao Nguyên, cũng đấu tranh để đ̣i tự do thờ phượng. Rồi cuộc đấu tranh của anh em Ḥa Hảo, đă bị tù đầy, đă tuyệt thực. Rồi đấu tranh bên Công Giáo của LM Nguyễn Văn Lư, và nhiều tổ chức đấu tranh tại VN hiện nay, càng ngày càng diễn tiến, sức mạnh đấu tranh càng mạnh. Dầu họ không gần với nhau, nhưng thật sự qua diễn tiến đấu tranh, chúng ta thấy họ thực sự đoàn kết, bằng nhiều mũi tên khác nhau, qua h́nh thức này hoặc h́nh thức khác, cùng tấn công cộng sản. Chúng ta ở đây trông chờ vào cuộc đấu tranh ở trong nước. Ở bên ngoài, rơ ràng chúng ta không thể giật sập chế độ cộng sản, mà phải trông cậy vào đồng bào trong nước. Càng ngày họ càng minh mẫn, sáng suốt, và không sợ cộng sản nữa. Họ dám đấu tranh trước mũi súng của cộng sản, trước uy quyền luật pháp của cộng sản. Họ chấp nhận ở tù, chấp nhận sự đe dọa mọi phương diện từ chế độ cộng sản, để đấu tranh. Nhưng đối với chúng ta ở đây, cái diễn tiến của cộng đồng, diễn tiến các mặt trận, các đoàn thể đấu tranh tại hải ngoại như thế nào? Gần đây chúng ta thấy rằng, ai đặt vấn đề cái "ngày tỵ nạn" để xoá đi, dời đi, làm một ngày tỵ nạn khác? Và cái diễn tiến thứ hai là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, dù rằng một sự phân chia trong tổ chức của cuộc đấu tranh, mà báo chí gọi là "chệch hướng". Th́ quư vị nghĩ thế nào, sự chệch hướng có lợi hay có hại cho cộng đồng chúng ta? Diễn tiến đ̣i hỏi vấn đề hoà hợp với cộng sản là hoà hợp như thế nào? Trong Nghị Quyết của CS đă đ̣i "Việt kiều" của chúng ta về bên ấy tham gia vào cái ghế của quốc hội CS. Th́ quư vị đă thấy sự diễn tiến đấu tranh ở trong nước cho thấy có sự đoàn kết, trong khi sự diễn tiến ở ngoài nước th́ có sự rạn nứt. Tâm tư của chúng ta bị dao động. Như vậy, nó có lợi hay có hại? Quư vị lănh đạo phải sáng suốt, để làm cách nào gia tăng sự đoàn kết, để niềm tin vào cuộc đấu tranh ngày vững mạnh trong cộng đồng của chúng ta. Xin cảm ơn.

