Ghen!!!    

Saigon cô nương  

Hoạn Thư thở không ra hơi, ngồi phịch xuống ghế, đưa tay vuốt ngực như lên cơn đau tim. Quả thế, lấy một ông chồng như Thúc Sinh, có khỏe mạnh cũng mau chóng thành đau tim nặng, lũ em lấm lét đứng xa xa nh́n, Bà Cụ Non rụt rè đặt ly nước lạnh lên bàn, trước mặt bà chị rồi lại rón rén lui ra góc nhà im phăng phắc đứng nh́n. Quạt máy chạy số ba nhưng Hoạn Thư vẫn vớ lấy tờ tạp chí quạt lia quạt lịa, tiểu thư đang bốc nhiệt, đang ba máu sáu tiết...

Xích lại đây th́ thào thôi nghe, Hoạn Thư đang lên cơn ghen!

Không phải đơn giản đang ghen mà phức tạp hơn đang cơn ghen. Cơn ghen mạnh hơn ghen suông bởi cơn giống như cơn băo, cơn bệnh... là điều ǵ đó đang ở đỉnh cao trào, đang mạnh nhất, nóng nhất. Chắc Hoạn Thư nghi ngờ chuyện ǵ mới đây mà Thúc Sinh vừa đi công tác tuốt Vĩnh Long, tiểu thư phải vội vă tốc về bên nhà ngoại để họp hội nghị khẩn cấp với bầy em.

Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông th́ cũng người ta thường t́nh
(Nguyễn Du)


Nguyễn Du đă nêu lên đặc tính muôn đời của phụ nữ là ghen. Ghen tuông nơi đàn bà là việc b́nh thường dĩ nhiên, đàn bà không ghen mới lạ. Máu ghen chảy vũ băo trong huyết quản th́ chuyện ǵ cũng có thể ghen được. Thật ra ghen ở tuổi hai mươi khác ba mươi, bốn mươi... Ghen tuổi hai mươi ngúng nguẩy, có khi c̣n chút... dễ thương, ghen ba mươi, bốn mươi tuổi mang tính h́nh sự, năm mươi trở lên t́nh cảm chia sớt cho con cháu, bà bớt cần ông nên cái ghen cũng đằm lại, nhẹ đi.

Tùy theo tính t́nh mỗi người cách ghen không ai giống ai nhưng chỉ khác ở cách thức biểu lộ chứ mức độ, t́nh trạng như nhau. Nơi những bà vợ, mức độ ghen c̣n dữ dằn hơn hồi độc thân v́ lư do bà đă sinh con đẻ cái, thân h́nh đâu c̣n thon thả như xưa, da sạm, đuôi mắt rạn chân chim... Bà mất đi sự tự tin về vẻ ngoài, tự ti về nhan sắc bị xuống cấp mà chẳng biết thổ lộ với ai ngoài chị em gái và đám bạn thân. Bởi vậy, càng lớn tuổi dù có thêm con cái hỗ trợ, bảo chứng th́ sự ghen càng hoành hành trong dạ, ghen tuông xen vào nỗi ǵ lo sợ, bấu víu... Không phảng phất nỗi lo mất mát th́ đâu có ghen làm chi. Đàn ông ly dị vợ vẫn có thể lấy ngay được một cô nhon nhon nếu ông có tài hoặc có... tiền nhưng bà th́ không, việc đi thêm bước nữa thật nhiều khó khăn và bất trắc, nên chi bằng mọi cách phải sở hữu chặt chẽ phu quân.

Cho nên Hoạn Thư ŕnh rập Thúc Sinh dữ lắm. Xe ngừng ngă tư, nh́n chung quanh có cô nào áo hai dây, tóc dài tha thướt là tiểu thư thật ngứa mắt. Một ngàn phần trăm ông chồng cổ thẳng đơ chứ đôi mắt liếc hay lắm, liếc vụng trộm thu hết h́nh ảnh mấy cô nàng. Ngoài những bóng hồng lả lướt bất kỳ trên đường phố, c̣n cô thư kư nhỏng nhà nhỏng nhảnh, những cô thư kư luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của các bà vợ, cô nào cũng trẻ trung, có học, khôn ngoan, bặt thiệp, cũng trang nhă, đúng mốt... cho nên truyện và tranh vui cười luôn luôn có mặt mấy cô thư kư, rồi cô bạn cũ mới ly dị chồng cứ ngồi miết tâm sự hết chuyện xưa tới chuyện nay, hết chuyện chung tới chuyện riêng không biết chán, rồi cuộc làm ăn thoáng qua với bà chủ công ty đi Tây, đi Tàu thật lịch duyệt, mặn ṃi... không kể những cô gái dấu mặt lượn lờ trong quán bia, t́nh cờ trên đường phố, cửa tiệm... Ai biết trước được cái mà trong tiểu thuyết ưa gọi tiếng sét ái t́nh sẽ xảy ra lúc nào. Chàng là Thúc Sinh, tất cả đàn ông, ư quên, để khỏi mích ḷng là vơ đũa cả nắm th́ chỉ nên đưa ra một giới hạn khiêm nhường hầu hết thôi, hầu hết đàn ông đều là Thúc Sinh bởi v́ hầu hết đàn ông rất dễ ngả nghiêng trước những nàng Kiều. Nên chi cho chắc ăn, tất cả phụ nữ xuất hiện chung quanh đấng lang quân đều đáng đề pḥng cả, đàn bà chớ nên lơ là mà họa đến lúc nào không hay.

