NGƯỜI ĐỜI VÀ NGƯỜI TU

 

Thích-Chân-Tuệ

Cơ-sở Phật-học Tịnh-Quang Canada

 

Trong bài viết này, "người đời" là từ ngữ tạm dùng để chỉ tất cả những người thế gian, sống trên cơi đời này, dù theo bất cứ tôn giáo nào, không phân biệt nam, phụ, lăo, ấu, nghề nghiệp, xuất xứ, học thức, thành phần xă hội.

C̣n "người tu" là từ ngữ tạm dùng để chỉ tất cả những người theo đạo Phật, dù đă qui y hay chưa, gọi là Phật Tử, tại gia hay xuất gia. Người tu là những người biết đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, tŕ chú, niệm Phật, ngồi thiền, bố thí, cúng dường, làm việc Phật sự, tham dự các khóa tu học ngắn hạn hay dài hạn, giữ ǵn giới luật, cố gắng tu tập tinh tiến.

Dù là người đời hay người tu, hễ đă mang tấm thân tứ đại, bao gồm đất nước gió lữa, con người đều có hai thứ bệnh: thân bệnh và tâm bệnh. Đối với thân bệnh, nhẹ như là: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, nặng như là: tim gan tỳ phế thận không hoạt động đúng chức năng, con người cần đến khả năng điều trị của các vị thầy thuốc đông y hay tây y, hoặc cần đến các bệnh viện, các cơ quan y tế với các dụng cụ y khoa hiện đại, tân tiến.  Nhiều người khi có thân bệnh, lại đi t́m thầy bùa thầy bói, đi t́m uống nước sông nước suối kém vệ sinh, cho là nước thánh trị bá bệnh.  Đó là những người mê tín dị đoan. 

Đối với tâm bệnh, con người có tám muôn bốn ngàn thứ tâm bệnh khác nhau, thường gọi là phiền năo khổ đau, chẳng hạn như là: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.  Thêm nữa, c̣n có nhiều thứ phiền năo khác như là: phẫn, hận, phú, năo, tật, xan, cuống, xiểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quí, trạo cữ, hôn trầm, bất tín, giải đăi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chính tri.  Trong tam tạng kinh điển của đạo Phật, chư Phật và chư Tổ sư có dạy tám muôn bốn ngàn phương thuốc điều trị các loại tâm bệnh dành cho người đời cũng như người tu.

Vấn đề đặt ra ở đây là: người tu đă và đang áp dụng tám muôn bốn ngàn phương thuốc trong tam tạng kinh điển, dùng để điều trị các loại tâm bệnh, có đạt được kết quả ǵ, hoặc có gặp hậu quả nào trên bước đường tu tập. 

Nếu đạt được kết quả khả quan, chúng ta sẽ tinh tiến hơn nữa, cho đến ngày được giác ngộ và giải thoát.  Nếu có trở ngại nào làm cho đường tu không tiến được như ư, hoặc gặp những hậu quả tệ hại, chúng ta cùng nhau t́m phương cách giải quyết.

* * *

Trước hết, chúng ta thử t́m hiểu sự khác nhau giữa người đời và người tu.  Người đời thường có các tâm ích kỷ, bỏn sẻn, keo kiệt, ganh tị, đố kỵ, thích hơn thua về mọi phương diện, nhất là phiền năo v́ lời nói trong sinh hoạt hằng ngày, thích đấu tranh giành giựt, thích những nơi vui chơi, đông đảo, ồn ào, náo nhiệt, thích chăm sóc h́nh tướng bề ngoài cho đẹp, coi trẻ măi chẳng già, không chú ư đến đời sống tâm linh, thích hưởng thụ ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy, tức là: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. 

C̣n người tu th́ sao?  Người tu th́ thường có các tâm bố thí, cúng dường, làm việc phước thiện, giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn, thích những nơi yên tịnh, vắng vẻ, thích tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, hành thiền, tŕ chú, bái sám, tu tập và hành đạo.

