BIỆT ĐOÀN VĂN NGHỆ

 

 

Băng Đ́nh

 

Ngày trước, những năm Tiểu Học, Trung Học quả thật tôi không có khả năng tiêu thụ chữ nghĩa. Bù lại, đàn địch, hát ca, thi phú th́ thạo lắm. Nhiều lúc nghe lỏm bố than thở với mẹ.

-Ngữ ấy rồi chẳng nên cơm cháo ǵ đâu.

Tuy nhiên, ông trời vẫn hào phóng ban cho tôi chút mẽ ngoài. Mỗi khi lên khung, đầu chát brillantine bóng nhẫy như chảo mỡ. Bố lại lắc đầu đay nghiến.

-Đúng là quân tốt mă rẻ cùi.

 

Rẻ cùi là loại chim có bộ lông đẹp nhưng chẳng giúp ích được ǵ, kể cả làm món nhắm rượu. V́ thế bị rẻ rúng, rẻ cùi tốt mă dài đuôi!

 

Ai ngờ chính nhờ những cái bố chê, sau này nhập ngũ tôi lại được phục vụ tại Nha Chiến Tranh Tâm Lư. Được mang chữ thọ tổ nái trước ngực. Bấy giờ khoảng đầu thập niên 60. Vị Giám Đốc ngành này là Trung Tá Nguyễn Văn Châu, nhân vật rất nặng kư. Không phải thứ nặng kư tính theo kiểu 5 kư người, 10 kư … kia. Nói cách khác, ông rất có poa (poids) với chế độ mặt nổi cũng như mặt ch́m.

 

Làm việc tại Nha ít lâu, tôi được điều động qua Tiểu Đoàn Chiến Tranh Tâm Lư, hậu thân của Đại Đội Vơ Trang Tuyên Truyền và tiền thân của các Tiểu Đoàn Chiến Tranh Chính Trị sau này. (Sau 1-11-63, có tới 5 Tiểu Đoàn). Ban đầu Bộ Chỉ Huy đồn trú tại một khu vực nằm trong ṿng đai Nha, sát đầu cầu Thị Nghè. Ra vào phải đi nhờ cổng chính. Cả đến phù hiệu cũng mang h́nh lục lăng với ngọn lửa hồng trên nền xanh da trời của Nha. Tóm lại, Tiểu Đoàn bị coi như một thứ phụ lực quân, điếu đóm…

 

Tiểu Đoàn gồm 6 Đại Đội CTTL tăng phái cho 4 Vùng Chiến Thuât. Đại Đội 6 đặt dưới quyền xử dụng của Biệt Khu Thủ Đô, đồn trú tại Doanh Trại Lê Văn Duyệt. Đại Đội này do Trung Úy Phạm Huấn làm Đại Đội Trưởng (Cựu Thiếu Tá Huấn đă măn phần ngày 21-10-05 tại San Jose). Tại Tiểu Đoàn Bộ có Đại Đội Chỉ Huy do Đại Úy Nguyễn Quang Toản, hỗn danh Toản cổ rụt, Đại Đội Trưởng .Trung Úy Lê Văn Út, Quân Xa. Trung Úy Nguyễn Tài Lương, Tài Ngân. Thiếu Úy Nguyễn Xuân Hoan, Tế Mục Vụ. Thiếu Úy Mai Văn Mùi, Ban 1. Thiếu Úy Nguyễn Văn Chỉnh, Ban 3. Thiếu Úy Nguyễn Văn Can, Sĩ Quan Truyền Tin. Đại Đôi 5 CTTL do Trung Úy Nguyễn Văn Tuấn chỉ huy, tổng trừ bị. Đại Đội Công Tác Đặc biệt, do Trung Úy Tôn Thất Đàm chỉ huy và Trung Úy Vũ Mạnh Hùng phụ tá.  Đại Đội Văn Nghệ, tiền thân của Biệt Đoàn Văn Nghệ, Hoa T́nh Thương sau này, do Trung Úy Trần Quang Trường, tay vĩ cầm có hạng của Hà Nội năm xưa, Đại Đội Trưởng với Đại Đội Phó, Thiếu Úy Vũ Băng Đ́nh. Sau binh biến 11-11-60. Trung Úy Trường qua Không Quân, Thiếu Úy Đ́nh, quyền Đại Đội Trưởng ít lâu rồi coi Ban 4. Đại Đội Văn Nghệ được bàn giao cho Đại Úy Phạm Hậu (Nhất Tuấn) và Thiếu Úy Đặng Trí Hoàn (Hà Huyền Chi). Nhất Tuấn, Hà Huyền Chi và Băng Đ́nh cho đến nay vẫn có thơ xuất hiện trên một số báo chí hải ngoại.

