Viết nhân ngày Mother’s Day 2007
BÀ MẸ VIỆT NAM 75
Giao Chỉ – San Jose



Lời nói đầu: Từ nhiều năm qua, Việt Báo tại Nam Cali tổ chức cuộc thi viết về người Việt tại Hoa Kỳ. Năm 2002 giải thưởng đă trao cho bài viết của một bà mẹ Việt Nam. Người góa phụ của cuộc chiến Việt Nam đă kể lại câu chuyện gửi 6 đứa con nhỏ qua Mỹ từ năm 75 và đoàn tụ với các con 16 năm sau. Chúng tôi xin được gọi đây là Bà Mẹ Việt Nam 75 và xin gửi câu chuyện đến quư vị nhân ngày Mother’s Day 2007.
Tại các trung tâm nhận trẻ mồ côi đầu năm 1975 ở Sài G̣n, người ta thấy nhiều cảnh thương tâm. Những đứa trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi khóc ngất trong tay các bà mẹ Việt Nam. Các em nhỏ gan dạ nhất khi nghe thấy những đứa khác vật vă khóc la cũng trở thành hoảng sợ. Có những bà mẹ đau khổ trao đứa nhỏ cho nhân viên của trung tâm rồi ngă xuống rũ rượi như tàu lá chuối tàn úa. Có thiếu phụ trẻ bỏ con xuống ghế rồi vội vă quay đi. Rất nhiều người ôm măi đứa con cho đến khi chiều xuống. Và cũng có những người đă đem con cho đi, bây giờ đến để đ̣i lại.
Trong số đó có Bà Mẹ Việt Nam Bảy Lăm. Bà quả phụ Trương Lệ Chi, vợ một chuyên gia của Việt Nam Cộng Ḥa đă qua đời. Bà quyết định gửi 6 đứa con cho cơ quan thiện nguyện đem đi Mỹ để tham dự vào chương tŕnh con nuôi quốc tế.
Trong câu chuyện kể lại bà đă viết như sau:
“Đây là câu chuyện đă xảy ra trong gia đ́nh tôi, hoàn toàn sự thật. Trước năm 1975, tôi có 6 đứa con khi ba chúng nó qua đời. Đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất là 3 tuổi. Thân cô, thế cô, tôi làm sao sinh sống, làm sao lo nổi tương lai các con. Ba chúng mất đi, để lại cho tôi gánh trách nhiệm quá nặng, với cả ngàn câu hỏi không có câu trả lời.”
Sau cùng bà Lệ Chi đă hoàn tất giấy tờ tại hai trung tâm nhận trẻ ở Sài G̣n để gửi được 5 đứa con. Chỉ riêng cậu bé 12 tuổi v́ lớn quá nên không đủ điều kiện. Đứa bé 11 tuổi lấy khai sinh giả của em nó để được nhận hồ sơ.
Bà kể tiếp câu chuyện hy sinh những đứa con đứt ruột vào tháng 4—1975.
“Sau khi gửi 5 đứa con đi rồi, tôi như người ngây dại, bao đêm không thể ngủ được. Nhà đang đông đảo, tiếng la hét đùa giỡn của lũ nhỏ rộn ràng suốt ngày, nay bỗng quá yên tĩnh, quá vắng lặng, chỉ c̣n lại một ḿnh tôi và cháu lớn.
Đă bao lần tôi muốn vào trung tâm để xin lại các con. Thôi th́ chúng nó không có tương lai cũng được, đói khổ cũng được mà có mẹ có con. Nhưng rồi cứ ngần ngại.
Thời gian này t́nh h́nh chiến sự thật xáo trộn, những người Đà Nẵng ùn ùn vào Sài G̣n tránh nạn cộng sản. Có lẽ những người Mỹ họ biết trước được những ǵ sẽ xảy ra, nghĩa là miền Nam bị bỏ rơi và Sài G̣n đang bỏ ngỏ. Thế là họ không cho tôi vào gặp lại các con nữa. Chỉ ít lâu sau, báo chí loan tin Mỹ đang có kế hoạch di tản các trẻ mồ côi.
