Văn hóa Á Châu và những thành kiến về bịnh tâm thần.

 

Thái Minh Trung, M.D.

 

Vai tṛ của văn hóa trước khi khoa học phát triển.

 

Mấy ngàn năm về trước, lúc con người c̣n sống trong những bộ lạc, văn hóa bắt nguồn từ những buổi hội họp các gia đ́nh chung quanh lửa trại. Những người trong bộ lạc truyền cho nhau những kinh nghiệm họ tin tưởng giúp ích cho cuộc sống của đoàn thể. Những hành động nào không có lợi cho sự sống c̣n của đoàn thể được liệt vào taboo (hành động tối kỵ). Những thành viên có hành động taboo sẽ bị tù trưởng xử tội. Người đó có thể bị án tử h́nh hay bị đuổi ra khỏi bộ lạc.

 

Văn hóa là những ǵ một nhóm người tin. Những điều tin tưởng đó đôi khi không có căn bản khoa học. Có thể nói văn hóa là sự tin tưởng vào một tập hợp hành động hay cử chỉ nào đó được đoàn thể cho là đúng hay sai. Thí dụ như khi nói chuyện ta nh́n thẳng vào mặt người khác được coi là bất lịch sự ở văn hóa Á Châu. Ngược lại, ở văn hóa Tây Phương th́ nh́n thẳng mặt là điều cần thiết để chứng tỏ ḷng thành thật của ḿnh. Văn hóa khác với tôn giáo ở chỗ tuy là một nhóm người tin cùng một điều như nhau nhưng mục tiêu của văn hóa là cuộc sống hàng ngày trong lănh vực gia đ́nh và xă hội chớ không đề cập đến tâm linh.

 

Văn hóa là những ǵ đứa trẻ học qua gia đ́nh và xă hội từ nhỏ. Cái nh́n xuyên qua lăng kính của văn hóa sẽ dần dần biến thành “sự thật”. Trở lại thí dụ trên, “sự thật” của người có văn hóa Đông Phương là người đối diện với ḿnh thật vô lễ khi họ nh́n thẳng vào mặt ḿnh làm ḿnh rất khó chịu. Nhưng khi ta sống ở văn hóa Tây Phương th́ cái “sự thật” này sẽ không c̣n giá trị nữa. Nói một cách khác, giá trị của văn hóa bị giới hạn trong một nhóm người chấp nhận, tin và lưu truyền những giá trị đó.

 

Chức năng của văn hóa là một loại “ngôn ngữ ” của hành động giúp những quan hệ con người trong cùng một xă hội trở thành đơn giản. Thí dụ như khi gặp gỡ một người xa lạ ta ch́a bàn tay ra để bắt tay họ. Ch́a tay ra được hiểu là một hành động thân thiện mà không cần giải thích dài ḍng qua lời nói. Hành động đó được nhóm người trong cùng văn hóa hiểu một cách như nhau như là một dấu hiệu thân thiện chớ không phải là dấu hiệu sỗ sàng hay muốn tấn công họ. Tuy nhiên một số phụ nữ Á Châu quen với quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân” rất e ngại khi bắt tay người khác phái.

 

Nếu ta không thấy được sự tương đối của văn hóa th́ sẽ rất khó chịu khi ta là người tị nạn phải sinh sống và giao thiệp hàng ngày với người khác văn hóa của ta. Đây cũng là nguồn gốc của biết bao nhiêu xung đột gia đ́nh (familial conflict) khi phụ huynh bắt con em ḿnh hoàn toàn theo văn hóa chính gốc của ḿnh, trong lúc đứa nhỏ bị áp lực của bạn bè (peer pressure) để theo những phong tục của dân bản xứ, nơi mà nó hiện sinh sống.

 

 

 

 

Văn hóa và chính trị.