 

Đai Đội Văn Nghệ là khuôn mặt nổi của Tiểu Đoàn CTTL. Về không gian, Gánh Hát Quân Đội này đă vươn tới nước láng giềng Ai Lao vào dịp Hội Chợ Thát Luông. Ca nhạc sĩ Duy Khánh đă sáng tác một ca khúc khá thành công trên đất nước bạn. Song đáng kể nhất, là một chuyến xuất dương đúng nghĩa. Trong khuôn khổ Đồng Minh Vận, Đại Bàng đă cử Trung Úy Trần Quang Trường mang Đoàn Ca Nghệ Sĩ Quân Đội VNCH mang chuông đi đấm tại Phi Luật Tân. Đoàn đă gặt hái nhiều thành công rực rỡ từ Thủ Đô Manila tới các thị trấn xa xôi của nước bạn thân thiết này…

 

Phụ trách Nghiên Cứu Kế Hoạch, An Ninh T́nh Báo c̣n có một số Sĩ Quan ưu tú như các Trung Úy Nguyễn Quỳnh, Đinh Công Chất và Thiếu Úy Nguyễn Thanh Phong (năm 1975, vào phút chót của cuộc chiến, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Phong, Tham Mưu Phó CTCT Tiểu Khu Kiến Ḥa đă anh dũng hy sinh).

 

Đại Đội Văn Nghệ là nơi góp mặt khá nhiều tài danh. Thời gian quá xa khiến người viết không nhớ hết. Nữ nghệ sĩ gồm Thúy Liễu, Lệ Sửu, Minh Hoan, Minh Tuyết, Tuyết Hằng…Ca sĩ gạo cội Anh Ngọc, Hoài Trung. Các kịch sĩ Hoàng Hải, Hoàng Năm, Vũ Huyến, Vân Sơn, Tuấn Đăng… Các nhạc sĩ Anh Bằng, Lữ Liên, Phạm Nghệ…và c̣n một số anh chị em ca nghệ sĩ cổ nhạc…Ban AVT   sáng kiến của Đại Đội này. Ngoài số văn nghệ sĩ cơ hữu, khi cần Đại Đội có thể mời ca sĩ ngoài như Thái Thanh, Thanh Thúy,  Lệ Thanh … tham dự chương tŕnh, hưởng cát xê hào hiệp của Quân Đội.

 

 C̣n nhớ chăng ai, những đêm huyền hoặc đưa đón nhau trên chiếc Peugeot NBI 579.

 Hẻm Cao Thắng Liêu Trai, hẻm Phan Đ́nh Phùng đài các, theo chồng bỏ cuộc…

 

 Đại Đội Văn Nghệ cũng phụ trách  Chương Tŕnh Tiếng Nói Tiểu Đoàn phát thanh trên Đài Sài G̣n và Tiếng Nói Quân Đội hàng tuần.

