Vùng đất không mỉm cười : Nha Trang

Take2tango, 26.2.07

Phạm Việt Vinh

Đối với tôi, biển Nha Trang thật đẹp. Đầu tháng Bảỵ Nước xanh trong và ấm. Dải cát ven biển mịn và dàị Băi tắm tuy có độ dốc hơi lớn, nhưng có lẽ chính v́ vậy mà luôn có những dải sóng cao cỡ chừng một mét ào ạt mang thú vui cho những người thích rỡn đùa cùng sóng biển. Vào sáng sớm và từ giữa chiều, mấy cây số ven biển dọc đường Trần Phú vang vọng tiếng biển vỗ bờ và tiếng reo cười của tuổi trẻ.

Trong nhiều sách hướng dẫn du lịch trên thế giới, Nha Trang là một địa chỉ dành cho dân sành điệụ Chắc chính quyền thành phố cũng ư thức được điều này nên quyết tâm muốn biến Nha Trang thành một trung tâm thu hút du li.ch. Bên kia đường Trần Phú đă và đang mọc lên những khách sạn bề thế, sang trọng - của người Việt và của người nước ngoàị Bên này đường - phía bên biển, là một dải công viên hoa lá và cây cỏ được giữ ǵn sạch sẽ và bài trí khá gọn mắt. Có điều, đang vào mùa nghỉ hè, nhưng dải công viên này hầu như chỉ là nơi ngồi hóng gió biển và chơi đùa của người bản xứ. Rất ít khách du lịch người nước ngoài có mặt tại đâỵ Nơi tụ tập của họ là mấy quán ăn ngoài trời nằm chếch về phía Bắc, tuy ngay sát bờ biển nhưng lại được che kín bởi bốn bề hàng rào cây rậm rịt. Người Nha Trang bảo, đó là nơi mà bên các bàn bia có dù che mát, những người đàn ông châu Âu có thể thoải mái ngồi ngắm chọn rồi sau đó làm quen với các cô gái người Việt đang nhào lộn khoe thân thể mỹ miều của ḿnh trong một bể bơi nước ngọt.

Ngồi ngắm biển ở khu vực "dân bản xứ"dưới này, người ta liên tục là đối tượng mời chào của những người bán vé số, bán lạc luộc hay bánh đa nướng. Lạc luộc bùi và ngọt, bánh đa nướng ṛn và thơm, vậy nhưng chỉ sau hai, ba hôm đi biển, đứa con gái chưa đầy 13 tuổi của tôi đă về th́ thào: "Bố ơi, con không thích gặp những người bán hàng này! Ánh mắt của họ làm cho con rất sợ!"Những ngày sau đó, tôi để ư quan sát và ngỡ ngàng thấy con gái ḿnh nói đúng: dù là một cậu bé thiếu niên hay là một người phụ nữ đă có tuổi, khi bán hàng, ánh mắt nh́n của họ thật bất động, thật nặng nề và vô cảm. Chân thoăn thoắt từ đám khách này sang đám khách kia, mắt họ đảo nhanh nhưng hầu như không phát sáng. Cặp mắt họ là những ḥn bi thủy tinh màu đục, đầy vết xước và không hề phản cảnh. Có vẻ như khách hàng đối với họ là những vật thể vô h́nh.

Cộng vào đó, tiếng mời khách của họ: "Bác ơi, mua vé số!", "Cậu ơi, mua bánh đa!"thật đều đều, thật vô hồn. Được khách mua hay bị chối từ, họ đến, họ đi, nét mặt không hề thay đổi, ánh mắt không hề biến sắc.

Tôi cố gắng t́m cách an ủi con gái: "Bán hàng rong là những người nghèo khổ. V́ vất vả quá nên họ có cái nh́n như vậỵ"Con gái tôi cự lại: "Không phải chỉ có những người bán hàng, mà ở đây người nào cũng nh́n như thế!"Không có sẵn định kiến - dù là yêu thương hay thù hận, tuổi thiếu niên thường có có khả năng cảm nhận chính xác hơn người lớn tuổị Có vẻ như sau cặp mắt mỗi người ở đây là một gánh nặng hoang vắng nhưng quá ngàn cân, hoàn toàn không có khả năng chia sẻ. Phải chăng, v́ vậy mà những người nước ngoài khi đến đây nghỉ mát lại chỉ thích ngồi túm tụm với nhau ở trên kia băi biển, sau những hàng rào cây kín mít có nhiều nhân viên bảo vệ.