Thật ra có một loại phụ nữ ít ghen tuông chính là vợ của các nhà văn, nhà thơ, nhất là nhà thơ. Bởi thi sĩ thường đi mây về gió, thường vin cớ đuổi theo h́nh bóng nàng Thơ lấy cảm xúc làm thơ và có thế thơ mới hay được, thành thử vợ của nghệ sĩ có máu ghen chắùc chia tay sớm do chịu không nổi ông chồng ngồi bên cạnh lúc nào cũng tơ tưởng đến những h́nh bóng giai nhân đâu đâu, đó là chưa tính tới mấy cô em, cô cháu văn nghệ cứ chàng ràng, quấn quưt... Tuy nhiên chỉ ít ghen chứ chẳng phải không ghen đâu.

Ngày xưa đa thê thật gây lắm chuyện. Mạc Đĩnh Chi đă có đôi câu đối giễu ông bạn hai pḥng, pḥng nhất và pḥng nh́ tranh nhau giành giật ông.

- Đông đầu Hán vương thắng, Tây đầu Hạng vương thắng: quyền tại túc hạ
(Sang đông Hán vương được, sang tây Hạng vương đuợc: quyền ở nơi ông.
Hán thư: Trương Lương bảo Hàn Tín: Sang Đông th́ Hán thắng, sang Tây th́ Hạng được, quyền ở ông đấy)

- Chinh Đông, Tây di oán, chinh Nam, Bắc địch oán: hà độc hậu dư
(Đánh phương Đông th́ mọi phương Tây oán, đánh phương Nam th́ rợ phương Bắc oán: oán rằng sao đến ta sau
Kinh Thư: vua Vơ là người nhân đức, đánh chỗ này th́ chỗ kia mong, ai cũng trách sao không đến cứu ḿnh trước)


Hai bà hoặc nhiều hơn th́ khỏi nói, Hồ Xuân Hương kinh nghiệm đầy ḿnh kiếp chồng chung thời nào cũng thế.

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng...

May là bây giờ luật pháp quy định mỗi người chỉ một vợ, một chồng nên cũng đỡ. Vậy chứ đa thê cũng có ưu điểm là t́nh địch sờ sờ ngay trước mặt cho các bà tha hồ đối phó nhau chứ giấu mặt lẩn quất nơi quán rượu, karaoke..., gần th́ B́nh Dương, G̣ Vấp, xa th́ Đà Nẵng, Hà Nội... mất công phu ḍ la, theo dơi lắm. Khi xưa Lâm Truy xa thế mà Thúc c̣n gắn bó hương lửa với Kiều huống hồ bây giờ phương tiện giao thông dễ dàng, xe máy, xe hơi, máy bay... đi chút xíu gặp gỡ ngay tức khắc và ới chỗ nào Kiều cũng sẵn sàng dạ bất kể xa gần. Chưa kịp giáp mặt đă sẵn email, điện thoại. Điện thoại di động ra đời làm người ta thật dễ... ngoại t́nh v́ chỉ đơn giản bấm mấy con số là có thể vượt bao quan san ngăn trở, tránh mọi tai mắt nhân dân để mặc t́nh hai bên rủ rỉ hàng giờ một cách dễ dàng.

Hoạn Thư cũng như mọi phụ nữ trong ḍng họ Hoạn mang chiếc mũi của loài chồn, không cần hỏi han bởi có khảo cũng đâu ai dại mà xưng, có thể ngửi mùi hương vô h́nh trên người chồng, thậm chí đánh hơi thấy ư nghĩ tận trong đầu họ Thúc không ǵ thoát khỏi con mắt tiểu thư. Một chiếc khăn tay lạ hay tờ thư ngả vàng... chỉ là những tang vật cổ lỗ sĩ ở thời đại bây giờ. Bà Đồ Gàn đằng hắng:

- Ǵ vậy chị?

Ư Bà Đồ Gàn muốn ám chỉ là bà chị đă t́m thấy bằng chứng ǵ rồi.

Vẻ mặt Hoạn Thư vô cùng căng thẳng:
- Vào thứ Ba ngay giữa ngọ cách đây hai tuần có một cú điện thoại, Anh Thúc trả lời Vâng, Thúc đây là cúp. Khuya hôm qua, không giờ mười hai phút điện thoại reng, vẫn Vâng, Thúc đây lại cúp ngay. Thế có... khả nghi không cơ chứ?