 

Xin mở một dấu ngoặc, Chiến Tranh Tâm Lư rồi Chiến Tranh Chính Trị sau này lạm phát tới nhiều ngàn nhân viên gồm Binh tới Tướng. Mồm loa mép giải tới ngày xập tiệm chỉ có một ḿnh ca sĩ nhân viên dân chính Vân Sơn (chữ V trong ban AVT) mượn nước sông Thị Nghè rửa nhục mất nước. Vân Sơn rất đa tài. Chỉ riêng mục đơn ca Mexico, tới chữ “xi” giọng soprano xứ Huế ấy có thể ngân dài mấy phút rộn ră pháo tayAi dám nói xướng ca vô loại. Hăy nh́n lên Bàn Thờ Tổ Quốc thời đại. Cùng với bao nhiêu anh hùng liệt nữ, hiển hiện thật rơ nét Trần Chánh Thành, Vân Sơn, Ngũ Hổ Tướng Nam, Phú, Hưng, Hai, Vỹ cùng nhị vị Đai Tá Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Thế Thông và Thi Sĩ Trung Tá Mạc Ly Châu…

Ngành này cũng có một vị Tá dùng sợi giây oan nghiệt treo nỗi dại dột của bản thân sau khi được ra trại. Ông đă khoác áo “ăng toan” bán anh em trong tù. Và không chịu nổi sự khinh khi của vợ con. Ghét nhau may ra c̣n chịu được, khinh nhau quả là khó sống chung.

 

Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tiểu Đoàn  trải qua hai đời Tiểu Đoàn Trưởng (không kể các vị tiền nhiệm Vơ Trang Tuyên Truyền). Thứ nhất là Đại Úy NTC. Kế tiếp là Đại Úy NQT mà chúng tôi đặt cho danh hiệu Đại Bàng.

 

Nhận Đơn Vị được đúng một tuần lễ, Đại Bàng phải thi hành lệnh dọn ổ, trả chỗ cho Sở C, sau này là Ṭa Soạn Nhật Báo Tiền Tuyến. Địa điểm mới khá rộng răi, thông thoáng với một vài kiến trúc có sẵn, bỏ không, trước kia là kho đạn của Pháp. Ranh giới phía bắc, đường Phan Đ́nh Phùng, Phía nam, Nha CTTL. Phía Tây, Nha An Ninh Quân Đội. Phía đông, sông Thị Nghè. Đây chính là thời điểm giúp Đại Bàng, áp dụng những kinh nghiệm rút được trong thời gian làm Sĩ Quan Cán Bộ các Quân Trường Đà Lạt, Thủ Đức.

 

Là một Binh Đoàn tự trị, doanh trại được mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cổng chính mở ra  mặt đường Phan Đ́nh Phùng, lập đồn canh vọng gác 24/24 kiểm soát ra vào. Khoảng đất trống sửa sang thành vũ đ́nh trường, chính giữa c̣n một trạm biến điện đựơc cải sửa thành kỳ đài và bia tưởng niệm. Tại đây danh tính các quân nhân và nhân viên dân chính hy sinh đều được ghi khắc. Quanh đài có luống hoa, giới hạn bởi các trụ thấp, gắn đèn chiếu, được nối kết bằng những đoạn xích sắt sơn trắng càng tăng vẻ tôn nghiêm. Nhất là vào những dịp lễ lạc, Đại Bàng c̣n ngoại giao mượn được hai cỗ Chiến Xa nghinh vệ.

 

Nhằm phân biệt với các quân nhân ṭng sự tai Nha, Đại Bàng cũng xin được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận phù hiệu riêng. H́nh Tam Giác với ngọn Lửa Hồng trên nền Đen, Trắng, Xám tượng trưng cho ba h́nh thức hoạt động của ngành CTTL. Nhờ sáng kiến này, do phù hiệu phân biệt, hết c̣n cảnh tượng lính Tiểu Đoàn lỉnh sang Nha ngồi lê đôi mách, kiểu gossiping điều  Đại Bàng  không ưa. Nên nhớ, bao quanh Trung Tá Châu là một đám thày dùi chuyên nghiệp, bới lông t́m vết.

