Thiền Đạo: Một thế giới Phật Giáo nhân bản hoàn toàn khác biệt với thiền ôm bụt giáo của Sư ông Nhất Hạnh

 

Mường Giang
(VNN)

 

Từ Úc Đại Lợi, mới đây Ḥa Thượng Huyền Tôn có gửi tới sư ông Nhất Hạnh một bức thơ, trong đó có đề cập tới "Bụt Đạo và Thiền Ôm", do nhà sư ở Làng Mai làm giáo chủ. Thật sự đây cũng chẳng có ǵ lạ, đối với chuyện "tu đạo" của sư ông, mà hầu như ai cũng biết hết, qua Hoa Sen Trong Biển Lửa thời Việt Cộng xâm lăng VNCH, tới những chuyện làm mới đây như: Thuyết pháp tại Nhà thờ Riderside Church ngày 25-9-2001 có đăng quảng cáo trả tiền trên tờ New York Times. Sau đó sư ông bị Hội kư giả VN Hải Ngoại mở cuộc hội luận tại thành phố Westminster ngày 14-10-2001, tố cáo sư ông bịa chuyện nói láo "Vụ ném bom thành phố Bến Tre 300. 000 người, vào Tết Mậu Thân 1968". Chưa hết, Tết này, sư ông và sư bà Nhất Hạnh lại dẫn tăng đoàn "Làng Mai" về VN lần thứ 2, để "Lập đàn Giải Oan" mà theo lời kêu gọi "hăy quên quá khứ, để xóa bỏ hận thù", được viết trong bài "phổ cáo quốc dân và đồng bào Bụt tử (chứ không phải Phật Tử), có kèm theo cảnh máy bay trực thăng đầy trời với h́nh hai vĩ nhân "Tướng Vơ Nguyên Giáp (phó thủ tướng phụ trách cai đẽ của CSVN) và sư ông Nhất Hạnh (giáo chủ Bụt đạo và Thiền ôm, anh hùng đánh Mỹ cứu nước XHCN thời Chiến tranh VN).
Chân lư của Phật Giáo từ mấy ngàn năm về trước, căn bản vẫn là con đường Đạo Đức và Chánh Pháp, do Phật Tổ Như Lai vạch ra nhưng chính chúng sinh tự ḿnh, phải đi t́m chân lư của nguồn khổ để diệt khổ. Cho nên trong Tứ Diệu Đế quẩn quanh cũng chỉ có một chữ duy nhất "KHỔ" v́ bệnh, già, tham sân si, ảo vọng, vô thường.... Tóm lại muốn diệt Khổ, mọi người phải đi trên con đường Bát Chánh, tuân theo Ngũ Giới: Cấm Sát Sanh, Dâm Loàn, Tửu Sắc, Đạo Tặc và Ngoa Ngữ.... Nói một cách khác, qua Triết Lư và Trí Tuệ của Phật Giáo, sư ông Nhất Hạnh hoàn toàn không có một chỗ đứng, dù nhỏ nhoi hay khiêm nhường trong cửa Phật, th́ nói chi tới chuyện đ̣i sánh vai với hàng Tôn Đức Phật Giáo, trong quá khứ cũng như hiện tại, nhất là đối với các vị Cao Tăng, đang xă thân chống lại đảng Việt Cộng tại quê nhà như Thầy Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Minh, Tuệ Sỹ, Trí Siêu....
C̣n một điều cực kỳ quan trọng khác, cũng cần phải nói rơ: Đó là giáo pháp của Bụt Đạo và Thiền Ôm do sư ông Nhát Hạnh làm giáo chủ, cũng hoàn toàn không có ăn nhập ǵ tới Giáo Lư Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng. Sỡ dĩ có sự lầm lẫn này, v́ các tín đồ của Giáo Phái trên, mà hầu hết là người Tạng, Mông và Măn Châu.... có thờ Song Tôn Phật (c̣n gọi là Hoan Hĩ Phật), qua cảnh Nam Nữ ôm nhau, trong tư thế như đang hành lạc. Sự thật, đây chỉ là một biểu tượng của sự tu tŕ, của các vị cao tăng, để đạt tới cảnh giới "Vô Thượng Du Gia Bộ". Cùng trong ư nghĩa này, Nam Giới coi như đại diện cho "Trí Tuệ", c̣n phụ nữ th́ tượng trưng cho "Thiền Định". Sự kết hợp Nam Nữ là cảnh giới cao nhất của sự tu tŕ, mà Mật Tông gọi là "Định Tuệ Song Tu", mà vị Hoan Hĩ Phật được coi như Hộ Pháp...
Trong chùa vốn không có Phật v́ Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Bởi vậy, VN mới có câu tục ngữ "Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là tu thân". Đây cũng là mục đích và ư nghĩa của Thiền Đạo, được coi như một thế giới của Phật Giáo Nhân Bản, mà hiện nay khắp nhân loại đang t́m tới, để tự ḿnh trai giới, tiến tới con đường chân, thiện, mỹ...
Năm 1957 tại thủ đô Mexico của Mễ Tây Cơ, trong cuộc hội thảo thế giới về Thiền và Phân Tâm Học. Tại đây, nhà khảo cứu đạo Phật là giáo sư Erich Fromm, đă căn cứ vào định nghĩa của Thiền Sư ngưởi Nhật là Suzuki mà minh định: "Thiền là nghệ thuật nh́n vào bản tính của hiện hữu ḿnh. Đó chính là con đường dẫn chính ta từ hệ lụy do bản năng gây ra, tiến tới sự tự do của tâm thức. Đó là phương tiện giúp ta ngăn chận khỏi sự điên rồ của tinh thần, sự tàn phế của cơ thể và trên hết thúc đẩy ta dám công khai bộc lộ, cái khả năng hạnh phúc và thương yêu mọi người chung quanh ḿnh.
