HỔ HAY HỒ HẬU

 

                                                                                                                                  Băng Đ́nh

 

 

   Nhớ quê chàng lại t́m đường thăm quê

 

 Ai chẳng biết đó là thơ Kiều. Sau 32 năm (1950-2002) bỏ làng, tôi liều mạng đổi một chữ VÀNG của bậc tiền bối, Đại Thi Hào Dân Tộc:

 

   Nhớ quê chàng QUYẾT t́m đường thăm quê

 

   Lẽ ra bà xă cùng đi, trước là thăm nơi chôn rau cắt rốn của tôi, sau là ra mắt bên chồng sau hơn 40 năm làm dâu. Rất tiếc nhà tôi nhuốm bệnh bất ngờ cần ở lại điều trị. Thế là bạn già đồng hương Đinh Tiến Lăng bị vợ con tôi cậy nhờ tháp tùng làm cái hăm kẻo tôi bốc bậy. Vả lại chúng tôi đều tới giai đoạn xa trời. Ngoài ra, theo Nguyễn Bính th́:

 

   Không sang là chẳng đường sang đă đành...

 

   Đúng mười giờ sáng 14-2-2002 tức Mùng Bốn Tết Nhâm Ngọ, chân tôi chạm đất Phi Trường Nội Bài. Giữa trăm mối xúc cảm, bỗng thoáng lo âu, liệu có sao không...

   Đón tôi là những đứa cháu ra đời sau năm 1954, năm tôi rời đất Bắc. Rất tiếc chỉ c̣n hai trong số năm cháu từng được tôi bồng ẵm nô đùa dưới mái nhà xưa, Thái B́nh (một mất xác ở chiến trường miền Nam, hai yểu mệnh). Lần đầu các cháu được tay bắt mặt mừng với cậu, với chú lưu lạc. Nhất là hai trong số ba chị và anh tôi không c̣n, nên chi các cháu đă cho tôi trọn vẹn tâm t́nh cha con, mẹ con.

   Dẫu mệt mỏi sau những giờ bay nửa ṿng trái đất, trước khi vào Hànội tôi đ̣i cho được ghé thăm phần mộ vợ chồng chị Ngà, bà chị kế tôi. Tiếp đó đến một nghĩa trang khác thắp hương cho chị Loan, bà chị cả mà tôi coi là bà mẹ thứ hai, người đă đùm bọc tôi ăn học trong thành khi gia đ́nh ngộ nạn thời thế.

   Bạn già Lăng giao món hàng là tôi cho cánh Hànội rồi theo ông anh về Hải Pḥng không quên rỉ tai nhau có nắp th́ đậy. Tóm lại mỗi đứa đi một ngả quê hương, hẹn tái ngộ Sàig̣n.

   Hôm sau, 15-2-2002. Đúng 52 năm tôi mới được về làng. Vẻ xuân vẫn c̣n thấp thoáng đó đây.

   Làng và phố Cầu Nại bây giờ đă nối liền bằng những căn nhà quay ra mặt tiền buôn bán. Miễu xưa đành không c̣n mà luỹ tre xanh cũng biến mất.

   Chú thím tôi chợt khóc chợt cười khi đón cháu. Chú là trai út ngành thứ, bám trụ quê hương. Nhờ vậy nên mồ mả tổ tiên và bố mẹ tôi không bị siêu lạc. Nhất là bàn thờ ḍng tộc không bị hương tàn khói lạnh. Có điều vắng bóng Thánh Giá, mặc dầu giấy tờ hộ tịch vẫn ghi Thiên Chúa Giáo.

   Hai ông bà già cười vui v́ ngành trưởng c̣n được thằng út biệt xứ quay về. Nhưng lại khóc vùi thương cảm cho một gia đ́nh đông đầy nay chỉ c̣n vẻn vẹn một chị một em -chị Yến tôi lấy chồng làng bên, cũng thuộc diện địa chủ, cứ nhắc đến bố mẹ chị lại nghẹn ngào. Nay là một bà già lụm cụm đón em, theo em Hànội, Tuyên Quang, Thái B́nh- tàn tạ chiều đời.

 

   Thôn Nại xưa, Làng tôi xanh bóng tre... Với nếp đ́nh tân tạo đen lim đỏ ngói, ngôi chùa cổ kính trầm mặc, đền trên biệt lập bên con cừ cộc giáp làng Ngừ c̣n được gọi là đền Bà Chúa Châu (?). (Đền trên là cơng tŕnh do ơng nội tơi khi về trí sĩ, ngồi ghế tiên chỉ, kêu gọi dân làng đĩng gĩp khởi cơng). Đền dưới dựng bên đ́nh cạnh gốc đề cổ thụ. Ngoài ra, mỗi xóm Đông, Tây và phố Cầu đều có một miếu thổ thần. Không có nhà thờ, nhà nguyện v́ cánh Công Giáo chỉ có hai gia đ́nh mà một đă bị xoá sổ. Nữ thần được thờ phượng ở đền dưới là một lương y. Tương truyền, khi được vời cung chẩn bệnh cho hoàng hậu, bà phải ngồi ngoài cửa pḥng bắt mạch bằng một sợi dây tơ. Thay v́ quấn dây vào cổ tay bệnh nhân, nhà vua ra lệnh quấn vào chân cột.

   -Muôn tâu, đây là mạch gỗ chết chứ chẳng phải mạch người sống.

   Không hiểu do cơ duyên nào làng tôi lại thờ cúng bà là một trong hai nữ thần và vị thành hoàng là Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng. Tàn nhang, nước lă của đền dưới là thuốc trị bá bệnh cho dân Nại và vùng phụ cận !

   Trừ ngôi đền trên, mọi thần từ, Phật tự , am miếu cùng cây cối cổ thụ đều không c̣n. Trên nền những kiến trúc ấy kể cả ngôi trường tổng với cây bàng , cây gạo cao cả nay đă thay bằng những căn nhà dân giả ngó nhau xa lạ...

   Chú tôi thắp đèn nhang bàn thờ gia tiên cho tôi vái lậy rồi dẫn tôi lên đền trên niệm hương trước khi viếng mộ thân nhân rải rác trên mấy cánh đồng. Ngôi đền vẫn nguyên vẹn, duy có xây thêm cổng mới trên gắn bức hoành đề hàng chữ sơn đỏ: Đền Linh Từ Quốc Mẫu. Cạnh đền là một nhịp cầu cong bắc qua con cừ cộc sang làng Ngừ nơi có Lăng Thái Sư Trần Thủ Độ...

   Tôi lại đi trên những bờ ruộng quanh co của những cánh đồng mang tên Nền Nhà, Nội Cao, Cánh Cốc và Hàm Rồng như xưa từng theo bố tảo mộ. Điều khác biệt là nay bố, mẹ, anh và cháu tôi đă nghỉ yên dưới ḷng đất tại nghĩa trang Hàm Rồng. Lần đầu tiên tôi được nhỏ những giọt lệ bất hiếu ngay trên phần mộ đấng sinh thành. Đó cũng là nước mắt khóc cho những nỗi thất bại suốt cuộc đời tôi, thân phận bi thảm của những người sống dưới vĩ tuyến 17 sau năm 1975.