Người tu nào tinh tấn thực hành, dù theo bất cứ tông phái nào, hành tŕ bất cứ pháp môn nào, theo đúng chánh pháp, khi đă nếm được pháp vị, hay pháp hỷ thực, hay thiền duyệt thực, tức là vị ngọt vi diệu, hay niềm vui thanh tịnh do sự thực hành chánh pháp mang lại, người tu đó đều đạt được những lợi lạc, chẳng hạn như là: tâm trí ngày càng an ổn hơn, thanh tịnh hơn, bớt âu lo hơn, bớt phiền năo hơn, ngày ăn được ngon, tối ngủ được yên, cuộc sống ngày càng an lạc hạnh phúc hơn, được mọi người cảm mến hơn, nh́n đời bằng cặp mắt từ bi, bằng tâm hỷ xả, nên gương mặt lúc nào cũng vui vẻ và gần gũi với mọi người chung quanh, nh́n đời bằng con mắt trí tuệ, thấu rơ luật nhân quả, lư vô thường, nên không oán đời trách người khi gặp nghịch cảnh, khi gặp những điều bất như ư.  Đó là kết quả tốt đẹp của sự tu hành theo đúng chánh pháp.

Tuy nhiên, nếu như người tu nào càng ngày càng thấy ḿnh tốt quá, thiện quá, lành quá, hoàn toàn quá, c̣n mọi người chung quanh đều xấu cả, càng ngày càng thấy bực dọc phiền năo, v́ chỉ thấy lỗi người mà không thấy lỗi ḿnh, thường muốn dạy người khác bài học này bài học kia, thường muốn trị tội người này người khác, càng ngày càng thấy chỉ có pháp môn tu của ḿnh là nhất, th́ người tu đó nên xét lại đường lối tu hành của ḿnh, hoặc người đó chỉ tu tướng, không tu tâm, chấp chặt h́nh thức nghi lễ, chú trọng nhiều về phần vật chất bên ngoài, tức là thiên về phần sự, không có phần giáo lư, không biết pháp môn để tu tâm dưỡng tánh.

Chẳng hạn như là: có người rất thích tụng kinh, phát nguyện tụng hết bộ kinh này đến bộ kinh khác, mỗi chữ mỗi lạy, nhưng không hiểu và nhứt là không áp dụng những lời dạy của đức Phật trong các bộ kinh đó vào đời sống hằng ngày.  Cho nên người tu này chỉ được lợi lạc rất ít oi, tâm chỉ được an trụ trong những thời khóa tụng kinh mà thôi. 

Ngoài ra, khi người tu này tiếp xúc với cảnh trần th́ phiền năo khổ đau không kém người đời, nhiều khi c̣n phiền năo khổ đau hơn người đời nữa.  Tại sao vậy?  Bởi v́ người tu này sẽ bực dọc nếu trong đạo tràng tụng kinh, có người không thuộc, nên đọc vấp váp, không rành nghi lễ, gây trở ngại cho đạo tràng, dễ làm cho người tu nổi sân. Hoặc khi người tu này nghe những lời trái tai, thấy những điều gai mắt, không dằn nổi tâm sân, gây nên bao nhiêu phiền năo tiếp theo sau đó.

Chẳng hạn như là: có người rất thích niệm Phật, thường xuyên niệm Phật thành tiếng, luyện được giọng niệm Phật nghe rất hay, nhưng trong cuộc sống, người tu này vẫn c̣n đủ tâm tham sân si của người đời, giờ đây lại có thêm tâm tham sân si trong đạo, tâm van xin khẩn cầu khấn vái thần linh, thường nh́n người khác như những chúng sanh có nhiều tật xấu khó ưa, cho nên hay tranh căi, bắt bẻ, lư sự, tâm thường xuyên loạn động, không nhẫn nhịn được, bởi v́ nghĩ rằng: nhịn th́ nhục, cự th́ đục, mặt mũi lúc nào cũng hầm hầm như sắp sửa đánh nhau vậy.

