Khoa Học Gia Nguyễn Xuân Vinh,Một Hănh Diện cho Người Việt Nam.

Ngày 1/02/2007


Ngày 29 tháng 1, năm 2007, trong bầu không khí trang nghiêm và trọng thể của buổi tiếp tân tại Tequa Ballroom, trong khách sạn tráng lệ Hilton Sedona Resort & Spa và trước mặt hơn 200 nhà Khoa học Không gian tụ họp về thành phố trên độ cao hơn 4500 bộ có tên là Sedona, thuộc Tiểu Bang Arizona, để tham dự Hội thảo lần thứ 17 của Hội Khoa Học Không Gian Hoa Kỳ (AAS=American Astronautical Association) và Học viện Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (AIAA= American Institute of Aeronautics and Astronautics) về Space Flight Mechanics, Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh đă được Tiến sĩ Robert H. Bishop, Chủ tịch Hội Khoa Học Không Gian Hoa Kỳ thay mặt cho Hội AAS trịnh trọng trao tặng giải Dirk Brouwer của năm 2006, với lời tuyên dương rằng: “ Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đă có những đóng góp trường kỳ và xuất sắc cho lư thuyết điều khiển tối ưu những phi thuyền không gian trong các chuyến bay giữa vùng ranh giới quỹ đạo không gian và bầu khí quyển ”.

Đây là một giải thưởng cao quư mỗi năm chỉ chọn để trao cho một khoa học gia nào xuất sắc nhất v́ những nghiên cứu và đóng góp xứng đáng cho sự tiến triển của ngành khoa học không gian. Kể từ năm 1972 cho đến nay chỉ có 32 khoa học gia được tuyển chọn. Năm 1978 và năm 1985 không chọn được ai xứng đáng để trao giải. Khoa học gia Paul Herger chỉ nhận được giải thưởng vào năm 1980 sau khi đă qua đời.

Được biết 12 năm trước đây (1994) Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cũng đă có vinh dự nhận lănh giải về Cơ Học và sự Điều Khiển Đường Bay của Máy Bay và Phi Thuyền Không Gian ( Mechanics and Control of Flight Award ) của Học Viện Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ (AIAA). Như vậy GS Nguyễn Xuân Vinh là khoa học gia Á châu duy nhất và cũng trong một số rất ít người nhận được giải thưởng về môn Khoa Học Phi Hành Không Gian của cả 2 Hiệp hội AAS và AIAA của Hoa Kỳ.

Theo trong chương tŕnh in sẵn cho tuần lễ hội thảo, ngày đầu tiên, từ 6:00 đến 8:00 giờ tối là dành cho “Brouwer Award Lecture and Reception” và đề tài thuyết tŕnh lại về một vấn đề hấp dẫn nên chỉ chừng mươi phút trước giờ bắt đầu, ở Tequa Ballroom là pḥng hội chính của Khách sạn Hilton đă có đông người tới tham dự buổi tiếp tân và lấy thức ăn nhẹ và rượu để tới ngồi chật chung quanh hơn hai chục chiếc bàn ăn tṛn để quanh pḥng. Để bắt đầu buổi lễ trao giải và thuyết tŕnh Giáo sư Robert H. Bishop, cũng là phân khoa trưởng Phân khoa Hàng Không và Không gian của Đại Học Texas ở Austin, đă lên trên bục để nói ư nghĩa của giải Brouwer và mời giáo sư Nguyễn Xuân Vinh lên nhận lănh bảng vinh danh công nghiệp. Tiếp theo đến lượt giáo sư Daniel J. Scheeres thuộc Đại học Michigan giới thiệu trịnh trọng tiểu sử của GS Vinh. Tới đây cần phải nói một điều là cách đây hai tháng, để trả lời một PV GS Vinh đă nói:

“Tôi nhớ có lần đă phát biểu là một ngày mặc áo lính, suốt đời là một chiến binh. Cũng như tôi đă mắc vào nghiệp giáo và nghiệp văn, suốt đời tôi mang nặng những nghiệp này vào thân. Cho từng giai đoạn trong cuộc đời, tôi đă có những ưu tiên khác nhau, nhưng đă không thể nào tách rời ra khỏi con người của tôi bất kỳ một phạm vi hoạt động chính danh nào của ḿnh. Những khoa học gia đă bỏ phiếu bầu để chọn người được trao giải Dirk Brouwer năm nay, họ biết tôi là người gốc Việt và đă có nhiều năm trong quân ngũ. V́ vậy đầu năm tới tôi sẽ dự một hội nghị chuyên đề về Cơ Học Phi Hành Không Gian và sẽ nhận giải này như một giáo sư đại học, một khoa học gia nhưng cũng là một cựu chiến sĩ của Quân Lực VNCH”.

