Kính thưa quí bạn,

Tôi hân hạnh được Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và chủ bút Phương Tôn (www.khoahoc.net) gởi cho bài nầy đọc trước khi đăng vào ngày 17-May-2007, nên mạn phép viết ít lời bàn Mao Tôn Cương vào đây gởi quí bạn Morning Tea Club (MTC) xem trước chơi. Lời bàn của tôi chỉ thêm cho vui thôi, bài viết của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết mới là chánh. Chữ màu tím là của tôi. Tôi dùng chữ thầy lang để chỉ những vị nhào ra làm thuốc ngang xương, không qua lớp họp nhiều năm như quí vị Đông Y Sĩ. HCĐ.

Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam,

Thuốc Dân Tộc,. . . Đến Dược Thảo

      Mai Thanh Truyết

 

      Những danh từ dùng cho tựa đề của bài viết nầy đều có cùng chung một định nghĩa và ứng dụng tùy theo không gian và thời gian. Thuốc Bắc ở Việt Nam dùng để chỉ các loại thuốc dùng cây, lá, rễ, củ, hột, v.v… đă được biến chế do một Đông y sĩ người Trung Quốc khám bịnh và cho toa. C̣n thuốc Nam, tương tự như thuốc Bắc, nhưng do một Đông y sĩ người Việt Nam đăm nhận. Các loại cây lá được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây…thay v́ một chỉ …, ba ly… như ở thuốc Bắc.

      Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước “xắc” lại c̣n tám phân, bịnh nhân “chắt” nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.

      Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc đă được bào chế sẳn cũng như được “nhà nước’ công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay cũ... dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không. Nếu chúng ta đă từng sống trong xă hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được “thống nhất”, chắc ai cũng c̣n nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh ǵ? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở pḥng y tế phường hay xă, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đă từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau:” nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi “ăn nằm” với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!”

Tôi đă uống xuyên tâm liên ṛng rả nhiều tháng. Số là vào khoảng 1984 tôi bị bịnh khá nặng, đi không nổi. Chạy chửa Bác Sĩ rất lâu, bịnh thuyên giảm rất chậm. Nản chí nghe người ta bày thuốc Bắc, tôi hốt uống chừng vài ba tháng thấy kha khá chút ít. Sau đổi qua xuyên tâm liên, là thứ trị bá bịnh. Lúc đó xuyên tâm liên được đề cao, thịnh hành đến nổi trong bịnh viện Mytho, Viện Y Dược Dân Tộc, người ta dùng nó làm thuốc viên cho bịnh nhân uống (lá xuyên tâm liên phơi khô tán bột ép viên). Cây xuyên tâm liên giống từa tựa cây dạ lư hương.

Người ta bày tôi uống xuyên tâm liên tươi, giă ra chắt nước. Đau chân há miệng, tôi cũng liều nhắm mắt đưa chân. Nước xuyên tâm liên đắng hơn bất cứ thứ ǵ trên đời nầy, vậy mà tôi cũng uống ba bốn tháng. Giống cây nầy mọc nhanh lắm, tôi trồng trước nhà vài bụi hái lá uống mỗi ngày vẫn không hết. Tôi hết bịnh không phải nhờ xuyên tâm liên đâu nghe.

Nhân đây bày tỏ chút tâm t́nh. Tôi sinh ra chắc bị sao “Bệnh Phù” chiếu mạng nên bị bịnh kinh niên nan y từ khi mới hai mươi mấy tuổi. Đến năm 1984 th́ bị một trận bịnh rất nặng nặng dến nổi không cất bước đi nỗi. Từ nhà muốn bước ra hành lang nh́n trời nh́n đất phải cặp cổ hai đứa con mỗi đứa một bên. Lúc đó tôi ước ao đủ sức bước ra góc đường ngồi uống nước với bạn bè như xưa là hạnh phúc nhất trần gian rồi. Vậy mà bây giờ tôi lái xe đường trường ṛng ră 10 năm chưa hề bị tai nạn. Xưa chỉ ao ước đủ sức bước được tới góc đường gần nhà ngồi uống ly cà phê với bằng hữu, nay đi khắp mọi nơi th́ c̣n mong ǵ hơn nữa.Từ đó tôi nh́n cuộc đời với cập mắt khác người, danh vọng tiền tài tôi coi “như pha”. Nếu quí bạn mà bịnh một lần thập tử nhất sanh như vậy th́ chắc cũng sẽ có nhân sinh quan như tôi.

