TẠI SAO PHE TA THÍCH LỪA VÀ PHẢN?

 

                                                                        Chu Tất Tiến

 

 

Nghe thiên hạ nói “người Việt ḿnh xấu xí” không thua ǵ “người Trung Quốc xấu xí”, nghĩa là hay ... lừa và gạt, phản như tôm tươi. Bực ḿnh quá! Không thể nào như thế được! Nhớ bài học xưa viết “An Nam ta cái ǵ cũng cười. Hay cũng cười, dở cũng cười. Nhăn răng cười môït tiếng, mọi việc đều xong xuôi...” rồi lại “người Việt ta bản tính thuần hậu, hiền lành, không thích tranh chấp...” Vậy mà dám nói hay.. Lừa! Tầm bậy tầm bạ! Thôi, phải đi kiếm thầy Tư Bôn Sa chất vấn để rồi ghi lại những “điều nghe thấy mà đau đớn ḷng” này:

-H: Thầy Tư ơi! Sao mà tui nghe nói người Việt ḿnh, hễ mà xâm lăng tới th́ đoàn kết đánh giặc xong, là quay ra đánh nhau vỡ đầu sứt trán. Thầy nghĩ thế nào?

-Thầy Tư: Ấy dà! Cái chuyện này, mày nói ra làm chi. Chúng nó oánh mày bể đầu sứt trán bây giờ.

-H: Trời đất! Vậy mà hồi xưa tui học, thấy người Việt ḿnh oai hùng lắm mà, Thầy?

-Thầy Tư: Th́ có oai hùng chứ! Ai chối đâu! Nhưng mà, có lẽ tại  bố mẹ hay dậy: “Thương cho roi, cho vọt; ghét cho ngọt, cho bùi” nên thiên hạ v́ thương nhau lắm nên hay cho nhau ăn đ̣n hoài. Sau này, khi qua Mỹ, oánh nhau không được, th́ phản thùng nhau lia chia.

-H: Buồn quá he! Tui cũng nghe nói là ở Mẽo này, hễ làm ăn một ḿnh th́ OK, ăn tới đâu làm tới đó, mà c̣n cứ họp nhau lại, thành “công ty, tư ty” ǵ đó th́ trước sau cũng đá gị lái cho nhau văng ra, rồi chiếm chỗ. Nhiều khi chỉ cần ngửi thấy hơi tiền, hơi danh, là t́m cách giết nhau để dành tiền, dành danh. Hội đoàn bất vụ lợi cũng thế, cứ có 3 người họp lại thành Hội Đồng Quản Trị là thế nào trước sau cũng giết nhau đến tắt thở, đóng cửa luôn.

-Thầy Tư: Ôi dào, cái chuyện lừa phản này xẩy ra nham nhảm. Mày nói chuyện khác đi cho vui.

-H:  Vậy th́ Thưa Thầy Tư, nghe nói Thầy làm nghề đầu tư nhiều năm lắm rồi, Thầy có thể cho biết những cái “mánh” lừa gạt người ta để lấy tiền không?

-Thầy Tư: Hà, cái nầy khó nói lắm. Nói ra dễ bị tên bay đạn lạc, nhưng bạn đă cất công đi hỏi th́ tui phải trả lời vậy.Thường th́ có nhiều cách lường gạt đầu tư, nhưng tựu chung, có 10 mánh hay thấy nhất.

-H: Cha chả! Những mười mánh lận! Vậy, mánh thứ nhất là chi?

-Thầy Tư: Thứ  nhất là: “Bán máy “pay-phone” và máy ATM.”

-H: Ủa, bán máy “pay-phone” và máy ATM mà cũng là lường gạt à?

-Thầy Tư: Dĩ nhiên! Ông có thấy mấy cái điện thoại trả tiền ở góc đường không?

-H: Thấy chứ! Nhưng mà làm sao mà lường gạt, tôi không hiểu?

