Dự Án

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Tại Canada

 

Bối cảnh

  Trước năm 1975, cộng đồng người Việt tại Canada có vào khoảng trên dưới 1 000 người, đa số là các sinh viên miền Nam du học trong Chương Tŕnh Colombo của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà hay du học tự túc, và thân nhân của họ.  Những người này phần lớn ở các thành phố như: Montréal, Toronto , Quebec City, Sherbrooke , và Moncton .  Sau khi Việt Nam Cộng Hoà thất thủ vào ngày 30 tháng 4, 1975, hàng ngàn người phải bỏ nước ra đi t́m tự do, không chấp nhận chế độ độc tài Cộng Sản, trong đó có một số người được nhận vào Canada .

  Làn sóng người Việt tị nạn đầu tiên tới Canada, trong khoảng từ năm 1975 tới năm 1978, đặt nền tảng đầu tiên cho cộng đồng người Việt tại các thành phố đă có sẵn một số người Việt kể trên, và lan ra các thành phố khác như: Vancouver, Calgary, Edmonton, Saskatoon, Regina, Winnipeg, London, v.v.

  Làn sóng tị nạn thứ hai khởi đầu với tầu Hải Hồng chở 4 000 người tị nạn lênh đênh trên biển khơi suốt 4 tháng vào năm 1978, không được nuớc nào cho cập bến, cuối cùng được chính phủ Hồng Kông cho phép nhập cảnh.  Sau chuyến tàu này, hàng trăm ngàn người t́m đủ mọi cách để vượt biên t́m tự do, bằng đường biển qua Thái Lan, Mă Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, hay bằng đường bộ qua Cam Bốt, bất chấp mọi hiểm nguy như phong ba, băo táp, hải tặc, đói, khát.  Đây là làn sóng tị nạn thứ hai, kéo dài từ năm 1978 tới năm 1986, khi một số quốc gia vùng Đông Nam Á bắt đầu đóng cửa các trại tị nạn, khiến Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiêp Quốc phải can thiệp qua một chương tŕnh gọi là Comprehensive Plan of  Action (CPA), theo đó người vượt biên không c̣n được mặc nhiên coi là tị nạn như trước, mà phải quamột chương tŕnh thanh lọc để thẩm định tư cách tị nạn. 

  Sau hai làn sóng tị nạn kể trên, tuy số người tị nạn được nhận vào Canada có phần giảm bớt so với những năm trước, người Việt tiếp tục được nhận vào Canada qua chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh.  Do đó, nhân số trong cộng đồng người Việt tại Canada gia tăng không ngừng, từ 94 000 vào năm 1991, tới 137 000 năm 1996, 151 000 năm 2001, và 170 000 năm 2005.       

Chương tŕnh định cư người Việt tị nạn tại Canada

  Trong đợt đầu của làn sóng tị nạn, tất cả người Việt tị nạn được nhận vào Canada đều qua chương tŕnh bảo trợ của chính phủ.  Vào năm 1977, bộ luật di trú được cải tổ, theo đó các nhóm tư nhân từ 5 người trở lên, gồm các thường trú dân hoặc công dân Canada có lợi tức hoặc nghề nghiệp vững chắn có thể bảo trợ người tị nạn. 

  Vào đầu năm 1979, khi h́nh ảnh những chiếc tàu tị nạn bị quân đội, cảnh sát của các quốc gia ở Đông Nam Á đẩy ra ngoài khơi, hoăc tin người Việt tị nạn bị hải tặc hăm hiếp, thảm sát, hoặc chết đói, chết khát trên biển cả xuất hiện hầu như hàng ngày trên đài truyền h́nh hoặc trên các báo chí, dân chúng Canada rất xúc động và đều muốn có một biện pháp để cứu vớt những người tị nạn xấu số đó.  Trong bối cảnh này, vào ngày 27 tháng 6, 1979, bà Marion Dewar, lúc đó là Đô Trưởng thành phố Ottawa, triệu tập một phiên họp của các tổ chức từ thiện, các hội đoàn sắc tộc, trong đó có cộng đồng người Việt tại Ottawa, để t́m cách cứu giúp ngưới Việt tị nạn.  V́ lúc đó chính phủ Canada dự định nhận 8 000 người tị nạn cho toàn năm 1979, bà Dewar đề nghị dân chúng Ottawa - - một thành phố với nhân số ở tầm mức trung b́nh tại Canada - - nhận một nửa số đó, tức là 4 000 người qua chương tŕnh tư nhân bảo trợ, để thúc dục chính phủ Canada và các thành phố khác nhận thêm người tị nạn.  Đó là lư do tại sao ChươngTŕnh 4000 (Project 4000) được ra đời.  Kết quả, chỉ hơn một tuần lễ sau khi Chương Tŕnh 4000 được phát động trong một buổi mít tinh có 3 000 người tham dự vào ngày 12 tháng 7, 1979 tại Ottawa Civic Centre, chính phủ Canada tuyên bố sẽ tăng số người tị nạn được nhận vào Canada trong năm 1979 lên 50 000 người. 