   Tất cả mồ mả của ḍng họ đều nguyên vẹn và được tu tạo, chăm sóc hàng năm. Phần lớn các ngôi mộ đều đặt giữa ruộng nước, trước kia là điền sản gia đ́nh, nay về tay người khác. Tôi phải lội bùn mới tới được từng ngôi để dâng lễ vật và thắp hương. Tôi không quên xin lỗi chủ ruộng khi lỡ chân làm nghiêng ngả mấy cọng mạ non mới cấy. Tôi vốn sợ đỉa đến độ thời chiến tranh Việt Pháp gặp phi cơ oanh tạc, thà nằm trên miệng tăng xê c̣n hơn xuống hầm bị đỉa bám. Ngày xưa theo bố tảo mộ tôi chỉ đứng trên bờ. Thời cải tạo làm ruộng, làm rừng hoá ra bị làm quen đỉa vắt. Nhưng ruộng quê giờ không c̣n đỉa, hoá chất từ phân bón đă tiêu diệt chúng và cũng làm biến mất đám cua ốc, nguồn thu nhập thiên nhiên của dân nghèo...

   Con vật bị đ̣n, bị thương kêu rú, rên rỉ một lúc là hết. Tôi, con người, niềm đau cứ dai dẳng khôn nguôi. Nó giữ chân tôi không cho bước vào làng nh́n lại vạt thổ cư, hơn nửa thế kỷ trước qua ba lần cổng là toà ngang dẫy dọc, tổ ấm  của gia đ́nh tôi.

   Trên đường bao quanh làng, tôi gặp chị Thi, hàng xóm cũ, là một trong những người được chia đất và ruộng của nhà tôi. Chị ôm chầm lấy tôi, mắt dưng dưng... Chị đă già khiến tôi cứ tưởng là bà cụ Thi, mẹ chị. Cụ ông Thi ngày xưa là phần thu, một hương chức khi bố tôi là tiên chỉ. Sau cải cách, đấu tố bị đuổi ra khỏi nhà chờ nhập trại Lư Bá Sơ, Thanh Hoá. Bố tôi tay chống gậy tay cầm chiếc điếu cầy mặt cúi gầm, ra đi. Cụ ông Thi chỉ dám lẳng lặng ngó theo, mắt đẫm lệ.

   Có một sự trùng hợp kỳ lạ, ngày 1-5-1975 tôi cũng rời Nha Báo Chí Phủ Tổng Thống, số 1 Lê Quư Đôn, Sàig̣n sau khi bàn giao cơ quan cho phe chiến thắng với vẻn vẹn chiếc điếu cầy để chờ ngày tập trung cải tạo. Khác chăng là tôi mới ngoài bốn mươi và chưa bị rách rưới...

   Sắt, con trai một của cụ Thi cùng tuổi vối tôi. Chúng tôi chơi thân với nhau. Mỗi khi bà cụ Thi gặp cả hai, thế nào cũng nhắc từng thằng lên xem ai nặng kư hơn. Sắt cũng hiền lành như bố mẹ. Ở trường Sơ Học Hội Đồng tôi trên Sắt một lớp. Sắt hay bị bạn bè bắt nạt, trong đó có cả tôi. Gặp những trường hợp bị xử ép, Sắt hay thu xếp bằng tiền và mang nợ. Do đó Sắt có ngoại hiệu Chúa Chổm.

Một lần hai đứa chơi bên cạnh hố vôi, vô t́nh Sắt làm vôi văng trúng mắt trái tôi. Tôi thét lên, con mắt sưng vù, phải dùng tay bịt lại. Sắt hoảng hồn.

   -Lần này tớ đền cậu hai đồng.

   Máu tham khiến tôi dịu cơn đau.

   -Cộng với nợ cũ là bao nhiêu?

   -Bẩy đồng cả thẩy.

   -Ừa.

    Sắt mắc nợ lung tung. Thỉnh thoảng chúng tôi hè nhau lục cặp lục túi anh chàng. Được bao nhiêu chia đều. Sắt chỉ biết thút thít khóc. Gặp lại, chúng tôi đă là hai ông cụ và Sắt là y sĩ đă nghỉ hưu. Sắt dè dặt gọi tôi là ông...

   Được biết, đất cũ của nhà tôi không mấy thịnh vượng đối với các chủ mới. Vào những đêm mưa gió sụt sùi thường có bóng người vất vưởng. Nên chi nhiều người bán xới đi chỗ khác. Nghe nói nền cũ của ngôi nhà tây khá kiên cố dù bị Pháp đóng bốt rồi đặt ḿn khi rút lui vẫn c̣n trơ trơ với những huyền thoại. Họ bắn tiếng với chú tôi sẵn sàng bán lại cho cố chủ với giá phải chăng.

   Tôi cũng không dám đến chỗ ven sông, nơi bố mẹ tôi chui rúc trong những ngày tàn dưới một túp lều. Mẹ tôi sống cô đơn thêm gần hai năm sau khi bố tôi qua đời. Ngay khi c̣n trẻ trong lần thai sản đầu tiên, cô đỡ vườn lỡ tay đă khiến bà bị tật di tiểu, mỗi ngày phải tắm rửa mấy lần. Kế đến, bị ung nhọt ở nách trái vỡ ra nhiều miệng, cả chục năm chạy đủ thuốc thang mới hết. Pháp đă chiếm nhà tôi đóng đồn. Khi rút lui chúng lại đốt sạch phá sạch. Một mẩu tường xót lại đă xụp đổ trúng chân lúc  bà cuốc đất trồng rau. Bà phải vừa ḅ lết vừa lao động mới kiếm đủ miếng ăn cho hai vợ chồng già. Những năm cuối cùng lại mọc thêm một nhọt lớn nơi cổ, máu mủ rịn ra suốt ngày đêm. Bà có nuôi một con chó cún, không phải để giữ nhà, mà người phải giữ chó chờ lớn đem bán. Ở quê tôi những người cùi hủi hoặc bệnh hoạn trầm kha thường bị cách ly trong những túp lều. Bố mẹ tôi mắc bệnh thời đại nên  cũng phải sống ngoài lề xă hội. Nhờ hiền lành và có chút uy tín ở địa phương nên được tha tội chết chỉ phải đền tội sống ! Chủ lều chết đi lều sẽ bị đốt cho hết vi trùng, vạt trống sẵn sàng dành cho bệnh nhân khác. Mẹ tôi chết già. Chị Loan tôi chôn cất mẹ xong, đốt lều, trả đất cho làng. Di sản nghèo mạt của người quá cố chưa đầy một gánh nhẹ. Một ngày cuối thu 1969, chị tôi, cựu hoa khôi của huyện Hưng Nhân, bản thân đương kim địa chủ quảy một gánh sầu trở về cũng một túp lều  ở thôn Kênh. Chị đă goá bụa, con gái công tác xa, con trai đang ở chiến trường. Chị thất thểu đi trong nắng chiều, theo sau là con chó cún. Hoạt cảnh này đă khiến dân làng rơi lệ...

