Trích Tạp Chí Cách Mạng Số 56 Của Đại Việt Cách Mạng Đảng .
www.daiviet. org
 
Ư Vị Của Câu Đối
 
Linh Thảo
 
            Thời xưa, người ta có thú chơi - đúng hơn là thưởng thức - câu đối. Nhất là trong ngày Tết, như Tú Xương, nhà thơ sông Vị, từng nói:
            Nhập thế cục bất khả vô văn tự
            Chẳng hay ho cũng có một đôi bài
            Huống chi ḿnh đă đỗ tú tài
            Ngày Tết đến cũng phải một hai câu đối
            Câu đối, thực ra cũng là một loại văn biền ngẫu (văn xuôi có vần điệu) nhưng chỉ ngắn gọn trong vài câu làm thành hai vế trên dưới đối nhau từng chữ và ư theo luật bằng trắc (b, t), chẳng hạn:
            Vế 1 (trên): Gió thông (b) đưa kệ (t) tan niềm tục (t)
            Vế 2 (dưới): Hồn bướm (t) mơ tiên (b) lẫn sự đời (b)
            Hai dân tộc Viê.t-Hoa đều có sở thích làm câu đối. H́nh thức câu đối thường có trong các bài thơ Đường luật của Trung Hoa và Việt Nam (thơ 7 chữ 8 câu) với tính cách bắt buộc phải đối nhau ở những câu 3-4 và 5-6. Như trong thơ Đỗ Phủ (bài Thu hứng):
            Câu 3: Giang gian ba lăng kiêm thiên dũng
                           4: Tái thượng phong vân tiếp địa âm
                           5: Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
                           6: Cô chu nhất hệ cố viên tâm
dịch:                (Lưng trời sóng gợn ḷng sông thẳm
                                      Mặt đất mây đùn cửa ải xa
                                      Khóm cúc tuôn đôi hàng lệ cũ
                                      Con thuyền buộc một mối t́nh nhà)
hay trong thơ bà Huyện Thanh Quan (Thăng Long thành hoài cổ)
            Câu 3: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
                           4: Ngơ cũ lâu đài bóng tịch dương
                           5: Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
                           6: Nước c̣n cau mặt với tang thương
            Đó là một trong các loại câu đối với số chữ nhất định trong thơ (5 chữ, 7 chữ). Với loại câu đối phú số chữ không hạn định. Chẳng hạn câu đối tự thuật của Nguyễn Công Trứ:
            Vế 1: Chị em ơi, ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông tây nam bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
            Vế 2: Trời đất nhẽ, gắng một phen này nữa, xếp cung kiếm cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh.
            Câu đối có nhiều loại: câu đối Tết, câu đối tức cảnh, câu đối tự thuật, câu đối tán tụng, câu đối mừng, câu đối phúng viếng, câu đối chơi chữ, câu đối trào phúng v.v...
            Ngôn ngữ Trung Hoa và Việt Nam có những cấu trúc đặc biệt tạo nên một nền văn chương tân kỳ ở nhiều thể loạị
            Ở đây, người viết muốn đề cập đến sự vận dụng cái kỹ xảo về ngôn ngữ của những tác giả hữu danh hay vô danh để tạo nên những câu đối gây nhiều hứng thú cho người thưởng thức với cái ư nghĩa và ư vị của chúng.
 
o0o
 
            Đời Trần, trạng nguyên Mạc đĩnh Chi được cử đi sứ Trung quốc, V́ lư do nào đó đi đường chậm trễ, đến Nam quan th́ cửa ải đă đóng vào chiều hôm. Viên quan giữ ải biết là trạng Việt Nam, muốn thử tài bèn ra một câu đối, bảo rằng nếu trạng đối được mới cho qua ải. Câu đối như sau:
            Quá quan tŕ, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
            (Qua ải chậm, cửa ải đóng, mời quá khách qua ải)
            Ông dùng mẹo (v́ câu trên có nhiều chữ "quá" và "quan" rất khó đối) đối lại:
            Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
            (Ra đối dễ, đối đối khó, xin tiên sinh đối trước)
            Cái tài của Mạc đĩnh Chi là ứng đối nhanh, không những đối được câu đối của viên quan Tàu mà c̣n thách ông ta thử đối lại câu đă xuất.