      C̣n câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện “tính khoa học” c̣n cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y ( Oriental Doctor – OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam; tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn dược thuốc Bắc và thuốc Nam, gần giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể v.v…

      Trong phần tŕnh bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ “thuốc” dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… chứ không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau, như arsenic, đồng, ch́, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) nữa.

Đa số kim loại là chất độc. Xin nói thêm ở đây không phải kim loại nguyên chất như cây đinh cọng kẽm đâu, mà nó là muối vô cơ hay là hợp chất hữu cơ, có khả năng hấp thụ vào cơ thể khi uống vào. Quí bạn nuốt một viên bi nhỏ bằng thép không sao, nhưng nếu uống khối lượng to chừng đó muối sulfate sắt là có khi tàn đời. Một viên đạn có hợp kim đồng nằm trong cơ thể không sao, nhưng nếu uống chừng đó thể tích muối đồng (sulfate hay nitrat chẳng hạn) th́ không chết cũng ngất ngư.

Thưa quí bạn, chuyện nầy có thật. Khi xưa chủ một tiệm Thuốc Bắc ở tại Mytho, thường đến một tiệm Thuốc Tây mua Aspirine và Quinine với số lượng rất lớn (ở lúc đó Việt Nam mua thuốc Tây không cần toa). Mua đều đều cho tới một ngày kia người chủ Pharmacy t́m hiểu mới biết ra rằng ông Thầy Thuốc nầy mua về cà ra thành bột trộn vào thuốc tán trị cảm mạo phong hàn.

Một chuyện có thật khác, vào năm 1985, một người quen với tôi ở Houston Texas, bịnh chi tôi quên mất, chê thuốc tây hốt thuốc Bắc uống dài dài sau nhiều tháng đến lúc da anh thâm đen, càng ngày sức khỏe cành yếu, chở vô bịnh viện tuần sau người ta thấy anh bị nhiễm độc kim loại ch́. Truy ra mới biết do một vị thuốc nào đó trong thang thuốc Bắc gây ra.

Nguồn Gốc Và Định Nghĩa Dược Thảo

      Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một phương cách trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đâylà một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.

      Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đă có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đă biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đă biết truy t́m các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đă biết t́m đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại ḅ chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.

      Ngành dược thảo đúng nghĩa đă góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).

      Ngành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà c̣n có “tham vọng” chữa trị toàn cơ thể con người, và “khuyến khích” cơ thể tự “hoàn chỉnh” hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hổ tương để chữa trị toàn thể con người.

Quả là như vậy, buổi đầu thuốc Tây bắt nguồn từ thuốc Bắc (cây cỏ) sau đó tinh lọc cây cỏ lấy hoạt chất có tính trị liệu Quinine, Aspirine là thí dụ điển h́nh. Sau giai đoạn tinh lọc vất vả nầy, ngành hóa học tiến bộ, người ta mới tổng hợp hoạt chất mà bỏ qua giai đoạn trồng cây rồi tinh lọc. Hiều tắt, thuốc Tây chính là thuốc Bắc nhưng nằm ở mức độ tiến bộ hơn. Nhưng quí vị Đông Y sĩ có khi chê thuốc Tây thiếu “tả phù hữu bậc”. Quí vị thầy thuốc Bắc cho rằng uống “hầm bà lằng” vài trăm hóa chất từ lá cây từ khoáng chất từ thực vật vào cơ thể th́ “hay hơn”. Va chạm rồi đó nghe, viết thêm là sanh chuyện đó.