  Sau khi thành phố Ottawa khởi xướng Chương Tŕnh 4000, các thành phố khác tại Canada đều phát động phong trào bảo trợ người Việt tị nạn, trong đó đáng kể nhất là chương tŕnh Operation Life Line do Giáo Sư Howard Adelman thành lập ở Toronto,  chương tŕnh bảo trợ của nhóm Mennonite ở Winnipeg, và các nhóm bảo trợ của giáo hội Thiên Chúa Giáo và Giáo Hội Tin Lành tại Canada.

  Chương Tŕnh 4000 ở Ottawa làm việc từ năm 1979 tới năm 1983, và bảo trợ được 3500 người.  Song song với nỗ lực này, cộng đồng người Việt ở khắp nơi, kể cả Ottawa , tự động đứng ra thành lập các nhóm bảo trợ.  Sau đó, với sự h́nh thành của Liên Hội Người Việt Canada, năm 1988 Liên Hội thành lập Ủy Ban Phối Hợp Bảo Trợ NgườiViệt Tị Nạn Canada và kư một hợp đồng chủ (master agreement) với Bộ Di Trú Canada để giúp các hội thành viên trong công tác này.  Trong khoảng 5 năm làm việc với sự cộng tác của Ủy Ban Cứu Ngưới Vượt Biển Hoa Kỳ (Boat People SOS Committee, U.S.A.) tại tiểu bang Virginia, và Ủy Ban Cứu Ngưới Vượt Biển Canada (Boat People SOS, Canada) tại Montréal, từ năm 1988 cho tới khi Ủy Ban chấm dứt hoạt động vào năm 1993, khoảng 1 000 người tị nạn đă được cộng đồng người Việt tại Canada bảo trợ.  

Động lực

  Năm 2004, Liên Hội Người Việt Canada tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Chương Tŕnh 4000 tại Ottawa với một cuộc triển lăm với chủ đề Tự do: tặng phẩm vô giá và một bữa dạ tiệc tại Trung Tâm Giải Trí Plant Recreation Centre.  Cuộc triển lăm này được các cơ quan truyền thông ở Canada đặc biệt chú ư và loan tải rộng răi, và đă gây được một phản ứng rất xúc động trong dân chúng Canada .  Do đó, Liên Hội đă quyết định gia hạn cuộc triển lăm từ 10 ngày dự định lúc ban đầu lên tới 5 tuần lễ, và luân chuyển tới các thành phố Toronto Vancouver .  Ngoài ra, cuộc triển lăm này cũng được các cơ quan truyền thông thế giới như các đài phát thanh RFA ở Hoa Thịnh Đốn, RFI tại Paris, và đài BBC Luân Đôn đề cập tới. 

  Trước các phản ứng mạnh mẽ nói trên, trong buổi họp ngày 20-11-2004 tại Ottawa, Liên Hội Người Việt Canada đă quyết định thành lập Dự Án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, và ủy thác cho Ban Chấp Hành Liên Hội nghiên cứu việc thực hiện dự án này.

  Ngày 17 tháng 12, 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt tại Canada, Liên Hội chính thức tuyên bố phát động Dự án Viện Bảo TàngThuyền Nhân, với dự định sẽ hoàn tất trong ṿng từ 3 năm tới 5 năm.

Mục đích

Mục đích chính của Dự án Viện Bảo TàngThuyền Nhân là để giúp các thế hệ người Việt mai sau, và dân chúng các quốc gia sở tại - - trong đó có Canada - - hiểu rơ lư do tại sao có phong trào người Việt tị nạn; cảm thông với nỗi thống khổ của các thế hệ vượt biên t́m tự do trước đây; ư thức được những thử thách, khó khăn trong quá tŕnh định cư của người Việt tị nạn; và tri ân tấm ḷng nhân đạo, hào hiệp của dân chúng các quốc gia thâu nhận người tị nạn; và hănh diện về các đóng góp của cộng đồng người Việt vào xứ sớ mới.

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân không những sẽ chỉ có các di tích lịch sử, mà c̣n là một Viện Bảo Tàng sống, một địa điểm để trưng bầy các đóng góp của cộng đồng người Việt vào xứ Canada, như các cuộc triển lăm tranh ảnh và tŕnh diễn văn nghệ.       