            Ở đầu bài viết có nhắc đến chuyện Tú Xương làm câu đối Tết trong bài thơ "Dán câu đối Tết" của ông. Bài thơ ấy có nội dung khởi đầu với những câu: "Nhập thế cục... đỗ tú tàị" Câu đối mà ông Tú dán trên cột là:
            Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt t́nh hoài
            Tối thế thương chi phong lưu giang hồ khí cốt
            (Cái phẩm giá tột bực ở đời là cái t́nh cảm trăng gió
            Cái phong lưu rất mực trên trần là cái khí cốt giang hồ).
            Câu đối của Tú Xương mô tả rất đúng con người phong lưu phóng đăng của ông mà ông vẫn thường nêu ra và có khi dám tự bộc lộ cả cái tính xấu của ḿnh (Vị Xuyên có Tú Xương, quanh năm chuyên ăn quỵt, thổ đĩ lại chơi lường). Và cái khôi hài khá thú vị của ông sau khi làm câu đối:
            Viết vào giấy dán ngay lên cột
            Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
            Rằng hay th́ thật là hay
            Không hay sao lại đỗ ngay tú tài
            Xưa nay em vẫn chịu ngài
            Các nhà nho xưa, ngoài những văn thơ biểu lộ chí khí của ḿnh, lại thường có cái ngông của kẻ sĩ. Trường hợp Cao bá Quát là một thí dụ điển h́nh. Lúc ông bị đổi đi làm giáo thọ (dạy học) ở một vùng xa, ông có câu đối tự cười cái cảnh đơn bạc của ḿnh mà không thiếu vẻ kiêu ngạo:
            Nhà trống đôi ba gian, một thầy một cô một chó cái
            Học tṛ dăm bẩy đứa, nửa người nửa ngợm nửa đời ươi
cho đến khi khởi loạn bị tù, ông vẫn có thái độ ngạo nghễ, ngôn ngữ đặc giọng Cao bá Quát:
            Một chiếc cùm lim chân có đế
            Ba ṿng xích sắt bước th́ vương
Và khi lên máy chém, ông vẫn c̣n có giọng một "loạn vương":
            Ba hồi trống giục đù cha kiếp
            Một nhát gươm đưa đéo mẹ thời
(Thời là tên vua Tự Đức, đến chết ông vẫn c̣n chửi vua đă xuống lệnh chém đầu ông).
            Xưa kia, v́ sợ động chạm đến triều Nguyễn, nên người ta đă sửa lại hai câu ấy thành: "Ba hồi trống giục mồ cha kiếp, Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời".
            Thâm thúy nhất là chuyện ứng đối của các nhà nho. Như trường hợp Nguyễn Công Trứ và Hà Tôn Quyền. Ông Quyền làm quan dưới triều Nguyễn, vốn không có thiện cảm với ông Trứ. Một hôm họ Hà bầy tiệc mừng con thi đỗ, có mời ông Nguyễn đến dự. Buổi tiệc có chuyện vịnh thơ, nhân trước sân nhà có cây vông lớn, ông Hà bèn ra đề "Vịnh cây vông". Ông Nguyễn làm một bài thơ Đường luật, có mấy câu:
            Cao lớn làm chi vông hỡi vông
            Xương thịt không nhiều nhiều khúc mắt
            Ruột gan chẳng có có gai chông
            Rường soi cột trổ  không nên mặt
            Giậu mỏng rào thưa phải lấy ḷng
            Ông Hà nghĩ ḿnh là rường cột của triều đ́nh mà bị mỉa mai là "ruột rỗng, rường cột không nên mặt" nên tức giận bảo ông Nguyễn:
            Quân tử ố kỳ văn chi quư ngài
            Sách Trung Dung có câu: Quân tử ố kỳ văn chi trứ (người quân tử ghét sự loè loẹt bên ngoài). Ông Hà dùng chữ lịch sự "quư ngài" thay cho chữ "trứ" (cũng là tên ông Nguyễn) để tỏ ư không ưa ông Trứ.
