Tưởng niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy    
 
Saturday, 29 July 2006
Nửa thế kỷ trước đây, lưu hành trong dân gian, dưới mái học đường khắp nước những vần thơ hùng tráng của Ngày Tang Yên Báy và Chiến Sĩ Vô Danh với bút hiệu Đằng Phương, đă làm xúc động bao thanh niên Việt Nam yêu nước. Có ai ngờ tác giả những bài thơ bất hủ ấy chỉvừa tuổi hai mươi. Rất nhiều người thuộc ḷng những vần thơ ấy từ tuổi học tṛ, măi về sau mới biết tác giả là Nguyễn Ngọc Huy. Theo ông Đỗ Tiến Đức, mỗi bài thơ của ông là một bản tuyên ngôn mạnh mẽ về t́nh yêu nước và vinh danh các chiến sĩ đă hy sinh cho đất nước.
 
 
Ṛng ră hơn bốn mươi năm, qua nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau, ông đă miệt mài tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam và tận hiến đời ḿnh để phục vụ xứ sở. Từ thi ca đến biên khảo, từ hợp tác với chính quyền đến gia nhập đảng phái, từ lănh đạo các tổ chức chính trị hải ngoại đến vận động các chính khách quốc tế, ông đă tạo ra một ảnh hưởng sâu rộng trong nước và trên thế giới về kiến thức, khả năng lănh đạo chính trị và quyết tâm tranh đấu cho một tương lai Việt Nam Tự Do Dân Chủ.
 
 
Nếu như trước năm 1975, ông đă có những cống hiến đáng kể cho đất nước, th́ sau ngày ra hải ngoại, ông lao vào những hoạt động chính trị qui mô. Trước hết là thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, một tổ chức chính trị khá rộng lớn cùng khắp thế giới.
 
 
Sau đó, ông bôn ba khắp các quốc gia vận động các chính khách, các nhà lănh đạo, các tướng lănh, các nhà báo nổi tiếng để thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yễm Trợ Việt Nam Tự Do hầu hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu của người Việt trong và ngoài nước.
 
 
Nhà b́nh luận Trần B́nh Nam cho rằng sự tận hiến cuộc đời cho Tổ quốc là quan niệm được nhắc nhở trong những trang anh hùng sử, và là một ư niệm trừu tượng để nung nấu ḷng yêu nước của con dân, nhưng với Giáo sư Huy, ông đă cụ thể hóa bằng chính cuộc đời ḿnh. Đó là một tấm gương có thể sờ mó được, và là một bài học hiện tiền không chút trừu tượng đáng để giáo dục lớp trẻ ngày nay. Ông tin rằng, nếu mỗi người có được một phần nhỏ đức tận tụy của Giáo sư Huy đối với quốc dân th́ đó là cái may lớn cho dân tộc vậy.
 
 
Hơn ai hết, cựu Đại sứ VNCH Bùi Diễm là bạn tâm giao của Giáo sư Huy từ lúc c̣n trẻ, luôn luôn trân quư tấm ḷng sắt son của ông với đất nước. C̣n nghĩa cử nào cao quư hơn với cụ Trần Văn Ân khi bậc cao niên nầy ghi thêm bài vị trên bàn thờ của ḿnh tên chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy bên cạnh Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Tạ Thu Thâu?
 
 
Sự tận hiến ấy đă khiến cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush cho rằng không những ông đă phục vụ dân tộc Việt Nam mà c̣n phục vụ dân chúng Hoa Kỳ và là một tấm gương phục vụ đối với các thế hệ mai sau. Suốt đời ḿnh, ông chỉcó một nỗi đam mê là phụng sự Tổ quốc. Quả thực, tấm ḷng đối với đất nước cũng như những hoạt động của ông đă tạo nên sự ngưỡng mộ nơi những chính khách nổi tiếng, như Dân Biểu Canada, ông David Kilgour, đă ca tụng ông là một Gandhi Việt Nam trước Quốc Hội Canada, nhận xét rằng chưa có ai phục vụ lư tưởng lâu dài như ông. Hoặc như Tiến sĩ Stephen B. Young bị lôi cuốn bởi đạo đức và khâm phục sự hiểu biết, phong cách của nhà cách mạng Nguyễn Ngọc Huy, khuyến khích chúng ta hảy tiếp tục phục vụ đất nước trên con đường của đức độ và bổn phận để đáp lại tấm ḷng của nhà ái quốc nầy.
 
