MƯỜI BỐN NĂM SAU
 

             *Xuân Vũ TRẦN Đ̀NH NGỌC
 
         LTS - Truyện ngắn “Trốn Chạy” đă đăng trên vnfa.com. Nhân vật chính là cụ Lê văn Tường đă trốn thóat nanh vuốt Cộng Sản hai lần. Lần đầu vào năm 1957 từ tỉnh Thanh Hoá vào  miền Nam Việt Nam sau khi người cha của cụ bị đem ra đấu tố, phẫn uất mổ bụng chết. Lần sau vào ngày 30-4-1975 từ Sàig̣n đến đảo Guam và sang Hoa kỳ.
 
         Người ta nói “Quả đất tṛn” cũng không phải là vô lư. Trong phần kết luận truyện “Trốn Chạy”, một truyện vô cùng thương tâm và có thực, tôi viết rằng, do sự khuyến khích của Ban Quản trị trại, để có chỗ đón tiếp những đồng bào Việt Nam tị nạn Cộng sản mới đến, chúng tôi đă bay từ Subic Bay vào Guam, sau khi ở đó khoảng một tháng từ đầu tháng 5-1975. Tôi với cụ Tường cùng đi một chuyến bay DC10 và lại ở cùng biêu-đinh tại Orote Point. Sau đó, tôi đi đảo Wake kiếm gia đ́nh bị thất lạc, c̣n cụ đi Camp Pendleton - California và từ đó, tôi không c̣n gặp cụ nữa.  
         Ấy vậy mà tôi lại gặp cụ Tường hơn 14 năm sau, tức là năm cuối cùng của thập kỷ 80, năm Liên Sô và các nước chư hầu Cộng Sản cùng với bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ tan tành.
 Tôi gặp cụ trong một tiệc cưới con gái người bạn thân ở San Diego, một cách hết sức ngẫu nhiên. Đúng là “Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ”, nếu không, tôi đâu có đoạn kết này để gửi đến quí bạn  đă đọc “Trốn Chạy”, một câu chuyện thực 100%, chưa có đoạn kết.
         Lại cũng một sự t́nh cờ, chủ nhà xếp tôi ngồi cùng bàn với cụ và tôi đă nhận ra cụ trước khi cụ nh́n ra tôi. Có vẻ có da có thịt và khoẻ mạnh hơn hồi ở Guam nhưng trông cụ già đi nhiều - mười bốn năm c̣n ǵ - những nếp nhăn trên trán trên má sâu hơn trước, đôi mắt không c̣n tinh anh, linh hoạt như hồi ở Guam và cử chỉ, nói năng cũng chậm nhiều. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận ra cụ:
         “Xin lỗi cụ, có phải cụ là cụ Tường không ?”
         Cụ ngó trân tôi, miệng mỉm cười, vẫn nụ cười khi xưa:
         “ Phải, tôi là Tường. Sao ông biết tôi ?”
          “ Cụ c̣n nhớ người ở chung lều với cụ ở đảo Subic Bay và Orote Point không ? Tôi là Vũ đây cụ.”
         Cụ Tường reo lên:
         “Chao ơi ! Ông Vũ ! Bảo sao tôi cứ ngờ ngợ. Bao nhiêu năm bây giờ tôi mới gặp lại ông đây, ông Vũ ?”
          “Hơn mười bốn năm. Thời gian trôi nhanh quá hả cụ ?”
         “Nhanh lắm. Tôi đă tám chục, già quá rồi. C̣n ông, trông cũng không khác xưa bao nhiêu.”
         “Cám ơn cụ. Thế gia đ́nh cụ ra sao và bây giờ cụ ở tỉnh nào ?”
         Cụ Tường trỏ bà cụ ngồi cạnh và bà cụ gật đầu chào tôi:
          “Đây là nhà tôi. Nhà tôi và năm cháu ở Sàig̣n đă được sang đoàn tụ với tôi hai năm nay, hiện ở thành phố San Diego. Thế gia đ́nh ông sao ?”