            Tức th́ ông Trứ đáp lại:
            Thánh nhân bất đắc dĩ dụng cụ lớn
            Nguyên câu trong sách là: Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền (bậc thánh nhân bất đắc dĩ phải dùng đến quyền lực). Ông Trứ cũng dùng chữ lịch sự "cụ lớn" thay v́ chữ "quyền" (tên ông Hà), mà cũng có ư cho rằng vua dùng ông Hà là sự bất đắc dĩ mà thôị
            Thật ít có lối chơi chữ nào độc đáo như vậy, bằng cách dùng chữ đích đáng lấy ra từ trong sách vở xưạ
            Và cũng thật là sâu sắc khi các nhà nho dùng câu đối để chế giễu hoặc đùa bỡn người ta. Như họ làm tặng một người chột mắt vừa đỗ khoa thi vơ:
            Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt ngó
            Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
"Một ngươi" vừ chỉ con người (một ông thôi), vừa chỉ người chỉ c̣n một mắt (một con ngươi thôi). Một lối trào phúng thâ;t quái ác. Câu đối chơi chữ có khá nhiều trong thơ văn Việt Nam.
            Tương truyền Trạng Quỳnh lúc nhỏ đă tỏ lộ phẩm chất thông minh và nghịch ngợm. Ông Tú Cát, bạn của thân phụ Quỳnh đến chơi nhà, bèn ra câu đối thử tài:
            Trời sinh ông Tú Cát
Quỳnh bèn xin đối lại:
            Đất nứt con bọ hung
"Hung" nghĩa chữ Hán là "dữ" đối với "cát" là "lành", thật rất chỉnh. Nhưng "con bọ hung" mà đối với "ông Tú Cát" th́ quả là có vẻ xấc xược. Song khách thấy thằng nhỏ có tài ứng đối, nên cũng không trách ǵ.
            Tam nguyên Yên Đỗ (Nguyễn Khuyến) là một nhà thơ rất hay chữ. Một hôm có bác thợ rèn hàng xóm mất sớm, người ta đến xin ông làm hộ câu đối để phúng viếng. Ông phóng bút viết:
            Nhà cửa để lầm than, con thơ ấu lấy ai rèn cặp
            Cơ đồ đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi
(Những chữ của nghề rèn: than, bễ, đe, rèn cặp.
            Một lần khác, có người làm nghề chăn nuôi lợn đến xin ông làm câu đối nói về cái lộc chăn nuôi của ḿnh. Ông cho ngay:
            Trưởng trưởng, trường trường, trường, trưởng trưởng
            Trường trường, trưởng trưởng, trưởng, trường trường
            Trưởng là lớn, trường là dài. Chữ Hán, hai chữ trưởng và trường viết cùng một lối (é•·) nhưng đọc khác nhau. Câu đối gồm 14 chữ, nhưng rút lại cũng vẫn chỉ là một chữ với hai nghĩa như trên. Nuôi lợn mà được lớn và dài th́ chẳng có ǵ lợi lộc hơn.
            Trong thơ Đường hay thơ Việt, lối ngũ ngôn (câu 5 chữ) hoặc thất ngôn (câu 7 chữ) thường có những vế đối và được sáng tác hoàn hảo một phần do tài năng và kinh nghiệm trong cuộc sống.
            Đời Tống (Trung quốc) có Vương An Thạch, một Tể tướng giỏi chính trị mà cũng có tài về văn chương. Ông ta có hai câu thơ, cũng là hai vế đối:
            Minh nguyệt sơn đầu khiếu
            Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
            Đọc hai câu đối đó, Tô Đông Pha một thi gia nổi tiếng đồng thời, cho là vô lư v́ ông hiểu:      
                                    Trăng sáng kêu đầu núi
                                    Chó vàng nằm trong hoa
và ông sửa lại:                   Minh nguyệt sơn đầu chiếu
                                                                        Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
                                                                        (Trăng sáng soi đầu núi
                                                                        Chó vàng núp bóng hoa)
            Chuyện sửa thơ này đến tai ông Vương An Thạch, nhưng ông ta chỉ im lặng, không tỏ thái độ ǵ. Về sau, nhân Tô đông Pha phạm lỗi, Tể tướng Vương điều động họ Tô (là thuộc hạ dưới quyền) đến làm việc ở một vùng hoang dă. Những buổi dạo chơi, Tô thường thấy một giống chim kêu lúc trăng mọc và một loại sâu sống giữa ḷng hoa, ông ta lấy làm lạ bèn hỏi thổ dân th́ được họ cho hay đó là chim "minh nguyệt" và sâu "hoàng khuyển". Ông Tô tỉnh ngộ, biết ḿnh thiếu kiến thức, phải nhận câu thơ của Vương An Thạch rất đắc ư:
            Chim minh nguyệt kêu đầu núi
            Sâu hoàng khuyển nằm giữa ḷng hoa
            Như vậy, ta thấy có văn tài chưa đủ, có khi phải có kinh nghiệm sống mới giúp cho nguồn văn thêm sâu sắc, dồi dào và có ư vi..