 Nhu cầu và thực tế

  Từ năm 1995, thành phố Ottawa đă có Đài Kỷ Niệm Việt Nam với bức tượng Mẹ bồng con  của Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung tại trung tâm thành phố, do đó, Viện Bảo TàngThuyền Nhân cần được đặt tại một địa điểm ở gần kề để cho hai công tŕnh này có thể bổ túc cho nhau.  Ngoài ra, v́ cộng đồng người Việt tại Canada c̣n quá non trẻ, và khả năng tài chánh c̣n hạn hẹp so với các cộng đồng khác, Viện Bảo TàngThuyền Nhân v́ vậy cũng sẽ là một công tŕnh xây cất có tính cách khiêm tốn, với chi phí dự trù là 2 triệu Gia kim cho một diện tích thực dụng khoảng 5 ngàn bộ vuông.  Một mặt khác, để có một nguồn tài chánh lâu dài cho ngân qũy bảo tŕ và điều hành, cũng cần dành một phần của toà nhà Viện Bảo Tàng để cho thuê, sinh lợi cho công việc này. 

Chương tŕnh thực hiện

Dự án Viện BảoTàngThuyền Nhân là một dự án có tính cách quan trọng cho cộng đồng người Việt, không những ở Canada mà c̣n ở các nuớc khác nữa, do đó cần một kế hoạch quy mô để thực hiện.  Khoảng thời gian từ 3 năm tới 5 năm dành cho dự án này có thể chia thành các giai đoạn như sau:

Nếu chương tŕnh gây qũy được đồng bào khắp nơi hưởng ứng rộng răi, dự án này có thể hoàn tất vào năm 2008.  Tuy nhiên, để dự pḥng những trở ngại có thể xẩy ra, cần tiên liệu thêm 2 năm nữa để giải quyết những khó khăn nếu có.

Kết luận

  Dự án Viện BảoTàng Thuyền Nhân là một mơ ước chung từ bao năm nay của hàng ngàn người trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, dù ra đi t́m tự do bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đều mang một hoài băo là giữ ngọn lửa thiêng của tự do, dân chủ, và nhân quyền cho các thế hệ mai sau.  Mơ ước này đă được khởi sự và sẽ trở thành sự thật nếu chúng ta đồng tâm, quyết chí, khắc phục mọi gian nan, trở ngại để thực hiện. 

  Viện Bảo TàngThuyền Nhân sẽ là một tặng phẩm vô giá của chúng ta cho các thế hệ mai sau, cũng như tự do là tặng phẩm vô giá mà các quốc gia trên thế giới đă giành cho người Việt tị nạn trước đây.    

  Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân

Ottawa , 8-1-2006   


Vietnamese Canadian Federation

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân 

 

Vietnamese       Boat People Museum Project

 

 
- Danh sách quư vị mạnh thường quân
- List of contributors

 

Khởi xướng / Initiator / Initiateur

- Liên Hội Người Việt Canada
- Vietnamese Canadian Federation
- Fédération vietnamienne du Canada

Mục đích / Purposes / Objectifs: 

- Để tŕnh bầy các dữ kiện lịch sử của cuộc di cư t́m tự do của người Việt tị nạn, trong đó phần lớn là thuyền nhân, và sự đón nhận của thế giới

- To present the historical facts of the quest for freedom of Vietnamese refugees, the majority of whom were the boat people, and their reception worldwide

- Présenter l'histoire de la quête de liberté des réfugiés vietnamiens, qui, pour la plupart, étaient des boat people, ainsi que l'accueil qui leur a été accordé dans le monde entier; 

- Để quảng bá các đóng góp của cộng đồng người Việt vào các quốc gia định cư / To showcase the contribution of the Vietnamese community to the resettlement countries / Mettre en valeur la contribution de la communauté vietnamienne dans les pays où elle s'est établie.

Điạ điểm / Location / Emplacement

- Ottawa, Ontario, Canada

Ngân qũy dự trù / Budget 

- Khoảng hai triệu Gia kim
- Approximately Cdn$2 million
- Environ 2 millions de dollars canadiens 

Dự định hoàn tất / Expected completion / Echéancier prévu

- 2008-2010

 

 
249 Rochester St., Ottawa , ON   K1R 7M9 , CANADA
Tel.: (613) 230-8282; Fax: (613) 230-8281;
E-mail: vietfederation@bellnet.ca

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam tại Canada
Đào Văn B́nh, Jan 13, 2007

