Luận về Tôn Giáo



Tôn giáo là ǵ? Tôn giáo tốt hay xấu cho loài người? Tôn giáo có cần thiết không?
Trước hết, ta hăy nói về quan niệm của một số người đối với tôn giáo.

1. Có người nói rằng: "tôi ghét tôn giáo lắm, tôn giáo chỉ gây ra chiến tranh và giết chóc giữa loài người". Câu này có đúng không? Cái mà gây ra giết chóc trong các cuộc "chiến tranh tôn giáo" có đúng là "tôn giáo" không? Hay đó chỉ là một nhóm người lợi dụng tôn giáo cho những hành động của họ? Lấy ǵ để phân biệt giữa một giáo phái chân chính và một nhóm những kẻ lợi dụng tôn giáo? Ta nên dựa vào lời giảng của đấng giáo chủ của một tôn giáo, rồi so sánh với hành động của nhóm người nọ, rồi đi đến kết luận, rằng họ là một giáo phái, hay chỉ là một băng đảng những kẻ xấu đội lốt tôn giáo. Nếu giáo chủ của họ dạy rằng không được giết, mà họ giết, như thế th́ ta không thể dùng họ làm tiêu biểu cho cái tôn giáo được tạo ra do vị giáo chủ nọ, v́ họ đă làm nghịch lại lời dạy của giáo chủ, và họ chỉ là những kẻ đạo đức giả!

Những kẻ ép người ta vào đạo của ḿnh bằng cách tra tấn cùm kẹp người khác th́ cũng được xếp vào loại này: v́ họ đâu có biết yêu người khác như giáo chủ đă dạy họ đâu mà nói rằng họ đă theo chính giáo? Phải nói là tâm hồn họ bẩm sinh ra đă quá ích kỷ, nên họ lợi dụng tôn giáo để làm lợi cho riêng họ. Họ tưởng là "giúp được nhiều người vào Đạo th́ sau khi chết họ sẽ có chỗ tốt cạnh Chúa của họ, mà họ có biết đâu rằng Chúa (thánh thiện) sẽ không muốn nh́n mặt họ v́ họ đă quá xấu xa độc ác.

Những "tai nạn" này không có nhiều trong lịch sử của một giáo hội. Những điều tốt do một tôn giáo tác dụng lên loài người có thể nhiều gấp 10 lần tác hại của những kẻ đội lốt tôn giáo này. Thử làm một thống kê th́ bạn cũng sẽ biết. Những điều tốt đó là ǵ : Là phổ biến giáo lư, t́nh thương, sự nhân đức, ḷng can đảm, đức hy sinh, và cuối cùng, một nền văn minh được thiết lập, trong đó con người tôn trọng nhân phẩm của nhau.

2. Có người cho rằng tôn giáo chỉ là thuốc phiện của quần chúng, để ru ngủ họ, cho họ quên đi những nỗi khốn khổ, để không c̣n ước muốn đấu tranh cho một xă hội công bằng và hợp lư; điều ấy có đúng không?

Đức Chúa dạy: "hăy thương yêu kẻ lân cận như thương yêu chính bản thân ḿnh" hay: "kẻ giàu có [tham lam] vào được Nước Chúa cũng khó như con lạc đà chui qua một cái lỗ kim" vv..và những điều dạy về t́nh bác ái trong kinh thánh đủ cho ta thấy rằng nếu mọi người đều hành động y theo lời đấng giáo chủ này th́ xă hội sẽ được công bằng trong t́nh yêu thương nồng ấm, thay v́ bị đảo lộn, xáo trộn, và đầy dẫy thương đau và thù hận như trong một xă hội cộng sản, được mệnh danh là "đấu tranh bằng bạo lực để đạt được công bằng xă hội". Vậy nơi nào đáng sống hơn? Nơi có nhiều người tuân theo lời Chúa hay nơi có cuộc cách mạng cộng sản?

Cũng vậy, Đức Phật xuống đời để dạy loài người gạt bỏ tị hiềm giai cấp, bỏ tham sân si, tu theo Bát Chánh Đạo, chiêm nghiệm các sự khổ của loài người, và tu tập thiền định để đạt đạo giải thoát. Dĩ nhiên là không phải ai cũng "muốn" xuống tóc và đi tu trong chùa, hoặc đi khất thực, v́ chỉ có một số người nào đó có "duyên" mới làm được như vậy; có thể nói là họ đă gieo "phước điền" từ nhiều kiếp trước, và kiếp này họ tự nhiên họ cảm thấy chán mùi đời, chán luân hồi, để đi t́m đạo giải thoát, và họ cũng được số phận tạo điều kiện để bước vào đường tu.

