Lẩm cẩm Sài G̣n thiên hạ sự

Số 198 ngày 04-3-2007

* Văn Quang

Hoài băo của người dựng tượng Tiếc Thương



Từ trước Tết Đinh Hợi, tôi đă có dịp gặp anh Nguyễn Thanh Thu, tác giả của tác phẩm điêu khắc nổi danh “Tiếc Thương”, chắc bạn đọc ở Việt Nam chưa ai quên. Anh đă đi định cư tại Hoa Kỳ, nhưng gần đây có nhiều bạn bè và “tin đồn” anh đă trở về Việt Nam. Và cũng không ít dư luận cho rằng nhân dịp Nghĩa Trang Quân Đội được trả lại cho tỉnh B́nh Dương, có thể tác giả sẽ có cơ hội dựng lại tác phẩm ở một… nơi nào đó.

Tôi nhận được e mail và điện thoại của anh Huy Phương từ Mỹ, nhờ đi t́m anh Nguyễn Thanh Thu. Nhưng oái oăm thay cái địa chỉ anh cho lại rất mơ hồ: Phường 5, đường Lê Quang Định và anh c̣n “vẽ đường cho hươu chạy… lạc” rằng “ở phía cổng sau Bộ Tổng Tham Mưu cũ, cứ hỏi, ai cũng biết”. Tôi đem cái địa chỉ đó đi hỏi lung tung, chẳng ai biết và chẳng ai có thể “đoán” ra nó nằm ở cái chỗ nào trên con đường đă có quá nhiều thay đổi này. Tôi thuê xe ôm đi t́m một lần, nhưng cái Phường 5 đường Lê Quang Định rối rít tít mù với hàng dăy phố xá, đường hẻm, đường cụt. Anh xe ôm chuyên nghiệp ở vùng này cũng không thể ṃ ra. Nhưng th́ giờ của tôi c̣n lại ở Sài G̣n rất ít, và bạn bè đă nhờ th́ không thể bỏ cuộc. Tôi điện thoại cho Thái Phương rủ thày giáo này cùng đi kiếm, hay nói cho đúng hơn là đi “ṃ kim đáy biển”, may ra th́ gặp.

Đi t́m “ông nặn tượng”

Đi suốt một buổi sáng, hai anh em chúng tôi muốn “căi lộn” v́ hẻm này hẻm kia, đường này đường khác. Nhưng cuối cùng tôi “vớ” được một bà già trong con hẻm đường Lê Quang Định, bà đang ngồi vo gạo ở phía cổng sau căn nhà mặt tiền. Tôi hỏi bà cụ ở đây lâu chưa? Bà vui tính nói: “Mới gần 60 năm cuộc đời thôi”. - “Thế th́ chắc cụ biết, hồi xưa có ông chuyên nặn tượng ở gần đây?”. Bà cụ suy nghĩ một chút rồi nhớ ra: “Ở vùng này, chỉ có ông nặn tượng ở đường bên cạnh đây chứ không phải đường này”.

Đúng rồi, “nghề nặn tượng” là một nghề hiếm nên có hy vọng đúng là dịa chỉ chỉ cần t́m. Bà cụ chỉ “ṿng vo Tam quốc” nhưng cũng không khó t́m lắm. Đi loanh quanh qua con ngơ hẹp, chỉ đủ cho 2 chiếc xe gắn máy tránh nhau, chúng tôi lại ngớ ngẩn trước một ngă ba. Vừa cất tiếng hỏi thăm đường th́ một thiếu phụ khá trẻ và… khá đẹp, lên tiếng:

“Các ông cần t́m nhà ông nặn tượng, cứ đi theo tôi. Nhân thể tôi cũng đi qua đường đó”. Được lời như cởi tấm ḷng, thày giáo Thái Phương hộc tốc phóng xe theo thiếu phụ không quên ca một câu hơi lớn đủ để người đàn bà nghe được: “Người Sài G̣n bây giờ hiếu khách thật anh nhỉ”. Tôi không quên “bốc” thêm: “Cũng tùy người thôi ông ạ, gặp người tử tế th́ may. Có những người “gắt như mắm tôm”, đă không chỉ đường c̣n bị mắng, bị nguưt nữa mới buồn”. Nhưng có một điều anh Huy Phương chỉ đúng, hầu như tên những người nghệ sĩ dù là từ thời xưa, những người dân ở đây, nếu là người ở Sài G̣n lâu năm, nhiều người c̣n nhớ.