- Ừ, ừ..., đáng ngờ thiệt đó... Đám em út lao nhao hăng hái hùa vào để bảo vệ hạnh phúc của bà chị thân yêu.

Bao nhiêu đó quá đủ để bắt đầu đặt nghi vấn rồi, cứ cảnh giác trước là hơn chứ đợi đến hai năm rơ mười khi Thúc lậm nặng th́ trở tay sao kịp. Thật ra không phải chỉ bấy nhiêu Hoạn Thư đă đa nghi, rơ ràng dạo này Thúc Sinh có phần chải chuốt hơn, trước khi đi làm đứng trước gương ngắm nghía trước sau đến... một phút, tóc tai quần áo thẳng thớm đâu đó mới rời gót khỏi nhà, chuyện đáng lẽ nổi xung th́ cười hề hề, chuyện buồn cười bỗng nhiên quát tháo, buổi tối ngồi trước TV hay cầm tờ báo với vẻ mặt tư lự trong khi thời sự trong nhà, ngoài phố đâu có biến cố ǵ đâu, băo Chanchu, Xangsane qua lâu rồi... T́nh trạng này lập đi lập lại hai, ba lần là biết ngay có vấn đề. Đó là những biểu hiện hiển nhiên, c̣n như khen cô này biết cách ăn mặc trang điểm, cười sao mà tí toét với cô kia... tất cả đều nằm trong tầm ngắm của họng súng canh chừng.

Chỉ phụ nữ mới hiểu cho nhau, đàn ông vi vu bay bướm làm sao biết khi cơn ghen nổi lên buồn day diết, tâm trí xốn xang, mất ăn mất ngủ, ḷng dạ cồn cào, quặn thắt như thế nào... Cơn ghen âm ỉ, cơn ghen bùng phát với bao nghi ngờ mau chóng nở ra. Đủ thứ suy nghĩ mông lung, hỗn độn, vô vàn giả thiết đặt ra, sự tưởng tượng có dịp hoạt độâng mănh liệt trong khối óc tưởng tượng phong phú và nhậy cảm của người phụ nữ khổ sở v́ ghen. Chỉ nghĩ tới kẻ thứ ba giấu mặt lén lút xuất hiện ở một nơi kín đáo là Hoạn Thư bứt rứt, dằn vặt không yên. Thúc Sinh hẹn ḥ với con đó ở quán đèn mờ nào, Thanh Đa hay G̣ Vấp... bây giờ chỗ nào cũng có cà phê vườn, nhà cửa thành phố chỉ cần mảnh sân chút xíu chất ngang dọc mấy chậu cau kiểng ḷa x̣a là thành cà phê sân vườn ngay, chui vào mấy quán đó có soi đèn pin cũng chẳng tỏ mặt, ngày xưa tự t́nh với ḿnh ra sao bây giờ cũng câu nói đó, cũng cử chỉ ga-lăng đó với người khác, nghĩ tới đó muốn nổi cơn điên, à, cơn ghen chứ, th́ ghen với điên gần như nhau. Dẫu sao Hoạn Thư là tay cao thủ, đâu phải loại cứ sồn sồn nổi cơn tam bành với ông chồng như vợ Trần Tháo đến nỗi Tô Đông Pha phải kêu lên:

Hốt văn sư tử Hà Đông hống
Trụ trượng lạc địa tâm mang nhiên
(Chợt nghe sư tử Hà Đông rống
Gậy rơi xuống đất dạ bàng hoàng)


Thời phong kiến năm thê bảy thiếp vẫn có loại đàn ông sợ vợ đến thế th́ lạ thật. Giờ đây hiếm lắm. Đàn bà toàn bị chồng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân không dám hé môi nửa lời.

Ghen nhiều loại, nhiều cấp bậc. Ghen như Hoạn Thư đến trở thành biểu tượng cũng không hiếm, thâm trầm sắc sảo, ch́ chiết lắm lời, âm thầm đau khổ... Mỗi người một tính cách, một kiểu ghen khác nhau không ai giống ai. Mới sinh nở mà ghen tới mức lên máu sản hậu chết liền chỉ có đàn bà. Bởi vậy nhiều bà than thở tại ghen tuông, lúc nào cũng sống trong t́nh trạng căng thẳng, đối phó mệt mỏi tới mức nhan sắc mau chóng héo tàn, già người đi v́ ghen. Biết thế mà vẫn không sao hạ hỏa được, cụ Nguyễn Du đă nói rồi, đó là chuyện thường t́nh mà. Cho nên sau một chầu ốc luộc, bánh xèo và nước mía ở con hẻm số 4 cạnh Food Center th́ Hoạn Thư hẹn lũ em lên kế hoạch cụ thể cho chương tŕnh theo dơi, đánh ghen, và đó là câu chuyện của tuần sau...