Tôn giáo có phải thuốc phiện không? Tôn giáo làm cho con người ta trở nên hiền ḥa với nhau (dĩ nhiên là ngoại trừ những kẻ đội lốt tôn giáo kể ở trên). Tôn giáo nào cũng dạy những điều tốt đẹp, tại sao lại gọi đó là thuốc phiện?

Tôn giáo dạy yêu thương, hy sinh, giúp đỡ, v́ tôn giáo dạy rằng chúng ta (loài người) đều ở trong một hoàn cảnh tệ mạng lắm rồi, vậy th́ phải thương yêu lẫn nhau, d́u dắt nhau để thoát luân hồi, hoặc để lúc chết được lên một cơi tốt đẹp hơn, mà ở đó chỉ có thương yêu, không phải chịu khổ.

Những người nhiều lư trí, ưa dùng lư lẽ, có thể nói rằng: "tại sao tôi cần phải nghiên cứu tôn giáo cho mất th́ giờ? Tôi không có tôn giáo mà tôi vẫn tốt với người khác th́ chắc hẳn là tôi tốt hơn những người có tôn giáo, v́ những người có tôn giáo họ có tốt cũng chỉ v́ họ ích kỷ mà thôi, v́ họ mong cầu thoát luân hồi, hoặc cầu được lên cơi trời nào đó sau khi chết, c̣n tôi đâu có cầu ǵ cho tôi đâu? Tôi không phí th́ giờ cầu cạnh giống như họ, trái lại, tôi bỏ th́ giờ ra nghiên cứu các môn khoa học để giúp đỡ nhân sinh".

Được thôi, anh không có tôn giáo mà anh vẫn tốt, vẫn biết hy sinh cho kẻ khác, vẫn biết đấu tranh cho công bằng xă hội một cách ôn ḥa, bất bạo động, th́ tôi tôn trọng anh, c̣n khi nào anh muốn t́m hiểu rằng mai mốt sau khi chết rồi anh có c̣n không, và nếu c̣n [một linh hồn] th́ [linh hồn] anh sẽ đi đâu, th́ cửa ngơ sẽ được mở ra cho anh để anh có thể t́m hiểu nghiên cứu, là trong các sách vở tôn giáo, và anh sẽ tự t́m ra được những lời giải đáp có thể làm cho anh hài ḷng, nếu anh thành công. Sự ṭ ṃ về chuyện ǵ sẽ xảy đến cho ta sau khi ta chết là một nhu cầu chính đáng, và ai có nhu cầu ấy th́ phải được phép tự ḿnh đi t́m cho ḿnh lời giải đáp, và họ phải có được quyền không bị phê phán là đi t́m món "thuốc phiện" để dùng, để quên đi hoàn cảnh bi đát của cơi sống này. Quyền nghiên cứu về "bên kia cửa tử", hoặc "có những thế giới khác không?" là một quyền chính đáng của nhân loại, và phải được xă hội tôn trọng, không bị lên án là "trốn việc quan đi ở chùa" hay là "mê tín dị đoan" hay là "mê muội mờ mắt".

Những kẻ thích dùng lư trí lại nói: "tôn giáo nào cũng bắt tôi phải tin một điều ǵ đó, ví dụ như tin rằng có một vị Thượng Đế, hoặc là có những kiếp luân hồi. Tôi thấy ai bắt tôi phải "tin" là tôi không thích rồi, tôi cần được cho xem "chứng minh" rồi th́ tôi mới tin được. Tin vu vơ dễ đưa đến mê tín, và tôi coi thường điều ấy!"
Trả lời: Tôn giáo là một bộ môn cao hơn khoa học một bậc. Với khoa học, bạn có thể làm một thí nghiệm để chứng minh một định luật cho một em học tṛ, và thí nghiệm này có thể lập lại được bất cứ lúc nào khi bạn muốn. Các định luật của cơi siêu h́nh, v́ không phải là cơi vật chất hữu h́nh (đối với đôi mắt thịt của một người b́nh thường), nên rất khó chứng minh. Thường những người tu hành trong các tôn giáo đều phải có những thời gian rảnh rỗi để "thiền định", và chính sự thiền định này đă giúp họ mở được con mắt thứ ba (clairvoyant, thần nhăn), để nh́n thấy những thế giới vô h́nh đối với người thường.

Có những người sau một tai nạn lại có một khả năng nào đó (ESP: extrasensory perception), ví dụ như nh́n thấy ma, hoặc nghe thấy ma, vv... Hoặc có người bẩm sinh đă có khả năng tiên tri, nói trúng phong phóc những chuyện sắp xảy đến cho người chung quanh.