-Thầy Tư: Ấy dà! Ông chỉ thấy một mà không thấy hai. Mấy cái máy đó, một khi đă mua rồi là “dính lẹo” luôn. Thu tiền th́ lúc có lúc không, v́ mấy cái thằng trời đánh thánh đâm hay ăn cắp tiền trong đó lắm. Cái máy coi th́ kín mít, nhưng với mấy thằng nhà nghề th́ chả thấm ǵ. Máy lại hay hư, v́ thằng nào đang nói mà hết tiền là nó đập cho tan nát. Rồi lại c̣n nạn nó bỏ tiền tầm bậy làm kẹt máy nữa. Thu th́ chẳng bao nhiêu mà sửa th́ “ná thở”. Nhưng mà người mua máy này, sau khi đặt cọc tiền rồi th́ muốn dứt ra cũng không đặng. Mọi chuyện đều ghi chép đầy đủ trong giao kèo rồi. Đầu tư vào máy ATM vậy, dính vào rồi gỡ không ra. Kẻ nào đi dụ người ta đầu tư vào mấy cái máy này là kẻ lừa gạt tinh vi vô cùng. Nghe qua th́ đơn giản, nhưng thực hành th́ khốn khổ, khốn nạn. Vừa mất tiền vừa tức ḿnh mà không làm chi được ai.

-H: Ố là là, thiệt là chuyện khó tin nhưng có thật. Vậy c̣n mánh thứ hai?

-Thầy Tư: Mánh thứ hai là “Bán những Chứng Chỉ hứa hẹn ngắn hạn (short term promisory notes) rồi dông tuốt. Mánh này thường thấy ở người Việt Nam. Nếu chúng ta nhớ kỹ th́ có vụ Continental đó! Rồi nước hoa Thanh Hương, rồi bao nhiêu vụ úp hụi khác nữa. Đều là Chứng chỉ hứa hẹn ngắn hạn cả. Chơi hụi, mà hụi lớn, đường dây cả trăm ngàn, hay bạc triệu... Mà chứng chỉ nào cũng y như thật, cũng in ấn đẹp đẽ, cũng phát hành bởi một công ty hay một tập đoàn nào có chút tiếng tăm, không có tiếng tăm th́ thổi lên cho có tiếng, rồi cho một số người tà-lọt đi kháo um sùm lên, nào là “hăng này trả tiền ṣng phẳng lắm, cứ 10 phần trăm một tháng, (hay 20 phần trăm một năm..), cuối tháng tính liền. Nghe qua th́ ham quá, tính nhẩm thấy một hai năm là ẵm cả vài chục ngàn tiền lời ngon ơ. Nên nhào vô mua túi bụi. Nhất là khi tới nơi, thấy cửa nhà bệ vệ, có thư kư tính tiền, có điện thoại, rồi “c̣m-piu-tơ” sáng loáng, thế là ́ xèo đưa tiền cho ... ma!

-H: Hầy à! cái này th́ khó tránh! Mà, làm sao tránh được?

-Thầy Tư: Đơn giản thôi. Thứ nhất là đừng có tham, cái chi mà quá hấp dẫn, quá siêu, th́ xin né ngay. Đời chả có ǵ là ngon như húp cháo cá đâu. Trần ai khoai củ mới có tiền, vậy th́ những chương tŕnh nào mà đẹp như mơ th́ xin làm ơn tránh xa. Người Mỹ nói: “Too good to be true” (quá tốt để thành sự thực) mà! Thứ hai là nếu vẫn muốn lại gần xem thử, th́ nhớ là hỏi kỹ giấy tờ. Có nhiều loại giấy tờ, giấy chứng nhận của Cơ quan đầu tư quốc gia (NASD), bằng cấp hành nghề đầu tư (license), các bản báo cáo đă được NASD kiểm nhận, rồi xem kỹ “application” tức là đơn gia nhập, nếu thấy đơn giản quá th́ làm ơn rút lui có trật tự, đừng nán lại nghe tán dóc nữa, vừa mất thời giờ vừa mất tiền.