Là Phật tử hay các nhà biên khảo-nghiên cứu, không ai không thấu triệt về những danh hiệu của các vị bồ tát trong Phật Môn. Nhờ đó ta biết Quán Tự Tại Bồ Tát cũng chính là Quan Thế Âm, được dịch từ Phạn Ngữ Alavokitesvara. Riêng danh từ Bồ Tát, cũng từ Phạn Ngữ Bodhi sattva, có nghĩa là người đă giác ngộ rồi NHƯNG v́ thế nhân mà phải nán lại trần tục để giúp cho chúng sinh, cùng giác ngộ và thức tỉnh như chính ḿnh. Tóm lại, dù có dựa vào tài liệu nào hay định nghĩa ǵ chăng nữa, th́ cuối cùng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, tức là Bồ Đề Tát Đỏa. Đó là người đă giác ngộ trọn vẹn rồi nhưng v́ chúng sinh, mà chưa thể làm Phật, hoặc đă thành Phật nhưng do thệ nguyện, mà cam chịu làm chúng sinh để cứu độ thế nhân, đang chịu trầm luân trong bể khổ.
Ngày nay sau hơn hai ngàn năm hiện hữu của Phật giáo, chúng sinh mới hiểu thấu các vị Bồ Tát, chính là những Vị Phật hữu t́nh, từ bi rất là người và v́ người mà cười vui giúp đời giác ngộ. Cho nên ta không ngạc nhiên khi nghe lời Phật giảng là tượng ta cũng chỉ là gỗ cây, khi cần có thể chẻ làm củi hay nh́n thấy hầu như tất cả các tượng Phật đều chắp tay mỉm cười với h́nh thái vô cùng, vô lượng. Đó v́ Phật lúc nào cũng từ bi, biết lắng nghe tiếng kêu than của người trần thế. Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ rồi, cũng khiến cho những kẻ khổ đau hoạn nạn được an ủi, hy vọng, v́ biết rằng trong niềm đau của ḿnh, đă có người khác xẻ chia cứu giúp. Đó không phải là từ bi hỉ xả hay sao? giống như nước thánh cam lồ, chứa trong b́nh tịnh thủy mà Bồ tát Quan Âm, luôn có trong tay, để bất cứ lúc nào, cũng kịp thời "cưú khổ cứu nạn" mọi người trong muôn ngàn hoàn cảnh.
Phật Môn hiện có thiên kinh vạn quyển, mục đích cũng chỉ để giúp chúng sinh, bước vào thế giới của Hành Thâm Bát Nhă để vào cơi ngộ "chiếu kiến ngủ uẩn giai không". Nhưng đâu có phải cứ tham thiền hay tụng tâm kinh vài ba chục năm, là đă thực sự tiếp nhận và hành tŕ đă quán chiếu thâm sâu lẽ đạo. Trong lúc mặt thật là phải thực chứng, đốn ngộ, thương người, yêu nước, chứ không phải học thuộc, tu lâu, suy luận là đại công cáo thành và làm thầy thiên hạ được.
Thiền đạo là con đường mà chúng sinh phải thực chúng, nếm trải và sống bằng tâm kinh, giúp ta tự vượt qua những lo âu phiền lụy, cũng như nguy cơ bệnh tật, sinh tử, tới từ mọi phía. Thế nhân đi t́m nẻo tới cơi thiền xưa nay, thường bối rối hay khựng điến trước những tài liệu cao siêu qua các công án, huyền thoại, những t́nh tiết ly kỳ khó hiểu, khiến cho người sau luôn hoài nghi, phải chăng thiền môn có một bí quyết nào giúp đời, mà vẫn cố giấu? Ngày nay ta biết, thiền không phải là phương pháp tự hủy diệt tri thức, để biến thành tŕ độn, mới ngộ được. Nhưng chắc chắc ai cũng biết, bát nhă là một tri thức và Thiền, chính là một khoảnh khắc nào đó, làm cho ta chợt biến thành người vô tư lự trong cơi hư không, chẳng suy nghĩ, hết toan tính và như có như không, trong cơi hồn nhiên tĩnh mịch. Hơn hai ngàn năm về trước, Phật đă dạy chúng sinh thiền tâm, qua kinh "Quán Niệm Hơi Thở", v́ bất cứ ai, khi thiền đă định, th́ tâm mới được yên, mà bước vào cỏi tu tŕ với nghiệp duyên sinh, duyên khởi, vô ngă, vô thường... không vướng bận.
Các vị thiền sư ngày nay cũng thường thuyết giảng: "Người biết nghe là nghe những tiếng vô thanh, người biết nh́n là nh́n được thế giới nội tâm". Nói chung ai cũng đều nghe thấy nhưng khó có ai, dám nói là ḿnh đă nghe thấy sự thật, v́ sự đời là cơi phù du, thấy vậy mà không phải vậy, nên quư nhất là học tĩnh lặng để mà lắng nghe sự thật của lương tâm khi không c̣n bùn nhơ vấy bám. Vào chùa, t́nh cờ xuống nhà hậu, ngang qua những ṿ muối tương, rât lấy làm lạ v́ miệng ṿ bị bịt kín, cớ sao hương thơm từ trong, càng thơm ngào ngạt? Đó không phải là giống như cấm ngữ hay phép "ninh tĩnh chi viễn" của nhà Phật hay sao? Chính Lăo Tử cũng đă từng nói: "ngũ sắc làm mắt ta mù, ngũ âm làm tai ta điếc", mắt nh́n, tai nghe, miệng nói nhưng chắc ǵ ta không mù, không điếc, trong thế giới xô bồ của âm thanh âm sắc? Ludwig Van Beethoven bị điếc từ thuở nhỏ, nhưng lớn lên lại trở thành một nhạc sư vĩ đại của nước Áo và thế giới. Ngoài ra c̣n có Helen Keller bị khuyết mục bẩm sinh, nhưng sau đó cũng trở thành một nhà bác học. Điều đó cho thấy, có một thế giới đặc biệt, ở đó thế nhân không thể ngó-nghe, qua các giác quan b́nh thường của con người. Thế giới này, chính là cơi Thiền, mà cách đây hơn ngàn rưởi năm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đă phải trải qua 9 năm diện bích mới đốn ngộ.

