Chính sách và vai tṛ của Hoa Kỳ về t́nh h́nh Trung Đông

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

 

 

Chiến sự tiếp tục leo thang, căng thẳng không giảm sút. Đó là nhận định của các nhà báo nước ngoài đang có mặt tại Lebanon, nơi cuộc chiến với Israel đă bắt đầu bước sang tuần lễ thứ 3.

 

T́nh h́nh hiện giờ khiến mọi người e ngại có thể sẽ bùng nổ lớn hơn, trở thành cuộc chiến của khu vực, v́ có liên hệ khá chặt chẽ với 2 nước Hồi Giáo khác là Iran và Syria. Ngay chính ông Newt Gingrich, Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ cũng đưa ra lời phát biểu cho rằng chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của chiến tranh thế giới thứ 3.

 

Tất cả mọi nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu ngưng bắn, đ́nh chiến đều đă -hoặc đang- được thực hiện. Hôm qua, lời nhắn gửi được các nước thành viên Hội Đồng Bảo An gửi cho ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc là phải làm sao để chấm dứt cuộc chiến đang diễn ra.

 

Bà Ngoại Trưởng Mỹ Condoleeza Rice cũng được Tổng Thống George W. Bush cử sang Trung Đông để cùng với đại diện của Liên Hiệp Quốc và EU t́m giải pháp ḥa b́nh. Đây chính là chuyến đi được cả thế giới chú ư đến v́ vai tṛ cũng như vị thế của Hoa Kỳ ở Trung Đông bao giờ cũng là vai tṛ quan trọng nhất.

 

Để trả lời một số khúc mắc về t́nh h́nh Trung Đông và chính sách cũng như vai tṛ của Hoa Kỳ, Ban Việt Ngữ chúng tôi đă mời Tiến Sĩ Ariel Cohen, một chuyên gia về Israel và Ả Rập của Viện Nghiên Cứu The Heritage Foundation.

 

Như thường lệ, cuộc nói chuyện do Nguyễn Khanh thực hiện, và được gửi đến quư thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

 

Nguyễn Khanh: Cám ơn Tiến Sĩ đă dành th́ giờ để trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ chúng tôi. Thời tiết ở thủ đô Mỹ đang nóng quá, thời tiết chính trị cũng đang nóng bỏng và ngay tại Trung Đông, t́nh h́nh cũng đang nóng đến độ mọi người phải lo sợ…

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Ông nói đúng. T́nh h́nh Trung Đông đang nóng cực kỳ. Tôi vừa nhận được tin trận chiến đang diễn ra giữa quân đội Do Thái và quân Hezbollah ở khu vực đồi núi vùng miền Nam của Lebanon.

 

Đây là một vùng có địa h́nh hiểm trở và trận chiến chắc chắn sẽ rất gay go. Theo tôi hiểu th́ Israel quyết định mở mặt trận này để trước hết, phá hủy những cứ địa của Hezbollah, và kế đến là phá hủy tất cả những dàn hỏa tiễn mà Hezbollah thường sử dụng để pháo kích vào những khu dân cư của người Do Thái.

 

Nguyễn Khanh: Được biết ông vừa được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mời đóng góp ư kiến về chính sách, thế thưa ông, trước một cuộc chiến đang leo thang, trước một t́nh thế mỗi ngày một trở nên nguy kịch hơn ở Trung Đông, theo ông, chính sách mà Washington phải làm bao gồm những điểm ǵ?

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Hoa Kỳ hiện đang phải giải quyết vấn đề Hezbollah, một lực lượng mà từ bao nhiêu năm qua Washington đă đưa ra những bằng chứng để khẳng định chúng là con đẻ của Cộng Ḥa Hồi Giáo Iran. Hoa Kỳ cũng đang đương đầu với chính Iran, một quốc gia đang t́m cách chế tạo vơ khí hạt nhân, bất chấp sự phản đối của cộng quốc tế.

 

Theo tôi th́ qua cuộc chiến đang diễn ra do chính Iran chủ mưu và Hezbollah lănh phần thực hiện, nhà cầm quyền Tehran muốn nhắn gửi với Hoa Kỳ rằng họ có thể mở trận chiến đánh thẳng vào Israel, là quốc gia đồng minh của Mỹ ở Trung Đông. V́ vậy, Washington không c̣n cách nào hơn là phải chận đứng mọi mưu lược của Iran, tiêu diệt lực lượng Hezbollah.

 

Một điểm khác nữa cũng cần phải nêu ra ở đây là Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách phổ biến dân chủ trong vùng Trung Đông, Hezbollah chính là lực lượng phá hoại dân chủ. Ngay chính người dân Lebanon cũng mong thấy ngày Hezbollah bị giải giới, mong thế giới liệt Hezbollah trong danh sách những tổ chức hoạt động khủng bố, không tiếp tục coi chúng là một tổ chức chính trị được.

 

Nếu Hezbollah thua trận chiến đang diễn ra, tôi nghĩ là chúng sẽ phải bỏ chạy khỏi những cứ địa ở ngay sát biên giới với Israel, và chuyện chúng tự giải giới cũng là điều có thể xảy ra. Đừng quên sau nhiều thập kỷ chịu đựng chiến tranh, người dân Do Thái chỉ mong mỏi một điều duy nhất, đó là ḥa b́nh.