-H: Nghe qua th́ thấy dễ mà làm không dễ. C̣n cái mánh thứ ba?

-Thầy Tư: Mánh thứ ba là “Không bằng cấp mà dám bán những chương tŕnh đầu tư.” Công ty th́ có thực, nhưng người bán th́ nói láo, chỉ là kẻ đi gạ gẫm rồi giới thiệu cho người có bằng thật để lấy chút cháo huê hồng (commission). Trường hợp này nhan nhản, biết bao kẻ cứ nói chuyện đầu tư (investment) trơn tru mà không có bằng cấp ǵ hết trọi. Nào là “cái phân này lời to lắm, bảo đảm mang về rất nhiều tiền! Cứ bỏ vào mỗi tháng $200, là đến khi về hưu khoảng 20 năm sau có cả bạc triệu!” Rồi ba hoa những cái tên hăng Mỹ, tên  xếp Mỹ ...  nghe to đùng làm người nghe cứ trố mắt ra nh́n, khâm phục. Thế là mắc bẫy, nhất là nghe từ cửa miệng một người bà con, họ hàng, thân thuộc, bên vợ, bên chồng, những người bạn thiết. Nhưng đến khi kư kết giấy tờ xong mới biết kẻ kia không có bằng cấp ǵ ráo trọi.

-H: Ơ.. làm thế nào mà biết người ta không có bằng? Ai dám to gan vậy?

-Thầy Tư: Thiếu ǵ người giả mạo! Mà thiếu ǵ cách để khám phá. Đơn giản nhất là hăy đ̣i cho coi cái “bidinít-cà” của người ấy. Nếu có bằng th́ phải có hàng chữ này trên tấm cạc: “Registered Representative” nghĩa là có đăng bộ với tiểu bang rồi. Dưới (hay bên cạnh) hàng chữ trên, c̣n các hàng chữ  nói về những chương tŕnh mà người đó có khả năng thực hiện như “Mutual Funds”, như “Variable Annuities”... vân vân và vân vân. Nếu thấy tấm cạc trống trơn, ngoài tên Hăng, tên người, địa chỉ, số phôn, th́ “bai bai’ là vừa. Đừng nghe những ǵ kẻ ấy nói, mà hăy hỏi kỹ những ǵ ngưới ấy được làm.

-H: Nhưng mà cái này đâu có lừa gạt ǵ, đằng nào cũng có người có bằng tới bán mà?

-Thầy Tư: Hổng phải như thế! Người có bằng th́ ăn nói thận trọng, kẻ không bằng th́ cứ tía lia, nói bừa nói băi, chả có trách nhiệm ǵ, nghe người này là mất vốn.

-H: Cha chả, gan ĺ dữ a! Liệu những trường hợp lừa gạt này có bị biện pháp ǵ không?

-Thầy Tư: Lạng quạng là ăn đạn chứ chơi à? Bị khám phá không bằng cấp mà lừa gạt người ta th́ đi “t́” ngay.

-H: Vậy, c̣n mánh thứ tư?

Thầy Tư: Chưa gan đâu! Mánh thứ tư  là “những nhóm lợi dụng tôn giáo, những tổ chức giả mạo cộng đồng”. Cái này c̣n gan bằng trời. Dám tổ chức luôn cả một nhóm để lường gạt quy mô nữa lận.  Những tay này thường lấy danh nghĩa tôn giáo hay cộng đồng, kêu gọi ḷng thương của mọi người nhân hậu rồi moi tiền người ta.  Họ thường nói là “dùng tiền này để đầu tư kiếm lời hầu giúp đỡ nhửng kẻ tật nguyền, giúp trẻ em thiếu thốn, gíup người già cô đơn...” Với Việt Nam th́ có phương pháp tốt nhất là lập quỹ chống Cộng! Những nhóm này c̣n có thể quyên tiền của đồng bào dựa trên sự xúc động, ḷng từ bi, sự căm thù Việt Cộng  của đồng bào rồi chuồn, hoặc không chuồn nhưng cứ liên tục tạo ra những kế hoạch ruồi bu mà không thực hiện, dần dần th́ như các cụ nói: “để lâu, c. trâu hóa bùn.”, mọi người rồi quên, chả ai có gan theo dơi măi, mà cũng chả ai có khả năng kiện cáo lôi thôi.