Chẳng hạn như là: có người tu rất thường đi chùa, lễ Phật, tụng kinh, bái sám, hiểu biết rất rành các nghi thức lễ lạy, rất thuộc các bài kinh, bài kệ, bài sám.  Bởi vậy cho nên, khi người tu này thấy các người mới đến chùa không có áo tràng, hoặc mặc không đúng cách, đọc kinh kệ không trôi chảy, bèn khởi tâm bực bội, cau có, gắt gỏng, khinh chê, dè bĩu, mà không nhớ lời cổ nhân có dạy: "Người đi trước nên rước người đi sau".  Những người tu này chẳng những không muốn rước ai, c̣n có tâm cấu nhiễm muốn chà đạp những người đi sau cho thỏa tâm tham, tâm sân và tâm si muôn đời, ngụy biện là thử thách, rèn luyện người đi sau, lâu dần quên mất hạt giống từ bi của đạo Phật, thường đ̣i hỏi mọi người phải tốt, phải hoàn hảo, c̣n phần ḿnh th́ ngày càng thêm phiền năo, cáu gắt khiến mọi người không ưa, phải xa lánh.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Pháp sư, Đức Phật có dạy:

"Nếu có người ác dùng tâm không lành, ở trong một kiếp, hiện ở trước Phật, thường chê mắng Phật, tội đó c̣n nhẹ.

Nếu có người dùng một lời chê mắng người tại gia hay xuất gia đọc tụng kinh Pháp Hoa, tội đây rất nặng". 

Tại sao vậy? Bởi v́ chê mắng Phật chẳng làm cho đức Phật động tâm. Trái lại, chê mắng người tu sơ phát tâm, dù tại gia hay xuất gia, có thể làm cho người này thoái tâm, không tu được nữa, như vậy khác nào tội ngũ nghịch: giết một vị Phật tương lai? 

Đó là hậu quả hết sức tai hại của sự tu hành không đúng chánh pháp, không có chánh pháp. Chư Tổ thường dạy: Tu mà không học, đúng là tu mù, chính là nghĩa đó vậy. 

* * *

Thực ra, trong kinh sách có câu: "Lư sự viên dung".  Người tu theo đạo Phật cần phải học hiểu giáo lư, để áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, chứ tam tạng kinh điển không phải chỉ để đọc tụng suông mà thôi.  Thường thường, con người dễ bị phiền năo v́ lời nói của người khác.  Một lời nói ra thường dễ bị hiểu lầm, hiểu một cách sai lạc, dẫn đến những sự tranh căi vô ích, đôi khi đưa tới hậu quả không thể lường trước được. Lời nói thường không có nghĩa cố định, chúng ta nên hiểu theo nghĩa tốt để khỏi bị động tâm, và thường nên "y nghĩa bất y ngữ", tức là "đạt ư quên lời".

Người có trí tuệ là người thực hành được như sau:

 

Lời nói chẳng động tâm ta

Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.

* * *

Giờ đây, chúng ta bàn qua một vài pháp môn tu tập có thể giúp người tu vượt qua được những chướng nạn trên đây.

 

1) Pháp môn tu tập thứ nhứt, đó là: Lễ Kính Chư Phật. 

Đây là điều thứ nhất trong "Thập đại nguyện" của Ngài Bồ Tát Phổ Hiền.  Chúng ta thường xuyên một ḷng thành tâm kính lễ chư Phật mười phương, điều này là lẽ đương nhiên đối với người Phật Tử.  Điều quan trọng cần lưu ư là chúng ta không những kính lễ mười phương chư Phật quá khứ, tức là chư Phật đă thành, mà chúng ta luôn luôn kính lễ hằng hà sa số chư Phật trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.  Chư Phật hiện tại và vị lai là những vị nào, ở đâu, làm sao chúng ta biết được mà kính lễ?

Thông thường ở thế gian, chỉ khi nào các bậc thánh nhân viên tịch, các nhà hiền triết qua đời rồi, người đời sau mới nhận ra được và tôn sùng, chiêm bái, kính ngưỡng. 

C̣n khi các vị đó đương thời, tại thế, v́ mê muội, v́ ganh tị đố kỵ, v́ gièm pha phỉ báng, nói chung, v́ vọng tâm tham sân si che lấp, không có bao nhiêu người thấy được, hiểu được, cảm nhận được sự siêu phàm, sự thanh cao bên trong cái h́nh tướng người đời của các vị đó. 

Đó là nói về các bậc chân tu thực học, đạo cao đức trọng, c̣n đối với mọi người khác th́ sao?

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:

"Nhứt thiết chúng sanh, giai hữu Phật Tánh".

