“ĐỪNG NGHE... MÀ HĂY...”

 

 Băng Đ́nh    

   Nghe đâu người ta đúc vàng hoặc nạm vàng câu “KHÔNG CÓ G̀ QUƯ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO”  trên phiến đá hoa cương tại lăng ông Hồ Chí Minh ở Hànội.

   Năm 1965, sau biến cố vịnh Bắc Việt. Không lực Mỹ oanh kích một số địa điểm phía trên vĩ tuyến 17. Ông Hồ đă tuyên bố câu này với lời hứa đại khái là đánh thắng giặc Mỹ sẽ xây dựng đất nước tươi đẹp to lớn gấp mười lần hơn!

   Kế đó là công tác quảng bá của bộ máy tuyên truyền, không phải chỉ riêng Việt Cộng mà c̣n của cả khối Đệ Tam. Mọi phương tiện truyền thông đều được sử dụng để khẩu hiệu này thấm thật sâu lan thật rộng.

   Gia dĩ sau năm 1975, đám tù nhân cải tạo bị đầy ra miền Bắc, dọc đường từ xa hiện ra một vài kiến trúc khá to lớn. Chắc hẳn sẽ gặp nhà máy hoặc xí nghiệp nào đây. Tới gần chỉ thấy lời Bác  được đắp nổi trên nóc hoặc tiền diện với mầu sắc huy hoàng rực rỡ nhất. À th́ ra nó là cái đíu có ǵ... Thậm chí ranh ngôn này c̣n được tiếu lâm hoá cùng di chúc của ông ta.

   Tôn Đức Thắng gặp Hồ Chí Minh ở cơi âm ty. Hồ hỏi Tôn.

   -Thế nào, di chúc của tôi các đồng chí thực hiện đến đâu rồi?

   -Dạ thưa bác. Đựơc vinh dự kế vị bác. Đảng và tôi đă thực hiện được một phần ba lời bác.

   -Kể cũng tốt thôi. Đồng chí cho biết cụ thể?

   -Dạ lời bác gồm chín chữ. Chúng tôi thực hiện được khúc đầu. Tức là KHÔNG CÓ G̀...

 

   Vào ngày 30-3-1972, với nhiều sư đoàn cùng tăng pháo. Cộng sản Bắc Việt đă tràn qua sông Bến Hải trắng trợn tấn công Việt Nam Cộng Hoà. Báo chí cùng các sử gia miền Nam gọi biến cố này là Mùa Hè Đỏ Lửa. Nhằm nói lên cường độ bỏng cháy bi thảm của môt cuộc chiến khó t́m ra lối thoát. Máu của dân quân cán chính miền Nam tràn lan mặt đất cùng huyết phượng đỏ trời tín hiệu mùa thi.

   Do nhu cầu về một khẩu hiệu chiến lược. Giới khoa bảng gồm các thày cô đại, trung, tiểu học được triệu tập tại trường Kỹ Thuật Việt Đức Thủ Đức vào một ngày đầu hè, 17-5-1972 (?).

   Trong khung cảnh trang nghiêm với sự hiện diện của đại diện các ngành lập pháp, tư pháp, hành pháp cùng ngoại giao đoàn và khoảng sáu ngàn giáo chức. Vị nguyên thủ của nền Đệ Nhị Cộng Hoà đă long trọng ă được tướng Trần Văn Trung cho mượn số phim thời sự do toà đại sứ VNCH tại Paris lưu trữ và hiện do ông bảo quản. Kể cũng tốt thôi, chậm c̣n hơn không, khỏi mang tiếng đạo phim, điều cấm kỵ trong mọi lănh vực văn hoá. Nhất là biết tôn trọng quư khán thính giả.

   Tuỳ tính cách quan trọng hay b́nh thường, bản tin mang xuất xứ Tham Vụ Báo Chí Hoàng Đức Nhă hoặc Chánh Văn Pḥng, đại tá Vơ Văn Cầm.

   Bản tin được soạn ngay sau khi sự kiện xẩy ra trong hay ngoài dinh liên quan đến hoạt động của tổng thống hay đệ nhất phu nhân. ông Nhă hay đại tá Cầm duyệt bản thảo trước khi phổ biến.

   Theo nguyên tắêc truyền thông, tin tức phải mau lẹ. Đôi khi chính ông Thiệu hoặc bà Thiệu (nếu là hoạt động của bà) duyệt bản thảo ngay trên phi cơ lúc bay về Sàig̣n, nếu sự kiện xẩy ra ở xa thủ đô.