Ngày 1 tháng 3-1975, có tin chuyến máy bay khổng lồ chở cả trăm trẻ mồ côi bị rớt, tất cả tử nạn. Tôi như người mất hồn, không biết các con tôi có trong chuyến bay đó không? Trời đất đều sụp đổ trước mặt tôi. Trong khi ấy, tôi c̣n lănh thêm sự sỉ vả thậm tệ của gia đ́nh bên nội lũ nhỏ và các bạn bè của chồng. Họ bảo tôi đem con bỏ chợ, một số người th́ nói tôi đem con bán cho Mỹ để lấy tiền v.v...
May thay, ít hôm sau chuyến bay rớt đó, tôi được người quen làm trong FCVN cho biết là 4 đứa con tôi vẫn c̣n ở trong trung tâm chưa đi. Tôi vẫn chưa hoàn hồn. C̣n thằng bé ở “Welcome Home” th́ sao? Măi sau này tôi mới được biết thằng con 11 tuổi rời khỏi Việt Nam trong chuyến bay cuối cùng của các trẻ mồ côi vào ngày 28 tháng 4-1975.”
Trong khi đó, cô Karen Ryan đang là tiếp viên Hàng Không của Pan Am được tin chuyến bay Hồng Kông – Tokyo bị hủy bỏ. Phi hành đoàn trang bị những thùng giấy, sữa, tă lót để bay đi Sài G̣n nhận 400 trẻ em mồ côi vào Mỹ. Những đứa trẻ mồ côi và những đứa trẻ có mẹ như bà Lệ Chi. Những mảnh đời nhỏ bé mong manh sinh ra từ cuộc chiến Việt Nam.
Những đứa bé ốm yếu bọc trong các quần áo đủ màu như những cây kẹo bé nhỏ. Và có những đứa đă biết ḅ, biết đi. Các em nhỏ cùng gia đ́nh đă được tách ra. Những miếng giấy ghi tên tuổi từng đứa con được các bà mẹ Việt Nam cho vào trong túi áo đă bị vứt bỏ. Người ta đeo cho chúng các tên họ mới. Và tất cả những đứa bé từ trẻ sơ sinh cho đến hai tuổi biết đi đều thi nhau khóc suốt chuyến bay. Cô Karen không bao giờ quên được một chuyến bay mà tất cả 400 hành khách đều khóc suốt hành tŕnh. Chuyến bay đầy nước mắt. Chuyến bay của những linh hồn nhỏ bất chợt bị bứng khỏi gốc rễ trên quê hương lầm than. Trong những chuyến bay đó có 5 đứa con của một góa phụ Sài G̣n được đổi hoàn toàn tên họ để sẵn sàng gửi đi khắp bốn phương trời Mỹ quốc cho hoàn toàn mất dấu Việt Nam.
Nhưng trước đó vài ngày, đứa bé 11 tuổi của bà Chi, v́ quá nhớ mẹ nên đă t́m cách trốn ra. Cháu Hoàng Đại Huy nói dối mẹ là quá 10 tuổi nên bị loại. Tuy nhiên, sau đó nhân viên của trung tâm đă đến nhà t́m và Huy lại phải ra đi vào chuyến 28 tháng 4. Sau này cũng nhờ đứa con lớn khôn lanh này mà Bà Mẹ Bảy Lăm đă t́m lại được các con.
Trong một bài báo viết cho Reader’s Digest, cô tiếp viên Karen ngày xưa cho biết các đứa trẻ đă được giao cho một tổ chức International Service ở Oregon. Những chuyến bay từ vận tải cơ C5 của nhà binh Mỹ cho đến Pan Am của dân sự đă chuyên chở 2,000 trẻ em đến Mỹ trong chiến dịch Operation Babylift. Ngày nay hầu hết các em đều trở thành các chuyên gia, các công dân Hoa Kỳ thành công và được gọi chung là những đứa trẻ của năm bảy lăm.
Và bây giờ chúng ta cùng trở lại với Bà Mẹ Bảy Lăm. Bà Lệ Chi ở lại Sài G̣n với đứa con trai lớn 12 tuổi tên là Hoàng Đại Hải. Ngày 30 tháng 4 hai mẹ con dắt nhau vào Tân Sơn Nhất t́m đường di tản nhưng không thành công. Từ đó cho đến hơn 10 năm sau, bà mẹ kiên tŕ giúp đứa con sắt đá c̣n lại t́m đường vượt biên hết đường biển lại qua đường bộ. Từ Hậu Giang đến Nam Vang.