 

          Khi xă hội phát triển phức tạp hơn, những bộ lạc sống chung với nhau tạo thành xă hội. Chính trị là những giải pháp để cai trị một số đông người. Nói một cách đơn giản, những khác biệt của những đường lối chính trị là ở mức độ của đa số (quần chúng) có thể làm thay đổi guồng máy của xă hội hay không. Ở những chế độ độc tài th́ nhóm thiểu số cầm đầu và nhóm đa số không có tiếng nói trong guồng máy chính trị phải chịu sống khổ cực làm lợi cho nhóm thiểu số. Nếu họ lên tiếng phản đối th́ sẽ bị trừng phạt. C̣n ở những chế độ dân chủ th́ nhóm đa số có nhiều quyền hành hơn và họ có thể bầu những người họ tin tưởng để đại diện cho họ cầm quyền.

 

          Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam ta thấy rằng nước ta bị lâm vào trường hợp đầu tiên nhiều hơn. Khi người dân không có quyền quyết định cho tương lai của họ th́ cách chọn lựa duy nhứt của họ là chịu đựng để cố gắng đáp ứng với hoàn cảnh khó khăn chung quanh. Những quan niệm khuyến khích người dân chịu đựng sẽ được dễ thâu nhập vào văn hóa. Những điểm đáng lưu ư của văn hóa Á Châu mà ta thấy được là quan niệm về “định mệnh an bài”, ta phải chịu đựng “trả nghiệp” chừng nào hết “nghiệp” th́ ta mới sung sướng được, ta phải cần cù làm việc, lười biếng sẽ bị “làng xóm chê cười” hay “ông bà cha mẹ ăn ở hiền lành để đức lại cho con cháu” (mặc dù trong cuộc sống hiện tại ông bà hay cha mẹ chưa hưởng đức được).

 

Có thể nhóm thiểu số cai trị đa số muốn dân chúng tin vào định mệnh để tránh những cuộc nổi loạn. Cũng nên nhắc lại, vào thời đó nhóm đa số không có phương tiện học cao hiểu rộng như nhóm thiểu số nên những quan niệm trên dễ phổ biến trong quần chúng. Những quan niệm đó có thể được rút ra từ tư tưởng Phật giáo và Lăo tử giáo đă từng thịnh hành trong xă hội phong kiến thời xưa. Những tư tưởng Phật giáo và Lăo giáo được biến đổi và b́nh dân hóa khi đem vào đời sống hàng ngày để phù hợp với nếp sống thời đó. Sau đó đạo Công giáo được gia nhập vào Việt Nam và một số tín đồ thường tin rằng: “Chúa/Ơn Trên đă xếp đặt cuộc đời của ta”. Vào thời điểm đó các thông tin khoa học rất hiếm, chưa có những thí nghiệm kiểm chứng và cũng không có internet như thời nay. Chỉ có một cách duy nhứt lưu truyền kiến thức là bằng miệng.

 

Dần dần những tư tưởng trên bị thấm nhuần vào tiềm thức dân tộc lúc nào không ai hay khi những quan niệm đó được cha mẹ truyền dạy cho con cái từ thế hệ này qua thế hệ kia như là một “sự thật” không chối căi được. Đầu óc suy luận của trẻ em chưa được phát triển nên chúng dễ thâu nhập những ǵ phụ huynh tin là đúng. Những quan niệm đó dần dần được trở thành “sự thật” của văn hóa Việt Nam. Cái hữu dụng của chúng là giúp dân gian chịu đựng đời sống khổ cực, xoa dịu phần nào nỗi khổ của người dân sống trong một chế độ bất công, làm nhiều hưởng ít. Ngoài ra nước ta c̣n có chiến tranh xảy ra triền miên kèm theo những nỗi khổ của chết chốc và mất mát nữa, cho nên “chịu đựng” là một cách đáp ứng với cuộc sống.

 

So sánh với văn hóa Tây Phương

 

          Khác với văn hóa Đông Phương đề cao tinh thần tập thể, phải nể trọng những người có quyền thế (Trời, vua, cha, và chồng), văn hóa Tây Phương phóng khoáng hơn, đề cao tinh thần cá nhân tự lập. Văn hóa Tây Phương c̣n đề cao sự hiểu biết, khoa học và lư luận. Trong học đường học tṛ có quyền lư luận với ông thầy để chứng minh lập luận của ḿnh đúng. Học sinh không bị bắt buộc phải hoàn toàn nghe theo ư ông thầy ḿnh mà được khuyến khích phát triển những ư nghĩ mới mẻ. Trong y khoa, người bịnh nhân có quyền hạch hỏi cách trị bịnh của bác sĩ, t́m hiểu về căn bịnh của ḿnh và những loại thuốc ḿnh uống.