-H: Khoan, Thầy Tư nói vậy th́ không c̣n nhóm nào lương thiện nữa à?

Thầy Tư: Dĩ nhiên cũng có. Nhưng những nhóm lường gạt này thường có đặc tính: Kêu gọi sự xúc động của mọi người  nhưng lại không đưa ra một chương tŕnh nào rơ rệt! Chỉ hay nói chung chung, nghĩa là “chúng tôi sẽ, chúng tôi dự định, chúng tôi muốn rằng...” Rồi không tŕnh ra một ủy ban nào chính thức, không đưa ra một tên nào làm kế toán, làm thủ quỹ đàng hoàng, không có trương mục riêng biệt cho các chương tŕnh riêng biệt. Chỉ thấy xếp lớn, xếp nhỏ do Cơ Quan (Ủy Ban, Tổ Chức) Ruồi Bu, Kiến Đậu này bổ nhiệm. Ông Giám đốc Mật, bà Quản lư Đường, nói ngọt như mía hấp để chiêu dụ kiến lửa, kiến đen thi nhau kéo tới bảo vệ, c̣n công chúng th́ chỉ có nhiệm vụ nộp tiền mà thôi. Nhiều tổ chức c̣n quảng cáo trên Tivi, trên báo chí rầm rầm rộ rộ, nhưng sau khi lùa được tiền chùa vào túi riêng rồi th́ tổ chức biến mất như một lũ ma. Hiện nay cũng c̣n vài tổ chức tôn giáo có tên là “Đạo Tào Lao”, thờ loạn cả lên, Tiên tri nhiều như rươi, thu tiền con chiên đệ tử đóng góp dưới mọi h́nh thức để làm giầu. Khi đă rủng rỉnh tiền bạc rồi lại phân phối lại cho những tổ chức từ thiện khác để lấy tiếng. Đôi khi nhóm lợi dụng tôn giáo này có tổ chức vũ khí nữa. Có những nhóm thờ Chúa mà ông tiên tri trưởng có quyền hưởng  hết vợ và con gái của đệ tử mà mọi người cứ cung cúc dâng lên.

-H: Vậy, làm thế nào mà phân biệt thực hư?

-Thầy Tư: Thiệt ra cũng khó, chỉ có dùng sự khôn ngoan mà nhận định và nghiên cứu. Một khi nghe nói đến việc từ thiện làm tốt cho tôn giáo hay cộng đồng th́ nên để ư đến tư cách những người tổ chức, h́nh thức tổ chức, phương pháp làm việc, cách nhận tiền, cách giữ tiền (có thông báo ai là kế toán, ai là thủ quỹ hay không), dự định phân phối theo h́nh thức nào, người tổ chức có phải là chồng, cha, con, vợ, mẹ, bố của cô thủ quỹ không, có nhân vật tiếng tăm nào đến phụ giúp, có được chính quyền giúp đỡ trên phương diện pháp lư không, ban tổ chức có luật sư nào cố vấn không... Rồi để ư đến thời hạn tổ chức, địa điểm tổ chức nữa. Càng thận trọng th́ càng tốt. Dĩ nhiên, với một nhân vật đă từng có tiếng là thanh liêm, là phục vụ tốt cho cộng đồng th́ có thể giải tỏa được phần nào thắc mắc...

-H: Hầy à! Cái mánh này ghê gớm quá, chỉ cần trúng vài lần là thành triệu phú như chơi. Thưa Thầy Tư, c̣n mánh thứ năm chắc dữ dằn hơn nữa hả?