V́ thế nên với sự đồng ư của giáo sư Vinh, tiến sĩ Scheeres đă giới thiệu cuộc đời của ông từ khi là vị Tư Lệnh Không Quân VNCH cho đến khi trở thành một khoa học gia không gian có tiếng tăm lẫy lừng trên thế giới. Có thể nói phần lớn những người trong hội trường đều đă biết GS Vinh qua sách báo, và những bài ông viết hay qua nhiệm vụ phó chủ bút về Cơ Học Phi Hành Không Gian của Nguyệt san Acta Astronautica của Hàn Lâm Viện Không Gian Quốc Tế, mà ông là một thành viên, nhưng khi được nh́n thấy những h́nh ảnh giới thiệu đời binh nghiệp của ông trước khi trở lại học đường các nhà khoa học không gian tham dự lại càng thêm khâm phục, và yên lặng chờ đợi bài thuyết tŕnh của nhà Khoa Học gia Không Gian Người Việt Nam.

Sau lời giới thiệu, GS Nguyễn Xuân Vinh bước ra bục thuyết tŕnh với tiếng vỗ tay vang dậy của hội trường. Trong gần 1 giờ đồng hồ ông đă dẫn dắt các nhà khoa học tham dự buổi thuyết tŕnh say mê yên lặng theo dơi chăm chú vào đề tài : “A Unified Theory on Thrust and Aerodynamic Controls in Hypersonic Flight”. Bằng giọng nói rơ ràng và tự tin, minh chứng với các biểu đồ và công thức toán học chiếu trên màn h́nh, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đă hoàn toàn thuyết phục được những bộ óc siêu việt của nhân lọai đến từ nhiều nơi trên thế giới. Nh́n những nét mặt ngồi chăm chú ngước lên theo dơi trên màn h́nh cùng sự yên lặng gần như tuyệt đối của hội trường đă nói lên ḷng khâm phục và sự thành công của diễn giả. Tiếng vỗ tay vang khắp hội trường khi Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh chấm dứt bài tham luận đă một lần nữa cho thấy giá trị và sự quư trọng khoa học gia người Việt Nam của những tham dự viên mà những người tham gia hội thảo tŕnh độ thấp nhất là văn bằng tiến sĩ mới ra trường được vài năm. Tiếp theo, trong phần vấn đáp giáo sư Vinh cũng đă vui vẻ trả lời thỏa đáng các câu hỏi của cử tọa về những thắc mắc cả về chuyên môn lẫn đời tư của ḿnh trong sự ngưỡng phục của mọi người. Buổi lễ chấm dứt vào lúc 8 giờ tối.

Người viết bản tin và thu h́nh là một trong 3 người Việt Nam được dịp may tháp tùng GS Nguyễn Xuân Vinh tham dự buổi lễ. Chúng tôi đă thấy nhiều người quen cũ t́m đến để chào ông và chúc mừng, và có những người ở thế hệ sau đến gặp giáo sư Vinh và tự giới thiệu để xin địa chỉ liên lạc. Gặp mỗi người chúng tôi lại được giáo sư Vinh cho biết thành tích của người bạn. Họ đều là những người danh tiếng một thời. Theo chúng tôi được giới thiệu th́ giáo sư Daniel J Scheeres là người đọc tiểu sử, cũng là một học tṛ cũ của GS Vinh, và ông lại được lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh t́m thấy cách đây chừng 20 năm. Chúng tôi cũng được giáo sư Vinh cho biết là một nữ khoa học gia đă lớn tuổi ngồi ở bàn bên cạnh chúng tôi là bà Carolyn Shoemaker là người đă cùng với ông chồng, nay đă qua đời, là tiến sĩ Gene Shoemaker t́m ra trong năm 1993, đồng thời với nhà thiên văn học David Levy, ngôi sao chổi đặt tên là Comet Shoemaker-Levy 9. Sao chổi này vào năm 1994 đă có qũy đạo chạy thẳng vào Mộc Tinh, là hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ, và hiện tượng này đă được quan sát từ tất cả những kính viễn vọng nào trên thế giới mà vị trí ở trong vùng kiến thị. Cùng đi với Niên Trưởng cựu Tư Lệnh Không Quân Việt Nam là cựu Trung Tá phi công Đàm Thượng Vũ người bay Phản lực F5E với danh hiệu riêng cho Phi Đoàn Trưởng là Thiên Ưng 01. Trên đường về, để bày tỏ sự xúc động của ḿnh khi được chứng kiến sự kính trọng của các khoa học gia không gian hàng đầu của nhân loại đối với một khoa học gia mang gịng máu Việt, Trung Tá Đàm Thuợng Vũ đă phải thốt lên: “phải nh́n thấy mới biết tài năng của người ḿnh”.

Ghi tại Sedona-Phoenix/Arizona Jan 29-30/2007 Vương Đức