Thứ hai, 7/2/2005, 07:39 GMT+7

Bản để in

Gửi cho bạn bè

T́m hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm

s

Các nhà ngoại cảm đang t́m mộ liệt sĩ ở Trường Sơn.

Tới nay, đă có gần 7 ngh́n bộ hài cốt được các nhà ngoại cảm thuộc Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người t́m thấy, cùng với ít nhất 4 đề tài khoa học trong lĩnh vực này. Việc t́m hài cốt này có thể được giải thích bằng cơ sở khoa học.

Năm 1993, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng của Trung tâm tham gia phát hiện hài cốt 13 liệt sĩ ở Non Nước. Nhưng khả năng này của cô được phát hiện từ lâu trước đó. Đó là một lần giỗ bà nội, cô nh́n lên bàn thờ thấy bà ngồi cùng hai đứa bé. Hằng hoảng sợ hỏi ông nội: "Hai cậu bé ngồi cùng bà nội kia là ai?". Ông nội ngạc nhiên giải thích: "Con đầu của ông bà được hơn 1 tuổi th́ chết, đến người con thứ 3 được hơn 2 tuổi cũng chết".

Rồi đến lần đi trên bờ ruộng giữa 2 bên mênh mông nước, Hằng nh́n thấy có những bộ xương người bên dưới. Những chuyện "nh́n thấy" như vậy cứ lặp lại, và chuyện Hằng có khả năng t́m mộ cũng bắt đầu từ đấy. Có điều - như Hằng cho biết - mọi chuyện "kỳ lạ" ở Hằng chỉ diễn ra sau lần cận kề cái chết do bị chó dại cắn...

Bẵng đi nhiều năm, cuối năm 2004, tin Hằng t́m và xác định được danh tính 3 liệt sĩ là những chiến sĩ cảm tử thuộc trung đoàn Bảo vệ Thủ đô trong khuôn viên Trường THCS Trưng Vương (HN) đă khiến nhiều người cảm kích. Chuyện kỳ lạ về những người đi t́m mộ lại được nói đến ngày một nhiều.

T́m hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính trên mộ liệt sĩ vô danh là công việc vô cùng khó khăn. Điều kiện tiên quyết để t́m thấy mộ là phải có một người thân đồng huyết thống. Bích Hằng cần có ảnh liệt sĩ để giao tiếp với liệt sĩ qua ảnh (sau đó ra thực địa để xác định nơi có hài cốt). Nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng sử dụng phương pháp bắt mạch thái tố để biết quá khứ, hiện tại và tương lai của thân nhân liệt sĩ, trong đó có xác định mộ liệt sĩ. Nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bẩy th́ quan sát ấn trường của thân nhân liệt sĩ để vẽ sơ đồ mộ chí, đường đi tới mộ và ra thực địa để xác định vị trí mộ.

Việc t́m mộ đă khó, nhưng t́m thân nhân cho liệt sĩ (mộ vô danh) c̣n khó hơn nhiều bởi các nhà ngoại cảm phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để "giao tiếp" với "vong" người nằm dưới mộ nhằm lấy đủ các thông tin: Tên liệt sĩ, quê quán, tên những người thân c̣n có thể t́m kiếm được... Đây là những thông tin của người đă khuất chỉ dẫn đi t́m người sống.

Trong năm 2004, nhóm các nhà ngoại cảm thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đă tiến hành t́m kiếm hàng trăm trường hợp liệt sĩ vô danh, có nhiều trường hợp rất đáng chú ư. Theo một ghi chép của Trung tâm, tại nghĩa trang liệt sĩ Mường Thanh, các nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng, Phan Thị Bích Hằng và Nguyễn Khắc Bẩy đă "giao tiếp" được với 30 liệt sĩ.