Cali Today News - Khi cộng sản tràn vào Miền Nam lập tức lưới sắt được buông màn, rừng cờ đỏ phủ màu tang tóc, cường bạo lên ngôi thống trị, hận thù trở thành quốc sách, vét vơ tài sản trở thành hănh diện của kẻ chiến thắng, nhà tù nhiều hơn trường học, hằng triệu người bị lùa vào các trại cải tạo, vùng kinh tế mới giết chết đời dân đô thị, đánh tư sản để bần cùng hóa nhân dân…cho nên người dân đă kinh hoảng lao ra Biển Đông để t́m lẽ sống. Bằng những chiếc thuyền con mong manh, bằng những chiếc ghe bàu chạy đường sông, thậm chí bằng cả những chiếc canoe du lịch ven biển …với bao hiểm nguy chờ đón.. người ta lướt càn lên sóng nước …để mưu t́m Tự Do. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, chỉ nội đợt vượt biển thứ nh́ 1978-1982 đă có 700,000 người Việt bỏ xác trên bước đường đi t́m Tự Do. Lịch sử thế giới sau chuyến Exodus của người Do Thái cách đây 3200 năm lại chứng kiến một Exodus bi tráng thứ hai của người Việt bằng con đường quá hải và Boat People trở thành tên lừng danh thế kỷ. Thế nhưng Exodus thứ hai này lại là hiện thân của một thảm kịch nhân loại với bao chết chóc, hăi hùng cho nên Liên Hiệp Quốc đă phải lập diễn đàn khẩn cấp, các quốc gia Hoa Kỳ, Canda, Úc Châu, Pháp, Bắc Âu, Tân Tây Lan v.v.. đă mở rộng cửa từ bi để đón nhận hằng triệu người Việt khốn khổ.

Sau khi định cư vào xứ người, vật lộn với cuộc sống áo cơm, thích nghi với văn hóa mới, chỉ sau hơn một thập kỷ, do đức tính cần cù, nhẫn nại, thông minh cố hữu- người Việt đă thành công vượt bực - điển h́nh tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu. Sau khi cuộc sống đă ổn định, trong những lúc rảnh rỗi, người ta bắt đầu hồi ức lại chặng đường quá khứ và giật ḿnh khi thấy đứa con c̣n ẵm ngửa ngày nào trên bước đường vượt biển nay đă khôn lớn, do phải hội nhập và phấn đấu trong xă hội mới…đang có nguy cơ quên mất bản sắc dân tộc, quên những ngày tháng đau thương của cha mẹ nó. Chính v́ thế mà bao hồi kư, truyện ngắn, thơ, nhạc đă được viết ra để ghi lại biến cố lịch sử trọng đại này. Thế nhưng những tác phẩm văn chương, dù muốn dù không vẫn chỉ nằm trong thư viện, trong tủ sách gia đ́nh và nó chưa phải là một biểu tượng sống động, nguy nga được phơi bày ngay cho công chúng biết. Do đó ư tuởng tạo dựng một tượng đài thuyền nhân h́nh thành. Có thể nói đây là một ư tưởng can đảm, gian nan và đ̣i hỏi rất nhiều đóng góp. Thế nhưng Thành Phố Ottawa, Canada, với số lượng người Việt cư trú năm đó là 3000 người đă làm được chuyện phi thường là tạo dựng được một tượng đài tưởng niệm thuyền nhân sớm nhất tại hải ngoại. Vào ngày 30-4-1995 tôi đă được vinh dự tới đây tham dự lễ khánh thành bức tượng Nguời Mẹ Ôm Con Vượt Biên.

Có thể nói hôm đó là một ngày hội lớn của người Việt tại Canada. Các phái đoàn người Việt khắp nơi từ Hoa Kỳ cũng đổ về để chia vui trong ngày trọng đại. Đoàn diễn hành kéo dài cả cây số với hai ban nhạc kèn đồng của thành phố tháp tùng khởi hành từ trụ sở Liên Hội Canada nằm tại Đường Rochester để kéo tới ngă tư Sommerset & Preston – là nơi bức tượng Người Mẹ Ôm Con Vượt Biên đang chờ giờ khánh thành. Anh Lê Duy Cấn- một sinh viên du học trước năm 1975, Tiến Sĩ Kinh Tế, Phụ Tá Thứ Trưởng Khoa Học & Kỹ Thuật Canada, với sự hỗ trợ của Liên Hội Người Việt và tất cả các hội đoàn tại Canada đă hoàn tất kỳ công này. H́nh ảnh của buổi lễ khánh thành cảm động đó hôm nay vẫn sống động rộn ràng trong tôi – bởi tôi là một thuyền nhân. Thế rồi bẵng đi một thời gian, vào ngày 20-8-1998, nhân dịp viếng thăm Canada tôi đă được Đặng Văn Nghiêm ở Kingston lái xe đi Ottawa để thăm anh Lê Duy Cấn và nhất là được nh́n lại bức tượng Người Mẹ Ôm Con Vượt Biên. Lúc bấy giờ trời đă chớm thu, hàng phong bắt đầu rụng lá, trong ánh chiều chạng vạng, tôi, Đặng Văn Nghiệm, quư anh Lê Duy Cấn, Lê Quảng Trị và Lê Quốc Uy đă chia nhau nhặt những chiếc lá vàng rơi rụng dưới chân bức tượng và dọn dẹp sạch sẽ chung quanh mà…nước mắt cứ rưng rưng v́ nhớ lại chặng đường vượt biên gian khổ của hằng triệu người – trong đó có chính ḿnh.