Cho đến năm 1988 tức là 13 năm sau cháu Hải mới đến được trại định cư Thái Lan lúc đó đă 25 tuổi.
Đồng thời qua thư từ ṿng quanh nước Pháp về Hà Nội đến Sài G̣n, Bà Mẹ Bảy Lăm đă t́m cách liên lạc được với các con ở Mỹ như một phép lạ. Tất cả các gia đ́nh cha mẹ nuôi đều không muốn liên lạc với nguồn gốc các cháu ở Việt Nam. Chỉ nhờ đứa nhỏ Hoàng Đại Huy ra đi lúc 11 tuổi đă từ Thụy Sĩ t́m cách dấu diếm liên lạc về cội nguồn nên bắt được tin tức của mẹ.
Khi người anh Hoàng Đại Hải đến Mỹ th́ đă liên lạc được với các em nhỏ nay đă trưởng thành và tất cả cùng nhau vươn lên trong cuộc sống đầy cơ hội tại Hiệp Chủng Quốc.
Sau đó bà Trương Lệ Chi ở Sài G̣n đă có cơ hội kết hôn với một sĩ quan cựu tù cải tạo và hai người đi Mỹ vào tháng 7-1990. Câu chuyện trùng phùng đoàn tụ của gia đ́nh bà trên đất Mỹ được kể lại như sau:
“Tại Mỹ, 16 năm sau khi rời bỏ lũ nhỏ, tôi gặp lại được các con tôi, chúng không c̣n nhớ lấy một câu tiếng Việt, c̣n tôi th́ Anh văn quá nghèo nàn không đủ để diễn tả những xúc động của ḿnh, tôi chỉ khóc và khóc. Nước mắt 16 năm hờn tủi tuôn xuống như mưa.
Cháu trai 11 tuổi khi đến Mỹ được 4 năm th́ gia đ́nh cha mẹ nuôi nó dọn qua Thụy Sĩ. Năm 20 tuổi cháu đă có bằng kỹ sư điện, cố gắng đi làm, gom góp tiền dành đụn gửi tiền về Việt Nam cho mẹ, để mẹ t́m đường cho anh nó vượt biên. Sau đó, nó lấy được bằng MBA và hiện đang làm cho một công ty điện tử của Mỹ tại Thụy Sĩ.
Đứa con gái thứ Ba, khi ra đi mới 9 tuổi, cháu cũng lấy được bằng MBA và 3 bằng cấp về Financial. Hiện cháu đang làm President cho Credit Service First Boston Corporation tại New York.
Cháu Huy khi ra đi được 7 tuổi, nay đă trở thành một bác sĩ, người ta nói rằng cháu xuất sắc về Radiology hiện đang phục vụ tại bệnh viện ở San Francisco.
Thằng Hiếu, khi đi cháu được 5 tuổi, ngày nay đă tốt nghiệp đại học về ngành thương măi, hiện ở Colorado.
Và Trúc là gái út, khi đi cháu mới 3 tuổi, nay cháu cũng đă tốt nghiệp Master Computer Science ở Ohio.
Riêng thằng con trai lớn của tôi, nhờ tiền của em trai bên Thụy Sĩ gửi về tôi lo cho cháu vượt biên. Cháu đă trải qua một cuộc hành tŕnh đầy gian khổ, để đến Mỹ năm 1989. Khi c̣n ở Việt Nam, mới học hết bậc trung học. Đến Mỹ 26 tuổi, cháu bắt đầu học lại với một ư chí mănh liệt. Bảy năm sau, cháu đă lấy được bằng bác sĩ nha khoa với hạng ưu.
Tôi quá đỗi vui mừng khi đến Mỹ, nh́n lại thấy đàn con của ḿnh đă thành công không đứa nào hư hỏng. Tôi cám ơn tổ chức thiện nguyện Mỹ đă có mặt tại Việt Nam thời chiến tranh để tiếp nhận trẻ mồ côi. Cám ơn các gia đ́nh người Mỹ đă chăm sóc các con tôi. Cảm ơn hệ thống giáo dục của nước Mỹ đă tạo cơ hội và điều kiện cho các con tôi. Đă tới được nước Mỹ, dầu là dân tộc ǵ, dầu ở lứa tuổi nào, nếu muốn đến trường th́ họ cũng thực hiện được điều ước muốn.