Đó là những trường hợp ngoại lệ. Thông thường th́ nếu tu hành mà đạt kết quả th́ họ có thể mở được một ít giác quan thứ sáu: ví dụ như đọc được tư tưởng người khác khi kẻ đó nghĩ đến họ, hoặc cảm giác thấy sự vui buồn, yêu thương giận ghét của người khác qua hào quang cái vía của kẻ đó tác dụng lên cái vía của họ vv....hoặc là mỗi đêm nằm mộng thấy việc xảy ra ngày hôm sau. (người viết bài này từng mở được 3 loại giác quan thứ 6 này sau một thời gian ngồi thiền liên tiếp nhiều tháng năm, cách nay gần 40 năm, nhưng nay bỏ ngồi thiền nên giác quan này lu mờ dần).

Những người tu cao hơn lại làm được những việc rất lạ lùng khó khăn hơn: dùng tư tưởng bẻ cong cái muỗng kim loại, xuất vía đi thăm bạn, đọc tư tưởng của người khác và trao đổi chuyện văn bằng tư tưởng mà không cần hé môi, nh́n thấy những cảnh vật ở xa, t́m hiểu kiếp trước kiếp sau của người khác vv.. c̣n biết bao nhiêu khả năng mà Đạo Phật tóm gọn trong Lục Thông (Thiên nhăn thông - Thiên nhĩ thông - Tha tâm thông - Thần túc thông - Túc mạng thông - Lậu tận thông.)

Nói tóm lại đối với khoa học th́ dụng cụ để chứng minh là các máy móc làm bằng vật chất của thế giới hữu h́nh chung quanh ta, nhưng ngược lại đối với tôn giáo th́ dụng cụ thử nghiệm lại là chính XÁC THÂN của người muốn t́m hiểu, và họ phải NGỒI THIỀN. Do đó nếu không có một mục đích rơ rệt mạnh mẽ muốn t́m hiểu, giống như muốn bước vào đường tu, th́ ít có người có thể tự chứng nghiệm được cơi vô h́nh, và sẽ chẳng tin được những tín điều tôn giáo. Lúc ấy họ sẽ tha hồ chê bai các tín đồ các đạo giáo là "mê tín dị đoan" một cách sai lầm.

Nhưng rồi cuối cùng th́ mục đích tối hậu của tôn giáo là ǵ ?

- Là dạy cho con người biết thương yêu nhau, làm điều tốt để sau này hưởng phước, không làm điều xấu v́ e ngại địa ngục hoặc quả báo đời sau.
- Là dạy cho con người khái niệm về hoàn cảnh của đời sống mỗi người trong không gian và thời gian. Mục đích để sống cho đúng cách, để mang lại hạnh phúc cho ḿnh và cho người, sống một cách sáng suốt và đầy t́nh thương yêu.

Làm sao được như vậy?

- Bằng t́nh yêu Chúa, yêu Phật, yêu người, yêu thương nhân loại, súc sinh và cỏ cây, trong những bài giáo lư.
- Bằng thiền định mà trong tôn giáo nào cũng dạy, để mở rộng trực giác sáng suốt, hầu cảm thông với tha nhân hơn, và v́ thế có thể thương yêu người và vạn vật hơn ...

Đỗ Thị Thuấn
 
Chú Thích:
Phật giáo thừa nhận có phép thần thông. Phàm phu cũng có thể chứng được năm phép thần thông. Bậc Thánh xuất thế chứng được sáu phép thần thông (lục thông). Đức Phật có ba minh, sáu thông.

Năm thần thông là : Túc mạng thông, biết được đời sống quá khứ. Hai là Thiên nhăn thông, biết được đời vị lai, thấy được xa ngoài tầm nh́n của mắt thịt. Ba là Tha tâm thông, biết được hoạt động tâm niệm của người khác. Bốn là Thiên nhĩ thông, nghe được những âm thanh ngoài tầm nghe b́nh thường. Năm là Thần túc thông, tức là có thể bay nhanh, bay xa, đi lại trong nháy mắt. Năm phép thần thông nói trên đều là phép hữu vị, hữu lậu, do tŕnh độ dụng công mà phạm vi hoạt động có thể rộng hẹp, thời gian duy tŕ có thể dài hay ngắn khác nhau. Năm thần thông không có quan hệ với đạo giải thoát, tất nhiên đó cũng không phải là đạo Bồ Tát. V́ vậy, bậc Thánh phải cầu cho được Lậu tận thông.

Lậu tận thông là phá được ngă chấp chứng được Niết-bàn. Tiểu thừa là A-la-hán, đại thừa là Bồ tát sơ địa, và từ Thất địa, trở lên. Chỉ có Phật là chứng được ba minh tức là Thiên nhăn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh.

Source: Quang Duc Homepage - Vietnamese - English Buddhist library