-Thầy Tư: Chưa chắc cái nào dữ hơn cái nào. Thử xem. Này nhé, mánh thứ năm là “lừa gạt trên Ín-Tờ-Nét!”

-H: Ố là là! Mánh này bự đây! Ín tờ nét đang thịnh hành quá mạng, lừa gạt được người ta chắc là khẳm thuyền đấy!

-Thầy Tư: Chứ sao nữa, sơ sơ là vài chục triệu ngon lành. Một ngày nào đó, dân chơi Ín-tờ nét thấy quảng cáo bán đồ này đồ kia, toàn thứ dữ mà hiếm, từ xe hơi cờ-lát-xích đến hột xoàn loại không thấy trên đời, rồi những bức tranh thiệt của Monet, của Picasso, của Van Goh….. hay của những tác giả hiện đại nổi tiếng.. Những tay đầu cơ này bán cả những biệt thự bên Anh, bên Pháp, rồi tầu thuyền du lịch, những cuốn sách cổ đại, nói chung là những của quư không ai có. Thiên hạ có dư tiền thấy ham quá, nhào dô định đầu cơ tích trữ kiếm lời, nộp tiền xong rồi hát bài “anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé! Để em buồn, kêu phú lít bắt anh!” Nhưng mà bắt anh có được đâu! V́ anh chỉ là cái địa chỉ ma trên Ín-tờ-nét, thu tiền xong rồi, anh dông đi Thụy Điển, đi Aâu châu, hay sang châu Phi, có tết mọi mới t́m ra được anh!

-H: Ghê gớm quá! Nhưng mà như dậy, th́ hông tin chuyện mua bán trên Ín-tờ-net được sao? Thời buổi hiện đại mà?

-Thầy Tư: Hổng phải! Chỉ có một số nào đó lường gạt thôi,  c̣n đa số là ô-kê cho đến khi.. nào đó, th́ ngủm! Cũng có những mánh gạt nho nhỏ nhưng kiếm số đông, mỗi mánh chừng vài đô, vài chục, vài trăm, người đọc thấy không quan trọng, nên nhào dô, nhưng kẻ lừa gạt lại tính số triệu, triệu người, mỗi người mười đô, là thành mười triệu đô rồi!

-H: Vậy, ta phải làm sao?

-Thầy Tư: :Làm sao cũng chẳng làm sao, cũng chẳng ra ǵ, cũng chẳng ra chi. Làm chi cũng chẳng làm chi, cũng chẳng thế nào, cũng chẳng làm sao..

-H:Thầy .. nói cái.. ǵ vậy , thầy.. Tư? Bộ Thầy cà..cà.. lăm rồi hả?

-Thầy Tư: H́ h́, nói chơi dậy mà! Thiệt ra, muốn biết tay nào dỏm tay nào thiệt th́ cứ dùng giác quan b́nh thường (common sense) mà đoán. Cái ǵ vừa vừa phai phải th́ trúng, cái ǵ hên quá th́ hay trật. Chẳng hạn mua vé máy bay th́ ô-kê v́ có tên hăng đàng hoàng. Có thể “chếch” với hăng là biết ngay. Nhưng mua mấy cái đồ điện tử th́ cẩn thận, giá rẻ thiệt đấy, nhưng coi chừng đó là đồ không bán được ngoài thị trường, hoặc mua về phải tự tu sửa lấy, hoặc hàng quá đát, hàng có khuyết điểm.. Mua quần áo cũng có khi gặp hàng tốt, có khi gặp hàng có lỗi, hàng dỏm. Mua xe hơi cũ th́ phải đến xem xe rồi mới trao tiền, mua rồi không trả lại được.. Nói chung là mua đồ qua Ín-tờ-nét th́ phải cẫn thận, điều tra cho kỹ rồi mua th́ có lời. Lạng quạng th́ mất mạng, sơ sẩy th́ ăn đạn, láng cháng th́ gặp tai nạn.

