TÊ “LO”, THƠ CỦA NHẠC

 

                                                                                                                             Băng Đ́nh

 

 

Làng tôi, làng Nại huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà). Một trong những làng nhỏ và nghèo nhất tỉnh Thái B́nh, luôn cả toàn quốc lúc chưa và khi đă thống nhất. Nghèo th́ đương nhiên là dốt. Trước năm 1945, cả làng qua bao nhiêu đời chả có lấy một vị khoa bảng nho lẫn tây.

 

Vớt vát lại, có thế chứ, làng tôi lại cùng một ít làng khác miền Bắc dám đối nập với cả lước từ khai thiên lập địa cho tới ngày nay và hứa hẹn măi măi. Này nhé, người Việt nói th́ dân làng tôi, trong đó có tôi lói! (khi chưa đi học). Nghĩa  như vầy:

 

Điển h́nh gia đ́nh tôi gồm tám nhân khẩu. Bố mẹ và sáu con. Bố tôi làm việc quan có lên huỵên, xuống tỉnh. Mẹ tôi gốc làng Bùi Quang Chiêm. Chị Loan, chị Ngà tôi lấy chồng vùng khác. Đám con trai được đi học. Nên bẩy người chúng tôi thoát nạn n,l. Nhưng người thứ tám, chị Yến tôi đă không được đi học lại lấy chồng làng Bùi Tịp. Cũng nà nàng đối nập, nên sau năm 1975, từ quê nhà, thư chị viết có câu:

 

 …Chị thương em nắm…Thôi em ráng cải tạo cho thành người nương thiện…”

 

Tôi bỏ làng từ năm 1950. Thoát ngọng nhưng  chưa hết dốt. Và dốt đến bây giờ, 2006!!!

 

Trong một mẩu nhớ tựa đề Biệt Đoàn Văn Nghệ đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong số 725 từ ngày 01 đến ngày 15-03-2006. Tôi đă viết về Tiểu Đoàn Chiến Tranh Tâm Lư vào những năm cuối thâp niên 60. Đặc biệt về Đơn Vị Trưởng và Đại Đội Văn Nghệ cùng các anh chị em văn nghệ sĩ, ca sĩ, vũ công. Dĩ nhiên báo phát hành trước thời gian ghi trên b́a.

 

Trong bài này tôi muốn nói thêm về vị Đại Đội Trưởng Đại Đội Văn Nghệ, Trung Úy Trần Quang Trường, (cựu Trung Tá Trường đă măn phần tại Úc Châu). Anh Trường gốc Thanh Hóa, sinh năm 1923. Là một tay vĩ cầm trác tuyệt, lừng danh xứ Bắc. Bar Thiên Thai của anh là Dancing đầu tiên của người Việt tại Hànội. Phạm Duy từng hát ở đây và thi sĩ Nguyễn Bính ăn dầm nằm dề tại nhà anh nhiều năm. Mới hai mươi, anh đă lập gia đ́nh. Vợ chồng cùng tuổi, đều là con nhà giầu có. Anh chị ở riêng và anh sống rất nghệ sĩ. Có lần đem bạn bè đi hát cô đầu, ở lỳ nhà hát cả tháng không về. Nguyễn Bính đi t́m gíup cũng không nhổ rễ. Chị phải làm cỗ, nấu chè cho người làm bưng tới xóm yên hoa.

-         Mợ sợ cậu ở nhà hát ăn uống thất thường không được ngon nên làm cơm đem đến mời cậu và các bác xơi…

 

“Các bác” nghe vậy “nhột” quá, đuổi cậu về với mợ.

 

Xin được tôi làm phó. Anh Trường khoán trắng mọi việc từ văn pḥng cho tới bầu gánh trong các buổi lưu diễn Quân Khu.

Anh thường khen tôi.

-         Cậu văn gừng văn nghệ vậy mà nhà binh ra phết. Lính ḿnh tuy vậy ưa ngọt, ưa phỉnh. Nghệ sĩ mà. Ḿnh cứ phiên phiến rồi việc ǵ cũng xong.

 

Nhờ lối làm việc quan nhất thời dân vạn đại như vậy mà 46 năm chúng tôi c̣n có ǵ để nói với nhau. Đêm 27-2-06, trầm ngâm trước bản thảo… Bỗng điện thoại đổ hồi.

-         Phải BĐ đó không?

-         Dạ chính hắn. Xin nói to. Tôi nghễnh ngăng rổi. Xin lỗi ai đầu giây.

-         Đố ông đoán ra ai nào? Tôi là người được ông nhắc đến trong Biệt Đoàn Văn Nghệ. Biết là ai chưa?

-         Già rồi, vả lại xa nhau lâu quá, lại nhắc tới khá nhiều anh em. Xin chịu.