 

          Cái khó khăn của người chuyển từ văn hóa này sang văn hóa kia là ngoài sự khác biệt ngôn ngữ hay màu da, họ gặp rất nhiều khó khăn về t́nh cảm khi cái “sự thật” của họ không đáp ứng được với “sự thật” của dân bản xứ. Nói một cách khác những giá trị hay phong tục mà họ cho là đúng không được xă hội mới hoàn toàn chấp nhận. Họ cảm thấy bị cô lập và đôi khi có cảm tưởng rằng họ bị phân biệt chủng tộc, không được người dân bản xứ tôn trọng. Những hiểu lầm đáng tiếc thường hay xảy ra khiến sự hội nhập xă hội rất khó khăn. Thí dụ là khi người đó đi phỏng vấn t́m việc làm, không nh́n thẳng mặt ông chủ sở và bị hiểu lầm là không thành thật nên không được nhận.

 

          Những chi tiết khác biệt của phong tục mới nh́n không đáng kể nhưng sẽ đem lại hậu quả không tốt cho người nhập cư (immigrant). Cái khó khăn là ít có ai nhận ra những khác biệt này v́ những hành động và ư nghĩa của phong tục được coi là tự nhiên. Chúng ta đă học từ nhỏ những phong tục đó và chúng trở thành một thói quen (second nature). Ông A không nh́n mặt ông chủ là một hành động tự nhiên chứng tỏ sự lễ độ mà có thể ông ta không ư thức được, điều ông ta ư thức là cảm giác khó chịu khi nh́n thẳng mặt ông chủ. Cũng có thể ông chủ sở quyết định không mướn ông A v́ cảm giác chung về ông A không tốt, chớ ông ta cũng không ư thức được là v́ lư do ông A tránh nh́n thẳng mặt ḿnh.

 

          Chính v́ thế học hỏi về văn hóa người bản xứ có tầm quan trọng không kém ǵ học ngôn ngữ mới. Nó giúp ta tránh được những mâu thuẫn trong xă hội. Ngoài ra ta cũng tránh được phần nào mâu thuẫn trong gia đ́nh khi phải đối diện với những khó khăn trong việc giáo dục con cái. Khi ta hiểu được cả hai văn hóa th́ ta có nhiều điểm tựa hơn trong việc giáo dục con cái. Ta dễ t́m đến biện pháp dàn xếp bằng cách thỏa hiệp (compromise). Con cái ta dễ nghe lời ta hơn v́ ta thông cảm và hiểu được phần nào nếp sống của chúng.

 

 

Văn hóa và bịnh tâm thần.

 

          Thuở xưa người ta tin rằng con người có thể làm chủ hoàn toàn hành động và suy nghĩ của ḿnh bằng ư chí (will ). Người “quân tử ” là người tốt có thể khuất phục được những t́nh cảm “nhỏ mọn” như ganh tị, giận dữ, hay tham lam. Kẻ “tiểu nhân” là người theo những đ̣i hỏi hèn hạ của bản năng không làm chủ được chính ḿnh. Nhà triết gia Pháp Descarte  (1596-1650) đă từng nói: Je  pense  donc  je  suis  (tôi suy nghĩ tức là tôi hiện diện). Triết lư của ông ta là suy luận có thể dẫn đến chân lư. Cái quan niệm khoa học thời đó là con người hoàn toàn làm chủ được suy nghĩ và hành động của ḿnh qua khả năng suy luận và qua ư chí.

