SGGP:: Cập nhật ngày 04/06/2007 lúc 23:15'(GMT+7) T́nh trạng “nước tương đen” rộ lên chưa được xử lư rốt ráo, người tiêu dùng lại đang phải đối diện với một thực trạng khác: một số sản phẩm nước mắm ở TPHCM được sản xuất trong điều kiện rất mất vệ sinh. Dưới đây là ghi nhận của PV Báo SGGP đi cùng đoàn kiểm tra của Sở Y tế TPHCM ngày hôm qua, 4-6.

Nước mắm có... xác thằn lằn, gián, bọc ni lông!

Xác thằn lằn trong bể chứa nước mắm.

Nh́n bên ngoài, cơ ngơi của Công ty TNHH SX nước mắm Tân Liên Hưng (đường Nguyễn Hữu Trí ấp 2 thị trấn Tân Túc huyện B́nh Chánh, TPHCM), khá rộng răi và tươm tất. Thế nhưng, khi bước vào khu sản xuất (SX) mới biết được thế nào là dơ bẩn.

Bên trong khu bán thành phẩm nước mắm là cả một đống hỗn tạp: thùng nhựa, cây gỗ, sắt vụn, thùng giấy, vỏ xe và cả… một chiếc xe lu Bước vào thêm một đoạn là hàng chục bồn nước mắm bằng xi măng không có nắp đậy, nước bên dưới đen ng̣m, mùi hăng hắc khó chịu.

Cả đoàn kiểm tra của Trung tâm Y tế dự pḥng TPHCM cũng phải bất ngờ khi phát hiện bên trong bồn nước mắm là 2… xác thằn lằn nằm chỏng chơ. Liên tiếp một số bồn nước mắm khác, xác gián, bọc ni lông, vỏ chai nhựa, ruồi… nổi lềnh bềnh!

“Thật phát khiếp!” - một thành viên đoàn kiểm tra thốt lên.  
 
Sang khu muối cá, cảnh tượng c̣n dơ bẩn hơn. Một số người đă không thể bước vào trước mùi hôi nồng nặc. Bên trong những bồn xi măng là những lớp nước màu nâu, bọt sền sệt với những chiếc mô-tơ bơm nước gỉ sét. Một số bồn vừa sử dụng qua, c̣n lại một lớp nấm mốc trắng xóa.

Khi được hỏi súc rửa bằng cách nào, chủ cơ sở trả lời tỉnh queo: “Bằng nước lă!”. Đoàn kiểm tra yêu cầu cho xem khu SX “nước mắm cá cơm” theo bao b́ quảng cáo, lúc này chủ cơ sở mới thú thật “Em dùng… cá tạp để ép lấy đạm, c̣n cá cơm th́ chỉ một chút ít cho có… hương thơm!”.

Thế nhưng, ngay cả việc tiếp nhận mỗi lần cả trăm tấn cá vậy mà công ty cũng không có bất cứ một hợp đồng nào để ràng buộc trách nhiệm. Với quy mô sản xuất hàng ngàn lít/tháng, nhưng trong 7 năm qua, công ty cũng không có một khu xử lư nước thải. Vậy mà sản phẩm được tiêu thụ ở khắp nơi, kể cả hệ thống siêu thị.

Đặc sản “siêu hạng” có khuẩn tụ cầu vàng…

Nước mắm được chứa trong những bể xi măng không có nắp đập.

Tại DNTN Chế biến thực phẩm Trung Vị (ấp 1 xă Tân Kiên, B́nh Chánh), t́nh h́nh cũng không khá hơn. Với công suất nước mắm thành phẩm trên 30.000 lít/tháng, nhưng DN cũng không làm hợp đồng đảm bảo tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào.

Tại khu sản xuất, kiểm tra đôi bàn tay 10 nhân viên th́ có đến… 9 đôi tay không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: móng tay dài, đeo nữ trang, có vết thương hở. Bồn chứa nước mắm cũng xây dựng bằng chất liệu xi măng - đây là nguy cơ dễ ô nhiễm trực tiếp lên thực phẩm.

Tương tự, dù trên nhăn quảng cáo sản phẩm “nước mắm cá cơm”, nhưng chủ DN cũng không có một chút bằng chứng ǵ để chứng minh với đoàn kiểm tra điều đó. Vậy mà tại pḥng làm việc của lănh đạo DN, rất nhiều bằng chứng nhận cấp cho đơn vị, trong đó Bộ Công nghiệp tặng Huy chương vàng “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn cho nước mắm và mắm nêm” năm 2004; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam bảo trợ tặng Huy chương vàng “Thực phẩm chất lượng an toàn v́ sức khỏe cộng đồng” cho sản phẩm nước mắm - nước tương.  
 
Tại Công ty TNHH SX KD nước mắm Hưng Thịnh (ấp 7 xă Lê Minh Xuân – B́nh Chánh), lănh đạo công ty cũng chỉ… nói miệng về nguồn gốc nguyên liệu được chế biến từ Phú Quốc chứ không có một hợp đồng hay sổ sách ghi chép nào.