 

1- Huyền thoại về Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma và Thiếu Lâm Tự

 

Thiếu Lâm Tự được xây dựng trong rặng Trung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, xưa nay cũng vẫn là một ngôi Phật Tự, chẳng những nổi tiếng nhất tại Trung Hoa, mà c̣n vang danh trên thế giới, về các huyền thoại có liên quan tới vơ thuật nhưng trên hết, đây chính là nơi mà Bồ Đề Đạt Ma đă chọn đưa Thiền Phái, từ Ấn Độ vào với Phật Giao Trung Hoa.
Thiền là một minh triết truyền thống của Á Đông và hơn một ngàn năm trăm năm về trước, được du nhập vào Nhật Bản, dưới danh xưng là ZEN. Đậy là một danh từ, phiên âm qua Phạn Ngữ DHYĂNA, tức là Tĩnh Lự hay Im Lặng mà suy nghĩ. Tóm lại, dù ở đâu, ư nghĩa của Thiền cũng vẫn giống nhau v́ đời sống của Thiền, là phải đối xử với chính ḿnh và thế gian, bằng một tâm thức yêu mến và tôn kính nhất. Do tinh thần vi tha bác ái và tính khoan dung, cho nên Thiền ngày nay, đă vượt khỏi biên giới của Châu Á, ảnh hưởng càng ngày càng rộng tới nhiều nước Âu Mỹ.
Theo truyền thuyết được ghi trong sử liệu, th́ nhân vật sáng lập ra Môn Phái Thiếu Lâm, chính là Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma. Năm 470 sau Tây Lịch, Ngài đă tới Trung Hoa bằng thuyền buồm và lưu tại nước Lương ở miền Nam, là một trong những nước rất sùng kính Phật Giáo, thời Nam Bắc Triều. Nhưng v́ tư tưởng không phù hợp, nên ngay trong lần tiếp kiến đầu tiên, Vua Lương Vơ Đế, mặc dù rất mộ đạo, cũng đả nổi giận và ra lệnh đuổi Đạt Ma ra khỏi nước.
Rời Lương, nhà sư sống những ngày lang bạt, qua cuộc hành tŕnh về phương bắc, sau khi vượt qua sông Trường Giang mênh mông sóng cuộn, trong mùa nước lũ. Tại đây, Đại sư đă bị cảnh hoang dại nhưng đầy hùng vỹ của rặng núi Trung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, lúc đó đă có ngôi cổ tự Thiếu Lâm, được xây dưới chân núi, đứng ẩn ḿnh trong rừng cây rậm rạp, quyến rũ và mời mọc. Do bản tính thích tịch mịch, nay bỗng dưng ngộ được chốn muôn bề hoang vắng, cô quạnh. V́ vậy người quyết định ở lại tham thiền, trong một hang động nhỏ, phía sau chùa. Sau đó trải qua nhiều năm, ông đă ngồi diện bích bất động, mặt hướng vào vách núi, không để ư tới ngoại cảnh, bốn mùa. Tính chung Bồ Đề Đạt Ma đă diện bích, trong hang đá, hơn 9 năm mới đắc đạo và tại đây, mặt trời cũng đă thiêu cháy cái bóng của nhà sư trên vách núi. Phiến đá này, về sau được các đệ tử của Ngài, đem về trưng bày trong chùa Thiếu Lâm, tới nay vẫn c̣n nguyên vẹn.
Hiện có nhiều giai thoại, liên quan tới sự tham thiền của Bồ Đề Đạt Ma như chuyện Ngài, tự cắt phăng đôi mí mắt của ḿnh, để không buồn ngủ khi tham thiền và thịt này, về sau mọc thành cây Trà. Việc Đạt Ma thu nhận Thần Quang (Tuệ Khả), Huệ Dương và Sinh Châu làm đệ tử, cũng là những giai thoại đặc biệt, cho thấy tất cả đều từ những cơ duyên mà có. Và chính nhờ những người đệ tử tài ba này giúp sức, trong việc phiên dịch và chú giải các kinh sách Phật Mon, từ Phạn sang Hoa ngữ hay ngược lại, mà quan trong nhất là bộ kinh Sutras. Chính hai đại sư Huệ Dương và Sinh Châu, đă giúp Bồ Đề Đạt Ma, đem vơ thuật Trung Hoa, từ ngoài vào chùa Thiếu Lâm. V́ là ngươi nổi tiếng hành đạo thời đó, nên năm 552 vua Hiếu Xương đă xây cho Đại Sư Sinh Châu, một ngôi chùa riêng tại sườn phía nam Long Son, trong dăy Thánh Thất. Tại đây, Ngài đă viết hai bộ kinh về Thiền Đạo.
Riêng Bồ Đề Đạt Ma sau khi rời hang đá, đă đem phép thiền định truyền lại cho các đệ tử nhưng ít người đốn ngộ nổi v́ hay bị ngủ gục và không thể chịu dựng được sự tham thiền dài ngày, trong một hoàn cảnh khắc nghiệt. Sau khi t́m ra lư do bế tắc, Đạt Ma đă đem các phương pháp luyện tập cơ thể từ YOGA, mà Ngài từng học, giúp đệ tử tăng cường phát triển nội lực để giải trừ mọi căng thẳng về thể xác lẫn tinh thần.
Tất cả đến nay vẫn c̣n là huyền thoại, kể cả việc giảng dạy và luyện tập vơ thuật, cũng như câu chuyện về căn pḥng ngầm dưới mặt đất, ở trong chứa đầy máy móc và các mộc nhân vỏ sĩ. Theo truyền thuyết, đây chính là nơi cuối cùng để trắc nghiệm tài nghệ cũng như ḷng dũng cảm của các nhà sư trẻ và các tăng đồ khi xuống núi. Nhưng chắc chắn theo sử liệu, chính Thiếu Lâm Tự là nơi đầu tiên mà Bồ Đề Đạt Ma đă đưa Thiền Đạo Phật Môn tới Trung Hoa và gây ảnh hưởng lớn sang Nhận Bản, trở thành ZEN sau này. Chùa Thiếu Lâm cũng là nơi phát xuất nền vơ thuật Phật Học đầu tiên tại nước Tàu bằng phương pháp ḥa hợp giữa tinh thần và thể xác, đă thu hút bao nhiêu thế hệ, suốt 1500 năm qua, đến nay vẫn tiếp tục và càng được phát huy tốt đep, làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực, sách báo, kể cả phim truyện để viết về một ngôi chùa danh tiếng nhất hoàn vũ.

 

2- Các vị Tổ Thiền Tông

 

+ Sư Tổ Thiền Tông và Thiếu Lâm Tự: Bồ Đề Đạt ma
Như đă viết trên, Bồ Đề Đạt Ma chính là Tổ Thứ Nhất của Thiền Tông. Theo Phạn Ngữ, tên Ngài là Bodhidharma, sinh vào khoảng thế kỷ thứ V sau tây lich. Ngài là con thứ 3 của vua Hương Chi, nước Quốc Hương, ở miền nam Ấn Độ, với tục danh là Bồ Đề Đa La. Là người có tướng mạo bề ngoài rất hung dữ, da đen x́, râu quai nón, mắt trắng dă với hàng lông mày co quắp lại. Nhưng lại có trái tim bồ tát hiền từ và tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, học hành thông thái, hiểu biết sâu rộng và tâm tính thích trầm tư tỉnh lự. Do ḷng mộ đạo Phật truyền thống, nên sau khi Vua cha băng hà, Ngài đă xin phép gia đ́nh xuất gia và được sư phu là Đại Sư Bát Nhă Đa La, ban pháp danh là Bồ Đề Đạt Ma.
Năm 520, dù lúc đó gần 80 tuổi nhưng nhớ lời dặn ḍ, Đạt Ma đă tới Trung Hoa để truyền đạo. Ngài đến nước Lương ở Quảng Châu, được Lương Vơ Đế tiếp kiến. Sau đó vào nước Ngụy ở Lạc Dương và lên chùa Thiếu Lâm ở núi Trung Sơn, Hà Nam, quay mặt vào vách núi, thiền định suốt 9 năm mới đốn ngộ. Sau đó, do ḷng thành khẩn của Vua Ngụy Hiếu Minh Đế, nên Tổ Đạt Ma đă đem Phật Pháp, truyền giảng cho dân chúng nước Ngụy. Năm 529 sau TL, Đạt Ma truyền Y Bát Chưởng Môn, cho đại đệ tử là Tuệ Khả rồi viên tịch. Hiện nhục thể vẫn c̣n tại bảo tháp chùa Định Lâm, trên núi Hùng Nhĩ, Trung Hoa.

 

+ Tuệ Khả, Tổ Thứ Hai
Ngài thuộc tôn thất nhà Chu, họ Cơ, sinh năm 494 ở Vơ Lao, Trung Hoa. Đầu tiên xuất gia học đạo tại chùa Thiên Long Môn ở Hương Sơn với Thiền Sư Bảo Tịnh, nên được thầy cải danh từ Cơ Quan thành Thần Quang. Sau đó tới chùa Thiếu Lâm, thọ giáo với Tổ Bồ Đề Đạt Ma, được đổi tên là Tuệ Khả và được truyền Y Bát, trở thành Tổ Thứ Hai của Thiền Tông vào năm 529.
Năm 536, Ngài thu nhận một đệ tử, qua ngộ lư bất nhị, tên là Tăng Xán và truyền giao y bát. Sau đó ngài qua Nghiệp Đô giảng đạo và làm đủ mọi nghề để tuỳ nghi phổ độ chúng sinh. Vào năm 601, khi ngài đă 107 tuổi, đến giảng đạo tại Huyện Quảng Thành th́ bị nhà sư tại chùa Khuôn Cửu, tên Biện Ḥa, v́ ganh tị nên vu cáo với Huyện Quan là Địch Trọng Khăn. Ngài bị gia h́nh và viên tịch trong ngục. Sau đó, nhục thể được đệ tử đưa vào bảo tháp ở chùa Từ Châu.