            Người xưa chuyên dụng văn chương và đạo học để thành đạt nên trí óc họ đầy chữ nghĩa và vận dụng rất tài t́nh cả chữ hán lẫn Nôm.
            Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, dịch giả Chinh phụ ngâm, cùng người anh là Đoàn trác Luân đều có tài thơ, thường xướng họa với nhaụ
            Một hôm bà Điểm ngồi trước gương vẽ mày, ông Luân nhân đi dạo vườn ngang qua thấy vậy, bèn đọc lên câu đối:
            Đối kính họa mi nhất điểm phiên thành lưỡng điểm
            (Trước gương vẽ mày một nét thành ra hai nét)
Bà Điểm liền ứng khẩu:
            Lâm tŕ ngoạn nguyệt trích luân chuyển tác song luân
            (Đến ao xem trăng, một vầng lại hóa hai vầng)
            "Điểm" có nghĩa là nét vẽ mày và tên người, "Luân" là vầng trăng và tên người. Trong giây lát mà hai anh em t́m ra những chữ xác đáng để hoàn thành hai câu đối như vậy, quả thật là tài năng hiếm có. Nói về ngôn ngữ Hán-Nôm th́ thời trước người Việt vẫn sử dụng nhuần nhuyễn và rất tinh tế cả hai ngôn ngữ đó.
            Về Nôm, th́ Hồ Xuân Hương được người đời xưng tụng là "bà chúa thơ Nôm". Một hôm, đi đường vô ư bị trượt chân ngă nhào xuống đất, bị bọn trẻ nh́n thấy cười nhạo. Nữ sĩ đứng dậy, đọc hai câu chữa thẹn:
            Giơ tay với thử trời cao thấp
            Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài
Đúng là hai câu đối mô tả rất linh hoạt về một động tác bất ngờ. Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ tương truyền vẫn giao du với nhau thân mật. Một hôm Xuân Hương đang tắm, Chiêu Hổ nổi tính nghịch ngợm đ̣i vào xem. Họ Hồ đưa ra vế đối, bảo Chiêu Hổ đối được th́ sẽ chiều ḷng:
            Da trắng vỗ b́ bạch
"B́ bạch" là tiếng nước vỗ vào da và có nghĩa "da trắng". Chữ nghĩa thật hóc hiểm, Chiêu Hổ không sao đối được, đành bỏ cuộc.
            Vế đối này từ xưa chưa có ai đối lại được một cách hoàn chỉnh. Về sau, có người thử làm mấy vế đối, cũng tạm được:
            - Trời xanh mầu thiên thanh
            - Rừng sâu mưa lâm thâm
            Nhưng không chỉnh, v́ danh từ "màu" và "mưa" không đối được với động từ "vỗ". Hơn nữa, trạng thái của cảnh vật thiên nhiên không linh hoạt bằng động tác của người (đang tắm).
            Thực vậy, ra đối dễ, đối lại khó, cho nên từ xưa có nhiều trường hợp thách đối làm rối trí nhiều người, chẳng hạn:
Đối 1: - Vợ cả vợ hai cả hai vợ đều là vợ cả (11 chữ).
Đối 2: - Không vô/ trong nội/ nhớ hoài (3 cặp có cùng nghĩa Hán - Nôm).