 Bay về

Từ Berlin, gia đ́nh tôi đi đến Frankfurt/Main bằng máy bay của hăng hàng không Đức Lufthansa, để sau đó, máy bay của Vietnam Airlines sẽ đưa chúng tôi đến Sài G̣n. Cũng như bao lần khác, bước vào máy bay của Lufthansa là bạn sẽ gặp ngay nụ cười thật tươi của cô tiếp viên hàng không cùng một lời chào vui vẻ. Nhiều người nhận định rằng người Đức lạnh lùng. Nhưng ít nhất, nhân viên phục vụ trên máy bay của Đức th́ không như vậỵ Trong toàn bộ các chuyến bay - dù ngắn dù dài, hầu như nụ cười d́u dịu lúc nào cũng thường trực trên các gương mặt nhẹ nhơm của ho.. Hành khách đối với họ h́nh như luôn là những ân nhân cụ thể. Ở đây, bạn sẽ cảm nhận thật rơ ḍng chữ "Welcome". Tôi cho rằng, trong cuộc đua thu hút khách bay và khách du lịch hiện nay, đó là một chuyện đương nhiên.

Khi ngồi chờ transit tại sân bay Frankfurt/Main, nh́n thấy 5-6 thiếu nữ VN mặt hoa da phấn, tha thướt áo dài đỏ bước qua cửa dành cho nhân viên hàng không, tôi đă phấp phỏng chờ đón một chuyến bay dài với những khóe cười duyên dáng và những giọng nói mượt mà của mỹ nữ quê hương. Nhưng, tôi đă mừng hụt. Tại cửa máy bay của Vietnam Airlines, một cô gái thật đẹp đứng đó, lặng im nh́n khách. Cô chào lại khách chứ không chào đón khách. Và cô hoàn toàn không cườị Ở đây không hiện diện chữ "Welcome". Cặp mắt cô nh́n khách hoàn toàn vô cảm, giống hệt như những cặp mắt chúng tôi thấy lại ở Nha Trang. Rồi sau đó, trên toàn bộ chuyến bay kéo dài gần 12 tiếng từ Frankfurt/Main đến Sài G̣n, cứ đúng lịch tŕnh, cô và những đồng nghiệp của cô, mảnh dẻ, dong dỏng trong những tà áo dài đỏ, vẫn đi lại hướng dẫn, phục vụ khách bay với những nét mặt nghiêm trang và ánh nh́n lạnh lẽo, thờ ợ Tiếng mời giải khát "Have some coffee!", "Have some tea!"của họ phát ra cũng thật đều đều, nhạt loăng. Có vẻ như họ đang phải cố gắng mang tải một trách nhiệm quá nặng, quá nhàm chán trên những những đôi vai nhỏ bé của ḿnh; và cái đám hành khách chúng tôi cũng là một phần của gánh nặng bất đắc dĩ đó. Cuối cùng, máy bay cũng êm ái hạ cánh trên sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đúng thủ tục, các thiếu nữ tiếp viên lại đứng im tiễn khách. Họ vẫn chào lại khách và không cườị Ánh mắt và nét mặt họ vẫn lặng im. Một phần gánh nặng đang tạm thời rời khỏi máy bay và họ đang làm thủ tục cuối cùng của một cuộc tống tiễn.