 

+ Tăng Xán, Tổ Thứ Ba
Sinh vào khoảng thế kỷ thứ V nhưng không rơ quê quán. Theo sử liệu, th́ vào năm 40 tuổi và đang mang bệnh ghẻ lở cùng ḿnh, Ngài Tăng Xán t́m tới xin làm đệ tử của Tổ Tuệ Khả. Đây cũng là cơ duyên, nên chẳng những ông được Tổ thu nhận, mà c̣n truyền Y Bát và Ngài đă đến ở ẩn tại núi Hoàn Công, thuộc Thủ Châu... Đời Châu Vơ Đế thuộc Bắc Triều, ngăn cấm và bức hại Phật giáo, nên Ngài Tăng Xán phải lánh nạn xuống tận Huyện Thái Triều, trong núi Tư Không. Tại đây, có nhà sư người Nam Ấn tên Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci), đến xin thọ giáo, được Tổ Tăng Xán truyền tâm ấn và bảo sang phương Nam để truyền đạo. Theo Việt Sử, Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đă sang thuyết pháp tại VN và lập ở đây, một phái Thiền đầu tiên.
Đời Khai Hoàng nhà Tùy, Tổ Tăng Xán thu nhận một đệ tử, mới 14 tuổi tên Đạo Tín, rồi 9 năm sau truyền Y Bát. Năm 602, Tổ Tăng Xán viên tịch dưới một gốc cây trong chùa Sơn Cốc ở Sơn Thu, sau một buổi giảng pháp.

 

+ Đạo Tín: Tổ Thứ Tư
Sinh năm 580 tại Huyện Quảng Tế thuộc Kỳ Châu, họ Tư Mă, xuất gia từ năm 14 tuổi. Ngay khi c̣n nhỏ tuổi, Tổ Đạo Tín đă lặn lội khắp nơi để t́m đạo, cuối cùng gặp được Tổ Tăng Xán ở Tư Không. Nhờ vậy mới được khai ngộ và truyền Y Bát. Năm 33 tuổi, đang lúc cùng với các môn đồ, giảng pháp trong thành Kiết Châu th́ bị giặc Tào Vơ Vệ, đến đánh và vây khổn thành. Tổ Đạo Tín đă cùng dân chúng trong thành, tŕ niệm "Ma Ha Bát Nhă", nâng cao tinh thần chiến đấu, làm giặc phải lui. Từ năm 619 về sau, Tổ chu du khắp nơi để giàng và truyền đạo, lúc th́ ở Loa Xuyên, khi về Phá Đầu-Kỳ Xuân và giác ngộ cho Thiền Sư Pháp Dung.
Về sau, trên đường tới Huyện Hoàng Mai, Tổ gặp được một đứa bé mới 7 tuổi nhưng dung mạo và khí phách khác thường. Tổ bèn xin làm đệ tử, đặt tên là Hoằng Nhẫn và sau đó truyền Y Bát. Thời gian này, vua Đường Thái Tông nghe tiếng, sai sứ triệu thỉnh nhưng Tổ từ chối. Năm 651, Tổ Đạo Tín qua đời, thọ 72 tuổi, trong thế ngồi kiết già, sau khi dặn ḍ mọi việc với các đồ đệ.

 

+ Hoằng Nhẫn, Tổ Thứ Năm
Sinh tại Châu Kỳ, Huyện Hoàng Mai vào năm 602. Theo truyền thuyết, Tổ là con của một người con gái họ Châu, v́ không chồng mà mang thái, nên bị gia đ́nh đuổi phải sống lang thang khắp nơi, trước khi sinh ngài. Tổ Hoằng Nhẫn có dáng dấp xinh đẹp như con gái, lại thông minh phi thường. Năm lên 7 tuổi, được Tổ Đạo Tín thu nhận làm đệ tử và truyền Y Bát. Kế thừa chưởng môn tại núi Phá Đầu, khi sư phụ là Tổ Đạo Tín qua đời, rất được nhiều người mến mộ nên xin theo học đạo rất đông.
Năm 670, Tổ thu nhận một đệ tử tên Lư Huệ Năng, nhờ một bài kệ nói lên được tinh túy của Phật Pháp, nên Tổ truyền tâm ấn và Y Bát, rồi Tổ bảo lui về ẩn ở phương Nam để tránh bị kẻ khác ganh tị ám hại. Năm 674, Tổ Hoằng Nhẫn thọ 74 tuổi, qua đời khi ngồi kiết già.

 

+ Huệ Năng: Tổ Thứ Sáu
Sinh tại Lĩnh Nam, tỉnh Quảng Đông năm 638 nhưng mồ côi cha từ năm 3 tuổi, nên phải làm lụng vất vă, kể cả vào rừng đốn củi để nuôi mẹ. Năm 24 tuổi, khi bán củi, ngang qua nhà nghe được câu kinh "Ưng Vô Sở Trụ, Nhi Sanh Kỳ Tâm", nên phát tâm, về nhà xin mẹ qui y ṭng đạo,với Tổ Hoàng Nhẫn. Mặc dù chỉ được giao việc hỏa đầu vụ trong bếp, nhưng Ngài không v́ thế mà bất măn hay xao lăng Phật Pháp. Một hôm, Tổ Hoằng Nhẫn khảo nghiệm tŕnh độ môn đồ, Ngài Huệ Năng cũng có tới dự và sau khi nghe được bài kệ của Sư Huynh, một cao tăng uyên bác, tên Thần Tú:
"Thân như cội Bồ Đề,
Tâm như mặt gương sáng
Phải siêng năng tưới trồng
Và lau chùi, đừng để bụi bặm"
Ngài Huệ Năng nghe xong, bèn họa lại nhưng v́ không biết chữ, nên nhờ người, viết trên vách nhà bếp:
"Bồ Đề vốn không có cội
Gương sáng cũng chẳng có mặt
Xưa nay chẳng có ǵ
Th́ bụi bám vào đâu."
Nhờ bài kệ này mà ngài được Tổ Hoằng Nhẫn truyền tâm pháp và Y bát và bảo phải chạy về phương nam để lánh họa. Quả nhiên, trên đường Tổ Huệ Năng, bị nhà sư Huệ Minh, dẫn tăng chúng đuổi giết để giựt lại Y Bát, nhưng trước thần sắc uy nghi, ung dung, đă thu phục được Huệ Minh và mọi người làm đồ đệ.
Đầu tiên, Tổ Huệ Năng ở Tào Khê nhưng vẫn không yên, phải lánh qua Hoài Tập và Tứ Hội. Để tránh kẻ thù truy sát, suốt 4 năm, ngài phải giả làm thợ săn để giấu tung tích và đi lần hồi về nam. Tại chùa Bảo Lâm ở Triều Khánh, Tổ Huệ Năng lưu lại một thời gian dài nhưng phải đợi tới năm 676, tại chùa Pháp Tịnh, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Tổ Huệ Năng mới được thừa nhận, xuống tóc, đồng thời khai mở Pháp Môn Đông Sơn. Năm 677, Tổ được hằng ngàn Phật tử đón rước trọng thể, khi trở lại chùa Bảo Lâm, ở Tào Khê.
Năm 713, Tổ Huệ Năng về lại chùa Bảo Ân, sau đó được vua Đường đổi là chúa Quốc Ân ở Tân Châu và qua đời khi 75 tuổi. Hiện nhục thân của Lục Tổ vẫn c̣n ở chùa này. V́ tuân theo di chí của Ngủ Tổ Hoằng Nhẫn, mà mọi người cũng đă biết "Y Bát là cái gốc của tranh chấp, tương tàn". V́ vậy dù có rất nhiều đệ tử tài đức, nhưng từ Lục Tổ trở về sau, Thiền Môn chỉ truyền tâm pháp cho Chưởng Môn, mà không c̣n truyền Y Bát.