          Tôi trỏ bà xă ngồi cạnh để giới thiệu và nói cho cụ biết gia đ́nh tôi cũng đă được đoàn tụ đầy đủ. Nhớ lại câu chuyện gia đ́nh cụ, cụ đă kể cho nghe khi tôi và cụ ở đảo Subic Bay, tôi hỏi cụ:
         “Cụ ơi, ở đây không tiện nhưng nếu khi nào rỗi rảnh, mời cụ lại nhà tôi chơi nhắc lại câu chuyện ở xứ Phúc Lăng và Thổ Ngơa ngày xưa, được không cụ ?”
         Cụ Tường sốt sắng:
         “Được lắm chứ. Tôi cũng có ư nghĩ đó vừa mới đây. Ông cứ cho địa chỉ và số điện thoại, tôi sẽ đến thăm ông.”
         Tôi nghĩ lẽ ra tôi đến thăm cụ mới phải, nhưng cứ phân vân. Tại nhà cụ, nếu đ̣i cụ kể chuyện đời xưa, chuyện cụ đă có một bà vợ và mấy người con ở huyện Phú Thọ, tỉnh Thanh Hoá mà v́ trốn chạy nạn Cộng Sản, cụ phải bỏ lại để vào Nam, rồi cụ lấy bà này, người đàn bà đang ngồi cùng bàn với tôi th́ e rằng không tiện, mặc dù đối với cụ có thể là không có ǵ trở ngại.
         Tôi tiếp cụ Tường tại nhà tôi vào một buổi chiều thứ sáu đầu tháng mười hai, gió bấc thổi xuống khá lạnh tuy không có tuyết. Cụ nói bà cụ bị cảm nên xin cáo lỗi. Khách hôm đó chỉ có cụ và một người bạn thân của tôi, anh Chung, mới từ Virginia sang thăm gia đ́nh tôi.
         Sau bữa cơm tối, chúng tôi ra pḥng khách, ngồi kế bên ḷ sưởi cho ấm và từ lúc này, chúng tôi có thể đàm đạo về những chuyện... ngày xưa. Phải, chuyện ngày xưa !
         Nhà tôi pha trà sen, mới được chị tôi gửi từ Việt Nam qua, sai cháu nhỏ bưng ra. Những tách trà bốc khói, tản mạn hương sen trong pḥng khách ấm cúng làm chúng tôi cảm thấy nhớ quê hương vô tả. Tôi đẻ sẵn mấy thanh củi lớn, châm thêm vài thanh vào ḷ, gỗ cháy nổ tí tách, ḷ than hồng đỏ rực trông thật vui mắt. Tôi biết ư hai vị khách quí nên nói:
         “Cụ Tường và anh Chung cứ hút thuốc tự nhiên, tại nhà tôi không có kiêng cữ khói thuốc đâu.”
         Thường ngày tôi không hút thuốc nhưng lúc này thấy cần phải châm một điếu. Tôi không mời cụ Tường v́ biết cụ vẫn hút thuốc vấn như ngày xưa, c̣n anh Chung th́ đang giở gói Cherry và cái tẩu Dunhill của anh ra. Tôi gợi chuyện sau khi rút một điếu Camel đầu lọc bạc hà:
         “Cụ Tường c̣n nhớ cái băi biển ở đảo Subic Bay mỗi buổi chiều khi cơm nước xong, tôi thường ngồi bật quẹt và chắn gió cho cụ hút thuốc không?”
         Cụ Tường gật gù:
         “Sao quên được ông Vũ? Hồi đó chúng ta sa sút tinh thần quá hả ông? Không ngờ có ngày nay.”Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Thật là ông trời an bài.”
         Anh Chung chỉ biết láng máng tôi và cụ Tường đă cùng ở đảo Subic Bay chứ không biết ǵ hơn nên im lặng hút thuốc ngồi nghe.