Liệt sĩ Trần Văn Chính "cho biết" quê ông ở xă Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, là dân công đi phục vụ ở Điện Biên Phủ. Các nhà ngoại cảm cho biết được liệt sĩ Chính nhờ nhắn cho bạn là Trần Thọ Vệ, đă từng học lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4, hiện c̣n sống ở xă Phú Hộ. Ngày 11/9/2004, các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn Cận Tâm lư của Trung tâm đă t́m được ông Trần Thọ Vệ ở xă Phú Hộ. Ông Trần Thọ Vệ đưa các nhà nghiên cứu đến gia đ́nh liệt sĩ Trần Văn Chính.

C̣n liệt sĩ Trần Văn Thanh, sau khi "kể" chuyện ông được đồng đội gọi là "Thanh con" v́ trẻ tuổi và nhỏ người, c̣n gửi lời hỏi thăm chỉ huy Trương Tích Phong ở Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội và nói rơ: "Tôi là người mang thủ trưởng Phong ra khỏi hầm bị sập ở chân đồi A1. Thủ trưởng Phong cũng tốt nghiệp lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 4". Những thông tin này về sau đă được ông Trương Tích Phong xác nhận.

Cuối tháng 10/2004, Phan Thị Bích Hằng cùng một số thành viên bộ môn Cận Tâm lư đă trực tiếp tiến hành khai quật t́m 3 liệt sĩ có tên là Phan Hào, Nguyễn Văn Dư và Nguyễn Văn Đẳng. Các cựu chiến binh (đa số là cán bộ cao cấp của tiểu đoàn 77 hiện c̣n sống) đă xác nhận đồng chí Phan Hào là trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư là chính trị viên, Nguyễn Văn Đảng là chiến sĩ trung đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 77, hy sinh ngày 21/12/1946 trong trận đánh bảo vệ Bộ Quốc pḥng (khi đó đặt tại trường Trưng Vương, 26 Hàng Bài, HN). Có một chi tiết khá đặc biệt: "Vong" liệt sĩ cho biết đồng chí Dư hy sinh khi bị mất đầu, anh em lấy một cái bát úp vào cổ. Khi khai quật, những người t́m kiếm đă t́m thấy cái bát bộ đội dùng thời đó. Hài cốt liệt sĩ Phan Hào đă được cháu ruột là Phan Bích Hạnh tới nhận.

Theo tiến sĩ Nguyễn Chu Phác, xem xét dưới góc độ khoa học hiện đại, việc "thấy" của các nhà nghiên cứu gọi là "thiên nhăn thông" - một trong 10 lợi ích của thiền định. Trường hợp Bích Hằng t́m mộ cụ Lương Ngọc Quyến mất năm 1917 ở đồi Vô Tranh, Phú Lương (Thái Nguyên), nhiều chi tiết nói về địa h́nh... trước khi gia đ́nh đi thực địa đều đúng. Cũng có khi nhà ngoại cảm "thấy" được "vong" xuất hiện rơ là nam hay nữ, người già hay trẻ em, thậm chí thấy trên mặt có nốt ruồi hay sẹo ở đâu, khi hy sinh bị đạn vào chỗ nào...

Quan trọng nhất vẫn là đặc điểm về hài cốt hoặc vật chôn theo. Nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bẩy đă nói trước khi gia đ́nh bà Trần Thị Bảo và ông Trương Ngọc Thuận đi t́m mộ bố là 11 giờ sẽ có một cô gái răng vẩu ra chỉ mộ, khi đào lên hài cốt có chôn theo mấy đồng tiền cũ và mọi việc đă diễn ra đúng như vậy.

Để "thấy", nhà ngoại cảm phải nhắm mắt lại và h́nh ảnh cần "thấy" sẽ hiện lên trong đầu. Giáo sư Nguyễn Ngọc Kha giải thích cơ sở của hiện tượng này là "tổ chức lưới" đặc biệt dưới vỏ năo đă tạo ra "trực giác xuất thần". Ở một số người mà hệ thần kinh chịu những sang chấn đặc biệt như chết lâm sàng, điện giật, đau quá nặng... những sang chấn đó được hoạt hóa vùng dưới vỏ, tương tác mạnh với vỏ năo và xuất hiện ra ngoài các khả năng đặc biệt.

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tim-hai-cot-bang-phuong-phap-ngoai-cam-2015243.html