                                    Vô = không, nội = trong, hoài = nhớ; "nội" c̣n có nghĩa Đại Nội Hoàng Cung).
Đối 3: - Nửa đêm đi/ bán dạ hành (cùng một thể với Đối 2, nhưng được đặt theo một trật tự khác: bán = nửa, dạ = đêm, hành = đi).
            Về Đối 1, có 3 vế đối lại, được đưa ra:
a/- Con nuôi con đẻ đẻ con không bằng nuôi con (10 chữ)
b/- Con nhiều con ít ít con hơn hẳn con nhiều (10 chữ).
c/- Chồng yêu chồng quư quư chồng ắt được chồng yêu (10 chữ).
            (Các vế đối lại này c̣n thiếu 1 chữ nên không hoàn chỉnh).
Về Đối 2 và 3, người viết chưa t́m được vế đối lại (sẽ bổ túc sau)
            Sau năm 1975, có người đưa ra câu thách đối, thực tiếu lâm, mà cũng khó có ai đối lại được:
            - Cô gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chỉ
            Ai cũng biết Củ Chi là một địa danh ở miền nam.
            Lại một câu thách đối của nữ chủ tiệm phở, một quả phụ:
            - Nạc mỡ nữa mà chi em nghĩ chín rồi không tái giá.
            (H́nh như chủ tiệm bảo ai đối lại được sẽ được ăn phở miễn phí).
            Kẻ sĩ thời xưa thường lấy văn chương (thi, phú, câu đối) để biểu lộ tính cách, nhân phẩm của ḿnh, hay dùng để phê b́nh, chỉ trích, châm biếm, mỉa mai đối thủ.
            Lịch sử c̣n ghi sự đấu khẩu giữa hai nhân vật dưới thời Nguyễn - Tây Sơn. Nguyên Đặng trần Thường khi chưa có sự nghiệp, ở đất Bắc vẫn bị Ngô thời Nhiệm (một danh sĩ Bắc hà được vua Quang Trung trọng dụng) khinh rẻ. Đặng trần Thường về sau vào Nam theo chúa Nguyễn, lập được công lớn, lại có dịp ra Bắc. Họ Đặng gặp lại họ Ngô, không c̣n địa vị như xưạ
            Đặng ứng khẩu một vế đối kháy:
            - Ai công hầu ai khanh tướng trong trần ai ai dễ biết aị
            Ngô thời Nhiệm đáp:
            - Thế chiến quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế thời phải thế.
            Hai vế đối trên, có những chữ "ai" và "thế" lẫn nhiều nghĩa Hán-Nôm mà đối nhau rất sát.
            Dưới triều Nguyễn, sau đời vua Tự Đức, hai ông Tôn thất Thuyết và Nguyễn văn Tường nắm hết quyền bính trong tay và thao túng triều đ́nh. Ông Thuyết chủ trương chống Pháp, trong một thời gian ngắn đă đồng mưu với ông Tường phế lập đến ba vua: Dục Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc. Cho nên trong dân gian trùng tụng hai câu đối:
            Nhất gian lưỡng quốc nan phân thuyết
            Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
            (Một sông hai nước khó nói chuyện với nhau
            Bốn tháng ba vua điềm chẳng lành.)
            Thời đó, Pháp chiếm được nước ta, đóng binh bên hữu ngạn sông Hương, triều đ́nh Huế bên tả ngạn, xem như là chia hai nước. V́ ông Thuyết chủ chiến, nên cuộc thương thuyết giữa hai bên thường gặp khó khăn và do việc phế lập vua mà người dân cho là điềm chẳng lành.
            Chỉ hai câu đối ngắn gọn mà h́nh dung cả một thời đại đầy rẫy những sự kiện lịch sử phức tạp và lên án hành động bạo ngược của hai nhân vật Thuyết và Tường (chơi chữ; thuyết = Thuyết, tường = Tường).
            Người dân Việt cũng không tha thứ những hành động phản quốc và khinh ghét những kẻ làm tay sai cho ngoại bang.
            Dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, ông Nguyễn văn Tâm được cử làm Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam. Nhân một buổi lễ tiệc, có người đưa đến mừng ông một bức hoành phi sơn son thếp vàng khắc bốn chữ "Đại điểm quần thần" (Một điểm lớn trong đám sao). Ông Thủ tướng bấy giờ chỉ biết người ta chúc mừng ông đạt được danh vọng cao sang, một vị quan lớn (như v́ sao) nổi bật trong đám quan lại đồng triều (đám sao chung quanh). Một thời gian sau, ông ta mới bật ngửa, tức giận cho hủy ngay bức hoành, đă lỡ treo chính giữa gian nhà như một niềm hănh diện, v́ có người mách ông rằng đó là lời chửi mắng của người dân đối với tên Việt gian làm tay sai cho Pháp. Bốn chữ "Đại điểm quần thần" theo nghĩa chữ Hán th́ có ư tốt, nhưng dịch ra tiếng Việt th́ lại có nghĩa: "Chấm to (giữa) bầy tôi" và đọc ngược lại: "chó Tâm bồi Tâỵ"
            Cách sử dụng Hán-Nôm thật là hóc hiểm, sâu caỵ
 
o0o
 
            Câu đối cũng là một thú chơi của người xưa, như các thú chơi khác: đánh cờ, trồng hoa, cây cảnh, non bộ v.v... có thể nói là một nghệ thuật chơi chữ. Nghệ thuật ở chỗ vận dụng chữ nghĩa một cách khéo léo, tế nhị và viết lên những ḍng chữ đẹp, chân phương hoặc bay bướm (mà người Nhật gọi là thư họa) trên giấy (ngày Tết câu đối thường được viết trên giấy đỏ), trên lụa, hoặc khắc trên gỗ, để treo trên tường, trên cột (nhà rường) trước gian thờ tổ tiên...
            Những người viết chữ đẹp thường được người ta xin chữ câu đối để treo trong nhà, nhất là những danh sĩ về học vấn hay văn chương và người xin lấy làm vinh dự có được những chữ do họ viết rạ
            Nhà văn Nguyễn Tuân đă viết thiên truyện về một viên Quản ngục trong đời vẫn ao ước xin được chữ của ông Huấn Cao (tức Cao bá Quát), người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Viên quan này muốn ông Cao viết cho đôi câu đối trên lụa, để khi về nghỉ hưu treo ở nhà và thưởng thức lúc nhàn hạ. Gặp khi ông Cao bị kết án tử h́nh, vào tù ở dưới tay viên giữ ngục mà ông này vẫn băn khoăn măi không biết làm sao xin được ông Cao cho chữ, v́ biết ông ta là kẻ chọc trời khuấy nước, chẳng coi vua chúa vào đâu, sá ǵ một viên quan nhỏ. Cuối cùng, trong đêm trước ngày ông Cao lên đoạn đầu đài, viên quản ngục đành nhờ thuộc hạ thú thực với ông Cao th́ ông ta cảm động về sở thích chơi chữ của viên quan đó mà viết cho đôi câu đốị
            Hàng năm đến ngày Tết người ta thường viết đôi câu đối để góp phần trang hoàng nhà cửa, để biểu hiện điều tâm đắc của ḿnh, hay tặng thân hữu, chúc mừng người khác. Cái khoái của người xưa là khi viết nên được những câu đối có nét chữ! "rồng bay phượng múa" (sau này người ta cũng thường viết những câu thơ, câu đối bằng tiếng Việt với những nét chữ tương tự chữ Hán, chẳng hạn như thư họa của Vũ Hối).
            Về câu đối Tết, th́ người nhận được lời chúc mừng thường ưa thích những câu:
            - Niên niên tăng phú quư (Năm năm càng giầu có).