   Ôâng Thiệu có ngôn ngữ b́nh dân huỵch toẹt. Nói sao cho người dân thành thị cũng như thôn quê biếùt rơ tư tưởng của ông. Báo chí ráng làm cho bà con kể cả người không biết chữ nghe ra dô cũng hiểu ḿnh nói ǵ nhé.

   Ông thường ứng khẩu: “... Bà con thấy không, cái thằng Việt Cộng cứ đi đến đâu là nghèo đói chết chóc đi đến đó... Trong khi bên ḿnh th́ nào là ti vi, tủ lạnh. Đă có cái hông đa  c̣n đèo cái ra dô...

   ...Chủ lực b́nh định rồi giao lại cho địa phương. Cái địa phương phải giữ cho được cái lănh thổ. Đuổi thằng Việt Cộng lên rừng lên núi. Đừng có để cho nó xuống đồng bằng mà ăn cái tô hủ tíu... Thằng Việt Cộng nào mà léo hánh về đây th́ tôi bảo cho anh em là cứ chặt, chặt, chặt...

   ...Đồng bào và chiến sĩ ḿnh đă giữ được B́nh Long. Cả đến Kontum tít trên cao nguyên kia, rồi B́nh Định nữa, kể luôn cả Vùng Bốn. Thằng Việt Cộng có cả quan thày Nga Hoa nhà chúng nó giúp đỡ mà có làm ǵ được ḿnh đâu... Đến cái cổ thành Quảng Trị kia ḿnh cũng chiếm lại cho mà coi... (Chiến công này do TQLC hiệp đồng với nhiều đơn vị khác kể cả nghĩa quân, địa phương quân tiểu khu Quảng Trị thực hiện vào ngày 16-9-1972, theo đúng quân lệnh của Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH.) Chúng ta sẽ dựng đài kỷ niệm tại khắp nơi... "
   Ở bản tin hoặc lời dẫn giải phóng sự đặc biệt nó được chỉnh:

   “...Thực tế chứng minh Cộng Sản tới đâu nơi đó có nghèo nàn chết chóc. Trái lại, những vùng chính quyền Quốc Gia kiểm soát, nhân dân được ấm no xung túc, đầy đủ phương tiện.

   ... Về mặt quân sự, chủ lực quân kể cả lực lượng tổng trừ bị đảm trách nhiệm vụ lùng diệt và b́nh định. Bảo vệ lănh thổ là phần vụ của các đơn vị địa phương quân cùng anh em nghĩa quân và nhân dân tự vệ... Phải đánh bật chúng khỏi địa bàn nông thôn. Buộc chúng rút về các mật khu trong vùng rừng núi đặng bị tiêu diệt. Không cho chúng bám vào nhân dân, phải tận diệt bọn nằm vùng, bọn thâm nhập hậu phương dù là những chi bộ, những tiểu tổ du kích, đặc công nhỏ bé nhất.

   ... Chiến trường sôi động năm nay đă chứng tỏ hùng hồn khả năng của toàn dân toàn quân VNCH trong quyết tâm bảo vệ tự do cho vùng đất này của thế giới. Dư luận trong cũng như ngoài nước đang đề cao những thành tích chiến thắng của chúng ta. Điển h́nh là B̀NH LONG ANH DŨNG,ø  KONTUM KIÊU HÙNG, TRỊ THIÊN VÙNG DẬY, B̀NH ĐỊNH QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG, và CỬU LONG BẤT KHUẤT... Rồi đây mỗi thành phố, mỗi thị trấn sẽ có một công trường để kỷ niệm những chiến tích này... "

   Theo chiều hướng văn chương thời sự hóa đó. Câu Đừng nghe... được cải biên là: “ĐỪNG NGHE NHỮNG ĐIỀU CỘNG SẢN NÓI HĂY NH̀N NHỮNG VIỆC CỘNG SẢN LÀM” cho nó chỉnh cả ư lẫn lời kiểu biền ngẫu.

   Bản dự thảo được ông Nhă duyệt. Nhưng câu Đừng nghe...được giữ nguyên ứng khẩu mặc dầu thiếu chữ kỹ.

   Qua chặng duyệt y là khâu đánh máy. Đả tự viên là một sĩ quan và một hạ sĩ quan, trung sĩ Tước (đi tù về tôi có ghé thăm Tước ở cư xá Thanh Đa. Anh bị bán thân bất toại và gia đ́nh gặp khó khăn) thuộc quân số Lữ Đoàn Pḥng Vệ biệt phái Văn Pḥng Tổng Thống. Phải nh́n nhận đây là những siêu đả tự viên. Họ am hiểu tường tận cách tŕnh bầy, luật chính tả, luật hỏi ngă, chữ tận cùng t hay c, có g hoặc h hay không theo cách phát âm Nam, Bắc. Tóm lại suốt thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, ban đả tự không hề phạm một lỗi nhỏ. Họ được tín nhiệm đến độ đánh máy bản tin xong, phô tô rồi tự động phân phát cho các cơ quan truyền thông kịp thời loan tải.