H: Nghe Thầy Tư nói mà hăi hùng. Tui nhà quê nhà mùa, thôi th́ đi mua tại chỗ cho chắc ăn.

-Thầy Tư: Hổng phải đâu, mua trên In-tờ-nét nhiểu khi có lợi lắm, nhưng phải cẩn thận mà thôi.

-H: C̣n mánh thứ sáu?

-Thầy Tư: Mánh thứ sáu là PONZI, mà người ta c̣n gọi là PYRAMID, hay kim tự tháp hay NETWORK, hay mạng lưới. Kiểu này du nhập vào Mỹ từ năm 1900, do một ông người Ư di cư tên là PONZI, chế ra. Oâng thiết lập một hệ thống thang bậc, đầu tiên là một ông trùm, ông trùm gọi thêm chừng 10 người, cho vào nấc thang thứ hai, mỗi người lại gọi thêm mười người nữa thành bậc thang thứ ba….. cứ thế mà thành một hệ thống cao như kim tự tháp. Rồi đi rao bán hàng. Hàng ǵ cũng bán, từ dao kéo, ṿi nước lọc, sản phẩm gội đầu, thuốc dưỡng da, đến chứng khoán đầu tư... hằm bà lằng xích thố. Người nào bán được hàng th́ được c̣m-mít-xông, không bán không hưởng. Tiền c̣m-mit-xông nhiều hay ít th́ tùy theo thang bậc, người ở trên th́ được hưởng trên người dưới. Càng ở dưới sâu, càng ít tiền, mà làm càng cực; càng ở trên cao, càng nhiều tiền mà làm càng nhàn, có ngụi chẳng làm ǵ cả mà cứ hưởng đều đều v́ người dưới phải nộp lên trên.

-H: Nhưng, tại sao lại là lường gạt? Buôn bán đàng hoàng mà?

-Thầy Tư: vấn đề là ở chỗ ông trùm. Cứ thử tưởng tượng có một cái kim tự tháp người mà tất cả sức mạnh, then chốt là đóng ở trên cùng, rút cái chốt này ra th́ cả nhóm ngă chỏng gọng. Oâng trùm mà rút đi, là toàn bộ hệ thống sụp theo. Khi ông trùm thấy ăn uống đă nư rồi, ở lại lâu dễ bị cảnh sát Thị trường (Stock cop) hỏi thăm, nên chuồn, thế là tan tành hệ thống.

-H:Mà tại sao lại sợ cảnh sát?

-Thầy Tư: Lư do là v́ hệ thống (network) không phải là h́nh thức một công ty, tất cả tiền lương đều là tiền c̣m-mít-xông, nên tư cách pháp lư lỏng lẻo, ông trùm không chịu trách nhiệm về người ở dưới sâu, (v́ ông chưa hề gặp mặt!), ông không biết mấy ngụi dưới nói ǵ, quảng cáo láo cỡ nào, nhất là về đầu tư, mà người bên dưới v́ không trực tiếp trách nhiệm với ông trùm, không được huấn luyện kỹ, hay nói ẩu, nên dễ bị kiện. V́ không phải công ty, nên nhiều “nhân viên” không hề biết mặt giám đốc, không hề được huấn luyện, theo dơi, sửa sai, có làm ẩu cũng chỉ bị phát giác khi có người kêu cảnh sát. Hệ thống càng rộng, sự vượt quyền kiểm soát càng lớn, lại có những người ở xa, chỉ được biết mặt người tuyển ḿnh mà không có ai giám sát, nên tha hồ quảng cáo lấy được, miễn là bán được hàng, một khi khách hàng thấy món hàng không như lời nói, liền ra ba ṭa quan lớn, thế là bể to.

H: Làm sao biết được ai là công ty, ai là hệ thống?