         Khói thuốc tản mạn lên trần nhà làm căn pḥng có vẻ “đàn ông” và ấm cúng hẳn lên. Tôi không hút pipe, nhưng lại thích ngồi gần bên người hút cherry, cái mùi của nó mới tuyệt diệu làm sao, ngọt như mùi táo tầu.
        Cụ Tường hắng giọng, nói tiếp:
         “Chắc ông Vũ muốn biết sau khi tôi đi rồi th́ gia đ́nh tôi ra sao. Để tôi kể hai ông nghe.
         Khi bọn cán bộ và những tên tá điền phản chủ vô ân bội nghĩa đến nhà bố mẹ tôi vào buổi tối hăm ba tháng chạp âm lịch năm Bính Thân (đầu năm 1957) để lôi bố tôi ra đấu tố lần hai, chúng quát tháo ầm ĩ:
         “Thằng Thiềng đâu, hăy mau ra đây cho nhân dân xử tội.”
         Mẹ tôi chỉ tay vào trong buồng, bọn chúng tông cửa chạy vào nhưng tất cả đều bổ ngửa ra khi thấy bố tôi đă tự sát.
         Chúng tra khảo mẹ tôi và các em tôi rất dữ nhưng đầu mối là bố tôi mà bố tôi đă chết rồi th́ chúng có làm ǵ chăng nữa cũng đến thế mà thôi.
         Liền đó, chúng trực nhớ đến tôi, chúng cho một bọn sang làng bên bắt tôi nhưng như tôi đă nói, tôi, anh Các, và thầy giáo Điền đă vào sâu trong rừng và t́m đường đi đến bờ sông Bến Hải.
         Người em họ bố tôi, cô Bảng, sau  này viết thư kể cho tôi nghe rằng chúng tŕ hoăn không cho mẹ tôi chôn cất bố tôi cho đến cả mười ngày sau khi xác bố tôi đă x́nh thối v́ ruột gan phèo phổi ḷi cả ra ngoài. Chúng dă man đến độ cấm không cho bà con lối xóm đến giúp đỡ ma chay đưa bố tôi ra đồng. Một tay mẹ tôi phải tẩn liệm, đưa hết ruột gan trở lại bụng bố tôi rồi xé vải quấn lại, lau sạch hết các vết máu và thay quần áo sạch sẽ. Ba đứa em tôi, một trai hai gái có phụ với mẹ nhưng hai ông nghĩ coi, từ nhỏ tới lớn, chúng chưa từng thấy xác chết ở trong nhà, máu me lênh láng như thế bao giờ nên chúng sợ dúm người lại dù rằng người chết đó là bố ḿnh.
         Chôn cất bố tôi xong th́ ba đứa này mất cả trí khôn, ngây ngây dại dại làm như những tai ương khủng khiếp của gia đ́nh dồn dập đến làm chúng chết sững không c̣n biết đối phó ra sao nữa.
         Bọn cán bộ cấm không cho người làm săng (ḥm) bán săng cho mẹ tôi. Chúng muốn mẹ tôi phải bó chiếu bố tôi mà khiêng ra đồng. May sao nhờ có cô Bảng nói với mẹ chồng cô ấy cho mẹ tôi vay đỡ cỗ hậu sự của bà bằng gỗ tạp để pḥng đó từ lâu mà chưa dùng, nên bố tôi mới có cỗ ván. Mấy người đô tùy khiêng quan tài là những người ở làng bên cạnh do cô Bảng lo lót với công an, hối lộ cho chúng để chúng không làm khó dễ. Mặt khác, sở dĩ chúng phải dễ dăi hơn v́ xác bố tôi càng để càng x́nh, lối xóm chịu không nổi mùi tử khí, kêu ca quá sức nên chúng chấp thuận cho chôn.      
         Chôn cất xong bố tôi buổi trưa th́ tối hôm đó mẹ tôi ngă bệnh nằm rên hừ hừ. Hai chị lớn và các em tôi xoay xở không nổi, chỉ c̣n một cách cầu cứu cô Bảng mà thôi.