   Tối hôm đó khi bản tin thời sự truyền h́nh có phim yểm trợ phát lúc 8 giờ vừa chấm dứt. Trung Tá Lê Vĩnh Ḥa, Hệ Thống Trưởng Truyền Thanh Truyền H́nh Điện Ảnh (cỡ Tổng Giám Đốc) mặt bỗng biến sắc khi nhận cú điện thoại ông Nhă x́ nẹc. Song đương sự thoát hiểm v́ đâu phải lỗi của anh.

   Xướng ngôn viên Trần Nam đă đọc đúng nguyên văn bản tin do Phủ Tổng Thống phổ biến (thiếu chữ kỹ):

   “ĐỪNG NGHE NHỮNG G̀ CỘNG SẢN NÓI MÀ HĂY NH̀N ( ) NHỮNG G̀ CỘNG SẢN LÀM”

   Lập tức tất cả các bản tin đă phổ biến đều được thu hồi để bổ túc chữ kỹ rắc rối. Người viết cùng đạo diễn Phạm Duy Cường, người anh em chí cốt  được cử nhiệm phụ tá chánh sự vụ Sở Thời Sự Truyền H́nh. Vừa làm việc vừa chờ cà phê đắng của xếp lớn. Tuy nhiên mọi chuyện êm ru...

   Kể từ bản tin giờ chót phát h́nh lúc 10:30 tối trở đi. Khẩu hiệu chiến lược của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được tuyên đọc với nguyên văn ứng khẩu như ai cũng biết.

   Hôm sau vào dinh làm việc không thấy ông Nhă đả động ǵ tới sự trục trặc bản tin đêm trước. Có thể do chính ông ta sơ ư khi duyệt, do người viết hoặc đả tự viên bỏ xót. Điều này chỉ ḿnh ông Nhă giải thích được thôi.

   Ôâng Thiệu rất xuề xoà khi nói, nhưng lại rất thận trọng, chi tiết đối với nội dung bản tin hoặc lời dẫn giải phóng sự đặc biệt. Nhất là về các nhân vật, thời gian, địa điểm liên quan đến sự kiện. Trong lời dẫn giải một phóng sự truyền h́nh. Người viết ghi sai cấp bậc môt tướng tư lệnh sư đoàn. Người đă dùng bút đỏ châu phê một tràng tiếng Đức: “...Con khỉ, ông ấy lên thiếu tướng rồi !”. Một tên bạn cũ Chu Văn An, kỹ sư địa dư Lê Tiến Đạt tức Đạt vịt, t́nh cờ ghé nha báo chí. Đọc chơi mớ tài liệu trên bàn bèn phát cười hô hố phán rằng:

   -Tổng Tư Lệnh Tối Thui Quân Lực Việt Nam Cộng Trừ đă đặc cách vinh thăng cho mày cấp bậc Tôn Ngộ Không. Thời Đệ Nhất, ông Diệm khi duyệt đội dàn chào, thấy chiếc lon trung sĩ dưới đất. Ông đă lượm lên gắn lầm cho một binh nh́. Được thày dùi mét nước chú lính trơn nhất định tự coi là một... hạ sĩ quan. Kết quả Tổng Quản Trị phải điều chỉnh.

 

   Kể từ sau cái đêm hôm ấy suốt ngày đêm khắp miền Nam ra rả Đừng nghe bằng giọng ông Thiệu.

   Cặp Khả Năng Phi Thoàn trong chương tŕnh Binh Méo Cai Tṛn cũng dùng khuôn mẫu này để hài hước. Đừng nghe những ǵ má mày...

   Phe đối lập và đám bị thất sủng th́ sống sượng hơn Đừng nghe những ǵ thằng Tám...

   Khắp miền Nam từ Bến Hải tới Cà Mâu cho chí hải đảo, Đừng nghe được đọc, được vẽ khắp nơi thay thế cho Bốn Không lỗi thời.

 

   Gần ba năm cưỡng bức tai mắt mọi người. Đừng nghe  ngày càng nhạt nhẽo vô duyên. Bỗng biến cố 30-4-75 xẩy ra. Đừng nghe như được hồi sinh, được thổi phồng theo tốc độ Phù Đổng dân gian. Nó vượt sông Bến Hải rồi đậu trên môi cả những người miền Bắc: “Ông Thiệu thâm thật bỏ chạy rồi mà vẫn... "

   Nhờ Việt Nam đă thống nhất nên cả nước đều nhất trí... Đừng nghe...