 

Trở lên chỉ là những thành quả về mặt h́nh thức. Nhằm phong phú thêm về nội dung, cho một đơn vị được coi là đàn ca hát xướng. Mở đầu là Tuần Lễ Chạy, từ Đại Bàng tới chú Tân Binh. Xuống xe từ cổng lao vào nhiệm sở. Chạy từ pḥng nọ tới ban kia. Chạy, chạy kiểu huấn nhục của một Trung Tâm Huấn Luyện. Đồng thời, quân nhân các cấp được ôn tập về cơ bản thao diễn, chào kính, cũng như bắt buộc mọi người phải thuộc lời Quốc Ca. Mặt khác, nh́n quân phục biết tư cách. Mọi quân nhân tóc tai phải ngắn gọn, quân phục phải đúng quy định với phù hiệu, bảng tên…Ngoài ra, hàng tuần các Sĩ Quan thuộc Bộ Chỉ Huy phải luân phiên phụ trách những đề tài học tập chính trị và tố Cộng.

 

So với trước, đơn vị quả có tiến bộ nhiều mặt. Khởi đi từ những thành quả đó, Tiểu Đoàn đương đầu hữu hiệu và thắng lợi trước Binh Biến 11-11-60.

 

Một điểm son được ghi nhận, ngay buổi sáng hôm đó quân số hiện diện 100%. Một vài quân nhân đang nghỉ phép cũng t́m mọi cách tŕnh diện. Lệnh cấm quân được áp dụng. Quân nhân cơ hữu được phiên chế thành 2 Đại Đội tác chiến, do Thiếu Úy Nguyễn Văn Chỉnh và Thiếu Úy Vũ Băng Đ́nh, hai Đại Đội Trưởng  vừa từ Sư Đoàn 4 Dă Chiến (tiền thân của SĐ 7 BB) thuyên chuyển về. Điều rất cảm động là có những sĩ quan đàn anh làm công tác văn pḥng như Trung Úy Nguyễn Tài Lương, Trung Úy Nguyễn Văn Tuấn … cũng t́nh nguyện đặt ḿnh dưới sự chỉ huy của hai sĩ quan đàn em. Đại Đội Nguyễn Văn Chỉnh, trừ bị, bảo vệ Doanh Trại và Bộ Chỉ Huy. Đại Đội Vũ Băng Đ́nh tiến từ cuối đường Phan Đ́nh Phùng phối hợp với Tiểu Đoàn 3/12 của Đại Úy Nguyễn Tri Phương (Trung Đoàn 12 Bộ Binh thuộc SĐ 4 Dă Chiến của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ từ Bà Rịa về cứu giá) tiến dọc theo đường Nguyễn Bỉnh Khiêm từ đầu xa lộ. Cả hai mũi dùi cùng hướng về Đài Phát Thanh đang bị lực lượng tạo phản chiếm đóng. Từ mức xung phong, dưới hỏa lực yểm trợ của quân bạn. Thiếu Úy Đ́nh bên phải có Thượng Sĩ Lưu Duyên tức kịch sĩ Hoàng Hải, bên trái có Thượng Sĩ Trần Văn Tại tức kịch sĩ Hoàng Năm, phía sau là nhà văn , kịch tác gia Phạm Lê Phan, tài tử điện ảnh Đỗ Lệnh Trường (Vua Ba Gai trong bộ phim Bẩy Điều Giáo Lệnh), Thượng Sĩ Bùi Quang Chất, thường vụ. Tất cả cùng  xốc tới. Đại Bàng cưỡi jeep bỏ mui, trí 2 trung liên nhả đạn qua đầu yểm trợ nhóm xung kích… Thiếu Úy Mũ Đỏ, thi sĩ Thế Hoài Trần Hoài Châu vui vẻ bàn giao. Rất may, máu hai bên không phí một giọt.

 

Trong không khí khét mùi thuốc súng, Đại Bàng dơng dạc ứng khẩu một bài ngắn nhằm trấn an đồng bào. Với câu kết luận c̣n vấn vương măi sau gần nửa thế kỷ:

 

Chiến công này TĐCTTL chúng tôi xin kính dâng Tổng Thống!