   Sau này người ta xây nhà gạch  trên nền túp lều cũ. Khi đào móng họ gặp một bộ xương. Đây là nơi từng bị máy bay Pháp oanh tạc, bị Tây đóng đồn và cũng là vùng hoạt động của đội Thái Hùng chuyên thủ tiêu người trong đêm tối th́ xác người bị vùi dập đâu có ǵ khó hiểu. Dân làng thường kháo nhau là bố tôi cứng bóng vía, dưới tay có nhiều âm binh -ngành trưởng họ tôi có điện thờ Thái Thượng Lăo Quân chuyên trừ trùng tang niên táng- nên oan hồn không dám xách nhiễu. Khi mẹ tôi chỉ c̣n một thân mới bị người chết không mồ phá phách khiến đau đớn  rên la suốt mấy tháng trời trước khi rũ sạch nợ đời. Mà đấy mới chỉ là cái đau của thân xác. C̣n cái đau tinh thần? Mẹ tôi tuổi Thân (1896), gái đầu ḷng của vị lư trưởng bá hộ giầu nhất làng Bùi Quang Chiêm. Thời trẻ trung, nhan sắc bà vào hạng khá đẹp nên đám con cái là chúng tôi đều có khuôn mặt dễ coi. Ông bà tôi thương con gái, ngày đám cưới cho đưa theo mấy gánh tiền đồng, tiền kẽm làm của hồi môn. Riêng áo cưới mớ ba, mớ bẩy mấy bộ, sau này tôi c̣n thấy treo đầy tủ. Mẹ tôi không biết chữ quốc ngữ, chỉ vơ vẽ ít chữ Nôm Hán mà thuộc hầu hết truyện cổ văn, đặc biệt là cuốn Kiều nhờ ông ngoại truyền khẩu. Tôi được mẹ ru bằng Kiều nên cũng thuộc gần hết áng thơ này trước khi đi học. Khi bị đưa ra miền Bắc cải tạo, buồn quá tôi đă gom mọi thứ giấy lộn chép lại Đoạn Trường Tân Thanh, lỡ quên câu nào nhờ anh em động năo bổ túc. Kiều thành bạn thiết của cải tạo viên Trại 1 Liên Trại 3 Yên Bái, Hoàng Liên Sơn.Thi hào Nguyễn Du quả đă an ủi mẹ tôi suốt cuộc đời đau khổ thiệt tḥi. Người lại cứu một vài anh em chúng tôi. Sau tháng 6-1978, đáo hạn 3 năm, chúng tôi tuyệt vọng. Trước đó đă có mấy anh tự tử, trong số này nhiều nhất thuộc cánh dược sĩ, các anh sẵn thuốc độc. Nay chúng tôi, mấy anh em chí cốt quyết định t́m cách chấm dứt cuộc sống v́ trốn trại cũng khó thoát. Mỗi người nghĩ một cách riêng cho ḿnh. Anh dược sĩ nào cũng có thuốc nhưng chỉ giữ riêng cho ḿnh theo đạo đức nghề nghiệp. Tôi cũng muốn chết nhưng không dám tự thực hiện, chỉ buông theo khổ giá, đói không cải thiện, bệnh không xin nghỉ, mong sẽ tắt như ngọn đèn hết dầu. Bỗng tôi nghĩ đến bói Kiều. Sẵn cuốn thơ chép tay, một chiều Chúa Nhật mấy đứa rủ nhau ra một góc sân trại. Nước trà và mấy tán đường làm của lễ, que củi làm hương. Tôi làm dấu, đọc kinh xin Chúa Thánh Linh và Đức Mẹ dẫn đưa anh hồn Tố Như giáng thơ hướng dẫn chúng tôi trong cơn tuyệt vọng. Tôi xin bốn câu ở phía cuối trang bên trái. Quẻ bói được đọc lên:

 

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Đ̣i phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

 

   Tôi vỗ đùi đánh đét.

 -Sống rồi, đừng có tính quẩn nữa. Ai dè Nguyễn Tiên Điền cũng xài ngôn ngữ nhà báo thế kỷ 20. Này nhé, viết phiếm về nước Mỹ chúng tớ thường gọi là Cờ Hoa. Vậy tương lai chúng ḿnh sẽ đi Mẽo như lời đồn. Nhớ nhé hôm nay là ngày 24-6-1978, cũng là ngày nhà báo Huy Vân ĺa đời buổi sáng.

    (Mấy bạn tù tham dự bói Kiều hôm ấy xin liên lạc với tác giả để nhận một cuốn C̣n Một Chút Này)

   Mẹ tôi sống được 74 tuổi với bốn tang em ruột. Em gái mất trong túng quẫn v́ chồng cờ bạc, lúc ngoài 40 tuổi. Ba em trai chết dữ, cậu trưởng thắt cổ v́ một cuộc t́nh, cậu thứ v́ đạn pháo Pháp, cậu út bị xử bắn thời cải cách ruộng đất. Ngoài ra c̣n năm trai non yểu và tôi, ĺa mẹ lang bạt kỳ hồ từ năm mười sáu tuổi. Tôi được đi nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa t́m được bà mẹ nào khổ như mẹ tôi...

   Tôi biết làm thơ, một trong những bài đắc ư nhất là bài:

 

MẸ

 

Mẹ mười ba tuổi đă long đong

Thói cũ thời xưa sớm gả chồng

Cơm áo hai vai oằn gánh nặng

Đường dài chẳng một bước thong dong

 

Bẩy mươi tư tuổi Mẹ qua đời

C̣m cọm riêng ḿnh cay đắng thôi

Mắt nhắm mới khô ḍng nước mắt

Hơi tàn mới cạn suối mồ hôi

 

Một trai ngược Bắc một xuôi Nam

Non yểu năm trai sớm lạc đàn

Nuôi Mẹ không ngày cơm bữa cháo

Thiệt tḥi Mẹ chẳng một lời than

 

Ḷng Mẹ như trăng vẹn vẹn tṛn

Trăng đầy toả ánh xuống chồng con

Hỡi ơi chất ngọc hy sinh ấy

Đâu biết canh chầy đă héo hon

 

Làm dâu Mẹ đă là dâu thảo

Làm vợ càng thơm tiếng vợ hiền

Làm Mẹ đất trời c̣n chật hẹp

Bây giờ con Mẹ nhớ hay quên?

 

   Về bố tôi, cái rủi là không bị bắn tức khắc như em rể và em vợ mà phải kéo dài cuộc sống như chết trong một xă hội hoàn toàn không thích hợp. Và cái may vớt vát là được đi trước mẹ tôi gần hai năm. Nhưng cái may của bố tôi lại là cái rủi của mẹ tôi. Không c̣n người chồng đầu gối tay ấp ấm lạnh ngọt bùi suốt một hoa giáp, không c̣n đối tượng để hy sinh, mẹ tôi cũng mất luôn lẽ sống và đời sống. Về mẹ, tôi thú thật không đủ chữ nghĩa để nói cho hết bốn chữ ĐAU KHỔ THIỆT TH̉I...

 

   Trong HỔ HAY HỒ tôi đă nói về Miễu Nại. Trung tâm đất miễu xưa nay là nghĩa trang liệt sĩ với tường bao quanh. Đất c̣n lại biến thành ruộng lúa. Phía tây, xưa là bụi tre thờ nay là... phần mộ bà Trần Thị Dung. Do bà con nông dân lấn đất làm ruộng, phát hiện cỗ quan tài, mới biết đó chính là Linh Từ Quốc Mẫu chứ không phải mộ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, đối thủ số một của chồng sau bà, Trần Thủ Độ.