 
Ở một lănh vực khác, nơi giảng đường hay trong các buổi thuyết tŕnh chính trị, theo nhà báo Lê Duy Việt, ông là một giáo sư lỗi lạc và cũng là một nhà hùng biện với lư luận uyển chuyển vi tế, với những nhận định và tầm nh́n xa chính xác, không dễ ǵ có một bộ óc thứ hai. Hay như ông Vương Trọng Tài, đă diễn tả khi thuyết giảng, giọng nói ông lung linh đam mê, dịu dàng đôn hậu, nhưng h́nh như có sắt, có thép, có lửa trong đó. Giáo sư Lưu Trung Khảo đă thuật lại rành rơi thành công ngoạn mục của Giáo sư Huy trong việc phá vỡ âm mưu của cộng sản hạ nhục phái đoàn VNCH tại Tây Đức, khi b́nh tĩnh giảng giải cho đám sinh viên thân cộng, rồi bất ngờ trưng dẫn những tài liệu không thể chối căi được để kết tội Hồ Chí Minh đă rước quân xâm lăng vào Việt Nam.
 
 
Chính nhờ đức độ, khả năng thuyết phục của ông đă giúp ông đạt được kỳ công là kêu gọi được trên 150 chính khách, dân biểu, nghị sĩ, tướng lănh, nhà báo tham gia thành lập Ủy Ban Quốc tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do. Ông thực xứng đáng là nhà vận động xuất sắc ít ai đủ khả năng thực hiện được.
 
 
Cuộc sống đạm bạc của ông chẳng khác nào một nhà tu hành. Đi xe buưt, ngủ nhà người quen là nét sinh hoạt thường nhật của ông. Ông đă dồn tâm trí và th́ giờø cho những cuộc du thuyết, các cuộc vận động hay tổ chức đoàn thể. Oái ăm thay, tuổi già sức yếu cộng với căn bệnh hiểm nghèo đă khiến những thân hữu và chiến hữu của ông lo ngại ông ra đi bất ngờ không người kế vị. Bác sĩ khuyến cáo ông bớt làm việc và di chuyển, nhưng ông quyết chạy đua với thời gian như linh cảm tử thần đă lẩn quẩn bên ḿnh. Cuối cùng, chỉc̣n vài ngày là khai mạc Đại Hội Thế Giới LMDCVN tại Ḥa Lan, chập tối ngày 28 tháng 7 năm 1990, trong một căn pḥng nhỏ tại Paris, ông vĩnh viễn ra đi.
 
 
Ngọn hải đăng đă vụt tắt.Kư giả Lô Răng nhận định rằng, trong những mất mát của người quốc gia ở hải ngoại, mất mát nầy là to lớn nhất.
 
 
Nguyễn Ngọc Huy, ông là ai mà vợ chồng lănh tụ sắc tộc thiểu số Ha Krong đă khóc nức nở bên quan tài? Ông là ai mà tướng Vang Pao của kháng chiến Lào coi ông như một người bạn tri kỷ khả tín nhất? Ông là ai mà cựu Dân Biểu Dương Thanh Tồn tôn vinh ông là danh nhân của thời đại? Ông là ai mà những người đối lập với ông đă rơi lệ khi hay tin ông ngă xuống?
 
 
Nghị sĩ Phạm Nam Sách đă trút tâm sự u ẩn với người đă khuất bằng niềm tiếc thương vô hạn trong bài "Suối tuôn gịng lệ". Nhà văn Hăi Bằng ví ông như người làm vườn mẩn cán mà bất hạnh. Gần gũi hơn, nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị, coi ông như người anh khả kính, đă vắn dài nhắc lại những hy sinh âm thầm của ông từ nhu cầu cá nhân đến gia đ́nh cho đại cuộc. H́nh ảnh mô tả của ông Nguyễn Cao Tuấn về một Nguyễn Ngọc Huy sức cùng lực kiệt, lại mang trọng bệnh ung thư, lầm lủi trên đường thiên lư bất kể nắng mưa để t́m phương cứu vớt đồng bào khỏi xiềng xích cộng sản, là h́nh ảnh của t́nh nhân ái vô cùng lớn lao trong thời đại ngày nay.
 
 
Ông Trần Sĩ Hải đau đớn v́ sự tổn thất của Cộng Đồng Người Việt hải ngoại, bởi cho rằng sự nghiệp chính trị của ông quá lớn lao, con người của ông quá vĩ đại, con đường ông vạch ra quá rơ ràng, nhưng việc chưa xong th́ ông đă ra đi. Ư thức mạnh mẽ hơn, Giáo sư Nguyễn Toản muốn trong ḷng người Việt một câu tự vấn: hảy làm ǵ để khỏi thẹn với người quá cố!
 