Đi loanh quanh vài con hẻm, chúng tôi dừng lại trước của một tiệm cà phê rất “hoành tráng” có cái tên cũng khá “ ấn tượng” là “TƯỢNG ĐÁ”. Quán cà phê rộng, trong một khu cứ như công viên, có những cây cổ thụ gốc rễ xù x́, cao ngất ngưởng. Bên cổng là một cái nhà nhỏ cho mấy anh “bảo vệ”. Thấy cái cảnh có vẻ “bế thế”, tôi trở nên ngập ngừng hỏi thăm bác Nguyễn Thanh Thu.

Anh bảo vệ chỉ ngay một anh thanh niên: “con ông Thu đó”. Chúng tôi thở phào, tay bắt mặt mừng với người con trai của anh Thu, như đă… quen nhau từ khuya. Anh thanh niên đưa chúng tôi vào theo con đường nhỏ bên phải quán cà phê. Lúc đó điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đang đổi nghề điêu khắc sang “thợ làm vườn”. Anh đang tưới cho mấy chậu cảnh quư ngoài hiên nhà. Xung quanh anh là một số những tác phẩm lẫn lộn cả cũ và mới nằm rải rác trong khu vườn hoa tĩnh lặng. Phía bên kia mới là những dăy bàn ghế cho quán cà phê đang đông khách, được ngăn chia bằng mấy thân cây si, cây đề cổ thụ x̣e những tàn lá che kín nửa vùng sân.

Nhận ra người quen, anh Thu rời cây kéo tỉa hoa, vui mừng ôm vai bạn. Kiểu “ăn diện” của Nguyễn Thanh Thu bao giờ cũng giản dị đến… quá b́nh dân. Cái “mũ nồi” từ đời tám kiếp nào vẫn chùm hụp trên đầu, có vẻ cố giấu cái đầu hơi lớn. Nhưng đó là “dấu ấn đặc biệt made in Nguyễn Thanh Thu”, không lẫn đi đâu được. Cứ như, nếu không có cái “mũ nồi đen” và không có vẻ lam lũ th́ không phải là Nguyễn Thanh Thu.

Nhà điêu khắc đang làm ǵ?

Chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ được tạo h́nh bằng một gốc cây. Anh Thu bắt đầu tâm sự: “Tôi về Việt Nam hai năm rồi đấy, chứ không như dư luận cho rằng tôi mới về để… làm một cái ǵ đó”.

Thái Phương hỏi thẳng thừng:

– Không phải là để dựng lại tượng Tiếc Thương sao?

Nguyễn Thanh Thu cười hà hà, có vẻ khoái chí v́ câu hỏi thẳng thắn này. Anh bật người ra phía sau, hất hàm hỏi lại:

– Ai cho làm mà làm?

Thái Phương gặng tiếp:

– Nhưng anh có ư định đó không?

– Tôi về đây hai năm rồi với một hoài băo khác chứ không phải là dựng lại tượng Tiếc Thương. Người nghệ sĩ chỉ sáng tạo một lần. Lần thứ hai không thể làm như lần thứ nhất. Nhưng nó sống được trong ḷng mọi người th́ tự nó c̣n măi. Tôi tự hào về tác phẩm này. Dựng lại là một điều chẳng hay ho ǵ. “Nó” sống trong ḷng mọi người là đủ.