Nghĩa là: bất cứ chúng sanh nào, bất cứ người nào trên thế gian này, không phân biệt h́nh tướng, tôn giáo, chủng tộc, sang hèn, địa vị, nam nữ, tuổi tác, học thức, xuất xứ, không phân biệt ǵ hết, mọi người đều có Phật Tánh đồng như nhau, chỉ v́ mê ngộ không đồng, nghiệp chướng khác nhau, cho nên h́nh tướng bên ngoài có khác.

Chính v́ người đời thường chấp chặt cái h́nh tướng bên ngoài, cho nên phân biệt tốt xấu, phải quấy, đúng sai, không hiểu được ngoài các thân xác ra, chính ḿnh có Phật Tánh, không hiểu được mọi người đều có Phật Tánh như nhau. 

Do đó phiền năo khởi lên, cuộc đời ch́m đắm trong các sự tranh chấp, hơn thua, kiện thưa, đấu tranh, trả thù, giành giựt, phê phán, chỉ trích, chiếm đoạt.  Nếu thực sự hiểu được mọi người đều b́nh đẳng, đều có Phật Tánh như nhau, th́ người tu không dám xúc phạm lẫn nhau, dù bằng hành động, lời nói hay ư nghĩ, huống là phân biệt nam nữ, âm mưu hăm hại nhau, bạt tai hay đánh nhau, nói xấu hay xỉ vă nhau, thưa gửi kiện cáo nhau. Thiệt là tội nghiệp lắm thay! Người đời cũng như người tu thường tạo nghiệp mà không hay, không biết! Hoặc biết mà vẫn cố phạm!

Chư Tổ có dạy:

 

Chúng sanh nh́n chư Phật là chúng sanh cho nên khổ đau phiền năo.

Chư Phật nh́n chúng sanh là chư Phật cho nên niết bàn an lạc.

 

Nghĩa là: người đời không biết ḿnh có Phật Tánh, không biết mọi người đều có thể thành một vị Phật trong tương lai, thường mang tâm trạng tự ti, hèn kém, luôn luôn mang "cặp kiếng chúng sanh", cho nên nh́n thấy tất cả mọi người chung quanh đều là chúng sanh như ḿnh, thường là tệ hơn ḿnh, xấu xa hơn ḿnh, cho nên sanh tâm chán nản, ghét bỏ, khinh khi, giận tức, bực dọc, từ đó phiền năo khổ đau bắt đầu.  Nói một cách thông thường, đó là: "suy bụng ta ra bụng người". Người mang cặp kiếng màu đen, nh́n chỗ nào cũng thấy tối thui, nh́n người nào cũng tưởng là ma đen thùi!

Trái lại, chư Phật từ nhăn thị chúng sanh, các người tu ngộ đạo thương nh́n cuộc đời với tâm bồ đề giác ngộ, với "cặp kiếng b́nh đẳng", cho nên nh́n thấy rơ ràng người nào cũng có Phật Tánh, cũng có khả năng thành một vị Phật, nếu giác ngộ, biết quày đầu hướng thiện, từ bỏ nghiệp chướng. Trong nhà Phật, người tu trân quí Phật Tánh của nhau, nên thường chắp tay trước ngực, cúi đầu, chào nhau bằng câu: "Mô Phật" hay "A Di Đà Phật", ngụ ư rằng: "Búp sen xin tặng người. Một vị Phật tương lai".  Đây cũng là hạnh tu của Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát.

Bởi vậy cho nên, tu hạnh "Lễ Kính Chư Phật", người tu tạo được biết bao nhiêu phước báu, tránh được biết bao nhiêu phiền năo khổ đau, từ đó người tu sống trong sự cảm thông, tương kính, cho nên cuộc đời của người tu sẽ được an lạc và hạnh phúc, không nghi, mặc dù người tu đang sống ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Trong kinh sách có câu: "Tùy sở trụ xứ thường an lạc", nghĩa là: "Tùy theo chỗ ở thường an lạc", chính là nghĩa đó vậy.

* *

2) Pháp môn tu tập thứ nh́, đó là: Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả). 