Sau ngày đó tôi cứ tưởng Ottawa đă thỏa măn. Một đài tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đứng đó, sẽ tồn tại măi với thời gian- vừa là một di sản văn hóa của Canada vừa là chứng tích tội ác của cộng sản- mà tôi có nói đùa là “chừng nào nước Canada ch́m xuống đáy biển th́ bức tượng này mới bị dời đi” vậy th́ chúng ta c̣n mong muốn ǵ nữa ? Nhưng không, tham vọng của người Việt tại Canada không dừng lại nơi đây. Mới đây, qua Đặng Văn Nghiêm tôi được biết dự án thiết lập Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam (Vietnamese Boat People Museum) tại Canada đă và đang được Liên Hội Người Việt Canada tiến hành, cho nên trong chuyến viếng thăm Canada từ ngày 27-06 tới 1-8-2006 vợ chồng tôi đă nhờ Đặng Văn Nghiêm lái xe đi Ottawa để thăm anh Lê Duy Cấn để hỏi thêm chi tiết về dự án này. Chúng tôi và Đặng Văn Nghiêm gặp anh Lê Duy Cấn và anh Hoàng Song An (Liên Hội Cựu Quân Nhân) tại trụ sở Liên Hội Người Việt vào lúc 5:30PM ngày Chủ Nhật 30-7-2006. Chúng tôi được biết thêm một số chi tiết như sau: Đây là một dự án “ Để tŕnh bày dữ kiện lịch sử của cuộc di cư mưu t́m tự do của người Việt tỵ nạn trong đó phần lớn là thuyền nhân và sự đón nhận của thế giới, để quảng bá các đóng góp của cộng đồng người Việt tại các quốc gia định cư. ” bao gồm h́nh ảnh, kỷ vật, phim ảnh, sách báo, thơ, nhạc, truyện nói về thời kỳ thuyền nhân nằm trong một Viện Bảo Tàng toạ lạc trên đất công tại Ottawa. Đây là một kiến trúc khá đồ sộ, tráng lệ, h́nh cánh cung, với các góc cạnh kỷ hà, phần lớn bằng kính, bên trên là một cánh chim h́nh chữ V biểu tượng cho Việt Nam và Victory . Họa đồ do con trai của anh Lê Duy Cấn là Kiến Trúc Sư Lê Trường Sơn hiện ở Maryland vẽ kiểu tặng không và sau này khi thực hiện công tŕnh sẽ có kiến trúc sư Canada giám sát, dự trù khánh thành vào khoảng từ 2008-2010. Kinh phí 2 triệu Gia-kim mà tới ngày hôm nay mới chỉ thu được 50,000 Gia-kim. Sau khi chụp h́nh lưu niệm trước tấm hoạ đồ kiến trúc, tôi trao tặng anh Lê Duy Cấn ba cuốn Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển xuất bản năm 2004 để hy vọng sau này sách sẽ được trưng bày trong viện bảo tàng, tôi hứng khởi đọc một vài bài thơ trong trường thi này trong bầu không khí - tuy ít người nhưng vô cùng cảm động. Sau khi vợ chồng tôi và Đặng Văn Nghiêm mỗi người kư tặng dự án một số tiền nho nhỏ, chúng tôi được anh Lê Duy Cấn huớng dẫn ra thăm bức Tượng Người Mẹ Ôm Con Vượt Biên. Sau bao năm, bà mẹ vẫn c̣n đứng đó:

Em đứng ôm con bồng mưa nắng,
Sắt son dũng cảm đến Kỳ Cùng
(Cung Trầm Tưởng)