 

          Quan niệm này tồn tại một thời gian đến khi nhà phân tâm học Freud  (1856- 1939) phát hiện ra con người có tiềm thức (id , unconscious ). Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được những dục vọng của ḿnh. Đôi khi họ c̣n t́m cách tự lừa dối ḿnh để thỏa măn những dục vọng của ḿnh. Thí dụ như đổ thừa cho người khác dụ dỗ ḿnh hay lừa gạt ḿnh (projection ). Họ c̣n dùng lư trí để biện hộ cho dục vọng của ḿnh (rationalization). Đa số không ư thức được những phản ứng tâm lư đó mà phải qua nhiều khóa (session ) phân tích tâm lư mới nhận ra. Nói tóm lại, t́nh cảm núp bóng dưới lư trí điều khiển cuộc đời con người mà ít người nhận ra được. Cũng v́ thế mà tánh t́nh rất khó thay đổi bằng lư trí. Ta hiểu được mà không thực hành được. Nếu điều ngược lại là sự thật (lư trí lèo lái t́nh cảm) th́ trên thế giới này sẽ ít có chiến tranh. Hiện nay điều duy nhứt ngăn cản thế chiến không phải là lư trí mà chính là sự lo sợ chết chóc hàng loạt do vũ khí nguyên tử gây ra.

 

Bịnh tâm thần là những căn bịnh mà bịnh nhân có những suy nghĩ hay hành động bất b́nh thường. Gia đ́nh Á Châu thường rất hổ thẹn với những hành động này. Gia đ́nh thường la rầy bịnh nhân v́ hiểu lầm là bịnh nhân không chịu dùng ư chí để thay đổi những hành động bất b́nh thường. Mặt khác phụ huynh rất hổ thẹn (shame ) v́ họ nghỉ rằng họ không dạy dỗ con cái đúng mức mới ra nông nỗi này. Một số khác lại nghĩ rằng bịnh tâm thần là một tai họa do gia đ́nh ăn ở không phước đức, người con mới bị như vậy. Gia đ́nh thường giấu người bịnh tâm thần trong nhà v́ sợ “làng xóm chê cười”. Thông thường họ chỉ đem bịnh nhân đi khám bác sĩ khi bịnh nhân có những hành động đập phá nhà cửa.

 

          Bịnh tâm thần trở thành một điều kỵ (stigma ) trong xă hội. Xă hội có thành kiến với những người bị bịnh tâm thần v́ nhóm người này không có những hành động và suy nghĩ b́nh thường mà xă hội mong đợi. Thông thường những ǵ khác lạ thường bị xă hội không chấp nhận v́ nó hay mang tính chất nguy hiểm. Bịnh nhân c̣n làm rối loạn cái trật tự mà văn hóa đặt ra. Những triệu chứng bịnh tâm thần rất khó được kềm chế khi bịnh không được trị liệu. Thí dụ như người bịnh tâm thần hỗn xược với gia đ́nh, không chịu tắm rửa, không ǵn giữ ư tứ khi đi ra ngoài đường. Điều này gây rất nhiều khó khăn v́ văn hóa Đông Phương đề cao việc cá nhân phải là một thành viên tốt của gia đ́nh và xă hội. Khi thành viên không làm được phận sự của ḿnh th́ những người có bổn phận đầu tiên giáo dục thành viên đó (tức là gia đ́nh) bị khiển trách.

 

 

Những hiểu biết mới về bịnh tâm thần.

 

          Chỉ khoảng 5 năm trở lại gần đầy, với sự phát triển của ngành quang tuyến neuroimaging , dùng những kỹ thuật hiện đại như fMRI , PET  scan  để quan sát những hoạt động của năo bộ, các khoa học gia mới hiểu nhiều hơn về cơ chế hoạt động của tâm lư và triệu chứng của những bịnh tâm thần. Nói chung, hầu hết những bịnh tâm thần có cơ sở sinh lư liên quan đến sự mất cân bằng những hóa chất trong năo bộ (neurotransmitter ).

 

Ngày nay khoa học hiểu rằng Serotonin  bị mất quân b́nh gây ra bịnh trầm cảm (depression ), Dopamine  hoạt động quá độ ở bịnh tâm thần phân liệt (schizophrenia ), Acetylcholine  không hoạt động đúng mức ở bịnh lăng trí Alzheimer . Khi ta dùng thuốc điều ḥa những hóa chất trên th́ triệu chứng bịnh tâm thần được thuyên giảm. Sau khi được điều trị và khi chụp h́nh trở lại th́ ta thấy có sự biến đổi ở h́nh chụp. Rất tiếc là những kỹ thuật chụp h́nh kể trên c̣n rất mới và cần được điều chỉnh nên chưa được áp dụng một cách rộng răi trong việc chẩn đoán và trị bịnh.