 

   Nhiều người ṭ ṃ muốn biết ai là tác giả đích thực câu nói để đời này. Có người c̣n bỉ thử rằng đă thấy khẩu hiệu này trước khi ông Thiệu nói ! Xin thưa chính ổng chứ c̣n ai vào đây. Cô thư kư thảo và đánh máy bức thư theo ư ông chủ, ông chủ kư. Vậy ai là tác gỉa bức thư đó?

   Tuy nhiên chúng ta cũng có thể t́m được một sự trùng hợp nào đó. Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nha Chiến Tranh Tâm Lư có ấn hành một tác phẩm mang nội dung chống Cộng rất tích cực. Nguyên tác Anh văn, tác giả là môt tiến sĩ người Úc. Rất tiếc người viết không c̣n nhớ tên cả tác giả lẫn dịch giả. Sách mang tựa BẠN CÓ THỂ TIN ĐƯỢC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐỂ TRỞ THÀNH CỘNG SẢN? B́a mầu vàng hanh có dấu hỏi lớn mầu đỏ làm nền. Tác giả dẫn nhiều dụ ngôn. Trong số có một mẩu chuyện thật sâu sắc:

   “Trong căn nhà tồi tàn. Nhiều cô gái nghèo nàn , xấu xí sống chen chúc, thiếu thốn. Chợt xuất hiện ngoài song cửa môt bà tiên hiền lành với hoa hồng và chim câu. Bà hứa cho các cô nhan sắc, nữ trang và hạnh phúc.V́ nhẹ dạ, các cô vội vàng mở cửa. Bà tiên vụt biến thành ác quỷ. Bồ câu thành tiểu liên, hoa hồng thành xiềng xích. Hàng ngày các cô phải lao động vất vả, nhưng không được trả lương xứng đáng. Các cô c̣n bị nhồi sọ những điều lạ lẫm, phải suy nghĩ nói năng rập khuôn nhau. Hơn nữa, người nọ c̣n phải soi mói, theo dơi người kia... Tóm lại, các cô khốn khổ hơn thời chưa gặp... tiên !”

   Cuốn sách được phổ biến toàn quân song song với loại binh thư b́a xanh của Quân Huấn. Sĩ quan chỉ huy cấp đại đội đều có một cuốn để làm tài liệu tham khảo cho những đề tài huấn luyện chính trị cho binh sĩ. Là quân nhân, hơn nữa là cấp chỉ huy mà không một lần ngó tới. Nên chi bại trận,  mất nước, cải tạo, lưu vong hoá ra đáng đời, c̣n biết trách ai.

   Được tha về từ khu sản xuất Thanh Lâm, Thanh Hoá. Người viết t́nh cờ t́m được và đọc lại sách cũ, thấy sao chuyện đời mọi sự y chang !

   Ôâng Thiệu c̣n ngôn một câu để đời: “ĐẤT NƯỚC C̉N, C̉N TẤT CẢ. ĐẤT NƯỚC MẤT , MẤT TẤT CẢ.” Người viết càng nhớ câu này mỗi khi bị giặc Hồ bá ngọ hoặc bị phe ta hỗn hào nhân cuộc đổi đời...

   Không thể ngồi nhà ăn bám, bèn làm đủ mọi nghề, kể cả dạy Anh văn vỡ ḷng cho cán Cộng. Trong số có Bác sĩ Phước chịu chơi hết cỡ. Người sinh năm 1924, tốt nghiệp tại Pháp. Nghe lời Bác về nước phục vụ cho miền Bắc. Do truyền thống bộc trực Nam Kỳ Lục Tỉnh, đốc Phước không những mất vợ vốn là hoa khôi nữ sinh Monpellier mà c̣n bị nằm ấp mấy năm.

   Trước khi vượt biên tặng sách cho tri kỷ, vị lương y than thở:

   -Nếu có được một phần mười trí tuệ của ông tiến sĩ này th́ đời moi đâu đến nỗi... Bây giờ biết làm sao bù lỗ được cho moi...

   (Anh vốn là tay phẫu thuật phù thủy, phụ tá cho giáo sư Tôn Thất Tùng. Sau 1975, xin vô Nam làm việc tại bệnh viện Chợ Quán, chuyên mổ cùi. Nghỉ hưu, làm công tác thiện nguyện cùng các nữ tu. Cuối cùng anh xin rửa tội rồi đi thật b́nh an sau đêm vui sinh nhật (1924-1994). Anh an giấc tại Đất Thánh Tha La. Xin một nén hương cùng một kinh cầu cho linh hồn Phao Lô Huỳnh Hữu Phước !)

 

Băng Đ́nh