Tâm từ bi là phương thuốc điều trị tâm sân hận.  Khi tâm sân hận khởi lên, người đời sẽ tạo tội tạo nghiệp rất nhanh và rất nặng nề.  Người đời thường không thể nhịn nổi khi nghe lời nói khó nghe, chạm tự ái, mất mặt mũi, mất danh dự, cho nên gây thù chuốc oán, dĩ nhiên dẫn tới phiền năo khổ đau.  Tâm sân của người đời thực khó đo lường, ví như ngọn hỏa diệm sơn, đại náo thiên cung, lật tung nhà người, người đời cũng dám làm!

Tâm hỷ xả là phương thuốc điều trị tâm ganh tị đố kỵ.  Khi tâm ganh tị đố kỵ khởi lên, người đời sẽ cảm thấy bất an, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên, dĩ nhiên dẫn tới phiền năo khổ đau.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

 

Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.

Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan.

và:

Sân hận không bao giờ dập tắt sân hận.

Chỉ có tâm từ bi mới diệt được ḷng sân hận.

 

Nghĩa là: người tu không nên trả thù, không nên báo oán, dĩ ḥa vi quí, luôn luôn nhớ pháp lục ḥa.  Hận thù không thể tiêu diệt được thù hận.  Tâm niệm báo oán, trả thù, không bao giờ đưa đến ḥa b́nh, an lạc.  Sức mạnh chắc chắn phải đương đầu với sức mạnh.  Bom đạn sẽ gặp bom đạn. Chiến tranh gây thêm chiến tranh. Bạo động tiếp nối bạo động. Cứ như thế đau khổ tiếp nối khổ đau, triền miên không biết bao giờ mới kết thúc. Thí dụ như: v́ nguyên do nào đó, có người đem ḷng oán ghét, thậm chí c̣n đặt điều vu cáo, cố t́nh hăm hại người tu. Nhưng những việc đó chỉ ảnh hưởng đến tấm thân tứ đại và vọng tâm của người tu mà thôi.

Chứ những việc đó không hề xúc phạm được Chân Tâm Phật tánh của người tu.  Đến khi người đó gặp chuyện không may, người tu hết ḷng giúp đỡ, với tâm từ bi hỷ xả của một con người đối với một con người, chắc chắn tâm sân hận của người đó đối với người tu không c̣n nữa.  Oán thù nên giải, không nên kết, chính là nghĩa đó vậy.

* *

3) Pháp môn tu tập thứ ba, đó là: Pháp Môn Chăn Trâu.

Hành động lời nói, đều được chỉ huy, bởi do tư tưởng, ư nghĩ con người. Nói một cách khác: tư tưởng chủ động, chỉ huy phát xuất, hành động lời nói. Người có tư tưởng, hay tâm ư thiện, th́ có hành động, và lời nói thiện. Người có tư tưởng, hay tâm ư ác, th́ có hành động, và lời nói ác.  Như vậy phải biết, tâm ư con người, có lúc hiền thiện, có lúc ác độc, bởi vậy cho nên, hành động lời nói, lẫn lộn thiện ác. Tâm ư con người, từ xưa dến nay, từ đông sang tây, lăng xăng lộn xộn, hằng ngày như vậy.

Ở trong kinh sách, tâm ư con người, thường được ví như, con vượn chuyền cây, con ngựa chạy rong, nên được gọi là: "tâm viên ư mă".  Con ngựa chạy rong, tung tăng khắp chốn, khó mà điều khiển, thuần phục dễ dàng.  Con vượn chuyền cành, từ nhánh cây này, sang nhánh cây khác, cũng như tâm ư, của một con người, nghĩ ngợi lung tung, linh tinh lang tang, hết chuyện lầm than, quay sang hưởng thụ, cũng c̣n chưa đủ, chuyện đông chuyện tây, chuyện ta chuyện tàu, hết chuyện tầm phào, đến chuyện tầm bậy, hết chuyện người nầy, đến chuyện người khác, gia đ́nh làng xóm, thế giới năm châu, ở đâu cũng tới, hang cùng ngơ hẻm, khoa học kỹ thuật, chính trị tôn giáo, quốc gia đại sự, phụ nữ nhi đồng.