         Cũng cần nói thêm, chồng cô Bảng vốn là đảng viên Cộng sản đă hoạt động trong bí mật nhiều năm, nhưng không ai biết, cho đến ngày 19-8-45, ngay cả bố tôi cũng không biết. Lúc đó chú Bảng làm bí thư huyện ủy nên quyền uy rất lớn nhưng chú không muốn dính dáng đến bố tôi v́ e mất chức. Chỉ có cô Bảng, thấy gia đ́nh tôi đau thương quá nên không nỡ nhắm mắt làm ngơ v́ c̣n họ rất gần. Nói là giúp đỡ,  nhưng chỉ lén lút lúc đêm khuya khi không có bọn Công an,  hoặc cô đă đút lót cho mấy tên cắc ké có nhiệm vụ ŕnh ṃ gia đ́nh tôi, chúng làm ngơ cho cô mang vài thứ cần thiết vào cho mẹ tôi.
         Hai tuần sau lúc mẹ tôi vừa bớt bệnh th́ bọn cán bộ đến. Chúng cho mẹ tôi hay chúng sẽ tịch thu toàn bộ tài sản của bố mẹ tôi. Một tuần sau đó, tên bí thư xă ủy đến chiếm ngụ ngôi nhà của bố mẹ tôi cùng với tất cả đồ đạc, thóc lúa. Em trai tôi phải đưa mẹ tôi và gia đ́nh nó ra che một cái cḥi ở giữa ruộng. Miếng đất này cũng của bố mẹ tôi nhưng chúng không thèm lấy v́ không có giá trị. Vốn nó là một cái g̣ rộng chừng ba sào, xưa kia mục đồng thường thả trâu ḅ cho ăn cỏ hoặc mùa gặt canh điền làm cḥi để canh lúa pḥng có kẻ cắt trộm lúa. Tên bí thư xă lấy hết chỉ cho mẹ và em tôi lấy ra được mấy cái quần áo cũ, vài cái nồi, rổ chén bát. Đó là tất cả gia tài c̣n lại một đời người.
         Mẹ tôi lúc đó đă già, bệnh tật, yếu đuối, tinh thần sa sút, đau khổ, tan nát nhưng cũng phải đi làm thuê làm mướn như giă gạo, sàng gạo, nuôi lợn, nuôi gà, nấu cơm cho canh đièn vv... để phụ với vợ chồng đứa em trai thua tôi đúng một giáp, nó, vợ nó và con em kế út đều đi làm mướn để đắp đổi qua ngày. C̣n con em út phải đi ở đợ cho tên tá điền của bố tôi trước kia, bây giờ chễm chệ là trưởng đồn công an xă hét ra lửa, mửa ra khói.
         Nhưng mẹ tôi không sống lâu để chịu sự đầy ải, nhục nhă, đói khổ đó. Hơn năm sau, chỉ một tuần sau cái giỗ đầu của bố tôi, mẹ tôi ra đi trong một đêm mưa gió băo bùng , căn lều v́ dựng lên quá sơ sài bằng tre, lá nên sụm xuống. Gió quật vào người, mưa như trút nước, mọi người lạnh run. Mẹ tôi chỉ kêu lên được mấy tiếng:” Ông ơi, ông ơi !” rồi lịm đi.
         Mẹ tôi chết trong đêm đó và ba  ngày sau, chúng cho phép chôn ngay trên g̣, cách lều vài chục bước, chỉ có hai cái chiếu bó lại v́ chẳng c̣n tiền bạc để mua săng.