 

Từ đấy, chúng tôi không c̣n bị người ta trông xuống như một cầm ca, đú đớn, trốn lính dưới mỹ từ Chiến Tranh Tâm Lư!

 

Đặc biệt, sau chiến công này Đại Bàng xin nhường phần thăng cấp cho đơn vị bạn, Tiểu Đoàn 3/12. Và chỉ nhận Bằng Tuyên Dương Đơn Vị, Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng cho Hiệu Kỳ Tiểu Đoàn cùng 5 Anh Dũng Bội Tinh khác cho các thuộc hạ hữu công, trong đó có 2 Đại Đội Trưởng.

 

Tôi mang ơn tri ngộ của Đại Bàng, tới nay, 2005, đă 45 năm, vẫn chỉ thấy vẻ đẹp của loài chim lướt gió đo trời. Khuyết điểm, ai chẳng có. Nếu không ḿnh đă chẳng thành vong quốc nô! Hơn một lần Đại Bàng nhận ḿnh đíu phải thày tu. Sinh quán Hà Nội, có lỡ bay bướm th́ cũng là nết đất. Lại thường chơi sát ván đá bát.

 

…Số là có một người viết nhạc gốc Hạ Sĩ Quan, nhờ Đại Bàng  xin cho cái ghế Trưởng Pḥng.  Pḥng này chuyên trị sắp xếp cho ca sĩ hát ca. Trưởng Pḥng luôn luôn cổ cồn cà vạt.

Ca sĩ hạng B, nghệ danh là N2, t́nh duyên dang dở, con cái đùm đề. Gơ cửa vào giữa lúc Xếp đang bốc với mấy em đang lên kiểu Liêu Trai, Để Tang Thời Đại…

- Xin anh cho em hát… Em cũng có gặp anh T..Anh T bảo cứ đến gặp anh…

Xếp bèn đập bàn tác sắc.

- T là ai? Mà dù có là ai th́ T là T, tôi là tôi. Tôi đâu phải nhân viên của T. Nhớ rằng tôi chưa cho phép cô vào pḥng, lúc tôi đang tiếp khách…

 

Đại Bàng chỉ phản ứng bằng cách nhờ người quen mời ông Trưởng Pḥng rời ghế và gái. Thuyên chuyển tới một tiền đồn cao nguyên. Áo treillis không có chỗ thắt cà vạt đỏ. Nếu không có màn, ông Bộ Trưởng Công Dân Vụ (bạn học nối khố của bào huynh) tới tận văn pḥng Tiểu Đoàn Trưởng.

- Anh xin chú chín bỏ làm mười, nó là hàng em cháu của chị. Thôi cho nó về Bộ anh để anh rèn cặp…

 

Sau vụ 11-11, Thiếu Tá Nguyễn Quốc Tuấn, Tư Lệnh Phó Nhẩy Dù, bạn thân cùng du học Mỹ Khóa Bộ Binh Cao Cấp năm 1955-56, bôn đào, bỏ lại mẹ và vợ con. Đại Bàng cưu mang bằng cách tuyển vợ bạn vào làm nhân viên dân chính. Sự việc đó được báo cáo lên ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu.

 

Nội vụ giao cho Giám Đốc An Ninh Quân Đội Đỗ Mậu.

- Tŕnh Đại Tá, thứ nhất,  tôi không tiếp tay phản loạn Thứ hai, tôi không phải là luật sư bào chữa cho Thiếu Tá Tuấn. Việc điều tra Thiếu Tá Tuấn là của An Ninh Quân Đội. Tôi tuyển dụng bà Tuấn, hoàn toàn chỉ v́ t́nh bạn và tôi chỉ làm công việc b́nh thường của một con người. Nếu ở vào hoàn cảnh Thiếu Tá Tuấn tôi cũng cầu mong có bạn bè giúp đỡ vợ con tôi như thế.