Chúng tôi hiểu ư anh, nhưng thật t́nh sống ở đây lâu, chúng tôi biết, có những điều mà những người như anh Thu hơi ngại, cần phải “giữ ḿnh”. Chúng tôi cũng chẳng khác ǵ anh. Tôi thông cảm dễ dàng, tuy nhiên cũng cố moi xem anh Thu có gặp trở ngại ǵ trước những dư luận đó không. Anh lắc đầu:

– Chẳng có ǵ đáng nói cả. Thật sự là tôi có một hoài băo đă ấp ủ từ lâu chứ chẳng phải là bây giờ mới có. Một bức tượng nói về cuộc sống tươi đẹp của người dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Thái Phương vốn “nhậy cảm” nên mỉm cười hỏi lại:

– Anh không cho rằng làm như thế là… hơi kỳ cục trong lúc này sao? Người khác có thể hiểu lầm anh về đấy…

Nguyễn Thanh Thu xua tay, trả lời đầy tự tin:

– Dự định sáng tác một tác phẩm lớn đă có từ vài chục năm nay. Ngay khi ở Mỹ, tôi cũng đă từng nói chuyện với anh Huy Phương và một số anh em thân gần về dự định này. Nhưng ở Mỹ tôi không có phương tiện làm việc này. Về đây có không gian rộng, cuộc sống gần gia đ́nh, ổn định hơn, tôi hy vọng nối tiếp được những cảm hứng từ xa xưa, tiếp được cái mạch sống của những người dân Việt trên những mảnh ruộng vườn cây… Như thế có cơ hội khơi lại cảm hứng hơn, tác phẩm sẽ “sống” hơn.

Anh chỉ tay về phía bức tượng một thôn nữ, ôm bó lúa, đứng trên khoảng không gian bao la:

– Đó là tác phẩm mới nhất của tôi đấy. Về đây tôi mới làm. Tôi đă làm chừng hơn mười bức tượng như thế rồi. Kể cả khi c̣n ở bên Mỹ và thời gian đầu, khi trở về đây. Nhưng làm rồi phá, phá rồi làm. Cái ǵ không có hồn, tôi dẹp liền.

– Có phải là tác phẩm anh ưng ư nhất không?

– Đúng thế, bức tượng này là h́nh mẫu, trong toàn cảnh bức tượng lớn mà tôi đang ấp ủ. C̣n chín cái đầu rồng đang phun nước nữa, tôi sẽ chỉ cho các anh xem sau. Đây là bức tượng nhỏ, cũng như hồi tôi làm tượng Tiếc Thương th́ trước hết phải có một bức tượng nhỏ trong cái mô h́nh của nó. Đến khi có điều kiện thực hiện, nói cho rơ là khi có “ngân quỹ”, cứ theo đó mà dựng tượng lớn. Lúc dựng tượng lớn, khó mà thay đổi được hoặc không thể thay đổi được. Các anh vào đây, tôi chỉ cho xem cái này sẽ rơ hơn.

Anh đứng lên, đưa chúng tôi vào trong căn nhà nhỏ phía sau. Treo trên bức tường khoảng 4 thước vuông là một mô h́nh được vẽ bằng tranh màu. Trên đó có thể h́nh dung ra toàn cảnh bức tượng. Anh dừng lại, say sưa giới thiệu:

– Đây là tất cả ước vọng và tâm tư của tôi. Cảnh chín cái đầu rồng từ mặt biển phun lên vựa lúa dưới chân cô thôn nữ. Đó là h́nh tượng rất Việt Nam, nó là tượng trưng cho người dân Việt của tất cả mọi thời đại, chứ chẳng riêng thời nào. Đó cũng là ước mơ của tất cả người Việt chúng ta.

Và anh nhắc lại:

– Xin nói rơ, là chín cái đầu rồng chứ không phải chín con rồng. Cũng là đặc trưng của nền văn hóa Á châu chúng ta nữa.