         Em trai tôi với vợ nó và một con em, sống lây lất ở đó cho đến hai năm sau, chúng bắt em trai tôi đi dân công tải súng, tải đạn trên tuyến đường ṃn trong rừng ở biên giới Lào - Việt. Cùng đi với nó có cả mấy chục thanh niên người cùng huyện bị ghép vào thành phần con địa chủ hoặc cường hào ác bá. Ăn uống quá thiếu thốn, mỗi ngày mấy lạng khoai khô, sắn khô, vài lạng gạo, tất cả đều đă hư mốc gần thối rữa nhưng vẫn phải nấu ăn v́ nếu không ăn th́ có ǵ khác để ăn ? Nước suối tù uống vào, chỉ ít lâu là sốt rét ngă nước hoặc kiết lỵ, da vàng, bụng ỏng, rồi chết. Đó là một cách bọn Cộng Sản tiêu diệt những thành phần chúng cho là thù nghịch của chúng một cách êm ái, không tốn một nhát dao, một viên đạn. Ngoài dân công, bộ đội Việt cộng cũng dùng đường ṃn này vào quấy phá miền Nam, sau này chúng đặt tên là đường ṃn Hồ chí Minh. Dù sao, bộ đội của chúng cũng được đối xử khá hơn dân công nhiều. Chúng có hoả đầu vụ lo cơm nước, không phải ăn độn ngô, khoai, sắn và có chút thuốc men lúc ốm đau. Nhưng với khí hậu ma thiêng nước độc đó, khoẻ như voi cũng phải ngă. Đă có cả tiểu đoàn bộ đội chết trong rừng  gần như đồng thời,  c̣n nếu nói tổng số trước sau th́ không biết bao nhiêu mà kể. (Lời người viết: Sau 30-4-75, Cộng Sản cho người đi ḍ t́m và đă t́m ra những nghĩa địa chôn cả chục ngàn cán binh Việt cộng bỏ thây trên đường ṃn này. Hầu hết vô danh).
         Thằng em tôi đi biệt tích không về. Khoảng sáu tháng sau, bọn cán bộ xă đến báo cho vợ con nó là nó bị sốt rét ở trong rừng và ngă bệnh mà chết. Cô Bảng sau này viết thư cho tôi nói, số người trong tổng đi dân công như em tôi đều chết hết, kẻ trước người sau, chỉ có được một người trở về với bệnh sốt rét và đau gan. Một số khác chưa chết v́ bệnh th́ chết v́ máy bay B52 của Mỹ trải thảm hàng ngày. Bộ đội Việt cộng chết v́ máy bay B52 nhiều nhất.
         Cuộc chiến kinh hoàng xâm lăng miền Nam Việt Nam do bọn đồ tể khát máu gây ra không từ một người dân vô tội nào. Mạng người như con giun, cái kiến, miễn sao đám đầu năo của chúng an toàn, leo lên ngôi độc tài cai trị  là được rồi.
         Riêng về cái tiểu gia đ́nh của tôi, cô Bảng viết thư khéo léo cho tôi hay rằng ngay đêm đó, chúng phái một tiểu đội công an đến vây nhà tôi và tra vấn vợ con tôi để t́m ra chỗ tôi trốn. Vợ tôi chỉ một mực khai là không biết chồng tôi đi đâu và đi đă ba ngày để đánh lạc hướng chúng. Thanh hoá nhiều rừng, núi và cây cối tre nứa rất rậm rạp, một khi đă vào sâu trong rừng kiếm chỗ hiểm hóc như hang động ẩn ḿnh th́ cả một trung đội vào kiếm cũng không ra. Anh Các và tôi là những người đă quen đi rừng rẫy nên t́m đường đi khá dễ.  Thầy Điển nhà tu không quen th́ cứ bám theo chúng tôi mà đi, cho tới sáng chúng tôi đă cách làng một khoảng khá xa và đă sang địa phận của huyện khác.”
          Nói một thôi không nghỉ, cụ Tường có vẻ mệt. Cụ ngả người ra dựa vào sofa nhắm mắt lại. Chúng tôi tôn trọng cụ nên không ai bảo ai mà cùng giữ im lặng. Đă đến giờ đi ngủ nên mấy đứa con tôi bảo nhau rút êm lên lầu. Nhà tôi thu dọn bếp núc xong cũng đă lên ngồi cạnh tôi nghe từ đầu câu chuyện.
         Khoảng mười phút sau, cụ Tường mở mắt nh́n chúng tôi rồi ngồi thẳng  lên, đầu hơi cúi xuống. Tôi thấy cụ xúc động thật sự khi nói đến những tang thương của gia đ́nh.