-Thầy Tư: Cứ hỏi tên công ty rồi đi kiểm tra lại với người khác xem hàng họ thế nào rồi hăy mua, nghe tên lạ hoắc th́ đừng mua. Có thiếu ǵ người bán cùng một loại, nhất là đừng mua từ người nhà, bà con chỉ v́ muốn giúp bà con ḿnh có “rê-đít”, có tiền thưởng. Tiền liền khúc ruột. Mua từ bà con, nhưng bà con lại không có tiền đền, thế là mất bà con luôn. Có mua từ bà con, cũng phải kiểm tra kỹ càng. Chứ đừng nói:”Thôi, dù sao nó cũng là người nhà( là bạn bè) , mua đại giùm nó cho rồi! Nói vậy là tiêu tùng rồi đó!

-H:C̣n mánh thứ Bẩy? Cái này chắc ghê hơn cái mánh trước?

-Thầy Tư: chưa chắc! Mánh thứ bẩy là bán những CALLABLE  CD hay gọi là những chứng chỉ kư thác dài hạn.

H: Cái này có thực không?

-Thầy Tư: Thật chứ! Nhưng mà kẹt. Kẹt là v́ thời hạn giao kèo là 20 năm, trong suốt thời gian đó, tiền bị đông lạnh, không rút ra được. Nhiều người tưởng là có thể lấy ra bất cứ lức nào, nhưng ai dè (ai nào có ngờ) tiền mang vô là tiền khôn, tiền lấy ra là tiền dại. V́ thứ nhất, lăi suất rất thấp, chừng trên dưới 4%, lại bị thuế trên cái bốn chấm ấy, trung b́nh 1/3, nên chỉ c̣n có trên hai chấm tiền lời. Qua hai mươi năm, lạm phát trung b́nh 5% một năm, có năm lên tới 7 hay 8% mà ta lại chỉ có trên  2% tiền lời, như vậy là không khá được. Nhiều người tức điên lên mà rút ra không đặng v́ giao kèo ghi rơ ràng rồi, đành chào thua. Chưa kể cái cơ quan bán loại ấy có thể bị beng-cờ-rấp-xi! Thế là tàn đời hoa! Với các loại đầu tư khác, ta c̣n kiểm soát được, c̣n thay đổi “fund” (quỹ) được, với cái loại cứng ngắc như đá này th́ ôi thôi ai tai.

-H:Hừ, cái này phải coi lại, c̣n loại thứ tám?

-Thầy Tư: Thứ tám là đầu tư trên mấy vị cao niên. Cứ coi như mấy người làm loại mánh này như những con kên kên, thấy mấy người già mà c̣n khỏe mạnh, có chút tiền là đến dụ đầu tư, truớc hết là mong cho họ chóng chết, nếâu sống lâu, cũng  là gạt gẫm được chút đỉnh. Có nhiều tổ chức cứ kêu gọi mấy cụ già bỏ tiền vào cái này cái nọ, gọi là “xê-vinh”, nhưng không nói rơ ra là “xê-vinh” th́ cần thời gian, mà các cụ đâu có thời gian nữa đâu! (nghe buồn quá hả!) Chưa kể có những cái chương tŕnh lại chỉ định người thụ hưởng là chính người tổ chức! Nếu các cụ qua đời là tổ chức huởng luôn! Các cụ nhiều khi không đọc kỹ giấy tờ, thế là kư xuống, bút sa, gà chết! Trong khi các cụ chỉ cần có chút bảo hiểm nhân thọ để lo hậu sự là đủ, th́ các vị mánh này lại xúi các cụ đầu tư! Những con kên kên này có nhiều tổ chức lắm, nhiều h́nh thức lắm.

-H: Thôi th́ đừng nói chuyện đầu tư với các cụ là yên chuyện, xin thầy Tư tiếp tục.