 

3- Từ các giai thoại thiền tới kịch No trong Zen của Nhật Bản

 

Từ khi Đạt Ma Sư Tổ đốn ngộ rồi phát sinh ra Phật Giáo Thiền Tông tại Thiếu Lâm Tự, chẳng những gây ảnh hưởng sâu đậm khắp Trung Hoa, mà c̣n bành trướng mọi vùng Á Đông như Cao Ly, Việt Nam, Nhật Bản. Trên đất Phù Tang, Thiền Tông chẳng những đă in sâu trong tâm trí và đời sống của mọi người, mà c̣n là những dấu ấn trong sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa. Sân khấu NO hay Kịch Thiền của Nhật, ra đời giữa thế kỷ 14-15, trước khi hai nền kịch dân gian Nhật là Kahuki và Bunraku, thành h́nh vào thế kỷ 17.
Thông thường một buổi tŕnh diễn kịch No kéo dài tới 6 giờ với 5 vở liên tục, đă có sẵn từ thế kỷ 17. Trong chương tŕnh, c̣n có những màn hài kịch, mục đích nhái lại những hoạt cảnh vừa diễn. Bởi vậy hài kịch phụ diễn trong NO, không giống như tính hài hước của Shakespeare, gây sự vui nhộn để pha phôi cuộc đời, mà là sự minh bạch sắc sảo, cực kỳ trọng thể, làm tương phản giữa hai sắc thái của thế nhân.
Tóm lại, đặc điểm của kịch No là sự khai phá thời gian và không gian, bằng những cách thức khác hẳn với mỹ học của Tây phương, nặng về phần kịch tính hơn là nội dung. Mặt khác, khi thưởng thức kịch, khán giả dù không thuộc giới trí thức, đủ tŕnh độ để theo dơi lời kịch (Utai) nhưng nhờ sự quyến rũ của nghệ thuật tŕnh diễn, luôn độc lập với cốt truyện, vẫn có thể làm thu hút mọi tầng lớp khán thính giả. Đó là những giọng nói kỳ quái, qua phụ họa của các âm cụ như sáo, trống nhưng quan trọng nhất vẫn là các động tác, của diễn viên chính, biểu diễn trên một tấm Tabi trắng, trải giữa sân khấu. Cuối cùng, tất cả chỉ c̣n lại sự tĩnh lặng và hư vô, như ̣a vỡ trong nỗi buồn rầu của tiếng sáo ảo năo, cô độc và bơ vơ, chẳng khác như cánh chim bay lượn không ngừng nghĩ, mà vẫn không biết sẽ về đâu.
Ngoài ra Thơ trong kịch No, cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Thiền Kịch Nhật Bản. Đó cũng chỉ là lối thơ thông thường của người Nhật, có từ 5- 7 vần xen kẻ, nhưng trong kịch No, thơ Thiền được gọi là Haiku, đă làm cho khán thính giả tự ḿnh cảm nhận cuôc đời bằng chính tâm thức của riêng ta. Đó là một thế giới ngoại hạng, mà những thứ ngôn ngữ b́nh thường khó ḷng vươn tới được. Điều này đă nói lên rất nhiều trong những bài thơ Haiku nổi tiếng của Thiền Sư Basho.
Đọc "Những nghịch lư của Thiền Học" (The Zen Paradoxes), khiến tâm hồn vô cùng thích thú về những giai thoại Thiền, vừa có duyên mà lại rất t́nh, làm cho người đọc càng muốn đọc để rồi tự ḿnh suy tư tới mệt nghỉ. BÊN VŨNG NƯỚC LẦY LộI, kể chuyện hai Thiền Sư trẻ, một ngày ra ngoài bổng bị mưa lớn. Bởi vậy con đường thật là lầy lội, vừa bùn vừa nước. Giữa lúc đó, trước mặt có một gái trẻ và đẹp, đang đứng co ro dưới mưa, lạnh run nhưng không dám lội ra vũng nước để sang phía bên kia đường. Ái ngại cho người, một trong hai Thiền sư trên, tên Tanzan, đă bồng người con gái đẹp qua đường. C̣n thầy thứ hai là Ekido th́ lặng thinh, không nói một lời. Đêm đó hai người ngụ tạm trong một túp lều trống bên vệ đường. Lúc này Ekido mới lên tiếng khiển trách bạn là tại sao đă tu hành, mà c̣n vướng vào chuyện đàn bà con gái? Nghe hỏi vậy, Tanzan đă trả lời: "Tôi đă bỏ người con gái đó bên vũng bùn từ hồi sáng. Sao thầy lại lôi cô ta đến đây làm chi?"
NI CÔ ESHUN tu tại một Thiền Viện trên nước Nhật, có nhiều nam tu sĩ và một ni cô trẻ tên Eshun. Giữa chốn Thiền Môn, tuy cô ăn mặc nâu sồng nhưng nhan sắc vẫn chim sa cá lặn, khiến cho nhiều nam tu sĩ phải động ḷng. Trong số này, có một người bạo gan, dám viết thư tỏ t́nh và xin ni cô hăy tới nơi ḥ hẹn để anh ta thỏa ḷng yêu nhớ. Nhận thơ, ni cô vẫn im lặng, không trả lời cũng như phản đối. Một ngày kia, đợi nam tu sĩ trên thuyết pháp xong, ni cô vội lên ngay trên bục giảng, nói to: "nếu Anh thật ḷng yêu Tôi, th́ hăy công khai, ôm Tôi và hôn trước mặt đám đông để tỏ ḷng." Dĩ nhiên, chàng tu sĩ nọ bỏ chạy và từ đó không c̣n thấy chàng ta nữa.
Tóm lại, từ những câu chuyện rời trên, cho ta thấy đằng sau các bi kịch đời, qua những trần trụi trong bối cảnh, ẩn hiện vẫn là sự giản dị của tư tưởng Thiền Tông, nhưng trong quá khứ cho đến nay đă trở thành một di sản quư báu, trong ḷng hiện tại, chẳng những ngay tại Nhật mà c̣n khắp Á Châu và nhiều nơi khác trên thế giới.