         Nhà tôi châm thêm nước trà nóng vào tách mỗi người và cụ Tường lại kể tiếp:
         “ Trái với căn nhà của bố tôi, căn nhà của vợ chồng tôi chúng dỡ sạch đi không c̣n một viên gạch. Chúng để cho vợ và bốn đứa con tôi che một tấm phên trú mưa, đụt nắng trên một phần tư miếng đất, ba phần tư kia chúng chia cho ba gia đ́nh khác mà chúng đă lấy hết tài sản trong những đợt đấu tố. Một trong ba gia đ́nh đó là gia đ́nh ông Thủ Diễm, trước kia có làm việc hàng tổng với tôi một thời gian về điền địa, nhưng sau này đă xin nghỉ. Thủ Diễm bị đưa ra đấu tố và uất ức quá đă lấy thuốc phiện dấm thanh tự tử. Nhà cửa bị tịch biên hết, vợ con Thủ Diễm được cấp phát một phần tư trên miếng đất của vợ chồng tôi. Hai gia đ́nh kia không thấy cô Bảng nói tới.
         Vợ tôi vốn người vùng Ninh B́nh. Sau hơn một năm từ ngày tôi trốn đi, vợ tôi bồng bế bốn đứa con đi mất, cho tới nay cũng không t́m ra tung tích. Cô Bảng đoán vợ tôi mang con về nhà bố mẹ đẻ cho có chỗ nhờ cậy nhưng đó chỉ là phỏng đoán. Thời gian chúng ta ở trong Nam, đâu có liên lạc được với miền Bắc nên ai sống, ai chết, ai c̣n, ai mất chúng ta đâu có hay, cho đến măi sau ngày 30-4-75, v́ vậy vợ tôi và bốn đứa con, hai trai, hai gái biệt vô âm tín. Mấy năm nay, người Việt về thăm quê hương nhiều nên tôi mướn người về quê nhà tôi và khắp nơi t́m kiếm nhưng không có kết quả. Hệ thống thông tin liên lạc ở Việt Nam, nhất là miền Bắc, trong những năm vừa qua rất nghèo nàn, yếu kém. Ở đâu biết đấy, những tin tức quốc nội, quốc tế, tin nào không có lợi cho Cộng Sản đều bị bưng bít, lừa gạt. Chúng coi dân chúng như những đúa con nít, bảo sao nghe vậy, hay tệ hơn, như một đàn lợn,  đàn trừu mà chúng là những thằng chăn. Bảo sao dân trí không mỗi ngày mỗi ngu đần đi. Bây giờ tôi hoàn toàn thất vọng về việc t́m kiếm nhà tôi và bốn đứa con ở Thanh Hoá. Tôi nghĩ mấy mẹ con đă chết hoặc bị tai nạn ǵ rồi.”
         Nói đến đây cụ Tường chảy nước mắt. Những giọt lệ phản chiếu ánh đèn lấp lánh trên đôi má nhăn nheo. Cụ lặng lẽ khóc và tôi nghĩ sự đau đớn trong câm lặng đó mới là cùng cực, hơn cả những sự đau đớn được thoát ra bằng tiếng la, tiếng khóc.
         Tôi an ủi cụ, tay trao cái hộp giấy Kleenex cho cụ:
         “Thôi cụ ạ, số bề trên định thế. Dù sao cụ cũng c̣n cái may mắn đoàn tụ với cụ bà và năm người con từ Sàig̣n. Sau ngày 30-4-75, có rất nhiều gia đ́nh chết biển, chết sông, chết đường bộ, có nhà không c̣n một người.”
         “Đúng, ông Vũ,” Cụ không căi lại tôi, “Nhưng chẳng thà chết mát mẻ dưới biển, dưới sông chỉ vài giây đồng hồ. Chết thảm như cả gia đ́nh tôi, bố mẹ, vợ con, anh em rồi thân tôi lưu lạc ngậm ngùi mấy chục năm. Gia đ́nh tôi chịu quá nhiều đau khổ.”