            Nhật nhật tích vinh hoa (Ngày ngày thêm công danh)
            - Xuân tăng phú quư xuân tăng thọ (Xuân càng giầu có xuân càng sống lâu)
            Nhật ích vinh hoa nhật ích tài (Ngày thêm công danh ngày thêm tiền bạc)
hoặc ngày đầu năm được chúc:
            - Xuất môn nghinh bách phúc (ra cửa đón trăm phúc)
            Nhập hộ chúc tam đa (vào nhà chúc ba nhiều: con, cháu, giầu sang)
            - Tam dương khai thái (Tháng giêng đầu năm thịnh vượng)
            Ngũ phúc lâm môn (Năm điều phúc tới nhà: phú, quư, thọ, khang, ninh)
            Dân tộc nào cũng có những thức ăn đặc biệt, hay những thói tục trong ngày đầu năm. Người Việt ta th́ ngày Tết đến chẳng nhà nào không có các món đă trở nên điển h́nh của dân tộc:
            - Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
            Tràng nêu pháo nổ bánh chưng xanh
            Bởi vậy, dù nghèo túng ai cũng lo sắm Tết, "giàu làm kép hẹp làm đơn", và cố gắng xua đuổi những rủi ro xẩy đến trong năm mới:
            - Tối ba mươi nợ réo tít mù co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
            Sáng mồng một rượu say túy lúy giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
            Câu đối Tết thường gợi những ư tưởng tốt đẹp của con người, cảnh tượng vui vẻ của thiên nhiên và nhân gian trong ngày xuân.
            Có nho sĩ thời xưa, mỗi khi đă gác danh lợi, thoát ra ngoài sự ràng buộc của áo xiêm, thường hưởng thụ cuộc đời nhàn tản với rượu trà, chăm sóc vườn cảnh, du ngoạn các nơi thắng cảnh... như đă biểu hiện trong câu đối:
            - Họ lịch sự như tiên, phú quư như trời, quất con ngựa rong chơi ngoài ngơ liễu
            . Ta trồng cỏ đầy vườn, văi hoa đầy đất, gọi hề đồng pha nước trước hiên mai
            Trong thời Pháp thuộc, một số nhà văn thường dùng câu đối để chúc mừng, phúng viếng bạn hữu, đồng nghiệp.
            Khi nhà văn Vũ trọng Phụng qua đời, các văn hữu có câu đối khóc ông:
            - Cạm bẫy người tạo hóa khéo giăng chi giông tố tưởng nên số đỏ
            . Số độc đắc văn chương vừa trúng thế nỡ dứt t́nh không một tiếng vang
hay v́ ḷng mến chuộng họ cũng có câu đối tặng nhà văn Nguyễn Tuân:
            - Vang bóng một thời tàn khéo gợi thêm nao ḷng lăng tử
            . Quê hương đâu hẳn thiếu măi đi cho trọn kiếp giang hồ
            Điều thú vị ở đây là các tác giả đă dùng tên những tác phẩm của hai nhà văn trên làm thành mấy vế đối với ư nghĩa mô tả khá rơ cá tính (họ Nguyễn lăng tử) và cuộc đời (họ Vũ bạc số) của ho..
            Tác phẩm Vũ trọng Phụng: Số độc đắc, Không một tiếng vang, Cạm bẫy người, Giông tố, Số đỏ - và Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời, Thiếu quê hương.
 
o0o
 
            Câu đối là h́nh thức hỗn hợp của văn và thơ, không hạn định số chữ trong từng câu, rất ngắn ngọn mà vẫn có nhiều ư nghĩa và gợi cảm. Như đầu bài viết đă nói, câu đối có nhiều loại, nhưng thú vị phần nhiều là câu đối chơi chữ, trào phúng, thách đối và nhất là có những giai thoại về những sự việc liên quan đến câu đối đó.
            Tuy là một loại văn vắn tắt nhưng câu đối có những luật tắc chặt chẽ, trong hai vế đối, như:
            - âm: bằng trắc đối nhau
            - từ: danh từ, tĩnh từ, trạng từ, động từ đối nhau
            - ư: đối nhau (vui-buồn, ấm-lạnh, xuân-thu, đông-hạ, giàu-nghèo v.v...)
            Cái hay của câu đối là do người làm biết vận dụng kỹ xảo làm cho ngôn ngữ trở nên sâu sắc, linh động, nhiều ư nghĩa và có ư vi..
            Trường hợp đối ứng khẩu, người ra câu đối cũng như người nhận đối là những kẻ thông minh, mẫn tiệp, cơ trí mới có thể thực hiện các vế đối một cách nhanh chóng và khoái hoạt.♦♫
 
Linh Thảo