Anh Lê Duy Cấn cho biết nơi này đă trở thành thắng cảnh nổi tiếng của Thành Phố Ottawa. Cảnh trí chung quanh đă được trang trí đẹp mắt hơn. Đă có ghế ngồi cho bà con ta ra đây nghỉ trưa hoặc ngắm cảnh. Một ông bà người Canada tên Gordon và Sue v́ quá thương người Việt Nam nên đă đổi tên ḿnh thành Đức Anh và Mỹ Hạnh, cứ mỗi tuần đều tới đây t́nh nguyện làm cỏ và dọn dẹp sạch sẽ chung quanh tượng đài. Ông bà đă là biểu tượng của ḷng nhân ái, cảm thông của người Canada đối với người Việt Nam và cũng là biểu tượng chiến thắng của văn hoá và con người Việt Nam trên xứ lạ quê người. Tuy nhiên nh́n bức tượng Người Mẹ Ôm Con Vượt Biên, sau bao mưa nắng dăi dầu và tuyết phủ, mái tóc của bà vẫn không thay đổi nhưng…mái tóc của thế hệ người Vượt Biển đă nhuốm bạc. Thế hệ thuyền nhân của chúng ta đă đi vào lúc tuổi già bóng xế và sắp sửa qua đi ! Chúng ta phải làm ǵ đây khi cộng sản, với dă tâm đă và đang nỗ lực bôi xóa lịch sử, vẽ lại thân trạng của người tỵ nạn. Bức tường ghi dấu tích thuyền nhân tại Galang, Indonesia đă bị phá bỏ, văn hóa phẩm độc hại của cộng sản đang tràn ngập hải ngoại. Đă có những nỗ lực bảo tồn lịch sử ở Hoa Kỳ để đời đời con cháu chúng ta mai sau được biết “tại sao chúng ta có mặt ở đây ? ” như tượng đài thuyền nhân ở Los Angeles, tuyển tập Hành Tŕnh Biển Đông (Risking Death to Find Freedom) đồ sộ đă được dịch qua Anh, Pháp và Đức Ngữ. Nhưng chúng ta cần có thêm các Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở khắp nơi – điển h́nh như Ottawa. Và dĩ nhiên với dân số tỵ nạn nhỏ bé 7,000 người Ottawa khó chu toàn trách nhiệm nếu không có sự đáp ứng từ Hoa Kỳ, Úc Châu cùng khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần một tượng đài, một viện bảo tàng thuyền nhân được dựng lên- bất cứ ở nơi nào trên Thế Giới Tự Do th́ cộng sản không thể bôi xóa đi lịch sử. Thế hệ chúng ta dù có qua đi th́ chứng tích lịch sử c̣n đó. Con cháu chúng ta sẽ biết và chúng nó sẽ thay chúng ta dựng đài tưởng niệm thuyền nhân ở cửa biển Vũng Tàu hay cửa Sông Sài G̣n khi chế độ cộng sản xụp đổ. Đó là nghiă vụ cao cả của những người đă một lần đùa rỡn với cuộc tử sinh, lướt càn lên sóng nước để đi t́m Tự Do.

Chính v́ thấu cảm được ư nghĩa quan trọng của việc xây dựng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân mà ngày Chủ Nhật 28-1-07 tới đây vào lúc 5 giờ chiều, một số thân hữu ở San Jose sẽ đứng ra tổ chức một bữa Tiệc Gây Quỹ tại Nhà Hàng Grand Fortune Seafood 4100 Monterey Rd. San Jose, CA 95111. Anh Lê Duy Cấn sẽ từ Ottawa tới đây để tường tŕnh truớc quư vị việc thực hiện dự án này. Chỉ với 35 $ một phần ăn, đồng bào San Jose sẽ có dịp cùng với đồng bào Canada đóng góp phần ḿnh trong công tác thật cao đẹp và cũng là dịp để đồng hương San Jose - được mệnh danh là “Thủ Phủ Của T́nh Thương” chứng tỏ tấm ḷng hào hiệp của ḿnh đối với những vị khách ở phương xa. Muốn biết thêm chi tiết về dự án này quư vị có thể vào website: www.vietfederation@bellnet.ca ./.
Đào Văn B́nh


Dự án viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam

2007.01.31

Nhă Trân, phóng viên đài RFA

Hơn 30 năm đă qua kể từ khi gần 2 triệu người Việt rời quê hương, mà nửa số đó trong t́m đến những vùng đất tự do qua đường biển. Hàng trăm ngàn người đă vùi thây sâu trong ḷng đại dương sâu thẳm, hàng trăm ngàn người khác phải đánh đổi sự tự do bằng một giá đắt, vượt qua biển dữ, đói khát, hải tặc…

Sơ đồ dự án.Photo courtesy Viện bảo tàng thuyền nhân

Trong thời gian gần đây một dự án lập một viện bảo tàng thuyền nhân cho tập thể người Việt hải ngoại được khởi xướng để ghi dấu những hành tŕnh hỏa ngục đó. Nhă Trân phỏng vấn Tiến sĩ Lê Duy Cấn, Trưởng ban tổ chức dự án, thành viên Ban điều hành Liên hội Người Việt Canada, để tŕnh bày thêm chi tiết.