Tôi nghĩ, mỗi người nghệ sĩ đều có những “giấc mơ” của riêng ḿnh. Người nghệ sĩ thật sự, thường âm thầm nuôi những hoài băo lớn lao. C̣n có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. Không phải là những kẻ chỉ hành động nhất thời, mưu cầu một chút danh lợi hoặc tiếng tăm, “ăn bám” trên những tên tuổi của người khác. Cũng không phải là người chỉ đắc chí với một tác phẩm nổi danh rồi ngồi đó… làm “thượng đế”, vuốt râu hoài cho đến bạc phếch. Nguyễn Thanh Thu c̣n hăng lắm, c̣n say sưa với những cái mới hơn, lạ hơn. Có thể cái sau không bằng cái trước, đă có không biết bao nhiêu nghệ sĩ danh tiếng, sáng tác những tác phẩm cuối đời dở hơn những tác phẩm đầu đời. Nhưng tâm hồn người nghệ sĩ luôn tràn đầy ước vọng mới là điều cần thiết. Nguyễn Thanh Thu đang có được sức sống mănh liệt đó. Rất có thể nó là sự “hoang tưởng” như anh Huy Phương đă nhận định. Và ngay chính chúng tôi, cũng thấy được điều này khi anh nói đến số tiền phải bỏ ra thực hiện tác phẩm của anh.

Tiền đâu và ai sẽ tài trợ để thực hiện?

Anh Nguyễn Thanh Thu tính toán: Bức tượng sẽ được mang tên “Cửu Long được mùa”, chiều cao 30m, chiều ngang tương ứng cân bằng với chiều cao. Tuy nhiên, xung quanh sẽ c̣n được tô điểm thêm những cảnh trí khác như hồ nước hoặc khung cảnh đồng quê, th́ chiều ngang chưa thể tính hết được lúc này.

Thực tế hơn, tôi hỏi:

– Có nghĩa là những “đồ trang trí” cho thêm phần “hoành tráng” tráng c̣n tùy thuộc vào ngân khoản sẽ có là bao nhiêu?

– Đúng thế. Có nhiều, làm nhiều. Cứ nói thẳng ra là “tiền nào của nấy”.

– Vậy khu đất anh cần cho bức tượng khổng lồ đó là bao nhiêu mét vuông?

Bái toàn đă có sẵn trong đầu nên anh nói ngay:

– Phải có một mẫu (1 ha).

– C̣n số tiền dự trù sẽ là bao nhiêu?

– Ít nhất là hai triệu rưởi đô la (USD) trở lên.

Đây là ngân khoản để dùng vào việc này anh đă nói với tôi và anh Thái Phương lần gặp nhau trước Tết, c̣n khi nói chuyện qua điện thoại với anh Huy Phương từ Cali gọi về th́ số tiền lại lớn hơn nhiều (5 triệu USD). C̣n đến khi tôi điện thoại lại cho anh vào ngày 1 tháng 3 vừa qua để xác nhận lại những điều cần nói th́ anh “hạ xuống” c̣n một triệu rưởi USD. Có lẽ trong đầu óc anh c̣n đang luẩn quẩn với sự tính toán này, chưa dứt khoát chăng? Hay là anh muốn nói “có nhiều làm nhiều, có ít làm ít” th́ ngân khoản đó từ 1 triệu 500 ngàn đến 5 triệu USD?

Con số nghe qua hơi “khủng”- nói theo kiểu chữ nghĩa bây giờ của các cô cậu tuổi “tin” ở Sài G̣n, xin tạm “dịch” là kinh khủng, ghê gớm, vĩ đại…

So với tầm vóc một tác phẩm điêu khắc để làm biểu tượng hoặc làm đẹp cho một vùng, một tỉnh, một lănh thổ th́ không có ǵ là nhiều. Người ta c̣n có thể làm những công tŕnh vĩ đại hơn mà… chẳng để làm ǵ cả, đôi khi chỉ là có cái làm để “ăn có”, xong rồi mặc cho thời gian tàn phá. Như làm một cái chợ, một cái trường, một khu dân cư, một lâu đài kỷ niệm vớ vẩn nhưng chẳng ai buồn đến. Chuyện đó xảy ra không ít. Vậy số tiền bỏ ra làm một bức tượng như của Nguyễn Thanh Thu đang mơ ước cũng không phải là nhiều.

Nhưng như Huy Phương đă phân tích, giấc mộng của nhà điêu khắc nổi danh này khó mà thực hiện được. Có thể gọi là “hoang tưởng”. Tôi đồng t́nh với nhận định này. Nhưng cứ để cho người nghệ sĩ được quyền mơ những giấc mơ của ḿnh.