Sài G̣n, Hà Nội

Sau bữa ăn tối tại một quán ăn b́nh dân ở Sài G̣n, khi nhận lại hai chiếc xe máy từ hai người đàn ông dắt ra từ chỗ để xe cho khách của nhà hàng, anh tôi hỏi: "Mất bao nhiêu tiền hả các bác?"Một trong hai người không trả lời, nh́n đi nơi khác, c̣n người kia lơ đăng chuyển cho anh tôi một ánh mắt đầy mệt mỏi: "Năm ngàn!"Anh tôi đưa tiền. Người đàn ông cầm lấy tờ bạc, nhét nhanh vào túi quần sau, và quay gót. Không một cái gật đầu, không một lời đáp lễ, không một cái nhếch mép. Và ánh mắt hoàn toàn bất đô.ng. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự nhanh nhẹn và thuần thục của anh khi đón và trả xe cho khách. Anh đă làm việc một cách toàn tâm và đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng, khách hàng đối với anh h́nh như chỉ là những đối tượng phải gặp gỡ đơn thuần vật lư. Mọi cử chỉ, hành vi giao tiếp nhân tính của khách hoàn toàn không động chạm tới tâm trí của anh. Mắt nh́n khách nhưng tâm hồn anh hoàn toàn đóng kín. Ánh mắt đó vây bủa lấy bạn từ Nam ra Bắc, từ Sài G̣n ra Hà Nội, từ anh giữ xe ngoài đường, cô tiếp viên trong nhà hàng, đến các quan chức nơi công sở. Nh́n sâu vào những cặp mắt viên bi thủy tinh đầy vết xước, nặng nề vô cảm và bị bịt kín phía sau đó, bạn sẽ phải run sợ v́ cảm giác bị chặn đứng sự đồng cảm. Bạn sẽ không nhận được linh cảm của một người đồng bào, đồng loại.

Tôi chỉ nhận lại được sự ấm áp của linh cảm đó trong cặp mắt, trong nụ cười của người quen, của người thân, của gia đ́nh khi đến thăm ai đó hay khi ở nhà. Nhưng có ǵ đảm bảo cho những trú náu cuối cùng đó khi toàn xă hội đang ngày càng lănh cảm.

 Một điều dễ nhận thấy là khác với ở các nước phương Tây, các biển tuyên truyền, quảng cáo ở VN ít dùng ảnh chụp cảnh và người thật, mà phần lớn dùng tranh vẽ. Bên trên các ḍng khẩu hiệu như "Toàn dân...", "Nhiệt liệt...", "Đời đời...", người ta cố vẽ ra những gương mặt người lớn, trẻ em, hoặc là nghiêm nghị quyết liệt, hoặc là tươi hồng với miệng cười mở rô.ng. Nhưng mắt của người được vẽ không thể nào có ánh sáng của sự sống. Vậy mà ánh mắt đó lại thật gần như một trăm phần trăm với những ánh mắt trong ḍng người đang sục sôi quanh bạn. Tôi tự hỏi rằng, các họa sĩ vẽ tranh cổ động đă mang được lên tranh của họ những ánh mắt của đời thực, hay là những con người thực đă nhập vào ḿnh những ánh mắt từ các tấm tranh trên.

 Làng quê

Dù chỉ trải qua mấy năm sơ tán thời Mỹ ném bom Hà Nội, nhưng trong tâm khảm, làng quê tôi bao giờ cũng được gắn với lũy tre nghiêng nghiêng mang bóng mát trong những trưa hè đổ lửa, và oằn oại hứng cuồng phong vào mùa băo tố. Làng quê tôi c̣n là những con đường gạch nhỏ quanh co lượn theo những hàng rào dâm bụt, cúc tần, lúc lấp lóe hoa đỏ rực, lúc vương vấn những sợi tơ hồng và lách chách tiếng chim sâu; và khi đêm đến, tôi đi vào giấc ngủ cùng với tiếng ếch, tiếng chẫu chuộc văng vẳng kêu từ những chiếc ao nhỏ sáng mai sẽ khoe đầy hoa súng, hoa bèọ Cách đây mấy năm, khi nói chuyện với một nhà thơ ra đi từ Sài G̣n vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, anh bảo: "Đă lâu rồi ḿnh không về thăm lại VN, nhưng có lẽ v́ yêu quê quá mà ḿnh lại không dám về. Nếu về, nhỡ cảnh vật khác đi, có khi c̣n xấu đi, ḿnh sợ t́nh yêu sẽ suy giảm, hay là biến mất."Tôi nghĩ thầm: "Anh thật quá là... nhà thơ!"Không ngờ, anh lại là người có lư.