Nhă Trân: Tiến sĩ có thể cho hay phương án được đề ra từ khi nào, đề xướng bởi đoàn thể, tổ chức nào, và với mục đích ǵ?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Dự án do Liên hội Người Việt Canada khởi xướng vào tháng 12 năm 2005 với hai mục đích chính là tŕnh bày các dữ kiện lịch sử của cuộc di cư t́m tự do của người Việt tị nạn khắp nơi và nguyên nhân khiến người Việt phải bỏ nước ra đi, thêm vào đó, quảng bá các đóng góp của cộng đồng người Việt vào các quốc gia định cư.

Viện bảo tàng này được kể là của toàn thể cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi tuy được khởi xướng tại Canada, v́ hiện nay người Việt tị nạn có mặt ở 30 quốc gia trên thế giới.

Nhă Trân: Địa điểm viện bảo tàng đă được chọn chưa, và thiết kế hạ tầng đă được hoạch định?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Viện bảo tàng dự kiến được dựng ở Ottawa, thủ đô Canada, nơi một đài tưởng niệm thuyền nhân đă được lập từ năm 1995 để tưởng niệm những đồng bào đă bỏ ḿnh trên đường đi t́m tự do.

Dự án do Liên hội Người Việt Canada khởi xướng vào tháng 12 năm 2005 với hai mục đích chính là tŕnh bày các dữ kiện lịch sử của cuộc di cư t́m tự do của người Việt tị nạn khắp nơi và nguyên nhân khiến người Việt phải bỏ nước ra đi, thêm vào đó, quảng bá các đóng góp của cộng đồng người Việt vào các quốc gia định cư.

Tiến sĩ Lê duy Cấn

Cơ sở có diện tích khoảng 10 ngàn bộ vuông. Sơ đồ đă được thiết kế, đó là một toà nhà 3 tầng, chia ra làm nhiều pḥng với nhiều chức năng khác nhau. Viện bảo tàng mang một số biểu tượng về tự do, dân chủ, nhân quyền và về người Việt tị nạn.

Nhă Trân: Viện bảo tàng dự kiến được h́nh thành vào khi nào?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Chúng tôi hy vọng dự án sẽ được hoàn tất vào năm 2010, nhưng cũng c̣n tuỳ theo t́nh h́nh tài chính.

Nhă Trân: Những ǵ sẽ được trưng bày ở viện bảo tàng, và đến giờ ban tổ chức đă thu góp đến đâu?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Viện bảo tàng sẽ trưng bày các dữ kiện và kỷ vật của thuyền nhân. Thêm vào đó chúng tôi hy vọng t́m được một chiếc thuyền của thuyền nhân từ một trong các nước Đông Nam Á.

Nếu không t́m được th́ sẽ nhờ người chuyên đóng thuyền, trước đây từng đóng một chiếc cho một cuộc triển lăm về thuyền nhân. Chúng tôi đă thu thập được một số h́nh ảnh. Hy vọng sẽ có đầy đủ các dữ kiện, kỷ vật vào lúc viện bảo tàng được khánh thành.

Nhă Trân: Vấn đề quản trị, nhân sự được bố trí ra sao?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Chúng tôi mong, và tin rằng sẽ nhận được sự góp sức của các vị thiện nguyện, đặc biệt là giới trẻ địa phương, v́ có lẽ không đủ ngân quĩ để muớn toàn bộ nhân viên.

Nhă Trân: Về tài chính, dự án đă nhận được hỗ trợ nào của tập thể người Việt tại Canada và các nước khác, hoặc được sự yểm trợ của chính phủ Canada?

Chúng tôi mong, và tin rằng sẽ nhận được sự góp sức của các vị thiện nguyện, đặc biệt là giới trẻ địa phương, v́ có lẽ không đủ ngân quĩ để mướn toàn bộ nhân viên.

Tiến sĩ Lê Duy Cấn

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Cho đến nay số ủng hộ của đồng bào từ nhiều nơi đă vào khoảng 50 ngàn đô la. Chúng tôi dự định trông vào sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt trước, v́ trước khi tŕnh bày với chính quyền ḿnh phải cho họ thấy có sự ủng hộ mạnh mẽ trong cộng đồng.