BS TXN: Điểm thứ nhất hỏi về cái hiện tượng "ngày tỵ nạn", tôi xin thưa, tại hải ngoại này, chúng ta có nhiều những cái quan điểm, những xu hướng, những suy nghĩ. Khi có một số đề nghị, ở góc độ này có cái lợi này, ở góc độ kia có cái hại kia. Khi chúng ta nh́n chưa tới, nh́n chưa hết, th́ có những cái nó sẽ có những trở ngại. Chuyện đó tôi không coi là chuyện lớn. Chuyện lớn là chúng ta đă giải quyết xong một cách rất là tốt đẹp và thoải mái. Ở trong cuộc đời này, tôi vẫn nghĩ là trong cuộc đời của tôi, từ lúc đi học cho tới lúc đi làm, cho tới lúc đấu tranh, luôn luôn có những sự sai lầm, có những sai lầm nhỏ, có những sai lầm lớn. Tôi không cho cái đó là quan trọng. Cái quan trọng là khi chúng ta có quyết định ǵ, có lời nói ǵ mà chúng ta sai, chúng ta sửa một cách thành khẩn, một cách thành thật. Tôi nghĩ cái hiện tượng "ngày tỵ nạn" là một cái hiện tượng có thể nói là đă bị nhiều thảo luận, nhưng không phải là vấn đề khiến chúng ta phải ngoái cổ về một hiện tượng đă sai, đă không đúng, đă không được mọi người đồng ư. Th́ tôi thấy, cái nh́n đó là cái nh́n tích cực. Và chúng tôi luôn luôn nh́n vấn đề trong tinh thần như vậy. Không phải là vấn đề lôi ra để gấu ó, anh sai tôi sai. Không phải là vấn đề như vậy, khi mà chúng ta cùng có nhiệt tâm thiện chí. Cái vấn đề thứ hai, khi đề cập đến chuyện Việt Tân chệch hướng với chuyện rạn nứt, để đối chiếu với chuyện đoàn kết ở trong nước, tôi xin thưa tôi không dám nói đến chuyện "đoàn kết" ở trong nước. Chuyện đó nó xa vời, ḿnh có thể thảo luận sau khi chúng ta có th́ giờ. Nhưng tôi xin nói đến chuyện trước mắt, chuyện gọi là "rạn nứt" của đảng VT. Rơ ràng, dù muốn tránh, dù muốn nói như thế nào đi chăng nữa, nó có hai khuynh hướng trong đảng VT. Mà khuynh hướng của VNCTCMĐ, mà tôi ở trong Ban Chỉ Đạo mới được bầu ra trong Hội Nghị Đồng Tâm, là cái khuynh hướng đi theo cái con đường đấu tranh trên cái tiền đề, là phải chấm dứt chế độ cộng sản, rồi mới có thể canh tân. Có chế độ cộng sản đó, th́ không thể nào canh tân được. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, không thể nào canh tân để mà chấm dứt chế độ cộng sản. Có một xu hướng khác cho rằng, có thể canh tân để chấm dứt chế độ cộng sản đó. Ở đây, tôi không bàn định đúng sai. Ở đây không phải là chỗ chúng ta thảo luận đúng sai. Các quư vị theo dơi, các quư vị sẽ chọn lựa. Bây giờ, bảo rằng VT có 2 xu hướng như thế, là một sự rạn nứt, một sự chia rẽ. Đó có phải là điều đáng tiếc không? Tôi nghĩ, nh́n khách quan ra, nó không phải là một điều đáng tiếc. Thay v́ một tổ chức có một đường lối, một quan điểm, th́ bây giờ nó trở thành hai. Cái chuyện một đường lối, một quan điểm, bây giờ biến thành hai là tại sao? Tại v́ những diễn biến của t́nh h́nh, đă làm cho một số người thời cơ nghĩ chuyện thời cơ. C̣n cũng những diễn biến t́nh h́nh đó làm cho chúng tôi cho rằng, nó có những thuận lợi, mà chúng ta phải nắm lấy để tiếp tục đi theo con đường kia, và chúng ta phải lấy cái nền là quần chúng, lấy cái nền là những con người lư tưởng, để mà xây dựng, vận dụng những con người lư tưởng đó trở thành những cái đầu tầu hướng dẫn đại đa số quần chúng, làm cuộc cách mạng, giải quyết vấn đề Việt Nam tận gốc rễ, là chấm dứt chế độ cộng sản đó, để canh tân đất nước. Thành ra hai quan điểm đó, ở đây tôi không dám bàn đúng sai, nhưng tôi xin khẳng định, về phía của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng hiện nay gọi tắt là Việt Tân Cách Mạng, để ngược lại, khác hẳn, phân biệt với tổ chức gọi là Việt Tân, Vietnam Reform Party. Hai quan điểm, đó là một điều quả thực đáng tiếc. Nếu ḿnh có 100 người, mà có 30 người thế này, 70 vị thế kia, th́ rơ ràng, biểu kiến, nó là một sự kém sút, chia rẽ, hay gọi là mất niềm tin th́ cũng đúng. Nhưng tôi xin thưa về chuyện mất niềm tin và chia rẽ như thế này. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, cái t́nh h́nh th́ phức tạp, các yếu tố chính trị, cảm tính, thế giới, nội tại, ngoại quốc,... nó ảnh hưởng vào, nó tác động hỗ tương làm cho tâm lư con người thay đổi đi. Và khi con người thay đổi đi, th́ bắt buộc nó phải có sự dàn dựng lại, sắp xếp lại. Và khi có sự sắp xếp lại như thế, th́ cái yếu tố nào, nhân tố nào có sức lực, có chính nghĩa, cái nhân tố đó sau chót nó sẽ nổi lên. V́ vậy, nếu nghĩ b́nh thường, th́ nghĩ là "mất niềm tin". Nhưng nếu nghĩ một cách tích cực th́ chúng ta không nên để cái chữ "mất niềm tin" ở đây. Nhân dịp này, tôi xin được tŕnh bầy quan điểm của VNCTCMĐ, mà tôi là người từng chịu trách nhiệm về đường lối chính sách cho tới những ngày gần đây. Là cái quan niệm trận thế trong công cụôc đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản VN. Quan niệm trận thế này là, chúng ta có một kẻ thù trước mặt là cộng sản, và có nhiều nhân tố đấu tranh chống cái chế độ cộng sản đó. Mỗi một nhân tố có một sở trường, có một sở đoản. Và trong hoàn cảnh đó, tất cả chúng ta phải ư thức rằng, chúng ta ở trong một trận thế, mỗi người một góc, một chỗ, người nào việc nấy, tổ chức nào làm việc đó, cộng đồng làm việc cộng đồng,... cùng nhau nh́n vào đó, để cùng tấn công chế độ. Thành ra đảng VT trước đây là một khối, bây giờ nó chia ra, một bên là thời cơ chủ nghĩa, đi làm cái chuyện này chuyện nọ cho nó hợp thời. (….)


(C̣n tiếp... một kỳ)

 

http://www.vietbao.com/

 

Số: 4113
Ra Ngày: 7/7/2006