 

4- Thiền Tông Việt Nam

 

Theo các câu chuyện truyền kỳ mạn lục, trong tác phẩm "Lĩnh Nam Chích Quái" và "Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục", phần nào hé mở cho biết là Phật Giáo, đă có mặt ở VN từ các thời vua Hùng dựng nước. Tuy nhiên một cách chính xác hơn, Phật Giáo có trước Nho Giáo, nhưng không phải do các truyền giáo hay bậc chân tu, mà từ các thương buôn người Ấn và Chà Và. Họ là những tín đồ Phật Giáo, tới Giao Chỉ buôn bán, lưu trú, có khi kết hôn với người bản xứ. Do trên, những sinh hoạt của Phât giáo, cũng như các nghi lễ, như ăn chay, niệm Phật và nhất là lư thuyết "coi đời là bể khổ" rất phù hợp với tâm trạng của người VN lúc đó, đang sống trong gót sắt đô hộ của giặc Tàu phương Bắc.
Tuy nhiên dù là truyền thuyết, cho rằng Phật Giáo đă có thời Hùng Vương nhưng chắc chắn không phải là Thiền Tông, v́ qua các câu chuyện thần kỳ, chẳng hạn như Chữ Đồng Tử và Tiên Dung, hay chuyện Man Nương... thấy các vị Phật đều có rất nhiều phép thần thông, gần giống như Phật Giáo Mật Tông tại Ấn Độ.
Căn cứ vào Phật sử, từ thế kỷ thứ II, mới có các vi Tăng Ni phái Đại Thừa, tới thuyết giảng Phật Pháp. Cũng từ đó về sau, đă phát sinh hai hệ phái: A Hàm (Agama) và Thiền Phái (Dhyana). Tóm lại, qua thời gian, có tám Thiền Phái đă phát triển tại VN:
1- Phái T́ Ni Đa Lưu Chi, do Thiền Sư người Ấn tên Vinitarusi, thành lập năm 580 tại Giao Châu. Thiền sư trụ tŕ tại chùa Pháp Vân, ở Cổ Châu-Long Biên. Thời kỳ này, đă có một tác phẩm đầu tiên của Thiền Học ra đới, đó là kinh "Tượng Đầu Tinh Xá', có ư nghĩa rất thâm thuư, cao siêu, chủ đích ca tụng sự giác ngộ, như là tuệ giác, tâm thành, mà chữ viết và ngôn ngữ thường, không sao diễn tả hết. Phái này truyền tới năm 1231 th́ dứt, qua 19 đời, trong đó có hai Thiền sư nổi tiếng nhất là Từ Đạo Hạnh và Vạn Hạnh.
2- Phái Vô Ngôn Thông: Được thành lập vào năm 820, do một Thiền Sư không rơ tên tuổi, đến từ Quảng Châu và trụ tŕ tại chùa Kiến Sơ, Làng Phù Đổng-Bắc Ninh. Là người trầm lặng, ít nói, Thiền sư chủ trương Phật tại tâm, nên con người có thể đốn ngộ trong khoảnh khắc, mà khỏi cần phải trải qua nhiều giai đoạn tu tŕ, hành xác. Ông cũng là người đầu tiên, phát triển phương pháp "Bích Quan Tọa Thiền".
3- Phái Thảo Đường: Do Thiền sư Thảo Đường, người Tàu thành lập từ năm 1069. Ông vốn là một tù binh, bị bắt tại Chiêm Thành. Vua Lư Thánh Tôn, sau khi nhận biết, đă vội phong ông làm quốc sư.
4- Phái Trúc Lâm: Do Vua Trần Nhân Tôn thành lập từ năm 1278.
5- Phái Tào Động: Do Nhật Cư Thiền Sư, người Trung Hoa thành lập vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
6- Phái Liên Tôn: Du nhập vào VN từ thế kỷ XVI, do Thiền Sư Lâm Giác, từ Trung Hoa truyền vào, có trụ sở tại chùa Bà Đá và Liên Phái ở Hà Nội.
7- Phái Lâm Tế: Do Thiền Sư Nguyễn Thiều ở Quảng Đông, theo thuyền buôn vào Đàng Trong (Chúa Nguyễn) và tu tŕ tại chùa Thập Tháp Di Đà ở B́nh Định. Thiền sư chính là sư tổ của phái Lâm Tế, một thiền phái bành trướng rộng răi nhất ở Miền Nam sau này.
8- Phái Liễu Động: Do Hoà Thượng Liễu Quán người Sông Cầu-Phú Yên, thành lập và phát triển mạnh mẽ tại Trung Việt. Ông cũng đă từng thọ giáo với các Ḥa thượng Thạch Liêm (Trung Hoa) tại Thuận Hóa và Ḥa thượng Từ Dung (Trung Hoa) ở Lạng Sơn. Ngài qua đời năm 1742.
Nói chung, xét theo kinh điển và phương pháp tu tŕ, th́ Phật Giáo VN có 2 hệ phái Đại Thừa, chủ trương không câu chấp và nô lệ giáo điều, kinh sách. Trung đạo là tinh hoa của Phật giáo đại thừa (Giáo hội PG. Cổ Truyền, PG. Hoa Tông và PG. Tịnh Độ Tông). Tiểu Thừa chủ trương tự tu, tự độ, trọng văn tự, kinh sách, làm đúng theo lời Phật dạy, dùng kinh điển bắng tiếng Pali (Nam Phạn). Về phương diện nhận thức, Tiểu Thừa c̣n trong phạm vi hiện tượng, chưa vượt khỏi luận đề để vào bản thể luận như Đại Thừa. Tại VN, chỉ có Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) theo Tiểu Thừa.

 

5- Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

 