-         Phạm Nghệ đây…

-         Ối giời ơi Phạm Nghệ! Làm sao tôi quên được con người tốt nghiệp nhạc viện Paris. Ông diện sơ mi lụa vàng rộng tay khi biểu diễn vĩ cầm. Trán ông cao, tóc ông rợn sóng… Tôi vẫn cứ trách ông sao chỉ làm nhạc sư. Chẳng chịu sáng tác như biết bao người thua ông xa… Sao ông có được số phôn của tôi.

-         Dễ ợt mà. Vẫn theo dơi các bài báo của ông. Tới bài này, có một sơ sót cần góp ư.

-         Cảm ơn nhé, ai chê ta mà chê phải người ấy là thày ta. Thế là ông vừa là bạn vừa là thày tôi. Chỉ cái sai của tôi đi.

-         Ông bảo giọng soprano của Vân Sơn là sai. Soprano là giọng cao nữ. Gịong cao nam là Tenor.

-         Chết cha tôi rồi. Đây là dốt chứ đâu phải sai. Thêm lười nữa. Nếu biết ḿnh gốc loạng quạng, thấy chữ ǵ ngờ ngợ th́ từ điển Anh, Pháp, Hán đó. Thêm Bách Khoa Từ Điển dàn hàng chơi sách, mắc ǵ không tra cứu. Đúng là dốt hay nói chữ. Nẽ ra tôi phải viết là Têlo th́ mới nêu rơ được gốc gác chữ nghĩa của tôi.

 

Kế đó chúng tôi bù khú cả tiếng đồng hồ. Dĩ văng 46 năm hiện về với bao kỷ niệm. Phạm Nghệ nổi hứng đọc cho tôi nghe bài thơ trường thiên của anh về những văn nghệ sĩ bạn bè của chúng tôi đă qua đời. Anh không chơi E Mail nên ngày 3-3-06 tôi mới nhận được thư và thơ anh.

 

Ngày 28-2-06

 

Ông Vũ Băng Đ́nh thân mến ơi,

 

Tôi gửi ông bài thơ như đă hứa và để ông tùy nghi xử dụng. Tôi sẽ phôn cho ông sau. C̣n nhiều truyện muốn nói lắm. Nếu ông có phôn cho tôi th́ xin gọi vào Thứ Bẩy hoặc Chủ Nhật v́ ngày thường tôi hay đi đánh bài giải trí ở ṣng bạc Atlantic City.

Nay là lúc ḿnh đang hát bài Chanson du soir rồi.

Mong có dịp mời ông ghé chơi miền Đông, tôi rất được hân hạnh tiếp đón và đưa ông đi chơi cho vui.

Tôi vẫn lái xe phom phom trên xa lộ.

Chúc ông và gia đ́nh vui mạnh thắng lợi.

 

Thân mến,

Phạm Nghệ.

 

Những Nghệ Sĩ Tôi Quen Biết Đă Qua Đời

(Thơ Phạm Nghệ)

 

 