 

Nguyễn Khanh: Hôm nay, Bà Ngoại Trưởng Mỹ Condoleeza Rice sẽ đến New York để thảo luận với ông Tổng hư Kư Liên Hiệp Quốc Kofi Annan về t́nh h́nh Trung Đông. Hôm qua, ông Annan đă gặp các nước thành viên của Hội Đồng Bảo An, và lời kêu gọi được Liên Hiệp Quốc đưa ra là cuộc chiến phải kết thúc. Liệu Hoa Kỳ có nên nói với đồng minh Do Thái là đủ rồi, đừng mở rộng chiến tranh làm ǵ nữa không?

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Israel mở trận chiến v́ những lư do chiến lược khác nhau, từ chận đứng hẳn những vụ pháo kích xuất phát từ bên kia biên giới, tổng cộng đă có hơn 13,000 quả đạn đủ loại bắn từ bên Lebanon sang, giết chết nhiều người dân Do Thái.

 

Thứ nh́, cuộc chiến xảy ra v́ quân Hezbollah bắt 2 binh sĩ Do Thái làm con tin. Nếu Hezbollah cam kết ngưng pháo kích, ngưng những vụ khủng bố đánh bom quyết tử, trả tự do cho 2 binh sĩ Do Thái mà họ đang bắt giữ, chúng ta có thể thấy cuộc chiến sẽ ngừng lại ngay lúc này.

 

Nhưng mới tối hôm qua, Tổng Thư Kư của tổ chức Hezbollah là ông Hassan Mashralla tuyên bố trên đài truyền h́nh Ả Rập là không bao giờ điều đ́nh với Do Thái, đồng thời lại c̣n đ̣i Chính Phủ Israel phải trả tự do cho những người Palestines đang bị giam cầm. Tôi thấy thái độ này là thái độ không thể chấp nhận được, không đáng để cho Hoa Kỳ hay Do Thái mở cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến đang diễn ra.

 

Nguyễn Khanh: Nói cách khác, ông nghĩ là Hoa Kỳ nên khuyến cáo đồng minh Do Thái ngưng trận chiến?

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Không, Hoa Kỳ không nên đề nghị Israel ngưng cuộc chiến. Chiến tranh chỉ kết thúc với điều kiện tất cả các nước, các thành phần liên hệ thật tâm bày tỏ thiện chí. Ông thấy là chẳng bao giờ Hoa Kỳ thương thuyết với Al-queda, th́ cũng chẳng bao giờ Washington lại đề nghị Tel Aviv nói chuyện với Hezbollah.

 

Nguyễn Khanh: Như thế, theo ông th́ khi sang Trung Đông, Bà Ngoại Trưởng Mỹ sẽ đưa ra những phát biểu như thế nào?

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Câu trả lời của tôi là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chính đáng mà Chính Phủ và nhân dân Israel đang thực hiện, cho đến khi Hezbollah phải tự giải giới hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn. Chuyện đàm phán ngưng bắn là điều sẽ không được Bà Ngoại Trưởng Mỹ nói đến.

 

Nguyễn Khanh: Nếu như thế th́ làm sao Hoa Kỳ có thể ngăn cản, để cuộc chiến không lan rộng hơn nữa?

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Có nhiều việc chúng ta phải làm. Phải tiếp tục áp lực với Syria, với Iran, giúp giải tỏa áp lực ngoại giao mà Israel đang gặp phải. Áp lực này đến từ những nước muốn cuộc chiến phải ngưng lại ngay tức khắc?

 

Nguyễn Khanh: Thưa Tiến Sĩ, chúng ta không thể quên nói đến nhận xét của người dân Lebanon. Theo tôi hiểu th́ người dân Lebanon rất băn khoăn, v́ một mặt Washington nói ủng hộ, hoan nghênh những nỗ lực dân chủ mà chính dân chúng Lebanon đang thể hiện, nhưng mặt khác, Hoa Kỳ lại để yên và ủng hộ cho Israel đưa quân vào nước của họ. Liệu thanh danh của nước Mỹ với người dân Lebanon có bị tổn thương không?

 

Tiến Sĩ Ariel Cohen: Điều đáng tiếc là chúng ta nghe được nhiều nguồn dư luận khác nhau ở Trung Đông, trong đó có rất nhiều dư luận tuyên truyền chống Mỹ, xuất phát từ những thành phần Hồi Giáo cực đoan, quá khích. Đó cũng là những dư luận chúng ta ghi nhận được từ các nước có thành phần Hồi Giáo cực đoan ở Châu Á như tại Indonesia, Malaysia, hay tại miền Nam của Thái Lan.

 

Chúng ta ủng hộ Israel v́ đây là một nước dân chủ, chúng ta cũng không ngừng ủng hộ người dân Lebanon trên con đường xây dựng dân chủ của họ. Ủng hộ người dân Lebanon có nghĩa là phải đuổi tất cả các lực lượng nước ngoài đang đóng quân trên lănh thổ của họ, phải giúp họ diệt những mầm mống khủng bố.

 

Đa số người dân Lebanon, các nhà hoạt động chính trị ở Lebanon không ưa Hezbollah, và hơn bao giờ hết, đây là lúc chính sách của Hoa Kỳ phải đi theo và đi thật sát với nguyện vọng của đa số.

 

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Tiến Sĩ Cohen.