Núi Yên Tử, cái nôi xuất phát của Trúc Lâm Thiền Phái, nằm cách Hà Nội chừng 200 km và Hạ Long 60 km. Tại thị xă Uông Bí, tỉnh Quảng Yên, đường dẫn vào núi, chỉ có 14 km theo hướng tây bắc, giữa những ruộng mía và vườn cây ăn trái. Hằng năm, nhà chùa đều có trẩy hội vào tháng ba âm lịch, thu hút nhiều thiện nam tín nữ, cũng như khách hành hương cả nước tới chiêm bái một thắng tích phi thường, trong ḍng lịch sử của Hồng Lạc và Phật giáo Việt Nam.
Trước đây, do h́nh dáng từ xa nh́n giống con voi quay đầu về hướng biển, nên núi có tên là Voi. Đau đó được đổi thành Bạch Vân Sơn, bởi v́ quanh năm suốt tháng, luôn có mây trắng, phất phơ trên đỉnh. Theo dân gian trong vùng th́ từ thế kỷ thứ X, trên núi đă có một ngồi chùa Phật, do Đạo sĩ Yên Kỳ Sinh lập. Cũng theo truyền thuyết, v́ tu hành thành tâm, nên nhà sư đă đắc đạo và lúc chết nhập vào một tảng đá. Cũng từ đó, núi có tên là Yên Tử, c̣n chùa th́ gọi là Chùa ÔngYên, vẫn được lưu truyền tới ngày nay.
Trong quần sơn mang tên Yên Tử, ngày nay vẫn c̣n một tảng đá, nh́n như một bức tượng người, cao chừng 3, 5m. Tượng đứng uy nghi, sừng sững trên một độ cao 1000m, được coi như một chứng tích lâu đời nhất tại đây. Ngoài ra, một hệ thống chùa tháp, thuộc Thiền Phái Trúc Lâm, nay hầu như vẫn nguyên vẹn. Tất cả đều có một huyền thoại riêng, nhưng đầy nhân bản, được xây dựng vào năm 1299, khi Đại Đế Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tôn để đi tu. Trong sử Việt suốt mấy ngàn năm qua, chúng ta đă có nhiều minh vương, hiền tướng. Nên ngày nay phải gọi những vị vua có công lao hiển hách với đất nước, như Ngô Vương Quyền, Trần Nhân Tôn, Lê Thánh Tôn, Quang Trung Nguyễn Huệ... là Đại Đế, cũng là điều rất xứng đàng. Ngoài ra các danh tướng Lư Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trải... ta phải dùng chữ Đức, kềm với tên họ để tỏ ḷng tôn kính, các bậc vĩ nhân trên của đất nước. Nói chung di tích của Thiền Phái Trúc Lâm, coi như tập trung về phía đông của Yên Tử, nằm sát chân nuí tới độ cao 1036 m.
Một con suối nhỏ nằm sát chân núi, xưa có tên là Hà Khê và được Đại Đế đổi là suối Giải Oan. Vẫn theo truyền thuyết, th́ ḍng suối này là chỗ mà 100 nàng cung nữ đă trầm ḿnh, v́ không được nhà vua cho phép hầu hạ bên ḿnh. Do vậy, Ngài đă cho dựng một ngôi chùa sát ḍng suối, trên cao độ 50 m, giữa một rừng cây u tịch để giải oan hồn linh của những người con gái. Đây c̣n có 5 ngôi tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Anh Tôn, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang.
Cũng từ đó, đường lên núi thật quanh co khúc khuỷu. Từ độ cao 300 m trở lên, lối đi được xếp thành các bậc đá, ôm theo sườn núi cheo leo. Rồi th́ tới "Đường Tùng" là một lối đi rộng, hai bên có rừng tùng, uốn lượn, rợp bóng xanh tươi. Rừng này do chính Nhân Tôn Đại Đế trồng khi đến tu tại núi Yên Tử. Hiện tất cả đă trở thành cổ thụ, dù vậy vẫn xanh tốt uy nghi sau 700 tuổi thọ, trong lúc đă có nhiều Tháp Chùa ở đây, sắp thành phế tích. Hiện trên núi Yên Tử c̣n 274 cây tùng, chia thành 3 loại: Thanh Tùng, Mộc Tùng và Xích Tùng.
Tại cao độ 400m, có Ḥn Ngọc là một g̣ đất rộng, bằng phẳng. Đây c̣n có tên là Hạ Kiệu, mà theo truyền thuyết, th́ tất cả vua quan nhà Trần, kể cả sứ bộ ngoại quốc thời đó, khi tới văng cảnh chùa, đều phải xuống kiệu, để đi bộ leo núi, tới bái yêt Nhân Tôn, tu trên núi Hoa Yên, ở độ cao 700m. Ở đây có Tháp Tổ Huệ Quang cao 6 tầng, đứng sừng sững với 97 ngôi tháp khác bao quanh. Đây là nơi yên nghỉ của hầu hết các vị tu hành đời nhà Trần. Bên trong Tháp Tổ, nơi tầng thứ nhất có tượng Nhân Tôn Đại Đế, cao 0, 62m tạc bằng đá trắng, ngồi trên ṭa sen, hai tay đặt trên đùi. Bức tượng này theo sử liệu, do một điêu khác gia thời Hậu Lê, dựa vào chân dung khái quát của nhà vua, từ sử sách mà tạc. Đây cũng là một tác phẩm điêu khắc của Phật Môn, duy nhất từ xưa c̣n lại nguyên vẹn.
Cùng nằm trong Khu Tháp Tổ, về phía sau là ngôi chùa Hoa Yên, được coi là đẹp, lớn và bề thế nhất trong hệ thống chùa tháp tại đây. Chùa được tu sửa nhiều lần, mà hai đợt quan trong nhất c̣n ghi trong sử sách, vào năm Vĩnh Thịnh (1358) và Vĩnh Khánh (1732). Riêng ngôi chùa hiện này được trùng tu lần cuối cùng vào thời Nguyễn, nhưng vẫn kiến trúc theo cung cách của đời Trần-Hậu Lê. Đây là nơi nhà Vua thuyết pháp cũng như tiếp kiến triều thần khi đến văng cảnh chùa.
Từ cao độ 700 trở lên, dọc đường c̣n có nhiều chùa am và cuối đỉnh ở độ cao 1036m, là một ngôi chùa rất đặc biệt, gọi là chùa Thiên Trúc hay là chùa Đồng, v́ được đúc bằng đồng, cao 1,35m, rộng 1,4m và dài 1,4m. Ở đây, mắt có thể nh́n khắp bốn hướng, từ vịnh Hạ Long, thành phố Hải Pḥng, cho tới Bạch Đằng Giang, chập chùng sông nước, xa tít ngoằn nghèo, cho tới tận biên giới Việt-Hoa ở phía bắc. Cảnh vật ở đây thật là muôn trùng bát ngát, tĩnh lự đến độ, có thể nghe cả tiếng chim non ríu rít ở trong rừng.

 