Vũ Thành theo Giấc Mơ say

Đâu c̣n chờ đợi đến ngày Hồi Hương

Văn Phụng Đi Giữa Hoàng Hôn

Suối Tóc để lại nhớ thương cho đời

Hoài Bắc trảy Hội Trùng Dương

Rượu mừng c̣n đó vẫn thương xuân về

Nhật Bằng ôm cả Thuyền Trăng

Về miền miên viễn chị Hằng mang theo

Hoài Trung hay hát Con Mèo

Cây cau cao quá có trèo được đâu

Thi Thơ Trăng Rụng Xuống Cầu

Bao nhiêu vũ điệu theo mầu thời gian

Hoàng Trọng ông vua Tango

Tiếng Tơ Đồng vẫn c̣n mơ mộng nhiều

Dương Thiệu Tước Áng Mây Chiều

Sông Hương Núi Ngự vẫn yêu dạt dào

Canh Thân lúc tuổi chưa cao

Túi Đàn để lại xiết bao ngậm ngùi

Nguyễn Cầu lặng lẽ ra đi

Cái quạt phe phẩy mỗi khi dạy đàn

Hùng Lân Minh Châu Trời Đông

Khỏe V́ Nước cũng theo gịng thời gian

Thẩm Oánh nhớ Trưng Nữ Vương

Hai Bà tuẫn tiết tấm gương anh hùng

Ngọc Bích Đôi Chim Giang Hồ

Đă nằm yên nghỉ bên bờ nương xanh

Lê Thương ba Ḥn Vọng Phu

Ngoài tám mươi tuổi vác dù ra đi

Nguyễn Hiền Hoa Bướm Ngày Xưa

Hút thuốc nhiều quá có chừa được đâu

Trọng Khương Bánh Xe Quay Nhanh

Nhanh hay quay chậm cũng thành người xưa

Y vân nào phải tay vừa

Ḷng Mẹ như biển vẫn chưa báo đền

Vũ Huyến Bỏ Quên Cây Đàn

Để Cô Hàng Nước sang ngang năm nào

Mạnh Phát có Ban Thần Kinh

Có Trần Văn Lư một ḿnh múa tay

Trần Văn Nhơn cũng thật hay

Hànội 49 ngày nay đâu c̣n

Vơ Đức Thu tuổi khá cao

Phổ nhạc Tống Biệt dạt dào hồn thơ

Trường nhạc có Nguyễn Huy Chương

Rủi ro mất xác trên đường vượt biên

Hải Linh đă bay về trời

Hang Bê Lem vẫn để nơi nhà thờ

Duy Linh Về Tổ Ấm xa

Là ông linh mục hiền ḥa dễ thương

Nhật Trường khoác áo treillis

Bài ca của lính cũng vi vút rồi

Đ́nh Nghĩa thổi sáo tuyệt vời

Sáo tre sáo trúc gọt nơi Thiên Đường

Phạm Trọng Cầu Trường Làng Tôi

Sáu mươi lăm tuổi về nơi niết bàn

Duy Khánh đă lên bàn thờ

Bài ca xứ Huế c̣n mơ núi B́nh

Nguyễn Văn Nghị dân Hiến Binh

Violon cũng xách đi tŕnh Diêm Vương

Nguyễn Trí Nhường cây cello

Chẳng may tai nạn mô tô qua đời

Nguyễn Văn Diệp có một thời

Vĩ cầm Hànội bao người nhớ thương

Ngô Mạnh Thu cũng gian nan

Để bao ca khúc c̣n vang khắp miền

Viết Chung nhạc sĩ áo đen

Điều khiển hay thế cũng bèn ra đi

Chợ Quán có Nghiêm La Mi

Chơi bass, nhiếp ảnh đă đi mất rồi

Thái Hằng lúc đă sáu con

Vậy mà tiếng hát vẫn tṛn vẫn duyên

Đoàn Chuẩn mê Tà Áo Xanh

Bẩy mươi tám tuổi cũng đành ra đi

Phạm Gia Nghị đeo ba hoa

Chiến Tranh Tâm Lư đă xa lánh đời

Lê Như Hải tay violin

Whisky nhậu quá thôi nh́n anh em

Viola có Đoàn Mạnh Quân

Nghỉ nơi Đức Quốc lúc gần sáu mươi

Duyên Anh bỏ lại Nhà Tôi

Tuổi Ngọc để lại cho đời tiếc thương

Tạ Tỵ mang hết tranh đi

Thơ, Văn, Họa chẳng c̣n ǵ vấn vương

Nguyên Sa Áo Lụa Hà Đông

Văn Học để lại không mong đợi ǵ

Mai Trung Tĩnh dân Hát Ô

Tro tàn đă để bên bờ biển xanh

Phạm Huấn Triệt Thoái Cao Nguyên

Đă bỏ cây bút về miền xa xăm

Thi bá là Vũ Hoàng Chương

Ra đi để lại thơ Đường tuyệt hay

Đinh Hùng có ban Tao Đàn

C̣n trẻ đă vội Niết Bàn dạo chơi

C̣n chàng thi sĩ Thanh Nam

Ngoài bốn mươi tuổi đă sang bến đ̣

Mai Thảo thật lắm văn tài

Martel ít nhất một chai mới vừa

Trần Cao Lĩnh cũng tài ba

Là một tay nhiếp ảnh gia khác thường

Nguyễn Mạnh Côn tính kiên cường

Vào tù tuyệt thực chửi hàng ngựa trâu

Vũ Khắc Khoan Thần Tháp Rùa

Chọn miền đất lạnh gió đưa về trời

Tuổi già nhớ được thế thôi

Nhớ bao bạn hữu một thời thanh xuân

Nhớ quê nhớ bạn xa gần

Gọi là một nén hương trầm tiễn đưa

 

                                           (New Jersey tháng 2-2006)

 

Xin cảm ơn bạn già 78 tuổi vẫn hồn thơ lai láng (chất thơ của nhạc). Để chúng ḿnh ôn lại chuyện xưa. Càng cảm ơn nhiều về cái dốt Tê lo của  le nhaque VBĐ.

 

Vậy ta đi đến kết luận nhé, một kết luận rất Phạm Nghệ:

 

Cố quá sớm thành ra quá cố

Trời cho xin cứ việc…tṛ chơi.

 

Băng Đ́nh

(3-3-06)