Nếu tôi không liều lĩnh gửi các con tôi theo diện mồ côi th́ có lẽ bây giờ chúng hăy c̣n ở lại Việt Nam và chắc chắn không có tương lai như ngày hôm nay.”
Đó là câu chuyện của Bà Mẹ Việt Nam Bảy Lăm. Khi gửi con đi, bà đă bị buộc tội là bán con cho Mỹ. Nhưng sự thật là bà đă hy sinh t́nh mẫu tử cao quư nhất để mở con đường tự do đầy cơ hội cho các con. Cũng vào những ngày tháng 4-1975 của 28 năm về trước, truyền h́nh đă chiếu cảnh một người cha đứng trên bờ tung đứa con c̣n bế ngửa lên sà lan vượt biển đầy dân di tản. Sà lan rời bến Sài G̣n, giây nối bờ đă chặt đứt. Không c̣n ai lên tàu được nữa. Hai vợ chồng người Việt vô danh trong một giây phút hoảng loạn đă tung đứa con lên đầu đám di dân trên xà lan. Một bàn tay vô danh khác đă đón lấy đứa nhỏ. Xà lan tách bến và xa dần. Đứa nhỏ chắc hẳn sẽ có tương lai nhưng người cha th́ mất cả tương lai lẫn quá khứ. Đó là chuyện Việt Nam 1975. Nhưng hôm nay Bà Mẹ Việt Nam Trương Lệ Chi của chúng ta đă hy vọng t́m thấy tương lai của chính bà qua sự thành tựu của 6 người con. Chương tŕnh Radio Dân Sinh của IRCC đă tuyên dương bà Lệ Chi nhân dịp Mother’s Day. Những đứa nhỏ đă trưởng thành và có cuộc sống tốt đẹp. Nhưng t́nh mẫu tử giữa mẹ con có vuông tṛn hay không. Vấn đề vẫn c̣n là một ẩn số. Bà mẹ Việt Nam, quê ở Sóc Trăng, với nghị lực phi thường đă có một quyết định mà không thể làm lại một lần thứ hai. Nhưng bây giờ là 30 năm sau, được hỏi lại, bà thú nhận rằng cũng không biết là làm như vậy có đúng hay không. Hai người con trai lớn th́ hiểu ḷng mẹ, c̣n những đứa nhỏ tuy không nói ra nhưng sao t́nh mẹ con vẫn c̣n hờ hững. Tiếng khóc của những đứa bé bị dứt ra khỏi ṿng tay thân yêu từ chuyến phi cơ đă cách xa một phần ba thế kỷ mà vẫn c̣n vang vọng hàng năm khi tháng tư oan nghiệt trở về. Những đứa bé lớn lên trong gia đ́nh cha mẹ nuôi dù đă trưởng thành nhưng vẫn không hiểu được ḷng mẹ ruột ở hoàn cảnh nào mà nỡ bỏ lũ con đỏ đi vào chân trời vô định. V́ vậy ngày của mẹ năm nay, lại một lần nữa, tương lai là của các con nhưng với bà mẹ 75 u sầu chỉ c̣n lại quá khứ đau thương.
Tôi viết lại câu chuyện này để tặng cho bạn Peter Trần ở San Jose.
Năm 75 Peter cũng đă gửi 5 đứa con đi theo diện mồ côi, sau đó cả hai vợ chồng đă sống điên cuồng trên đường vừa đi t́m con vừa t́m tự do. Qua được Hoa kỳ, may mắn thay đám con của Peter suốt ngày ôm nhau khóc không chịu tách rời. Không có gia đ́nh Mỹ nào nhận nuôi cả 5 đứa v́ vậy vẫn c̣n đợi chờ. Vợ chồng Peter t́m lại đầy đủ cả. Tháng 5-2007 bạn Peter của chúng tôi sắp sửa đi mổ tim nên gọi con cái từ bốn phương trời trở về đoàn tụ. Ông nói là 30 năm trước đă nhầm lẫn cho 5 đứa con nhưng may mắn đă t́m thấy kịp thời, bây giờ đến lượt ông ra đi và không có ǵ ân hận nữa. Nhưng bà vợ của Peter lại nói rằng cũng sẽ không để ông đi, vạn nhất dù ông có đi th́ bà cũng sẽ t́m ông trở về.
Giao Chỉ – San Jose