Cho nên “Mỹ nó khôn lắm” nó cho người đi khắp năm châu vào nơi rừng sâu nước độc, sưu tầm cây cỏ mang về trồng trên đất Mỹ. Một trong những lư do là có nhiều cây cỏ có hoạt chất trị bịnh rất hay, có khi con người chưa biết cho nên cần bảo tồn cho mai sau. Đó củng là một trong một trăm lư do Mỹ và thế giới la làng kêu gọi bảo vệ các giống quí hiếm. Việt Nam ḿnh sang hơn Mỹ, có con ǵ hiếm là bắt nhậu cho đến tuyệt chũng th́ thôi, càng hiếm càng bổ dưỡng càng “nên thuốc”. Cây hiếm quí bị coi như cỏ rác. Của chung chớ đâu phải của “ta” đâu mà tiếc. Lại va chạm nữa, vừa vừa thôi nghe.

Có một giống c̣ Việt Nam gần như không có nơi nào có, quí vô cùng đang trên đà tuyệt chủng. Đó nhóm c̣ nằm trong chủng loại: “Cái c̣ lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.Thương em dạ sắt ḷng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng.” Đây là nhóm quí hiếm hơn hết trên cỏi đời nầy.

 Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lăm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện tại, có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đă hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.

Vấn Đề An Toàn Của Dược Thảo

      Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nguyện của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal) là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); v́ vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng hóa chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế.

      Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa kỳ và dĩ nhiên, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại lẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc pḥng bịnh và trị bịnh. Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đ̣i hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhản hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu dài hạn nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

      Thí dụ như nước trích từ cây nhàu (gingko biloba) đă đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn c̣n lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẳn trong máu của con người.

      Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhản hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhản hiệu trên hoàn toàn không ghi rơ vế cách định bịnh, chữa trị hay pḥng bịnh ǵ cả!

      Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đ̣i hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau v́ do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v.. Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân.

      Do đó, mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an ṭan. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo v́ có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.

      Ôi thôi Tiến Sĩ nói chi xa xôi ai mà hiểu, nói kiểu HCĐ tôi th́ từ mấy ngàn năm qua người ta đầu độc nhau chết ngắt đâu phài là dùng thuốc tây, họ dùng thuốc Bắc đó. Quí bạn không tin th́ đọc lịch sử Trung Hoa thử coi. Mà không cần đâu, đọc truyện Vơ Hiệp Kỳ T́nh của Kim Dung là thấy liền. HCĐ nói bậy nữa rồi, bộ không nghe quí thầy Dược Thào quảng cáo ra ră hàng ngày rằng Dược Thảo không hóa chất vô hại hay sao. Kim Dung viết xạo đó, Dược Thảo có làm chết được ai đâu.

      Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đă được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đă được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ư bịnh nhân khi kê toa.

      Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có ǵ bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hoá học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau. Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B. Một thí dụ khác điển h́nh là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy). Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà măn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rể của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.

      Mấy nhà bác học ngày nay là kẻ hậu sinh, Tiến Sĩ kể vô làm ǵ, hậu sinh làm sao sánh bằng Hoa Đà Biển Thước được. Tiền nhân nói, sách vở ghi th́ làm sao mà sai được. Quí vị thầy lang ngày nay đâu cần thử nghiệm trên thú vật làm chi, cứ thử ngay trên con người đang sống cho tiện. Tại khu Little Saigon nầy có cả ngàn người t́nh nguyện thử thuốc của quí thầy, không những tự nguyện mà c̣n nộp tiền cho quí thầy lang nữa, quí thầy đâu cần mua thỏ mua chuột làm chi cho tốn. Sau khi thử vài ba tháng không thấy ai chết quí thầy lang bèn quảng cáo rằng: “Sau nhiều năm nghiên cứu Thầy Bất Nhân đă phát minh ra được thuốc loại thuốc có một không hai “Chai Số 35” nầy để cứu giúp những cặp vợ chồng thiếu hạnh phúc. Thế là thiên hạ tin và mua rần rần, thầy giàu nhanh như gió. Đầu óc mấy nhà bác học coi vậy mà đâu có bằng đầu óc của các thầy lang ta lang tây tại đây.

Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?

Hiệu Năng Của Dược Thảo

      Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an ṭan của thuốc, mà c̣n đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an ṭan hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đă sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.