 

   Các thư tịch Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Danh Tướng Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần, Bà Chúa Ngừ  của Bút Ngữ... đă soi sáng một sự lầm lẫn kéo dài từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 20 của dân Nại.

   Bà Trần Thị Dung (? - 1259), người thôn Lưu Gia, Hải Ấp (nay là Lưu Xá huyện Hưng Hà, tỉnh Thái B́nh), con Trần Lư, em gái Trần Thừa (bố Trần Cảnh tức vua Trần Thái Tôn). Năm 1209, Thái Tử Lư Hạo Sảm (vua Lư Huệ Tôn), 15 tuổi, chạy loạn tới đây đă nạp bà làm phi. Năm 1210, Thái Tử Sảm nối ngôi cha. Thoạt tiên bà được sách phong Nguyên Phi. Năm 1213, v́ nghi ngờ ḷng trung thành của một người anh khác của bà là Trần Tự Khánh nên bà bị giáng xuống hàng Ngự Nữ. Đầu năm 1216, được sách phong Thuận Trinh Phu Nhân và cuối năm ấy đạt ngôi vị cao nhất, Hoàng Hậu. Tuy được nhà vua sủng ái song bà lại bị Đàm Thái Hậu, mẹ vua, ghét bỏ dèm pha.

   Cũng năm 1216, bà hạ sinh Công Chúa Thuận Thiên. Vị Công Chúa này được gả cho Trần Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn, anh của Trần Cảnh). Năm 1237,  dù đă có thai ba tháng (Trần Quốc Khang, anh cùng mẹ khác cha với Thái Tử Trần Hoảng tức Trần Thánh Tôn sau này) vẫn bị cải hôn với Trần Cảnh.

   Năm 1218, bà lại hạ sinh Công Chúa Chiêu Thánh tức Lư Chiêu Hoàng, vua cuối cùng của triều Lư. Được vua cha, Lư Huệ Tôn nhường ngôi năm 1224, lúc mới 6 tuổi. Do sự sắp đặt khôn khéo của Trần Thủ Độ, năm sau 1225, Lư Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh, cũng mới 6 tuổi và nhường ngôi cho chồng, vua Trần Thái Tôn và nhận tước hiệu Hoàng Hậu của tân triều. Khi ngôi Hoàng Hậu về tay Thuận Thiên, vị cựu Nữ Hoàng, cựu Hoàng Hậu bị giáng làm Công Chúa.

   Năm 1226, Trần Thủ Độ bức tử Lư Huệ Tôn (đă xuất gia tu hành tại chùa Chân Giáo, phía ngoài hoàng cung), truất ngôi Hoàng Thái Hậu triều Lư của bà,  người chị họ và cưới bà làm vợ.

   Bà qua đời năm 1259, thọ khoảng gần bẩy chục tuổi. Ở địa vị Phu nhân của Thái Sư Trần Thủ Độ bà c̣n được nhà Trần ban tước hiệu Linh Từ Quốc Mẫu. Thời Trần, vinh từ Quốc Mẫu chỉ dành riêng cho Hoàng Hậu. Vả lại đó cũng là tôn hiệu cũ của bà khi là Hoàng Hậu của Lư Huệ Tôn và Hoàng Thái Hậu của Lư Chiêu Hoàng...

   Bà an nghỉ tại cánh đồng làng Nại. Một nấm mồ đất với những bụi tre đằng nga, tổ ấm của đàn c̣ vạc suốt bẩy trăm năm. Nhân đây cũng xin đính chính lập luận của nhà văn Bút Ngữ cho rằng bà được táng tại cánh đồng làng Ngừ.

   Thực ra, chồng sau của bà , Thái Sư Trần Thủ Độ (1194-1264) mới có lăng tại đây với những cú, cáo, dần, sàng, nong, nia... Nay đă được trưng bầy tại viện bảo tàng thị xă Thái B́nh. Đặc biệt lăng Ngừ vẫn c̣n được cội đa cổ thụ. Dưới tàn đa, một am nhỏ bằng chiếc điếm canh đê sông Hồng có hàng chữ Lăng Thái Sư Trần Thủ Độ.

   Theo giáo sư Nguyễn Khắc Thuần, bà đă góp phần quan trọng trong việc hàn gắn những vết rạn nứt trong hàng ngũ quư tộc họ Trần (anh em Trần Liễu, Trần Cảnh do vụ đoạt hôn ) tạo cơ sở sức mạnh cho chính triều đại này. Bà đă tổ chức thành công việc di tản hoàng tộc, các gia đ́nh tướng soái và toàn bộ kho tàng ra khỏi Thăng Long trước khi quân Mông Cổ tiến chiếm năm 1258. Bà c̣n thu gom vũ khí của các tư gia đi lánh nạn để dùng vào việc quân. Bà đă thực sự góp công lớn trong cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất và có biệt tài về tổ chức hậu cần...

   Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Công của bà giúp nội trị của nhà Trần nhiều hơn là báo đáp cho nhà Lư. Thế mới biết trời sinh ra bà Linh Từ là để mở mang cơ nghiệp cho nhà Trần vậy". (Đại Việt Sử Kư Toàn Thư). Sử gia họ Ngô c̣n cho bà là bất chính v́ cuộc hôn nhân với Thái Tử Sảm thiếu nghi thức (trên đường chạy loạn). Lấy Trần Thủ Độ là thất tiết theo luân lư Đông Phương.

   Một tài liệu khác cho biết, nằm gọn bên trong động Thiên Hương - một trong những phong cảnh đẹp ở Ninh B́nh - là ngôi miếu thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung với pho tượng bà ngồi trên long ngai dưới 4 chữ Quốc Sắc Thiên Hương.Tương truyền khi theo triều đ́nh vào Vũ Lâm lập hành cung, bà đă truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm, xă Ninh Hải nghề thêu ren. Bà được dân trong vùng suy tôn là thánh tổ nghề này.

 

   Tới đây tôi bỗng hiểu một cách thật thấm thía thế nào là bé cái lầm, một sự lầm lẫn từ tổ tiên tôi. Khởi đi từ sự thất học, thất truyền. Làng tôi xưa nay không có được một tay khoa bảng. Quê nghèo trải qua biết bao thiên tai, nhân họa, lưu tán... Lớp này đến rồi đi. Lớp khác tới, thờ phượng theo nhu cầu tâm linh chẳng cần cơ sở lư giải.

   Theo bố tôi kể, một năm lụt lội nào đó, dân làng vớt được ḥm sắc của Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng. Thế là ngài được thờ làm Thành Hoàng với ngôi đ́nh bề thế. Sẵn miễu tre, người ta bèn gán cho lăng mộ của ngài và tục bắt cuốc vào dịp tết hàng năm được tổ chức. Nay đ́nh và đền dưới không c̣n. Vị Thành Hoàng và bà Lương Y, nhất là bà lang thần chẳng c̣n chút dấu tích kể cả chút tên tuổi lư lịch. Đoàn Đại Vương, bẩy thế kỷ sau lại thêm một phen thất bại thành mối sầu Đông Hải trong tôi nhân chuyến quay về. Tóm lại miễu Nại, lăng Ngừ chỉ là nơi mang hài cốt của vợ chồng Thái Sư Trần Thủ Độ.

 

    Qua bao lớp sĩng phế hưng, nhất là chính sách tiêu thổ kháng chiến 1946, rồi hai cuộc chiến tranh kế tiếp. Mộ Thái Sư Trần Thủ Độ, một nấm đất cĩ trồng cây đa. Mộ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, dẫu khơng cịn gị đống và bụi tre thờ, nhưng vẫn là một ngơi mộ khá bề thế. Cả hai đều tồn tại qua bẩy thế kỷ (14-21) nhờ viễn kiến của nhân vật được coi là gian hùng nhất lịch sử.

 

   Bà Chúa Châu nào đó cũng ra đi v́ bản sắc phong cho thấy đền trên chính là nơi thờ phượng Linh Từ Quốc Mẫu. Không biết bao giờ nấm mồ đất của nhân vật lịch sử này mới được tôn tạo cho xứng đáng với nắm xương của bà Mẹ Nước? Chú tôi c̣n cho biết ở dưới ḷng con cừ cộc cạnh đền có một tấm bia đá bị vùi lấp. Dân làng đang t́m cách vớt lên. Xin Quốc Mẫu phù hộ cho dự định này được thực hiện. Tôi nghĩ nếu được chính quyền địa phương và nhất là ngành khảo cổ tiếp tay chuyện này sẽ không khó.

   Trong hai ngày ở cố hương, tôi đă đến lăng vua Lê tức lăng Đầu. Giếng vua vẫn c̣n. Ngôi đền cũ với cặp tượng nô lệ Chiêm Thành chầu hầu cùng tấm bia đá cổ kính và mấy lớp hào luỹ xưa bao quanh vạt đất rộng đă biến mất. Tất cả không thành nương dâu mà hoá ra ruộng lúa. Thay cho ngôi đền cũ là một am nhỏ cỡ đền Trần Thủ Độ dựng bên bờ giếng. Cũng c̣n một vạt đất thuộc phạm vi lăng cũ được dành cho Xí Nghiệp gạch ngói địa phương.

   Qua huyện lỵ Hưng Nhân cũ, công đường quan huyện cùng ngôi trường Kiêm Bị đều đă bị xoá không c̣n dấu vết. Cả đến nhà buôn Maison Thọ Xuân và biệt thự cô Giáo Dĩ cũng hoá thành những căn nhà nhỏ bé.

   Tôi cũng về quê ngoại, thôn Bùi Quang Chiêm, để không t́m ra tháp cổng, nhà thờ, nhà tế, nhà gác... nơi mẹ tôi cất tiếng chào đời. Có chăng gặp mấy chú em họ ngoại, những cụ già sống trong những nhà gạch kiểu chuồng chim. Nhà gạch mái ngói hoặc tôn v́ quê tôi nay không c̣n tre và nhất là rơm rạ, vật liệu cần thiết cho nhà tranh vách đất truyền thống. Tre được thay bằng cây ăn trái, lúa ba trăng không đủ độ dài để lợp nhà.

   Tôi cũng tới Lưu Xá, quê ngoại của mẹ tôi để thăm cô em họ duy nhất bên mẹ. Cô là con một của cậu trưởng tôi, lấy chồng về quê ngoại của bố. Nay đă ngoài bẩy chục và bắt đầu lú lẫn. Nhan sắc diễm lệ của cô em tôi cũng biến mất cùng những lầu các của mấy ông cậu, anh em của bà ngoại tôi. Cả  đến ngôi từ  đường ḍng tộc có bài vị của viễn tổ Trần Hấp ( bỏ quê Tức Mạc, Nam Định qua định cư Lưu Xá, Thái B́nh và là thân sinh của Trần Lư), niềm hănh diện của họ ngoại mẹ tôi cũng chẳng c̣n lấy một mẩu gạch. Tất cả họ hàng nội ngoại của tôi xa cũng như gần đều bị mắc nạn thời đại, địa chủ. Nạn nhân đương nhiên của chế độ. Rất điển h́nh trong thơ Trần Dần:

 

...những ngày ấy bao nhiêu đau xót...

 

   Bên cạnh Hải Ấp (Lưu Xá) là Hải Hồ nay là Hải Triều có tên nôm là Hới Chiếu v́ dân làng chuyên dệt chiếu. Gần hai trăm năm sau Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, cô thôn này cũng xuất hiện một bậc nữ lưu...

   Xưa cũng như nay, chiếu là vật dụng không thể thiếu trong các gia đ́nh Việt Nam. Bó chiếu là cái chết tàn mạt của người nghèo, không thể nghèo hơn được nữa.

   Bến Mỹ Đại bên bờ sông Luộc kế làng Hới neo những chiếc thuyền đinh. Ra cửa Luộc gặp sông Hồng, thuyền xuôi vào tận Ninh B́nh mua vật liệu gồm cói và đay gai. Qua bàn tay khéo léo của dân Hới, đủ loại chiếu được sản xuất cung ứng cho từ trong triều ra ngoài nội. Sản phẩm bây giờ được chất đầy khoang, thuyền lại ra cửa Luộc. Ngược một ngày sông là tới Kinh Kỳ, Kẻ Chợ hoặc Thăng Long. Thuyền ghé cửa sông Tô Lịch, trên bờ làø một phường buôn c̣n tên Phố Hàng Chiếu của Hànội ngày nay. Ngoài những thương điếm bán buôn bán lẻ, dân Hới c̣n cho con em gánh hàng đi bán khắp Ba Mươi Sáu Phố Phường. Đó là những gánh chiếu bé nhỏ gọn nhẹ, chiếu gon. Một trong những cô lái chiếu này mang tên Nguyễn Thị Lộ, người được coi là tác giả mẩu thơ ứng khẩu (nếu có):

 

Tôi ở Tây Hồ bàn chiếu gon...

 

   Theo bà con họ Nguyễn ở làng Hới, nguyên văn câu này:

 

Tôi ở Hải Hồ bán chiếu gon...

 

   Hiện nay dân Hới vẫn c̣n giữ khói hương am thờ người con bạc mệnh của họ ở ngay đầu làng. Tôi ở Hải Hồ... hợp lư hơn. Trước hết Tây Hồ chỉ là một thắng cảnh của Kinh Kỳ không phải địa danh xă ấp, nhất là không chuyên môn dệt chiếu bán chiếu như Hải Hồ.

   Tôi không biết cặp tài tử giai nhân Nguyễn Trăi - Nguyễn Thị Lộ gặp gỡ nhau nơi nào, khi nào tại Kẻ Chợ Thăng Long. Nhưng về Hànội rồi lại ghé làng Hới tôi cứ bùi ngùi cảm thương cho trang quốc sĩ, tác giả B́nh Ngô Đại Cáo và người đẹp Hải Hồ sống cách chúng ta hơn sáu thế kỷ.

   Sao Ức Trai không về thần trong những trận đánh kinh thiên động địa của mười năm kháng Minh? Và sao không được cùng với người em họ Trần Nguyên Hăn chết dưới tay Lê Thái Tổ năm 1429?

   Cặp trai tài gái sắc càng gần chúng ta hơn với bài thơ mang số 236 tựa đề Ba Tiêu trong Quốc Âm Thi Tập (Một tập trong Ức Trai Di Tập do Dương Bá Cung, Nguyễn Năng Tĩnh và Ngô Thế Vinh sưu tầm và xuất bản dưới triều Tự Đức. Riêng Quốc Âm Thi Tập sau đó bị thất lạc măi tới năm 1957 mới lại t́m thấy):

 

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ mầu thâu đêm

T́nh thư một bức phong c̣n kín

Gió nơi đâu gượng mở xem

 

   Các học giả Trần Văn Giáp và Đào Duy Anh bị cái tựa đề Ba Tiêu dẫn dắt nên cứ cho buồng lạ là buồng chuối. Cố thi sĩ Xuân Diệu nhờ giác quan đặc biệt của ṇi thơ đă đính chính đó là căn buồng tân hôn.

   Vậy xin lạm b́nh:

 

Vẻ đẹp lúc xuân về càng tự đẹp thêm

Thâu đêm sự kỳ lạ nhiệm mầu toả đầy buồng

T́nh thư (em) một bức phong c̣n kín

(Chàng) gió nơi đâu (xin) gượng (nhẹ) mở xem

 

   Và tôi hiểu được v́ sao nhà thơ Ức Trai vị đại anh hùng dân tộc của chúng ta rũ áo về Côn Sơn viết Côn Sơn Ca lại không dâng hiến được hạt sương (Lộ) cho bậc quân phụ, để rồi chuốc lấy thảm kịch Lệ Chi Viên 1442 !

 

   Thân nhân tôi, như lời cam kết, bảo đảm chuyến về của tôi được an toàn tuyệt đối đă mời bác sĩ Đ. bạn học cũ của tôi và cộng tác viên của anh, nữ bác sĩ L.H. cùng đi Thái B́nh với tôi.  Họ đều là bác sĩ gia đ́nh của người nhà tôi, cũng như là bác sĩ điều trị cho chị Loan tôi. Họ đi với tôi khiến dân địa phương vô cùng ngạc nhiên, sao tôi lại quen biết  ái nữ  cố lănh tụ họ Lê của họ. Đúng là một sự nhập nhằng. Ở nơi khác, một vài viên chức găi đầu găi tai hỏi:

   -Thưa thủ trưởng, ông già ấy là ai vậy?

   Một người cùng đi trả lời lấp lửng bằng cách hỏi lại.

   -Ông ấy mà chúng mày không thuộc à?

   Có lẽ họ lầm tưởng tôi là nhân viên ở một sứ quán Việt Nam nào tại hải ngoại về nước công cán. Kết quả, hành lư tôi không bị cân, bị khám.

   Trên đường trở về Hànội, chúng tôi dừng lại Dốc Văn. Gần đó là dinh cơ của ông cụ thân sinh ra bạn tôi Trần Đức Minh. Tuy không bị phân chia manh mún, song  nhà cửa, cổng ngơ bị thay thế bằng những kiến trúc kiểu xă hội chủ nghĩa bây giờ,  sơn phết khá lố bịch theo sở thích của chủ mới. Cái duy nhất c̣n lại là chiếc bể nước có mui mà nhà giầu nào ở xứ quê khoảng 1930 cũng có. Tôi bấm liền mấy kiểu theo từng góc cạnh. Đây sẽ là một trong những món quà quê mang về Mỹ cho bạn già.

   Vượt cầu Triều Dương xưa là bến phà, chúng tôi sang Hưng Yên, ghé làng Hoàng Xá thuộc huyện Phù Cừ thăm mộ bạn cũ Nguyễn Tiên Tiến, anh nằm kề cha mẹ. Ông cụ là một nhà giáo, gốc Quốc Dân Đảng, bị giết năm 1945. Đây cũng là vùng L.H. sơ tán khi Mỹ dội bom Hànội. Rồi chúng tôi ghé Phố Hiến nơi vẫn c̣n cây nhăn tổ có trái tiến vua và t́m dấu vết nơi chúng tôi tá túc. Với Tiến tôi c̣n có mấy vần lục bát:

 

Mày rủ tao cùng làm thơ

Nước mưa chuốc rượu giang hồ giả say

Giă từ Hànội 52

Thôn Hoàng pháo giặc ru mày ngủ luôn

 

Bạn về t́m dấu bạn xưa

Bốn mươi năm ấy nắng mưa đă nhiều

Đồng chiêm vẳng tiếng sáo diều

Hú hồn thơ nắng quái chiều bâng khuâng

 

Mảnh đạn chỉ trúng đôi chân

Tuổi xanh máu đỏ cũng ngần ấy thôi

Trả cho đất vội về trời

Ta nguôi sao nỗi đau đời bạn ta

 

Nhưng thôi thôi thế cũng là

C̣n hơn hải ngoại tuổi già khóc nhau

Lệ tràn núi thẳm rừng sâu

Lẽ ra đạn phải xuyên đầu Ba Mươi

 

Khi ḿnh ngồi khóc bạn ḿnh

Là khi ḿnh mất chính ḿnh từ lâu...

 

   C̣n một nơi nữa tôi phải đến, đó là thị xă Tuyên Quang có chị dâu và mộ đứa con gái đầu ḷng của chị, cháu  tôi. Cháu lấy chồng được bẩy ngày th́ chồng ra trận không về. Goá bụa ở vậy tới ngoài năm mươi  mới theo bố và em trai vào ḷng đất.

   Trên đường đi, tôi dừng lại cầu Việt Tŕ, Ngă Ba Hạc  từng là tên bài phú nổi tiếng của nhà nho Nguyễn Cư Trinh:

 

Vui thay Ngă Ba Hạc.

Vui thay Ngă Ba Hạc.

Dưới họp một ḍng.

Trên chia ba ngác...

 

   Năm 1954, đây là ải địa đầu của vùng Quốc Gia, điểm tựa Đông Việt Tŕ dưới quyền chỉ huy của Thiếu Úy trừ bị tân khoa Trần Đức Minh. Vị trí đă đứng vững sau 90 ngày đêm tử thủ. Tôi cố t́m tàn tích đồn xưa, chụp h́nh mang về cho bạn tôi nằm coi trên giường bệnh. May sao tôi c̣n moi được một pháo đài trong hệ thống pḥng thủ De Latre trên chiến trường Bắc Việt thời ấy.

 

   Kế tiếp là những ngày Hànội của tôi. Các cháu cứ muốn tôi đi Hạ Long cùng các thắng cảnh miền Bắc. Tôi từ chối quyết liệt với lư do là tôi về bái mộ thân nhân chứ không phải đi du lịch. Nếu nhà tôi b́nh phục, sẽ có ngày chúng tôi đi thăm đó đây và làm một phóng sự ảnh chuyên nghiệp Bắc Nam với sự cộng tác của tay Hán Nôm, Giáo Sư Lê Văn Ngọc và đồng nghiệp Truyền H́nh Điện Ảnh, Kỹ Sư Phạm Khắc Hiệp, cho đỡ tủi thân trước những Xuất Phẩm Bạt Mạng, Chí Mạng của thiên hạ.

   Tôi may mắn gặp Người Cầu Nại Nguyễn Văn Cư, anh đă ngoài tám mươi và già yếu lắm. Ngồi với anh tôi cứ ngỡ trong mơ. Anh cho tôi biết, anh vào đảng Cộng Sản từ năm 1938.

   -...Chú thấy đó, anh toàn chơi với con địa chủ và bỏ đảng khi thấy rơ chân tướng.

   Tôi cũng gặp bạn cũ, kỹ sư hoả xa L. Anh là con rể giáo sư Chu Bá Phượng, một lănh tụ Quốc Dân Đảng. Anh phải chọn lựa Đảng hay vợ. Anh đă chọn vợ. Nay anh đă nghỉ hưu và bà vợ họ Chu vừa mắc ung thư gan 6 tháng. Mong quư vị Chu gia tộc ở hải ngoại mở tay chi viện cặp uyên ương huyền thoại này.

 

 

    Về h́nh ảnh, nhờ thân nhân đưa lối, bè bạn dẫn đường, tôi chụp được hai kiến trúc c̣n lại từ triều Lư. Đó là Đoan Môn, một h́nh thức ngọ môn của các kinh đô và Hậu Lâu tức lầu Công Chúa. Tôi bồi hồi thượng thuư lâu, ḷng mềm ra khi cúi xuống t́m dấu hài của một Công Chúa con vua Lư Thánh Tôn. Nhà vua từng chỉ vào nàng và phán giữa một đêm đông: "Trẫm thương dân như thương con trẫm vậy... ". Sau đó sai mở kho phát mền ấm cho tù nhân trong thiên lao. Nếu có miệng lưỡi, kiến trúc này sẽ lên tiếng nơi đây đă in gót chị em Lư Chiêu Hoàng... Rồi Huyền Trân nước non ngàn dặm... Rồi Ngọc Hân giă từ kinh khuyết khi vua cha Cảnh Hưng gần đất xa trời, dù được sánh duyên với người anh hùng áo vải Tây Sơn. Và c̣n biết bao Công Chúa Lư, Trần, Lê phải lên xe hoa, kiệu hoa, hoặc xuống thuyền hoa để đến những vùng biên tái, rừng thiêng nước độc v́ mục đích chính trị của triều đ́nh. Trong số có một Công Chúa nhà Trần phải cống Nguyên ngay tại cung điện Thăng Long. Tôi xin dâng một nén tâm hương cho những Công Chúa cũa chúng ta đă hy sinh cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.  Những đoá hoa hương sắc bị dày ṿ trong nỗi ngâu vầy.

   Kỳ Đài là công tŕnh  của triều Nguyễn. Cả ba kiến trúc này đều nằm trong khu quân sự nên chúng ta chỉ thấy có cột cờ. Tôi cố t́m Điện Kính Thiên kiểu Điện Thái Hoà của Huế nhưng nay chỉ c̣n bậc thềm với cặp rồng đá.

   Tôi đặt ba tấm h́nh Kỳ Đài, Hậu Lâu và Đoan Môn kề nhau và đặt cho cái tên dung dị là bộ tam sự Thăng Long. Chưởng môn Hà Thượng Nhân coi h́nh cứ than rằng ở Hànội từ nhỏ mà nay sống trên đất Mỹ mới được biết hai kiến trúc lịch sử này.

 

   Trước 1975, đời tôi là cuộc thiên di kể cả liên lục địa. Nhưng ngày giă từ Hànội 28-2-2002 mới thật sự có ư nghĩa. Điểm tâm ở Hànội, ăn trưa ở Vinh, ăn tối ở Đồng Hới và qua đêm tại Khách Sạn Hương Giang Huế. Tôi đă gặp những địa danh lịch sử như đèo Tam Điệp, nơi Quang Trung hội quân trước khi xung trận năm 1789. Đèo Ngang với tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan. Rồi huyện Nghi Xuân với quê hương Tiên Điền. Tôi đă ghé thăm khu lăng mộ nhà đại thi hào và quần thể đền miếu của ḍng tộc Nguyễn Tiên Điền. Bên tấm bia khắc mấy ḍng chữ:

 

Danh Nhân

Văn Hoá Thế Giới

Đại Thi Hào

Nguyễn Du

(1765-!820)

 

   Tôi nghĩ ngay đến thân phận mẹ con tôi và áng thơ Kiều. Cùng với lễ vật là hoa, rượu, trái cây tôi kính dâng hương hồn thi sĩ:

 

 

Anh hoa kết ngọc Tiên Điền

Mà tâm sự đó "c̣n truyền sử xanh"

Một đời hai nẻo minh minh

Nguyễn Du chót vót cơi ḿnh cơi thơ

 

   Rời Nghi Xuân, chúng tôi vượt cầu Gianh, dấu ấn một thời Trịnh Nguyễn. Trên đường đi, tôi cho biết có động Phong Nha, một thắng cảnh thiên nhiên. Hai cậu cháu tôi đă có một cuộc tranh luận.

   -Nếu đẹp thế lại chỉ cách quốc lộ có 30 cây số th́ tội ǵ ḿnh lại không vào xem.

   -Nên nhớ, cậu đâu có đi du lịch.

   -Cậu đừng cố chấp, chính mợ sẽ trách tụi cháu sao không dẫn cậu thăm động. Đâu phải ai cũng có điều kiện đi như thế này.

   -Ừ th́ cháu cứ vào, cậu chờ tại một quán nước nào đó.

   -Cậu khó quá.

   May quá khi tới nơi th́ mặt trời đă lặn. Đường xấu, hai bên là rừng già. Tôi phạng thêm.

   -Ngoài thú dữ c̣n có bọn cướp núi có vơ trang.

   -Sao mà cậu biết?

   -Báo của các cháu. Không thấy lúc nào cậu cũng chúi mũi vào sách báo đó ư?

   Khi qua cầu Hiền Lương, vĩ tuyến 17 chia đôi Nam Bắc, tài xế phải chiếu đèn pha cho tôi chụp tấm h́nh bên chiếc cầu lịch sử. Xe chỉ ngừng bên bờ sông Hương.

 

   Sáng hôm sau 1-3-2002, vượt đèo Hải Vân với một đồn cổ trên đỉnh, xây từ thời Minh Mệnh vẫn c̣n trơ gan cùng tuế nguyệt. Tôi bỗng nhớ những anh em Địa Phương Quân VNCH trấn đóng trong ải lạnh này nhằm giữ an ninh cho tuyến chiến lược, Quốc Lộ 1. Qua thành phố Đà Nẵng, xe đưa tôi vào Hội An thăm lại doanh trại cũ của Đại Đội 102 Chiến Tranh Chính Trị. Năm 1966 cái đầu sống hay chết của tôi được Cộng Sản treo giá 60,000 (sáu chục ngàn). Lính Tâm Lư Chiến vốn nghèo xác sơ. Tôi phải kiếm chữ nghĩa c̣m cho họ vui. Nhân đơn vị bạn Công Binh yểm trợ xây ba căn nhà thuộc loại bán vĩnh viễn cho lính xa nhà bớt khổ. Một căn kề cây điệp tôi phết cho cái tên Phượng Vĩ Dinh, bên cây phi lao là Dương Liễu Trại. Tới căn chỉ có băi cỏ cháy đành kêu đại là Thảo Nguyên Trang. Bạn tôi, Đặng Văn Mẫn, Quận Trưởng Đại Lộc ghé thăm thấy nhà vệ sinh công cộng bèn xí xoọng.

   -Cho nó cái mỹ danh Hương Cố Nhân đi mày ơi.