Đây là sản phẩm thuộc “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, nhưng khu sản xuất c̣n nhiều ruồi, nền sàn hỏng, không có bàn đóng gói, hạn dùng in sẵn trên bao b́, nhiều nhân viên chưa khám sức khỏe, ngay cả bồn rửa tay và nơi thay đồ cho nhân viên cũng không đảm bảo.

Trên nhăn sản phẩm nước mắm Hưng Thịnh quảng cáo “siêu hạng đặc sản”, “thượng hảo hạng” nhưng kết quả kiểm nghiệm mẫu tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (tháng 11-2006) phát hiện vi khuẩn Clostridium perfringens (gây nhức đầu, sốt, tiêu chảy, tử vong…) với số lượng cao vượt mức cho phép lên đến 12 lần! Một kết quả mẫu mới nhất của Viện Pasteur TPHCM, trong mẫu “nước mắm siêu hạng 350N” ngày 15-5-2007, phát hiện có vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus - quy định không được phép hiện diện trong thực phẩm.

Trương Ngọc - Kim Liên

“Nước tương đen” ở TPHCM 
Lúng túng trong việc tiêu hủy

Hôm qua 4-6, đoàn kiểm tra của Sở Y tế TPHCM đă triển khai đợt ra quân đầu tiên kiểm tra việc thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm không đạt chuẩn (nước tương có mẫu kiểm nghiệm vượt tiêu chuẩn 3-MCPD cho phép), theo chỉ đạo của UBND TPHCM.

Trong ngày làm việc đầu tiên, đoàn đă tiến hành kiểm tra 6 cơ sở gồm: DNTN Hương Nam Phương với nhăn hiệu Lekima; Thái Đại Lợi – nhăn hiệu Shunli; Công ty MIWON Việt Nam – nhăn hiệu Metro; cơ sở Thái Chân Chành – nhăn hiệu Thái Chân; cơ sở Tâm Kư – nhăn hiệu Tâm Kư và XN Nam Dương – nhăn hiệu Mèo Đen.  
 
Đến nay, các cơ sở này đă thu hồi được 11.378 chai các loại và 20 lít nước tương đong. Ngoài ra, các cơ sở cũng niêm phong sản phẩm của đại lư phân phối tại các tỉnh thành. Riêng XN Nam Dương, ngoài số sản phẩm phải thu hồi trong lô hàng gồm 2.066 chai không đạt chuẩn, Nam Dương đă cho thu hồi toàn bộ sản phẩm hiện có trên thị trường: khoảng 89.400 chai các loại. Ngoài việc thông báo rộng răi trên các phương tiện truyền thông, XN Nam Dương và DNTN Hương Nam Phương c̣n hoàn tiền cho người trả sản phẩm. 
 
Tuy nhiên, hầu hết cơ sở đều rất lúng túng trong việc chọn phương án tiêu hủy sản phẩm đă thu hồi. DNTN Hương Nam Phương ban đầu đă phải tính đến cách đem nấu sản phẩm lên, cô đặc rồi đổ theo rác thải, tuy nhiên, phương thức này không khả thi v́ quá tốn kém.

Riêng XN Nam Dương, dù đă có sẵn hệ thống xử lư nước thải với công suất 300m3/ngày, nhưng với lượng nước tương thu hồi quá lớn, XN xin được xử lư làm 3 đợt vào các ngày 15-6; 30-6 và 15-7. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế, đến hết ngày 1-7 các cơ sở phải xử lư dứt điểm số nước tương không đạt chuẩn.

Ngoài ra, các cơ sở đang rất lúng túng khi chưa biết xử lư số hàng phân phối tại các tỉnh ra sao khi chi phí vận chuyển về TPHCM để tiêu hủy là rất lớn. Hơn nữa, sở y tế các tỉnh cũng không cho phép đưa đi.  
 
Về vấn đề này, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM Nguyễn Đức An cho biết: Các cơ sở có thể liên hệ với sở y tế và sở KHCN các tỉnh xin phương án tiêu hủy và sau đó có biên bản nộp cho Sở Y tế TPHCM là được. Tính đến nay, mới chỉ có Công ty MIWON Việt Nam hợp đồng với Công ty TNHH Môi Trường Xanh tiêu hủy toàn bộ sản phẩm thu hồi gồm 543 chai loại 500ml.

Bước đầu, đoàn kiểm tra đă gợi ư cho các cơ sở phối hợp với Môi Trường Xanh để có phương án tiêu hủy số hàng đă thu hồi, tất cả phương án đều phải tŕnh lên Sở KH-CN, Sở Y tế để giám sát quá tŕnh tiêu hủy. Sáng nay 5-6, đoàn sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở trong danh sách 17 đơn vị có nước tương phải thu hồi.