V́ vậy nên theo ư muốn của anh, tôi thông báo đến độc giả ư định này. Có thể liên lạc với anh qua địa chỉ:

Nguyễn Thanh Thu, 76/68 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 1, Quận Phú Nhuận. TP. Sài G̣n. Điện thoại: 51.51.320. (Quán café Tượng Đá).

Vài nét chính về cuộc đời Nguyễn Thanh Thu

Chúng tôi đến bên bức tượng nhỏ Tiếc Thương, anh c̣n để bên những bức khác trên kệ. Đây là h́nh tượng lúc ban đầu của khi anh bắt tay vào sáng tác “Tiếc Thương” và được dựng tại Nghĩa Trang Quân Đội vào ngày 1-11- 1966. H́nh dung lại khung cảnh đó, tôi không khỏi bùi ngùi.

Trở ra sân, chúng tôi đă đứng trước bức tượng người thiếu nữ khỏe mạnh c̣n đang đứng đợi… những cái đầu rồng phun nước, mà chẳng biết đến bao giờ con rồng mới thức dậy để được hưởng những ṿi nước trong lành từ ḍng Cửu Long Giang.

Hỏi đến chuyện gia đ́nh, anh Thu cho biết: hiện nay anh đang sống cùng với vợ và 7 người con. Đă có 6 người lập gia đ́nh, có công ăn việc làm. Chỉ duy c̣n cô con gái út gần 30 tuổi chưa lập gia đ́nh là cháu Nguyễn Minh Kỳ Nữ. Theo anh th́ cháu rất giỏi sinh ngữ và ước mong có thể kiếm được việc làm hợp với khả năng ḿnh. Quán cà phê Tượng Đá cũng đủ sống. Anh nói gia đ́nh anh thừa hưởng lại của ông bà cha mẹ khu đất này rộng 3.000 m2.

Trước đây anh là sĩ quan QĐVNCH, cấp bậc sau cùng là Thiếu Tá thuộc ngành quân nhu, phụ trách tổng quát về các công tŕnh ở Sài G̣n và đặc trách về Nghĩa Trang Quân Đội.

Tôi hỏi anh có ư định ở hẳn lại Việt Nam với gia đ́nh anh không?

Anh cười:

– Nếu có một người nào đó yển trợ cho công tŕnh dựng tượng của tôi th́ tôi sẽ ở lại thực hiện nó cho đến cuối đời, không đi đâu nữa cả. Nhưng nếu không có người tài trợ, có lẽ tôi sẽ trở lại nơi định cư như những người khác thôi.

Tôi viết bài này chỉ có mục đích thông tin về người nghệ sĩ tài hoa đă làm nên một bức tượng Tiếc Thương để lại trong ḷng mọi người và anh có dịp tâm sự với bạn đọc.

H́nh ảnh:

01- Bức tượng Tiếc Thương sừng sững ở Nghĩa trang Quân Đội trước những năm 1975

02- Tác giả Tiếc Thương – Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ¬– trong vườn nhà tại Sài G̣n những ngày đầu năm 2007.

03- Bức tượng nhỏ mới nhất của Nguyễn Thanh Thu, một mô h́nh trong toàn cảnh “Đồng bằng sông Cửu Long”

04- Đầu rồng phun nước, một trong 9 cái đầu rồng, trong mô h́nh đang được sáng tạo.

05- Toàn thể phối cảnh bức tượng - hoài băo của Nguyễn Thanh Thu - được phác họa bằng màu trên vải, đang được treo trên tường.

06- Nguyễn Thanh Thu và tác giả bài này trong khu vườn rộng 3.000m2, nơi sống của gia đ́nh điêu khắc gia tại Sài G̣n.

07- Một trong những cây cổ thụ rải rác trong vườn, dùng để phân cách giữa nơi làm việc của điêu khắc gia và quán cà phê tại Đường Nguyễn Thượng Hiền, Phú Nhuận

08- Bên trong quán cà phê.

09- Nguyễn Thanh Thu trước quán Tượng Đá đồ sộ.