 
Nhà văn Mộng B́nh Sơn nh́n thấy được, khi ông nằm xuống, các chiến hữu, bạn đồng hành, những người tranh đấu thực ḷng mất đi một cánh tay thép trong mặt trận vận động và đấu tranh, đất nước mất đi một con người lỗi lạc, nhưng kẻ thù sẽ cười ngạo mạn v́ đă loại trừ được một địch thủ đáng kể.
 
 
Nhà báo Trần Củng Sơn cho rằng một người tham gia hoạt động chính trị từ mười chín tuổi cho đến măn đời tóc bạc, quả thật khó t́m được một nhân vật nào uy tín và đạo đức như Giáo sư Huy. Khi khóc người chiến sĩ miệt mài tranh đấu cho lư tưởng cách mạng nầy, nhà báo Long Ân đă thốt lên: "Liệu ta có c̣n thấy ai khi thắp đuốc đi giữa ban ngày hay không?”
 
 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, ông đă không thực hiện được lời hứa gặp lại nhà văn Hải Bằng ở Sài G̣n, ông c̣n nợ với nhà văn Xuân Vũ lời mời lên Tân Uyên, quê ông để ăn măng cụt sầu riêng.
 
 
Mười mấy năm trôi qua. Thân xác đă trở về tro bụi, nhưng với hậu thế, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy măi măi là tinh hoa, là tài sản của đất nước, là danh thơm đi vào những trang sử tranh đấu bất khuất của dân tộc Việt Nam kiêu hùng.
 
 
Xin mời quư vị cùng chúng tôi, thắp lên những nén hương ḷng cho người quá cố, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng như tất cả những Anh Hùng Vô Danh của đất nước đă nằm xuống, sau một đời tận tụy với non sông Việt Nam. Để có ngày, được ấp ủ bởi t́nh tự dân tộc muôn thuở, những người con dân Việt lưu lạc bốn phương nối lại ṿng tay, về lại nơi chôn nhau cắt rốn, dựng lại cơ đồ đă mất.
 
Ngày ấy ắt sẽ đến.

Câu Lạc Bộ Đằng Phương
 
 
Anh Hùng Vô Danh
 
 
Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc
 
 
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận t́nh giúp nước.
Họ la kẻ tự ngh́n muôn thuở trước
Đă phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những dất cát hoang vu
Biến thành một giải sơn hà gấm vóc
Họ là kẹ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giầy của những kẻ xăm lăng,
Đă xông vào khói lửa, quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,
Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống ḷng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,
Quyết khước từ lợc lộc với vinh hoa,
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tốị
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh b́nh
Bền mt ḷng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễvật,
Nhưng máu họ đă len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tinh trung
Đă ḥa hợp làm linh hồn giống Việt.
 
 
 
 
Ngày Tang Yên Báy
 

Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đă bỏ ḿnh trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy
 
 
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Trong b́nh minh sương lạnh phủ âm thầm.
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt.
Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.
 
* * *
Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than.
Từ lưng trời, sương trắng rủ màn tang.
Ánh mờ nhạt của b́nh minh rắc nhẹ
Trên Yên Báy âu sầu và lặng lẽ,
Giữa mấy hàng gươm súng tỏa hào quang,
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự:
Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ,
Vài cụ già đầu bạc lệ tràn rơi
Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đă từng khinh đau đớn
Của những trang anh kiệt sắp ĺa đời,
Nhưng chỉtrong giây phút vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước.
Đă là kẻ hiến thân đền nợ nước,
T́nh thân yêu quyến thuộc phải xem thường,
Éo le thay! muốn phụng sự quê hương
Phải dẫm nát bao ḷng ḿnh kính mến.
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đă đến.
Sau cái nh́n chào non nước bi ai,
Họ thản nhiên, lần lượt bước lên đài
Và dơng dạc buông tiếng hô hùng dũng.
"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng,
"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên.
Và Tử Thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc,
Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học,
Anh nghiêng ḿnh trước xác những anh em,
Rồi mĩm cười, Anh ngảnh mặt nh́n xem
Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ
Để từ biệt những bạn đồng tâm chí.
Tiếng tung hô bổng nổi, vang trời cao,
Nhưng liền theo Anh đă bị xô vào
Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ.
Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung tóe.
Người anh hùng nước Việt thôi c̣n đâu!
Lũ thực dân giám sát đúng nh́n nhau
Như trút sạch hết những đ́ều lo ngại
Và xoa tay chúng thở dài khoan khoái,
Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang
Nén nỗi đau như cắt xé can tràng
Đứng ngơ ngác lặng người bên Hữu Cảnh.
Trong nắng sớm, gió căm hờn quát mạnh
Như thề cùng những tử sĩ anh linh
Vang dội cùng trên đất Việt điêu linh
Những tiếng thét uy hùng v́ giống Việt.
 
* * *

Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm