CỘNG SẢN VIỆT NAM LÊN ÁN ĐÍCH DANH
VÀ NGĂN CẤM HAI CUỐN BĂNG NHẠC HẢI NGOẠI
CỦA TRUNG TÂM BĂNG NHẠC ASIA .

 


* CSVN thú nhận đây là những dĩa nhạc bán chạy nhất trong
làng băng dĩa lậu các thành phố lớn ở VN.


• HUY PHƯƠNG

Báo Công An, cơ quan thông tin của tập thể “công cụ trấn áp” của CSVN tại Saigon đă chính thức, qua bài viết của Sơn Tùng, một cán bộ CS gộc, đă ra lệnh ngăn cấm xử dụng và lên án kịch liệt hai dĩa nhạc phát hành gần đây ở hải ngoại của Trung Tâm Băng Nhạc Asia. Đó là cuốn “Nhật Trường Trần Thiện Thanh” và cuốn “Nhạc Vàng 30 Năm- Những T́nh Khúc Sau Cuộc Chiến”. Lư do là cuốn Trần Thiện Thanh đă đề cao vai tṛ người chiến sĩ VNCH, một điều làm nhức mắt cho chính quyền Cộng Sản lâu nay, từ những ngày của tháng 4-1975 đă bôi xấu h́nh ảnh người lính “Nguỵ” và xuyên tạc việc miền Nam cầm súng để bảo vệ tự do. Dĩa nhạc “Nhạc Vàng 30 Năm” là tuyển tập gồm những t́nh khúc được viết ra sau năm 1975 của các   tác giả nhiều thế hệ, đại diện cho những khuynh hướng sáng tác ở hải ngoại cũng như trong nước. Cộng Sản đă lên án nhạc vàng là thứ nhạc rên rỉ, mang nội dung chống đối chế độ (?) và đậm chất “sến”(!).

Nhưng cũng chính tác giả bài báo này đă tiết lộ tại Việt Nam “trong những ngày qua, đây là đĩa nhạc bán chạy nhất trong làng băng dĩa lậu tại các thành phố lớn”. Điều đó đă nói lên điều ǵ. Đồng bào trong nước đă chán ngán loại nhạc ca tụng chế độ trước kia, và gần đây là những loại nhạc không đem lại sự yêu thích của quần chúng. Những bài hát, những ca sĩ ngày trước cũng như h́nh ảnh người lính VNCH vẫn c̣n để lại những ấn tượng tốt đẹp trong ḷng của đồng bào miền Nam cũng như mối cảm t́nh trong cả nước, mặc dầu chính quyền CS luôn luôn t́m cách tuyên truyền tích cực để loại bỏ những h́nh ảnh ấy ra khỏi tâm thức của người dân.
Mặt khác, bài báo đă lên án những tác phẩm nhắc lại chuyện vượt biển, ghi lại h́nh ảnh và những phát biểu ngay thẳng của người trong nước hay vinh danh người lính miền Nam là đă “gây hận thù, đánh phá quê hương, tổ quốc”. Đây là một luận điệu rất cũ của chính quyền trong nước luôn luôn gắn liền quê hương, dân tộc với chế độ Cộng Sản của họ, và khi một  “núm ruột ngàn dặm” nào nói chuyện chống Cộng, tức là mang tội chống tổ quốc, chống nhân dân. Những bài báo trước đây cũng đă lên án những sáng tác của nhạc sĩ Việt Dzũng đă kích động lôi kéo đồng bào vượt biển “trái phép”, gây tang tóc cho bao nhiêu gia đ́nh. Nếu thực sự như vậy, th́ chế độ Cộng Sản nên tuyên dương cho Việt Dzũng làm “nghệ sĩ nhân dân” v́ nhờ nhạc sĩ này, Việt Nam đă có thêm ba tỷ đồng mỗi năm do những người vượt biển “trái phép” đó gởi về cho  để xây dựng đất nước.


Đây là bài báo trong một loạt bài nhằm đả kích các công ty băng nhạc hải ngoại sau các đề tài ba mươi năm nh́n lại, cuộc vượt biển của những người đi t́m tự do, vinh danh người lính VNCH... đă gián tiếp tấn công vào thành tŕ của chế độ Cộng Sản. Hiện nay chính quyền này đă nhận thấy việc bang giao với Hoa Kỳ, việc bỏ cấm vận, việc phát triển du lịch đă là con dao hai lưỡi sẽ sớm đục thủng con thuyền Cộng Sản, nhận ch́m chế độ sớm hơn, nhất là  trong cơn sóng gió của các cao trào dân chủ và cơn bùng dậy của người dân bị ép chế.


C̣n như vấn đề trao đổi văn hoá phẩm trong trường hợp Việt Nam được vào WTO, có nhiều bài báo đă tỏ nỗi vui mừng khi thấy CSVN đă chấp nhận điều kiện này, nhưng chúng ta không hề để ư một câu tḥng, là những sản phẩm này sẽ được nhập khẩu qua các “công ty quốc doanh”, nên chúng ta cũng đừng nên đặt nhiều hy vọng vào việc trao đổi. Trái lại chỉ cần một dĩa nhạc trong hành lư khách du lịch qua các phi trường thôi, chúng ta sẽ có hằng trăm ngàn ấn bản khác phổ cập tới từng máy chiếu tại các gia đ́nh đồng bào tại Việt Nam . Đây chính là mối bận tâm hằng đầu của các cơ quan có trách nhiệm về văn hoá phẩm nhập cảng tại Việt Nam .
Qua một loạt bài trên báo Công An gần đây, mà trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, chúng tôi không thể liệt kê hết vấn đề, nhưng việc đánh phá, lên án hay ngăn cấm các đĩa nhạc của hải ngoại vào việt Nam, không khác ǵ hơn là khoác ṿng hoa vinh danh lập trường đứng đắn, phục vụ cho hai triệu người tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại cho các công ty dĩa nhạc này. Và sau hết, những bài báo đả kích này, tuy làm vừa ḷng cấp lănh đạo v́ món nợ cơm áo của người viết, cũng sẽ taọ một phản ứng ngược, quảng cáo cho các dĩa nhạc , và khiến dân chúng trong nước sẽ đổ xô đi t́m xem những dĩa nhạc này.

 

HUY PHƯƠNG