+ Trần Nhân Tôn, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm
Ngài sinh năm 1258, con vua Trần Thánh Tôn. Năm 21 tuổi lên ngôi vua, cùng với Thượng Hoàng và các tướng lănh Nhà Trần như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần B́nh Trọng, Phạm Ngủ Lăo... đă hai lần đánh đuổi quân Mông Cổ, khỏi non sông Đại Việt, tạo nên một chiến công hiển hách trong ḍng sử của nhân loại.
Thuộc gia đ́nh sùng đạo, nên từ thuở nhỏ, Nhân Tôn đă từng theo Vua Cha, lên chơi núi Yến Tử. Rồi thời gian làm vua, Ngài lại thường thăm viếng dân t́nh khắp nơi, bài trừ những tệ đoan xă hội cũng như tham quan ô lại. Đồng thời giảng giải Phật Pháp để giáo hóa dân chúng. Với sự hiểu biết sâu rộng và nh́n xa, nên đă t́m thấy ở Phật Giáo, như là một vũ khí sắc bén để cách mạng xă hội, giải phóng con người khỏi những bi kịch đời, v́ sinh, bệnh, lăo, tử... Ngài đă đúc kết và viết thành những tác phẩm về Phật Học, rất nổi tiếng, hiện c̣n truyền tụng như THiền Tâm Thiết Chủy Ngũ Lục, Truyền Đăng Lục, Thạch Thất Nay Ngữ... Nói chung, với đấng Minh Quân như Nhân Tôn, thi "Trong Nhân Gian có người c̣n đói khổ, th́ Trẫm làm sao mà yên ḷng?".
Trước đó Phật giáo là yếu tố liên kết nhân tâm, quốc giáo của Đại Việt độc lập, tự chủ. Nhưng phải tới Tổ thứ sáu của Thiền Phái Yên Tử, Dân Tộc VN và Phật Giáo mới chính thức, bất khả phân ly và chung ḍng sinh mệnh. Vua Trần Nhân Tôn hay Trúc Lâm Đầu Đà, chính là nhân vật lịch sử đă xây dựng một nền Phật Giáo VN và nhập thế tích cực, lấy tư tưởng và tinh thần dũng hoạt, siêu thoát của Thiền Tông Đại Thừa, làm căn bản hành động... Do trên, thiền phái Yên Tử trờ thành Trúc Lâm thiền phái, và Lục Tổ của Yên Tử, tức Vua Nhân Tôn, cũng là Tổ thứ nhất của phái này.
Năm 1293, dù chỉ mới 35 tuổi nhưng Ngài đă nhường ngôi vua cho con là Trần Anh Tôn. Từ đó về Phủ Thiên Trường (Nam Định), chuyên việc soạn kinh sách và truyền giáo. Năm Hưng Long thứ 7 (1299), vua Nhân Tôn chính thức xuất gia tại núi Yên Tử, lấy pháp danh là Điếu Ngự Giác Hoàng, chính thức lập Thiền Phái Trúc Lâm.
Ngô Thời Nhiệm, một đại thần nhà Hậu Lê, cũng thuộc Phái Trúc Lâm, đă viết: "Tam Tổ lấy từ bi làm thế, lấy quảng đại làm dụng, đồng đức với trời đất, hợp ḿnh với Nhật Nguyệt. Có cái thanh rất chính, có cái hưởng là dài. Phật như Trúc Lâm Tam Tổ, chỉ lấy ngôn ngữ đạo lư mà giáo thế. Đó mới thật là nền tảng Phật Học: Đời và Thiện tại tâm." Nhân Tôn, tổ thứ nhất qua đời năm 1308. Thiền Phái Trúc Lâm được nối tiếp Tổ Thứ Hai là Pháp Loa và Huyền Quang Tam tổ.
Tóm lại như Quốc Sư Trúc Lâm, thầy của Vua Trần Thái Tôn, th́ trong núi vốn không có Phật mà Phật chính ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện. Đó chính là Phật. Đời là có có không không, bởi vậy Vua Trần Thái Tôn đă từ bỏ ngai vàng xă tắc, vinh hoa phú quư, như bỏ một đôi giầy rách. Riêng thế nhân đời đời kiếp kiếp, không thoát ra khỏi cái ṿng danh lợi, chỉ v́:
"Lưỡi vướng v́ ngon, tai vướng tiếng
Mắt theo h́nh sắc, mũi theo hương
Lênh đênh làm khách phong trần măi
Ngày hết quê xa, vạn dặm đường.
(Trần Thái Tôn).
Nhân gian ai cũng đă bước và vói tới cơi thiền rồi nhưng ít người biết nghe, là nghe được những tiếng vô thanh, ít người biết nh́n là nh́n được thế giới nội tâm. Đằng sau những bi kịch đời, lại là lối dẫn về cơi Thiền. Đó là nghệ thuật tự nh́n vào bản tính ḿnh, một thế giới mênh mông kỳ lạ, mà ta không thể nghe ngó, bằng các giác quan của người trần tục.
Cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đă từ bỏ cung vàng điện ngọc, vinh hoa phú quư và hạnh phúc gia đ́nh, để cùng đời sống khổ. Theo chân Đức Thế Tôn, trải dài bao thế kỷ và măi măi về sau, đă có không biết bao nhiêu vĩ nhân một đời v́ nước như Thánh Ghandi ngày trước hay Dức Đạt Ma Lạt Ma của Tây Tạng hiện tại, làm cho chiếc áo vàng của Phật Giáo càng ngày càng tỏa sáng hào quang dưới ánh mặt trời, v́ đó là biểu tượng của trí tuệ tâm linh và tự do nhân quyền. Với dân tộc VN, Phất Giáo đă và đang đồng hành suốt gịng sông lịch sử, ngay từ thời các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang, tới ngày nay, đă góp không biết bao nhiêu máu xương để cùng với đồng bào, trải qua bao đời giữ và dựng nước.
Sư ông Nhất Hạnh nếu thật tâm lấy t́nh yêu để chiến thắng hận thù và đoàn kết, th́ đất nước VN ngày nay đâu c̣n phải sống nhục nhă, lầm than và phân chia giai cấp, do chủ nghĩa cộng sản áp đặt. Xưa nay người đời nổi tiếng nhờ sự nghiệp an dân lợi nước, c̣n sư ông Nhất Hạnh th́ tự ḿnh làm cho ḿnh nổi tiếng hơn 40 năm qua, khi tự ḿnh vạch áo cho người xem lưng, nhận rơ chân tướng. Cuối cùng như lời nhận xét của GS Lưu Trung Khảo trong cuộc thảo luận của Hội kư giả VN Hải Ngoại về sư ông Nhất Hạnh, vào tháng 10-2001 tại Nam CA: "Cần phải có ranh giới rơ ràng giữa Thế Quyền và Thần Quyền. Một nhà tu có bổn phận hướng dẫn đệ tử đi vào con đường lương hảo. Nhưng nếu nhà tu hành bước sang lănh vực chính trị, th́ người ấy sẽ bị phán xét với tư cách là một công dân, chứ không phải là một tu sĩ".

Nhưng nhức nhối nhất vẫn là lời của Ḥa Thượng Huyền Tôn nói thẳng với giáo chủ Bụt Đạo "... sư ông Nhất Hạnh, sư bà Chân Không đă tách ra khỏi Phật Giáo để lập đạo Bụt Làng Mai thế giới, th́ cứ tha hồ an lạc với cái Bụt chân không của ḿnh. Đây là cái quyền tự do lập giáo phái hay tự tôn xưng, không ai ngăn cản... Nhưng cái quyền riêng của mọi người kính trọng hay khinh bỉ, chắc là cũng chẳng làm sao ngăn cấm ai được... "
Tóm lại sư ông Nhất Hạnh đâu phải là một tu sĩ hay c̣n dính dáng ǵ tới Phật Giáo, nên đâu có quyền nhân danh hay đại diện cho ai, trong chuyến đi về nước, để lập đạo tràng giải oan, mà giải oan cho ai. Trong khi đó VC cũng đâu có lên tiếng giải thích hay yêu cầu; c̣n người dân cả nước suốt năm qua đă hứng chịu không biết bao nhiêu thiên tai, băo lụt, nhất là tỉnh Bến Tre. Nên thứ cần thiết mà họ cần lúc này như Ḥa thượng Quảng Độ đă kêu gọi "Đó là sự cứu trợ", chứ không phải là phô trương h́nh thức, mà thiên hạ trong cũng như ngoài nước đă chán ngấy tới tận xương tủy từ mấy chục năm qua. -/-

 

Xóm Cồn
Tháng 2-2007
Mường Giang