   Tới bốn chiếc Điện Ảnh Xa, chúng tôi lấy tên ba ḍng sông ba miền Hồng Hà, Hương Giang, Cửu Long. Chiếc thứ tư chơi chữ Tương Ánh Hồng, trong Đường thi nhân diện đào hoa tương ánh hồng, được mấy cụ thâm nho vùng Ngũ Phụng Tề Phi tấm tắc khen...

   Nay tất cả đều thay đổi ngoại trừ chiếc pháo đài chỉ huy kiên cố, nơi có lần vợ con ra thăm đúng dịp đối phương tính tiền pháo hậu xung. Tôi cho mấy mẹ con núp trong lô cốt c̣n ḿnh và anh em dàn quân nghinh chiến. Hiện nay miệng châu mai phía đại lộ Trần Hưng Đạo, thành phố cổ Hội An có mọc lên một cây me đại thụ.

 

                                                     Đồn xưa hàng quán mọc lên

Tuyến đầu nay vẫn c̣n nguyên pháo đài

Lời cây rền lỗ châu mai

Đă thay tiếng đạn réo ngày xa xăm

Núi Hồng rửa nước sông Lam

Nhị Hà ới Cửu Long Giang hội thề.

 

   Buổi chiều trở ra Đà Nẵng dùng  máy bay đi Sàig̣n. Thân nhân lấy pḥng tại nhà khách chính phủ trong Dinh Độc Lập cho tôi cư ngụ. Trước kia khu này là cổng Nguyễn Du, trạm kiểm soát ra vào Phủ Tổng Thống. Tôi lại đứng trên thềm xưa nơi đi về làm việc. Tôi cũng chụp một dưới gốc cây tiên báo số phận miền Nam.

   Những ngày kế tiếp, đi thăm mộ và cốt tro cha mẹ và em vợ. Tôi có đến xứ Thái B́nh, đối diện nghĩa trang Quân Đội kiếm  cha Vũ Quang Tuyến, bạn đồng nghiệp Truyền H́nh Điện Ảnh trong chuyến tu nghiệp hải ngoại. Nhưng ngài đă qua đời trước đó mấy tháng. Tôi chỉ được bái mộ ngài đang được xây dựng. Khoá chuyên môn của chúng tôi c̣n có Cha Trần Văn Thông, nhà Vạn Thọ Tân Định, ngài cũng đựợc Chúa gọi về sau nhiều năm cải tạo.

   Tôi kiếm được Vũ Văn Cường, thu h́nh viên 16 ly của Phái Đoàn Báo Chí Phủ Tổng Thống ngày xưa. Cường Méo thân thiết của tôi cứ nghệt mặt ra khi bị tôi đưa vào dinh Độc Lập.

   -Này chỗ thày tṛ anh em mấy nhau, ông trở cờ bao giờ thế?

   -C̣n cờ đếch đâu mà trở. Cậu nghĩ tôi làm được việc đó à.

   -Thế sao lại lạ thế này.

   -Th́ đă bảo nhập nhằng mà. Nhập nhằng lương thiện thôi. Người nhà muốn cho ḿnh hoàn toàn thoải mái.

   -Kể cũng vui nhỉ.

   -Vui thật mà cũng nhục thật. Nhục v́ lời thề tỵ nạn qua mấy cái bàn Cao Ủy ở đảo Bidong. Cái nostalgie nó quất xụm ḿnh...

 

   Ngày 10-3-2002, tôi trở về Mỹ với chiếc nậm cổ mang hiệu Nội Phủ. Đây là kỷ vật duy nhất c̣n xót lại của gia đ́nh tôi, và là vật chứa rượu bên mâm cơm thường ngày của bố tôi. Nhà tôi Tây đóng đồn, rồi bị tịch thu. Bố mẹ tôi bị đuổi với hai bàn tay trắng. Không hiểu sau này bằng cách nào chị Ngà tôi đă t́m chuộc được nó. Các cháu tặng lại tôi. Tôi nhận quà trong nước mắt.

   -Khi cậu qua đời, các em sẽ hoàn lại các cháu.

   -Không, cậu cứ giữ luôn.

   -Các cháu không hiểu cái quy luật của hoài niệm. Đối với cậu nó thật quư báu v́ nhắc nhớ tới ông bà và mẹ các cháu. Với các cháu cũng vậy. Nhưng với các em, sinh sau đẻ muộn ở trong Nam. Chiếc nậm chỉ là chiếc nậm. Hoàn lại các cháu khi cậu không cần nữa là điều hợp lư và rất công bằng.

   Tôi để quư vật ngay trong túi áo suốt chuyến bay dài. Tới nhà, nậm được đặt ngay trong tủ thờ gia tiên.

    Ít ngày sau tôi nhận được thư nhà. Chú tôi đến xứ đạo Phú Lai xin tượng ảnh Thánh Tử Đạo Đa Minh Mậu gửi qua cho nhà tôi thờ phượng v́ ngài thường ban ơn chữa lành cho tín hữu. Truy cứu tài liệu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hoá ra ngài là ngoại tổ năm đời của tôi. Điều này khiến lũ cháu nội ngoại của chúng tôi vô cùng hănh diện.

 

   Tôi xin kết thúc mẩu nhỏ HHHH  với tâm t́nh:

 


 

KẺ CHỢ

 

Kẻ Chợ Thăng Long

Xuân sắc thu dung

Trái tim Hànội

Gác nguyệt trăng cong

Nhị Hà nước đỏ

Nỗi niềm mung lung

Kỳ Đài gió vẫy

Đoan Môn vời  trông

Hậu Lâu mấy thủa

Thể nữ lưng ong

D́u Công Chúa ngự

Tú cầu mai dong

Du nhai vó ngựa

Thượng uyển dạo ṿng

Trạng nguyên áo gấm

Trăng sao đầy ḷng

Lật từng trang sách

Người đẹp mơ ṃng

Sen vàng thấp thoáng

Hài nâng gót nhung

Liễu buông Hoàn Kiếm

Rùa Tháp rêu phong

Hành Cung Trấn Bắc

Tây Hồ gương trong

Cửa Ô năm đoá

Hè phố song song

Rộn ràng gơ guốc

Tóc dài gió hong

Cổ Ngư lối cũ

Quan Thánh chân không

Tay ngà mó cước

Cầu may Tượng Đồng

Nếp già Văn Miếu

Tiếng loa điệu cồng

Đá bia Tiến Sĩ

Sách đèn nên công

Lời Khuê Văn Các

Hơi Kiếm bờ đông

Bút cao ngọn tháp


 

Nghiên mở đài hồng

Thơ văn đuổi giặc

Phạt Tống diệt Mông

B́nh Ngô Đại Cáo

Trăm Trứng Tiên Rồng

Nguyễn Du nhả ngọc

Đứt Ruột chưa xong

Nỗi ḿnh riêng vác

Nỗi đời đau chung

 

Giă từ Kẻ Chợ

Năm mươi năm ḍng

Nhớ cao thấp núi

Thương dài ngắn sông

Hỡi ơi non nước

Hỡi ơi Thăng Long

Người về Cơi Tạm

Lối ṃn lưu vong...

              

              Băng Đ́nh

                (2002)

 

CTCT = Chiến tranh chính trị