-Thầy Tư: Tiếp tục là mánh gọi là PRIME BANK SCHEMES, mánh này chuyên tiếp cận các kẻ giầu có, để gọi lập hội, lập tổ chức này nọ, với lợi tức rất cao. Dĩ nhiên, mánh này cao cấp lắm và cũng chỉ những kẻ giầu mới chơi với giầu được. Người tổ chức phải thủ đoạn cao, nói ngọt như mía, có chút tên tuổi, rồi từ từ xây dựng lên cao hơn. Mới đầu có thể đóng kịch là nhà tu hành, là nhà đầu tư, là người từ thiện, là tổ chức tôn giáo mới, có lư thuyết mới, rồi tung tiền ra làm rầm rộ một cú cho đẹp, mời những tai to mặt lớn đến dự, nghe bùi tai, liền bỏ tiền ra chung cho kẻ lừa gạt. Kẻ này lại lấy tiền đó mua chuộc kẻ khác, cứ mưới đồng thu được, hắn (bả) chi đi bốn đồng cho kẻ khác thu đệ tử để đi tuyên truyền cho hắn (bả), cứ thế dần dần nổi tiếng như cồn, thành Tiên Tri, thành Đại sư Phụ, thành Nhà Xă Hội, thành.. ǵ ǵ đó, tiền vồ như nước. Mánh này muốn tồn tại, phải biết chi, lượm được trăm ngàn phải nhả ra năm chục, lượm thêm một triệu, phải nhả ra vài trăm ngàn lấy tiếng. Sau khi đă thành danh rồi th́ tha hồ nói khuếch nói khoác, “miệng người sang có gang có thép”mà. Ngay tại Hollywood cũng đang có một tổ chức tôn giáo quái đản chuyên dụ các tài tử có tiền, làm Mr. Tiên tri hốt bạc mệt không nghỉ.

-H: Nghe mà mệt tai, thôi thôi, c̣n mánh cuối cùng, xin nói nốt, cho “đệ tử“ nghỉ ngơi đôi chút.

-Thầy Tư: Thầy cũng mệt mỏi với mánh rồi, để nói nốt mánh cuối cùng cho “đệ tử” nghe rồi đi kiếm tô phở , dăn gân dăn cốt. Nghe đây, mánh chót là tổ chức những đại hội thuyết tŕnh vể đầu tư, mà người ta gọi là “seminar” (Xê-mi-na) lấy sở phí. Nhiều tay ngang, hay nhiều tổ chức đăng báo quảng cáo ́ xèo về cái gọi là xê-mi-na về những chương tŕnh đầu tư hay về địa ốc, về tiết kiệm.. Dùng tên tuổi to đùng, dùng chữ nghỉa rùng rợn, dụ người ta đến nghe, mổi người đóng sơ sơ vài chục hay một trăm, để nghe những lợi tức lên đến cả triệu bạc. Nhiều người khoái lổ tai, bỏ ra một trăm để t́m cơ hội làm giầu, thế là tổ chức hốt bạc. Một trăm đồng nhân với một ngàn người là thành một trăm ngàn, tháng tổ chức chục lần, trừ đi chi phí khách sạn, nước uống, c̣n dư cũng khoảng..  triệu bạc. Tổ chức tiểu bang này sang tiểu bang khác, chỉ tốn nước bọt, nói văng miểng ra, rồi chuồn.

-H: Cái này chắc người Việt ḿnh không ham?

-Thầy Tư: chưa chắc đâu! Bị hoài đó mà không biết. Mà thôi thôi, mệt lắm rồi. Mánh với mung. Nói hoài không ra tiền mà lại tốn thời gian, không nói nữa, đi kiếm tô phỏ đây. Mà ai chi cho tui đây chứ?

-H: Thôi, để tui chung cho thầy Tư, tội nghiệp thầy nói khô cả lưỡi chả ai góp cho đồng nào….. Ḿnh đi nghe Thầy? Bai bai bà con. Ai có muốn hỏi về mánh nữa th́ kiếm Thầy Tư, mà nhớ mang theo tô phở gà không da, thầy Tư đang đai-ét đấy.

 

                                                                                                            Chu tất Tiến