Về thăm quê lần này, tôi ngỡ ngàng: làng cũ không c̣n! Mảnh đất chôn rau cắt rốn là đây, nơi yên nghỉ của ông bà, tổ tiên vẫn như xưa, nhưng thay cho lũy tre làng, cho các hàng rào dâm bụt và các ao bèo là những ngôi nhà bê tông có tường gạch bao quanh. Các con đường gạch nhỏ cũng đă nhường chỗ cho các lối đi xi măng trải đầy phân chó khộ Một nhà giàu mới nổi trong làng đă mua toàn bộ chiếc sân rộng giữa làng, nơi lũ trẻ chúng tôi vẫn chạy nhảy hét ḥ khi xưa vào những đêm trăng sáng, và xây lên đó một biệt thự sang trọng có ṿi phun nước. Đ́nh làng cũ đang bị đục phá.

Ngày trước, hai đầu đ́nh có đắp nổi tượng Ông Thiện, Ông Ác. Nay, Ông Thiện đă là một đống vôi vữa nằm phủ lên mấy băi phân trâu. Ông Ác đang bị đập dở dang: trông ông giáp trụ rực rỡ, tay nắm thanh đao, nhưng một chân đă bị mất, một chân bị cụt đến tận đầu gối, vừa dữ tợn hơn xưa, vừa thật là tội nghiệp.

Vị sư cô mới được cử về trụ tŕ chùa làng, ngồi co hai chân lên tràng kỷ khảm trai cho tôi biết: "Làng anh đang định xây đ́nh làng bằng bê tông chứ không làm lại bằng gỗ như xưạ Xây bằng bê tông mà làm cẩn thận th́ bền và rẻ hơn làm bằng gỗ. Nhà ông G. sẽ đóng góp 100 triệu, nhà bà B. góp 50 triệu..."Rồi sư cô nhận xét: "Tôi từ nơi khác đến đây, thấy người làng anh thật khôn ngoan, có rất nhiều người sống ở nước ngoàị"Khi chia tay, sư cô gọi người giúp việc chùa trẩy cho chúng tôi mấy quả khế từ hai cây trên sân chùạ Khế ngọt và mát. H́nh như, đó là hai cây khế ngọt duy nhất c̣n lại trong làng. Cảm ơn chùa, chúng tôi tạm biệt quệ Quê c̣n đó nhưng làng th́ có lẽ đă vĩnh viễn qua đị Ra khỏi cái cổng làng c̣n sót, quay đầu lại, không c̣n bị che bởi hàng hàng lớp lớp cây lá như xưa, tôi nh́n thấy từ những ngôi nhà bê tông cao thấp mới xây, hằng trăm chiếc cửa sổ mở rộng nhưng đen ng̣m trừng trừng nh́n tôi như những cặp mắt vô hồn, vô cảm từ khắp nơi trong những ngày quạ Những con mắt cửa sổ bê tông không có khả năng cười.

Để mời gọi khách du lịch, người Thái Lan tự giới thiệu đất nước của ḿnh là "Smiling Thailand"- Đất Nước Mỉm Cườị Có người bảo, người VN ḿnh cũng có tiếng là hay cườị Vui đă cười mà buồn cũng cườị Đươc khen th́ cười mà bị chửi cũng cườị Trong nhiều trường hợp, cười đă trở thành vũ khí. Bà Vơ Thị Thắng - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN hiện nay, đă từng nổi danh thế giới với nụ cười trước Ṭa án quân sự của chính quyền miền Nam trước năm 1975. Nụ cười của bà được mệnh danh là "Nụ cười chiến thắng". Nay, trên đất nước VN, kẻ thù không c̣n để, hoặc không c̣n cho người VN có "Nụ cười chiến thắng". Có lẽ bà Tổng cục trưởng cũng đă hết ḷng kêu gọi, giáo dục các cán bộ, nhân viên làm công tác thu hút du lịch của bà phải cố gắng biết cách cười tươị Nhưng các cô tiếp viên hàng không vẫn không mỉm cười.

Và thực tế, c̣n quá nhiều người VN vẫn không thể mỉm cười và lạnh ngắt nh́n đồng bào bằng những ánh mắt vô cảm, khác loàị Bất kể đằng sau những ánh nh́n đó là trĩu nặng buồn lo của người nghèo khổ, là hỗn mang vô cảm của người giàu có, hay là quyền uy ĺ lợm kẻ có chức quyền, tôi cho rằng, ngay cả trong cái lộng lẫy của thiên nhiên hay là bên các biệt thự xa hoa, khi đôi mắt không đủ sức phát sáng cho một nụ mỉm cười, là lúc con người không hạnh phúc.