      Nhưng đối với dược thảo, ḥan ṭan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cảm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

      Tiến sĩ ơi ông hỏi làm chi câu “Hiệu Năng Của Dược Thảo”. Ông không thấy trung tâm dược thảo nằm tại khu Little Saigon nầy hay sao. V́ vậy nơi đây bịnh viện đóng cửa hết rồi, nếu dược thảo không hiệu nghiệm th́ làm sao các nhà thương ở đây đóng cửa và các Bác Sĩ Tây y thất nghiệp về đuổi gà cho vợ. Uống dược thảo vào là bách bịnh tiêu trừ cơ thể mạnh như ḅ.

Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:

      -Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive) như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.ï

      - Ủy ban An ṭan Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo vơí bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẩu, v́ có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.

      - C̣n Viện Quốc gia Những Nhà Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dơi từ ba đến năm năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đă được bào chế trước khi tung ra thị trường.

      V́ những lư do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người xử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đ́nh và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.

      Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rơ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đă hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đ́nh. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.

      Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).

Thay Lời Kết

 

      Ngày hôm nay, ngoài những bữa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lư. Do đó, xử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đóan bịnh và cho thưốc cần hiểu rơ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.

      Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đă trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn ṭan độc lập, và ḥan ṭan tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.

      Qua truyền thông như phát thanh, báo chí, truyền h́nh.. .chúng ta hàng ngày nghe ra ră những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị “bá bịnh”. Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đă tŕnh bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v.. .

      Ngài Tiến Sĩ kết án nhàu Noni oan quá, nó có ích lắm, nó trị được bịnh nghèo nhanh như chớp. Tiến sĩ nh́n thử coi những người sản xuất nhàu Noni bẩy giờ từ nghèo trở nên giàu sụ, của cải cả đời ăn không hết. Tôi xin khuyên quí thầy lang một câu kiều dân gian: “Tiền ai làm ra cũng đổ mồ hôi, gạt nhau vừa vừa thôi, để đức lại cho con cháu nhờ quí vị ơi, tội lắm, lời tục có nói “cha ăn mặn, con khát nước”.

      Thậm chí, có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô t́nh khác nhau như: 7, 9, 14, 26 v.v.. .để trị bách bịnh hay bá bịnh.

      Giă sữ như sũa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rơ người bào chế định nghĩa chữ “sữa” như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!

      Cái ǵ chớ về sửa ong chúa nầy HCĐ tôi rành sáu câu. Số là có một thời HCĐ tôi nuôi ong mật tại Việt Nam, có in sách cùng với anh Thái Văn ánh mà. Hiện nay anh Ánh c̣n ở Việt Nam có lần hỏi tôi nên tái bản cuốn “Cẫm Nang Nuôi Ong” không, c̣n nhiều người t́m nó. Đó là cuốn sách đầu tiên tiếng Việt về nghề nuôi ong mật. HCĐ rành vụ nuôi ong nầy đến độ mở thùng ong ra đâu có cần che đầu che cổ như người Mỹ ngày nay. Ong hiền khô, biết tánh chúng th́ chúng đâu có chích. Nói dong dài để quí bạn tin được lời nói của tôi rằng th́ là: “đề cao sửa ong chúa là thần dược thiệt là ba xạo”. Nào sửa ong chúa nào phấn hoa, chẳng giá trị chi cả, chỉ là một thứ thực phẩm b́nh thường mà thôi. Quí vị mua thuốc có chút xíu sửa ong chúa nhằm nḥ ǵ, dân nuôi ong như tôi ăn sửa ong chúa nhiều hơn mọi người mà có mập béo chi đâu. Ăn v́ bỏ uổng, gở mủ ong chúa ra không lẻ bỏ, không gở bỏ các mủ nuôi ong chúa non, để ong chúa nở ra là nó bay đi lập tổ mới, phân nữa ong thợ bay theo thế là mất hết nữa bầy ong.

