Nguyễn Thanh Thu, Anh ở đâu?

 
Written by Huy Phương   
Sunday, 11 February 2007
ImageHuy Phương

Đài BBC tuần trước qua việc loan tin giao nghĩa địa B́nh An cho phía dân sự, chỉ với mục đích phát triển kinh tế và coi đây như một nghĩa địa b́nh thường, nhưng đối với nhiều người lại thấy đây là một dấu hiệu hoà giải, hay mở đường cho việc thân nhân tử sĩ có thể sửa sang lại phần mộ của thân nhân ḿnh. V́ thời điểm này trùng hợp với sự có mặt của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại Saigon nên có nguồn tin lại cho rằng pho tượng Thương Tiếc sẽ được đựng lại với kích thước nhỏ hơn, nhưng không biết sẽ dựng tượng Thương Tiếc ở đâu?

Một việc rất t́nh cờ, là trước ngày báo chí hải ngoại loan tin về Quyết Định 1350 của Thủ tướng CSVN, tôi có đăng báo t́m Nguyễn Thanh Thu, lư do là đă lâu không gặp và biết tin, từ ngày ông bỏ chùa Phổ Đà, tôi sợ sẽ có những chuyện ǵ không may xẩy ra cho người nghệ sĩ già và cô đơn này.

Ở Little Saigon này, thỉnh thoảng trong các buổi sinh hoạt văn hóa, người ta thấy thấp thoáng bóng của “ông già” Nguyễn Thanh Thu, tác giả một bức tượng đài nổi tiếng nhất Việt Nam : bức tượng “Tiếc Thương” đặt ở trên con đường vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Thu đến trên một chiếc xe “cuộc”, với chiếc quần jean và chiếc áo bạc màu, đôi mắt hấp hem như không nh́n rơ người đối diện. Đến loáng thoáng rồi đi, ít người biết Thu ở đâu v́ Nguyễn Thanh Thu không có số nhà, cũng không có điện thoại. Tôi đă đến thăm ông nhiều lần, chỗ ở của ông không có lấy một cái ḷ bếp, không có một cái tủ lạnh, cũng không có cái máy heat vào mùa đông, chỉ mỗi chỗ nằm trên tấm ván và một chiếc chăn đơn.  Có người nh́n anh chàng như một lực sĩ về già, hằng ngày vẫn siêng năng cử tạ. Có người nh́n anh như một nghệ sĩ bất cần đời, một tu sĩ khổ hạnh, hay tệ hơn một anh chàng “homeless”. Có sao đâu !

Vượt biên sang Mỹ từ năm 1989, Nguyễn Thanh Thu, trong gần mười lăm năm liên tiếp ở trong garage của các nhà hảo tâm, và bây giờ, qui ẩn về...ở chùa. Sở dĩ ông khép ḿnh trong một cuộc sống cô độc và nghèo nàn như thế v́ ông không có khả năng đi làm và v́ vậy không thể nào có thể bảo lănh cho gia đ́nh ông đến Mỹ. Tất cả đồng tiền của chính phủ giúp ông, ông đều gởi về để nuôi sống gia đ́nh một vợ tám con ở quê nhà. Trước hết, phương tiện sống chỉ là thứ yếu, khi anh c̣n cả một gánh nặng bên kia quả địa cầu.

Mười bốn năm, vẫn một cái xe đạp cà tàng, mưa nắng tứ thời vẫn cái nón len trùm đầu. Mười bốn năm vẫn chờ một ngày nọ có một lăo trượng xuất hiện cầu hiền, một Mạnh Thường Quân đến gơ cửa mời Thu xuống núi, giao cho một công tŕnh tượng đài để đời. Nhưng khổ thay, mười lăm năm, anh chàng nghệ sĩ này vẫn chưa bao giờ được ở trong một gian nhà có cửa cho người ta gơ, và chưa bao giờ có tên trên một cái bill điện thoại, nên thật cũng khó ḷng mà liên lạc được với anh.

 “Sức khỏe là trên hết!”Thu nói với tôi. Sống để mà chờ, tôi sợ tháng ngày trôi qua quá mau, mà bạn ḿnh chưa tṛn ước nguyện. Tuổi trẻ bây giờ năng nổ hơn, có óc sáng tạo hơn, đi vào ḍng chính, dễ dàng nói chuyện và thuyết phục cho những công tŕnh kiến trúc lớn lao. C̣n bạn tôi, cách đây vài năm, tuy tai có hơi lăng, nhưng tay vẫn c̣n nâng được một cặp tạ 15 kg, sức c̣n đạp xe đạp đi chục cây số, nhưng liệu cuộc sống thui thủi một ḿnh như thế, biết điều ǵ sẽ tới.

Nguyễn Thanh Thu, tác giả của bức tượng “Tiếc Thương” cao sáu thước ngồi ở đầu nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa, hiện nay tượng không c̣n nữa, mà người làm ra nó th́ phiêu bạt, đang ngồi ở đây. Ba mươi mốt năm rồi, mồ mả bị cày xới, bức tượng đă trở về cát bụi như nó đă được cấu tạo từ cát bụi, nhưng thực sự nó vẫn sống.