Ở trong thiền tông, tâm ư con người, thường được ví như: trâu đen trâu trắng. Con trâu thường ngày, không được chăn giữ, thường hay xâm phạm, giẫm đạp lúa mạ, của các người khác, gây nhiều thiệt hại, tổn thất hoa màu, hư hại mùa màng, của người láng giềng, lân cận chung quanh, đó là trâu đen. Nếu được chăn dắt, săn sóc thường xuyên, chăm nom kỹ lưỡng, canh chừng cẩn thận, đem lại bao nhiêu, ích lợi lớn lao, cho các nông gia, và cho xă hội, đó là trâu trắng.

Điều quan trọng là: con người hăy biết, chăn dắt con trâu, chớ để con trâu, dẫn dắt con người! Nếu để con trâu, dẫn dắt con người, không biết rồi đây, sẽ đi về đâu? Cho nên mới có, pháp tu gọi là: "Pháp môn chăn trâu", chính là nghĩa đó.

* * *

Tóm lại, chúng ta khó có thể nhận xét được người đời hay người tu khác nhau như thế nào qua h́nh tướng bên ngoài, người nào tu đến đâu, tự người đó biết, hoặc người tu cao hơn sẽ biết, sự khác nhau hay cách biệt này chỉ là đường tơ. Cho nên tây phương có câu: "Chiếc áo cà sa không tạo ra người tu sĩ". (L'habit ne fait pas le moine).

Sách có câu: "Tri nhân tri diện bất tri tâm", nghĩa là: biết người, chỉ biết được mặt, không biết được tâm.  Sách cũng có câu: "Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng", chính là nghĩa đó vậy. 

Người đời thường nói:

 

Miệng th́ nói tiếng nam mô

Trong ḷng chứa cả một bồ dao găm.

 

Người tu bèn bực bội cho rằng người đời phỉ báng người tu.  Thực ra không phải vậy đâu.  Người đời chỉ nhắc tới người tu nào c̣n chất chứa cả một bồ dao găm trong ḷng mà thôi.  Người tu nào đạt được, hành được "Tâm khẩu nhất như" như lời chư Phật và chư Tổ dạy, th́ thực đáng kính trọng vô cùng.

Người đời thường nh́n người tu như những kẻ chán đời, điên rồ không biết hưởng thụ các thú vui của đời.  Trái lại, người tu nhận thấy người đời đang sống trong điên đảo mộng tưởng, nhưng nếu không khéo, người tu lọt vào cảnh giới điên đảo gấp nhiều lần hơn người đời. 

Khi phát tâm theo đạo Phật, người tu cần phát nguyện: "Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật", th́ hạnh nguyện tự độ độ tha mới được viên măn, đường tu mới có thể tiến được nhanh, ít gặp chướng ngại, chuyện lớn sẽ hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, chuyện khó hóa dễ.  Đó chính là bồ tát đạo.  Người tu thọ bồ tát giới là người hành bồ tát hạnh, tu bồ tát đạo, để phổ độ chúng sinh, chứ không phải thọ bồ tát giới để được mọi người tôn trọng ḿnh như là bồ tát vậy! 

Người đời thường không biết nhẫn, không biết nhịn, đến khi trở thành người tu một thời gian bèn khoe rằng đă "nhịn" được, đă "chịu đựng" được nhiều thử thách.  Một thời gian sau, người tu này khoe rằng đă "vượt qua" được nhiều thử thách mà không cần phải "chịu đựng" ǵ hết.  Cho đến một lúc nào đó, người tu này luôn luôn chỉ mỉm nụ cười nhẹ nhàng, thanh thoát và không c̣n nói ǵ nữa cả!

Giáo lư của đạo Phật vi diệu ở chỗ: tích cực giúp đỡ người tu chuyển hóa phiền năo khổ đau thành bồ đề niết bàn, chuyển hóa tâm cấu nhiểm thành tâm thanh tịnh, chuyển hóa người tu phàm phu tục tử thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là thành Phật. 鴬

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 

 

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

cutranlacdao@yahoo.com

cosophathoctinhquangcanada.org

 

 

 

 

Người Đời và Người Tu

TK Thích-Chân-Tuệ

 

người đời thực lắm lời

phê phán và phỉ báng

người tu không dính mắc

nước đổ lá môn trôi.