 

          Điều quan trọng nữa là chúng ta thường có những quan niệm sai lầm về “tánh t́nh” của người bịnh tâm thần. Thí dụ như ở bịnh trầm cảm, người bịnh được cho là có “tánh t́nh lười biếng, không năng động”. Ít người hiểu rằng bịnh nhân hết sức cố gắng nhưng không thể nào vượt qua được cảm giác chán chường nặng nề do bịnh gây ra. Nhưng khi uống thuốc và bịnh thuyên giảm rồi, mặc dù vẫn c̣n uể oải trong người nhưng họ có khả năng vượt qua khỏi sự thụ động và bắt đầu tham gia vào sinh hoạt gia đ́nh và xă hội. Như thế cũng oan cho bịnh nhân nếu ta gán cho họ những “tánh xấu” mà thật sự đó là những triệu chứng của bịnh. Những triệu chứng này sẽ biến đổi một cách tốt đẹp khi trị liệu đúng mức.

 

          Khác với sự lo lắng của nhiều người, thuốc tâm thần không có khả năng biến đổi tánh t́nh bịnh nhân trở thành một người khác lạ. Những loại thuốc này chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng bịnh giúp bịnh nhân thoát khỏi cơn bịnh. Khi hết bịnh, họ sẽ được tự do chọn lựa hướng đi cho cuộc sống ḿnh. Tâm lư trị liệu kèm với trị liệu thuốc men giúp bịnh nhân hồi phục nhanh hơn. Tâm lư trị liệu đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc giúp đỡ bịnh nhân bỏ những thói quen xấu do cơn bịnh gây ra và giúp họ chọn những quyết định đúng đắn cho cuộc sống ḿnh. Tôn giáo cũng đóng một vai tṛ quan trọng giúp bịnh nhân phát triển đời sống tâm linh để t́m hạnh phúc trong cuộc sống.

 

Tóm lại

 

          Lúc mà khoa học chưa phát triển hoặc những phương tiện truyền thông chưa có, văn hóa đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và cách cư xử đúng đắn (phong tục). Vai tṛ của văn hóa là giữ trật tự trong gia đ́nh và xă hội. Những kiến thức văn hóa giúp phụ huynh ở các thế hệ trước dạy dỗ con cái. Vào cuối thế kỷ 20 và thế kỷ 21, hệ thống truyền thông qua internet  và qua vệ tinh phát triển vượt bực. Kiến thức thay đổi rất nhanh, kèm theo đó những sản phẩm khoa học của xă hội thay đổi một cách chóng mặt. Sự đổi mới này như một cuồng phong làm những phong tục và những ǵ thế hệ trước tin tưởng biến đổi một cách nhanh chóng. Những quan niệm về tính t́nh và tâm lư cũng theo đó mà thay đổi.

 

          Sự hiểu biết chín chắn về bịnh tâm thần là một điều cần thiết trong xă hôi tân thời. Bịnh tâm thần không khác ǵ bịnh thể xác, có nền tảng sinh lư là sự mất quân b́nh các hóa chất tiết ra ở năo bộ. Sự khác biệt là bịnh tâm thần ảnh hưởng cách suy nghĩ và hành động của bịnh nhân nên đă tạo nhiều hiểu lầm. Khi bịnh này xảy ra cho những người ở trong một xă hội đề cao trật tự và phận sự th́ bịnh nhân sẽ mắc phải nhiều thành kiến của gia đ́nh và xă hội. Những thành kiến này ngăn cản căn bịnh được trị liệu đúng mức. Hơn bao giờ hết sự giáo dục quần chúng về sức khỏe tâm thần rất quan trọng v́ đa số bịnh tâm thần đều có thể trị được bằng thuốc men và tâm lư trị liệu. Khi bịnh tâm thần không được điều trị, chẳng những gây căng thẳng cho bịnh nhân mà c̣n cho cả những người sống chung quanh bịnh nhân nữa.

 

Viet Tide