 

Ca sĩ Hoài Trung, nhân viên dân chính, vợ đau, hoàn cảnh khó khăn. Đại Bàng đă xin Tổng Y Viện Cộng Ḥa cho đặc cách nhập viện.

 

Mang Anh Ngọc từ một đơn vị Bộ Binh về CTTL. Khi người ca sĩ này nhận một ngân phiếu, song gặp khó khăn về thủ tục. Đại Bàng lại gơ cửa Nha Hành Ngân Kế. Nội trong tuần ca sĩ bắt bạc tại Ngân Khố.

 

 Cứ thế Đại Bàng làm việc và dong chơi tận t́nh. Một bạn tri kỷ bỏ nhỏ.

-         Coi chừng, Điểm xuống đấy.

-         Tao có Điểm  bao giờ mà lên với xuống

-         Nhắc mày về chuyện ghế.

-         có thơ rằng : “Chẳng phải sư cũng đếch phải cha”.

 

Rồi chuyện phải đến cũng đến. Biết ḿnh bị dèm pha, nhất là đám thày dùi ton hót, rồi chính Trung Tá Châu cũng bắt đầu đố kỵ. Đại Bàng xin du học Mỹ. Về nước, xin ra khỏi ngành Con Tôm Con Tép. Nắm Tiểu Đoàn Bộ Binh, tung hoành khắp Miền Tây với hai ba cái lênh đênh, dăm bẩy cái gập ghềnh, vài ba chục cái b́ bơm…Duy người hại th́ no star where!

 

Chia tay nhau cuối năm 1961, Đại Bàng nhắc nhở.

-         Ḿnh chọn nghiệp lính th́ nên kiếm đường học hỏi cho rành nghề vơ. Chú có chất văn gừng văn nghệ, cũng nên kiếm một khóa học chuyên môn mà tiến thân. Chẳng ai giúp ḿnh ngoài chính ḿnh.

 

Năm 1967, tôi được học bổng Truyền H́nh Điện Ảnh. Du học về, ra khỏi ngành Chính Chiến, lo điều hành Truyền Thông trên lănh vực chuyên môn. Đại Bàng nhắn tôi, lỡ có áo gấm th́ vợ chồng đóng cửa, ngắm nghía trong nhà, ra đường chúng thêm ghét!

 

Mùng 2-7-05, Đại Bàng đón tôi tại Phúc Lộc Thọ, Quận Cam, trước khi tôi tới Báo Quán Người Việt dư Hội Ngộ Truyền Thông 2005, sau 30 năm tan hàng. Quá khứ hiện về. Bao nhiêu kẻ khuất người c̣n… Thời đánh giặc ở Miền Tây, gặp Trần Văn Giai (Cựu ĐĐT CTTL không quên Xếp cũ). Trên cơi lưu vong gặp Mai Văn Mùi chào hỏi, xa nhau lâu quá, chỉ cười lạt qua chuông. Lúc nhớ ra th́ cố nhân đă biến mất vào ḍng người. Này anh Giai , anh Mùi. Xin cho Đại Bàng gửi lời thăm và hẹn ngày hội ngộ…

Bên cầu biên giới (sống chết) của tuổi đời ngoài 70.

 

Mộng (không c̣n) về đêm đêm khát (những) vừng trán ngây thơ!

 

Thày tṛ tôi tôn vinh một vị anh hùng bất ngờ, VÂN SƠN  của chúng tôi , của Tiểu Đoàn Chiến Tranh Tâm Lư thủa nào.

 

Kịp tin buồn 21-10-05, qua viễn liên, chúng tôi lại ngậm ngùi nhớ về Đại Đội Trưởng Đại Đội 6 CTTL, Trung Úy Phạm Huấn của đơn vị không c̣n nữa của chúng tôi.

Sao anh em ta đi sớm vậy!!!

 

Băng Đ́nh

(Theo Trầm Tư Những Đại Bàng Gẫy Cánh)