Khi thấy người khác làm tượng, ḷng người nghệ sĩ cũng thấy xôn xao. Thu muốn làm những công tŕnh lớn, những bức tượng cao sáu thước, mười thước để đời. Ở đây dụng cụ sẵn, vật liệu tốt, công nhân rành nghề, và khi người ta dựng tác phẩm không phải v́ tiền, mơ ước cả một đời...th́ c̣n ǵ măn nguyện và sung sướng bằng.

Thu trân trọng nâng niu trong tay bức mô h́nh “Tiếc Thương” bằng thạch cao, sơn kim nhũ, mơ ước làm ra hằng ngh́n phó bản để trao tới tay những người đồng đội ngày xưa, như dấu tích một kỷ niệm của một thời. Thu nuôi mộng dựng một bức tượng lính bên những nghĩa trang xa quê nhà, mà những người lính cũ sẽ nằm xuống, v́ họ không c̣n có cơ hội trở về nhà, nằm chung bên nhau như ngày xưa nữa. Tác giả “Tiếc Thương” đang có một đồ án tên “ Vượt Thoát”, mô tả thảm nạn vượt biên của các thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ Cộng Sản, “Cửu Long”,”Được Mùa” ca ngợi vựa lúa quê hương và “Trần Hưng Đạo”, vị anh hùng dân tộc.

Phải nói là nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu khát khao được làm việc, với tuổi đời bảy mươi, ông vẫn c̣n giữ được một sức khỏe của thời trai trẻ nhờ luyện tập, để chờ một cơ hội cho ông trở lại với một công tŕnh tượng đài- Thu nhấn mạnh- tượng đài, chứ không phải là một tác phẩm điêu khắc. Nhưng, trời có chiều ḷng người không trong khi tuổi đời chồng chất, ngày tháng vẫn trôi đi.

Giữa một nước Mỹ lạnh lùng, thế sự đổi thay, với một mơ ước chưa đạt, chưa bao giờ như hôm nay tôi thấy Nguyễn Thanh Thu cô đơn và phiền muộn đến thế ! Đến nay, mỗi ngày sức lực của Nguyễn Thanh Thu mỗi ṃn mỏi, nhất là với một sự sống cô đơn, không gia đ́nh, không thân thuộc. Rồi đây khi trái gió trở trời biết cậy nhờ  ai.

Nguồn tin Nguyễn Thanh Thu về lại Việt Nam giải thích sự vắng mặt của ông trong những ngày gần đây, và chúng tôi không hề ngạc nhiên trước quyết định này khi biết rơ hoàn cảnh và tuổi tác của ông.

Nguyễn Thanh Thu ở tù hai lần, một sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau đó v́ tội vượt biên. Ở trong tù, Nguyễn Thanh Thu là người tù hiên ngang, nhẫn nhục chịu giam trong cái nhà tù nhỏ bằng sắt tới sáu năm, v́ làm tượng bác Hồ mà chỉ giống có bộ râu, c̣n mặt th́ mặt ông Thiệu. Cai tù không biết, nhưng “ăng ten” biết.

Mơ ước của Nguyễn Thanh Thu là một ngày nào được dựng lại bức tượng Tiếc Thương trên mảnh đất quê hương, nơi bạn bè ông đă nằm xuống, nhưng chính ông cũng đă nói -”Tôi không thương tiếc, nó là nỗi vinh nhục của đất nước, là con dân phải chịu. Rồi nó sẽ được tái tạo một ngày nào đó”- Thu ngậm ngùi- ... ”mà ngày đó chắc là ḿnh không c̣n nữa!”

Tôi không tin rằng bức tượng Tiếc Thương sẽ được dựng lại, bất cứ ở đâu trên đất nước khi chế độ Cộng Sản c̣n ở đấy, hơn ai hết, chính Nguyễn Thanh Thu phải biết điều ấy.

Nguyễn Thanh Thu đă trở lại Việt Nam. Trong suốt mười lăm năm nay, hải ngoại đă không nuôi nỗi tài năng của người nghệ sĩ này. Mười lăm năm nay, ước vọng th́ đă tàn phai mà tháng ngày, tuổi tác đâu có chờ đợi ai. Thôi, cuối cùng anh đă về để cho hải ngoại khỏi mang tiếng. Tài hoa như thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên cuối cùng chết trong chiếc xe hơi đậu nơi sân chùa, c̣n ông, điêu khắc gia lừng danh của miền Nam, tôi không muốn nghe tin ông mất trong cái nhà để xe của ai đó, mà mấy ngày sau người ta mới phát giác ra.

Dù “Tiếc Thương” đă trở thành tro bụi, thực tế nó đă sống măi trong ḷng người dân miền Nam, nhất là với chúng tôi, những người lính già bỏ nửa chừng cuộc chiến.

HUY PHƯƠNG