         Ngồi nghe suốt, anh Chung bây giờ mới bàn vào:
         “Anh Vũ nói đúng đấy cụ. Hơn bốn mươi vạn nông dân đă chết tức tưởi trong các cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố chính trị của Việt Cộng rải rác từ năm 1950. Nhiều nông dân bần cố, nghèo xác nghèo xơ nhưng bị kích lên thành địa chủ cho đủ số lượng được đặt ra, trong đó có cả đảng viên Cộng sản đă từng sống chết cho Đảng. Trường Chinh Đặng Xuân Khu c̣n lôi bố mẹ ra đấu tố đến chết th́ c̣n ai mà chúng từ !”
         Cụ Tường reo lên, quên mất sự buồn phiền từ vài phút trước:
         “Đúng. Ông bà Vũ và ông Chung có thể ngờ thằng tá điền nhà bố mẹ tôi tên Cam, lúc đấu bố mẹ tôi, nó và vợ nó đă hành hạ, chửi rủa, vợ nó đứng vén váy đái vào đầu bố tôi, c̣n nó th́ tát mẹ tôi thâm tím mặt mày. Sau đó nó được đề nghị giữ chức trưởng đồn công an xă. Chưa đầy một năm sau, nó bị lôi ra đấu tố, bị ghép là thành phần địa chủ, bị mất chức và đi tù, nhà cửa bị tịch biên. Trong làng tôi c̣n nhiều tên như vậy. Chưa hết, chúng quay ra giết lẫn nhau nữa v́ tranh ăn, tranh chức, tranh quyền.
 Sau những cuộc đấu tố đảng viên, chúng phẫn uất lắm nhưng vẫn phải tỏ ra trung thành với đảng, với Bác,  để may ra có cơ phục hồi địa vị kiêm chút xương xẩu. Thật là một chế độ tàn ác, phi nhân  chưa từng thấy trong lịch sử loài người.”
         Tôi tiếp lời cụ Tường:
         “Mấy tuần nay chắc cụ cũng đọc báo và biết bức tường ô nhục Bá linh sụp đổ rồi chứ ? Cộng sản Đông Âu, kể cả Liên Sô vĩ đại cũng tan rồi. Vợ chồng tên Ciaucescu, chủ tịch nhà nước Lỗ ma ni chết thảm. Các tượng Lê-nin, Xít- ta- lin bị kéo xuống bán sắt vụn. Trên bảy mươi năm chủ nghĩa Cộng sản vô gia đ́nh, vô tôn giáo, vô tổ quốc làm mưa làm gió, giết hàng trăm triệu dân vô tội, đến bây giờ chúng ngă ngửa ra là một chế độ độc ác, tàn bạo, kéo lùi con người lại thoái hoá, đói nghèo, bị cùm kẹp và lạc hậu.”
         Cụ Tường nâng tách nước:
         “Vậy đấy mà không biết những người Cộng Sản ở nước ta có biết điều đó không hay cứ ngoan cố đi theo con đường sai lầm, làm hại cả quốc gia dân tộc ?”
          Anh Chung góp thêm câu kết luận:
         “Chúng ta hăy chờ xem, thưa cụ và anh chị Vũ, mặc dầu viễn ảnh không có ǵ sáng sủa cho lắm. Măi măi, chúng ta vững tin như đinh đóng cột rằng:” Ư dân là ư trời. Dân muốn là trời muốn.” Chính sách đi ngược ḷng dân không sớm th́ muộn phải bị đào thải.”
         Người con trai đến đón cụ Tường vừa gơ cửa. Chúng tôi đứng lên tiễn cụ ra về v́ đă quá khuya. Cái bóng già nua của cụ hiu hắt đổ dài trên mặt đường dưới ánh đèn vàng vọt.
 
                                                  Little Saigon Feb. 1990
                                               Xuân Vũ  TRẦN ĐINH NGỌC