      Như tiến sĩ Truyết nói, sửa ong chúa đâu có nhiều, nó hiếm lắm. Quí vị chưa biết qua th́ tưởng đó là sửa của con ong chúa. Không đó là thực phẩm đặc biệt ong thợ tạo ra cho ấu trùng ăn để khi nở ra nó sẽ là ong chúa. Một ngăn (mủ) ong chúa bị rứt bỏ lớn chưa tới nữa phân khối. Nguyên tổ ong mấy ngàn con chỉ có mươi mủ ong chúa nhỏ như ngón tay út. Chúng chỉ sinh vào vào mùa chia đàn mà thôi. Ở Mỹ là vào tháng năm (May) là mùa hoa nở rộ. C̣n các tháng khác làm ǵ có mủ ong chúa. Lấy đâu ra nhiều sửa ong chúa để làm thuốc.

      Mủ ong chúa là cái ngăn nho nhỏ bằng đầu ngón tay út trẻ em, h́nh tựa như trứng gà, trong đó chứa ấu trùng và sửa ong chúa. Áu trùng vẫn là ấu trùng ong thợ, nhưng nhờ ăn thức ăn đặc biệt (tức sửa ong chúa do ông thợ tạo ra) nên khi nở ấu trùng sẽ thành ong chúa. Do đó mới sinh ra huyền thoại sửa ong chúa. Mỗi thùng ong chỉ được có một con ong chúa duy nhất. Vào mua hoa, thùng ong sung, ong thợ định chia đàn, tạo ra trong thùng chừng mươi mủ ong chúa. Khi con ong chúa đầu tiên sắp nở ra, th́ con ong chúa già (cũ) bay ra khỏi tổ đi t́m bọng cây thành lập vương quốc mới, nữa bầy ong thợ đi theo, phân nữa c̣n ở lại với ong chúa sắp nở. Công việc đầu tiên của con ong chúa con vừa nở là đi t́m chích chết hết các con ong chúa chưa kịp nở trong thùng. Chỉ c̣n ḿnh nó trong thùng mà thôi. Ong thợ khi chích người hay con vật ǵ dều chết sau đó, v́ mất kim. Duy con ong chúa chích ong chúa non khác th́ không chết. Xă hội loải ong c̣n nhiều điều lư thú lắm, nếu không sao viết được tới một cuốn sách.

      Nhân đây nói quí bạn nghe, má tôi khuyên không nên nuôi bất cứ con vật nào, dính liếu t́nh cảm vào chúng thêm phiền lụy, do vậy có thời tôi nuôi ong mật. Chúng là một xă hội ngăn nắp và rất dễ thương và v́ chúng không phải là một cá nhân nên người nuôi không bị ràng buộc t́nh cảm. Sáng sớm tinh mơ, ra ngồi trước thùng ong xem ong thợ bay ra đi lấy mật lấy phấn hoa mang về là một cái thú nhàn tản thanh tịnh khó quên.

      Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dăi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả. Cộng thêm một số đồng bào v́ dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô h́nh chung đă tiếp tay cho việc làm bất chính trên. Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đă đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ư thức bổn phận dân sự (civic duty) của chính ḿnh để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách (có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên xử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng tức khắc.

      Khẩn mong Quư bà con lưu ư đến những điều tŕnh bày trên đây.

      Mai Thanh Truyết

      West Covina, 5/2007

Kết luận của HCĐ: Thưa quí bạn, tánh tôi hay đùa mà lại hay nói thẳng, tôi quánh máy môt hơi, mục đích là để quí bạn đọc cho vui. Bài viết của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết rất thực tế rất “độ lượng”. Quí vị nào có quan tâm xin đọc qua trước khi dấn thân t́nh nguyện thử thuốc cho quí thầy lang. Tiến sĩ Truyết viết những hàng trên đâu có lợi chi cho cá nhân ông, v́ quí bạn mà viết. Chỉ có người nghĩa khí “thấy chuyện bất b́nh chẳng tha” mới dám lên tiếng như vậy. Không dưng có ai muốn gây ân oán làm ǵ.

Ghi chú: Tôi dùng chữ thầy lang để chỉ những vị nhào ra làm thuốc ngang xương, làm giàu ngang xương, không qua lớp họp nhiều năm như quí vị Đông Y Sĩ. Xin quí vị Đông Y Sĩ chánh qui đừng dùng đồng hóa chữ thầy lang với chính ḿnh. Chữ tím của HCĐ.