Trong năm nay chúng tôi có các buổi nói chuyện và dạ tiệc gây quĩ ở tiểu bang Arizona và California. Cũng xin nói rơ là, tuy đề xướng ở Ottawa, buổi dạ tiệc gây quĩ đầu tiên cho dự án đă được tổ chức ở San Jose, California hồi tuần này. Nhiều đoàn thể người Việt ở Orange County cũng như ở Bắc Mỹ đă giúp chúng tôi trong việc gây quĩ; chúng tôi vô cùng cảm kích.

Nhă Trân: Từ khi khởi xướng dự án đă tiến hành đến đâu, hay nói rơ hơn, là đang trong giai đoạn nào?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Chúng tôi đang vận động sự yểm trợ của đồng bào. Mới đây chúng tôi có các buổi nói chuyện và dạ tiệc gây quĩ ở tiểu bang Arizona và California. Cũng xin nói rơ là, tuy đề xướng ở Ottawa, buổi dạ tiệc gây quĩ đầu tiên cho dự án đă được tổ chức ở San Jose, California.

Nhiều đoàn thể người Việt ở Mỹ đă giúp chúng tôi trong việc gây quĩ; chúng tôi rất cảm kích. Trong 2 tuần nữa chúng tôi sẽ đến một vài nơi khác ở Hoa Kỳ để tŕnh bày với đồng bào về dự án.

Nhă Trân: Ngoài Canada và Mỹ, ban tổ chức có dự định quảng bá, kêu gọi yểm trợ của người Việt tại các quốc gia khác không, thưa ông?

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Chúng tôi hy vọng được sự hỗ trợ của đồng bào các nơi khác, mà chúng tôi chưa có dịp đến để tŕnh bày, như Úc, Châu Âu và cả các nước Đông Nam Á. Người Việt khắp nơi có thể vào Website của dự án để biết mọi chi tiết về viện bảo tàng thuyền nhân.

Nhă Trân: Cám ơn Tiến sĩ Lê Duy Cấn đă cho biết các thông tin của dự án viện bảo tàng thuyền nhân.

Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Cám ơn cô cũng như đài Á Châu Tự Do, đă cho chúng tôi dịp tŕnh bày dự án này với đồng bào. Xin chào cô và chào các thính giả của đài.

(Xin theo dơi toàn bộ phần âm thanh phía trên)

H́nh ảnh và chi tiết về dự án viện bảo tàng thuyền nhân có thể được truy cập tại Web site của Liên hội Người Việt Canada www.vietfederation.ca

 

Thông tin trên mạng

- Vietnamese Canadian Federation


Trong dịp về Nam Cali để cổ động cho dự án thiết lập Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân và thâu thập các tài liệu cho Viện Bảo Tàng, ông bà Lê Duy Cấn đă gặp Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện, Bút Vàng, và Nhà Văn Nhật Tiến vào tối Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 năm 2007. Được biết đồ án ṭa nhà Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân do con trai ông bà Lê Duy Cấn là một kiến trúc sư vẽ, và quyên góp đă bắt đầu, cho tới ngày 25 tháng 1, 2007 đă thâu được 42,693 Canada dollars và 2170 US dollars, danh sách người đóng góp có trên trang web http://www.vietmuseum.ca/  .Tổng cộng cần đến 2 triệu dollars, trong đó 1.5 triệu để xây dựng ṭa nhà và 0.5 triệu để trang trí đồ đạc vật dụng. Sau này viện bảo tàng sẽ là một "living museum", tầng dưới cùng sẽ cho thuê mướn pḥng họp để có tiền tiếp tục chăm non Viện bảo tàng trong tương lai. Lịch sử phong trào tị nạn vượt biển bằng thuyền của người Việt tị nạn Cộng sản sẽ vĩnh viễn không bị lăng quên. Xin đồng hương các nơi tích cực hỗ trợ cho công tŕnh xây dựng này, và xin liên lạc với ông Lê Duy Cấn, Ủy Viên Ngọai Vụ Liên Hội Người Việt Canada để biết rơ thêm chi tiết. Số điện thoại là 613-837-2220, email canle2006@sympatico.ca

Dưới đây là h́nh chụp kỷ niệm tại nhà của ông Nhật Tiến, Garden Grove, Nam California, Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 năm 2007:


 Ông Lê Duy Cấn, Bút Vàng, ông Nguyễn Chí Thiện, ông Nhật Tiến


Ông bà Lê Duy Cấn, ông Nguyễn Chí Thiện, ông Nhật Tiến


Vietnamese Canadian Federation

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân 

 

Vietnamese       Boat People Museum Project - Links

 

 
 

 

 

249 Rochester St., Ottawa , ON   K1R 7M9 , CANADA
Tel.: (613) 230-8282; Fax: (613) 230-8281; E-mail: vietfederation@bellnet.ca