Tâm t́nh ngày 30 tháng tư

 

 

Bạn muốn tôi viết về 30 tháng tư đen ư? Nhưng có biết bao người đă viết về đề tài này rồi, c̣n chuyện ǵ để nói nữa đây? Kể chuyện về những ǵ đă xảy ra trước, trong và sau ngày đó cùng với những cảm giác và tâm tư t́nh cảm di theo th́ thiết nghĩ mỗi người đều có riêng một "bụng" rồi, có khi nói nữa lại không c̣n chỗ chứa chăng? Vậy th́ "biết nói ǵ đây vào mùa xuân này…?" . Dẫu vậy, mỗi lần tháng Tư tới, ḿnh không khỏi cảm thấy "nhức nhối" như có một vết thương chưa lành vậy. Ḿnh cũng muốn quên đi "quá khứ thương đau" để sống với hiện tại, dầu cho đây là một hiện tại cũng không "lư tưởng" ǵ cho lắm, một hiện tại "vong quốc" và "tha hương", tuy no đủ và b́nh yên nhưng vẫn thấy thiếu hụt và ưu tư. Cho nên vẫn phải nói lên, thoát ra cái "tâm t́nh" trong đáy ḷng, để mong gặp được một người bạn tri âm có thể cùng "tần số" hầu được "nhẹ ḷng" phần nào chăng? Vậy th́ tôi xin bày tỏ tâm t́nh cùng bạn, một lần thay cho tất cả, về nỗi trăn trở đă ấp ủ hơn 30 năm qua, nay được cô đọng lại trong một bài thơ ngắn như sau:

Tối ba mươi khéo bất b́nh

Bừng con mắt dậy thấy ḿnh.. lao đao

Đường về quê cũ nơi nao?

Cho ta t́m một ánh sao đi về

Ai ơi nhớ lại câu thề

Con cùng một mẹ chớ hề ghét nhau!

Xin đừng như truyện Trầu Cau

Đắng cay t́m một kiếp sau xum vầy.

Và sau đây xin bạn cho tôi được phép "cà kê dê ngỗng" một chút để quảng diễn cái t́nh ư chất chứa trong những câu thơ trên đây, hầu cho tâm t́nh u ẩn của ḿnh được giải toả phần nào:

Trước hết tôi đă phóng bút theo lời và ư hai câu thơ của tác giả Nguyễn-Gia-Thiều trong "Cung oán ngâm khúc":

"Giấc Nam Kha khéo bất b́nh

Bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không"

Phải rồi, cuộc đời "lên voi" trong đường danh lợi công hầu chỉ thoáng qua như một giấc mơ, khi tỉnh dậy chỉ thấy tay trắng vẫn hoàn trắng tay. ư trong hai câu thơ trên của cổ nhân tuy vậy mà c̣n nhẹ nhàng hơn nhiều so với hai câu thơ của ḿnh:

"Tối 30 khéo bất b́nh

Bừng con mắt dậy thấy ḿnh lao đao"

Và thực tế của ngày 30 tháng tư bảy lăm là như vậy, không phải chỉ thức dậy với đôi tay trắng, mà c̣n chịu muôn vàn khổ cực lao đao, và không phải chỉ có những kẻ đă bị mang danh "nguỵ quân nguỵ quyền" đă từng một thời được "lên voi" trước đây, nhưng là đại đa số người dân thường cả nước cũng chịu chung số phận lao đao, ngoại trừ thiểu số trong " Đảng Ta" là được "phủ phê" mà thôi. Cho nên 30 tháng tư không phải là ngày giải phóng cho toàn dân, mà có thể hiểu một cánh mỉa mai là chỉ "giải phóng" cho một thiểu số, để họ tha hồ được tự do phóng túng mà "vơ vét" và hưởng thụ, c̣n đa số th́ lại bị hạn chế tự do và cơm áo. 30 tháng tư không phải là một " điểm sáng" của đất nước dân tộc, nhưng là một " điểm đen", giống như câu nói "tối như đêm 30", cho nên không phải là thức dậy vào sáng 30 mà là tối 30, và từ đó trở đi cuộc đời là đêm tối, v́ thế mới gọi là tháng tư đen. Tuy thức dậy nhưng lại bị bước đi trong đêm tối; Màn tối bao trùm cả nước, từ trong các "trại cải tạo" khốn khổ ê chề cho đến những "vùng kinh tế mới" đói rách, và cả nông thôn xơ xác v́ hợp tác xă, thành thị điêu tàn v́ đánh tư sản, rồi sau đó không phải là "cả nước đi lên" văn minh tiến bộ dân giàu nước mạnh như khẩu hiệu của Đảng Ta, nhưng là cả nước đi xuống, tụt hậu về mọi mặt chính trị kinh tế và văn hoá, so với thế giới văn minh tiến bộ. Như vậy th́ không phải chỉ có một ḿnh ḿnh lao đao mà cả nước lao đao. Riêng ḿnh cảm thấy như bị cướp đi mất một cái ǵ thật to lớn, mà có lẽ không phải chỉ riêng ḿnh hay những người như chúng ḿnh, nhưng là toàn thể dân miền Nam Việt Nam đều đă cảm thấy như vậy. Cái ǵ to lớn đó không phải chỉ là nhà cửa hay miếng cơm manh áo, nhưng c̣n là cuộc sống tinh thần, các quyền Tự-do căn bản, là Dân-chủ và Nhân-quyền. đó mới chính là cái quê hương tinh thần, là cái "lẽ sống" của một người dân nưóc " độc lập, tự do, hạnh phúc" thật sự. V́ thế mà ḿnh cảm thấy lạc lơng ngay trên quê hương ḿnh, và không phải chỉ một ḿnh ḿnh, mà là rất nhiều người nếu không muốn nói là tất cả dân miền Nam đều cảm thấy thiếu vắng quê hương, hụt hẫng tinh thần, và chỉ mong sao thoát khỏi cảnh đen tối u buồn này, cho nên mới t́m đường "bỏ nước ra đi", cho đến nỗi cả cái cột đèn cũng muốn bỏ đi! Người ra đi, tuy là rời bỏ quê hương, nhưng thật ra đâu c̣n phải là quê hương ḿnh, cho nên ḿnh muốn đi t́m lại cái quê hương đă mất, cái "thiên đàng" của Tự Do –Dân Chủ-Nhân quyền. Đó chính là một sự trở về quê cũ vậy:

Đường về quê cũ nơi nao?

Cho ta t́m một ánh sao đi về

Trên đường vượt biên, bứớc thấp bước cao trong đêm tối, dưới bờ ruộng ngập nước, trong khu rừng già, hay lênh đênh ngoài biển khơi, người người ngước mắt mong t́m một ánh sao soi đường dẫn lối. Và rồi là những cảnh thảm thương khôn xiết: bị bắt, bị giết, hải tặc, lạc đường trôi dạt trong băo tố, chết dần ṃn trong rừng sâu hay trên đảo hoang..vv.. Thế rồi, những người may mắn đi được tới nơi về được tới bến, hoặc được cứu vớt để rồi cuối cùng đến được một quê hương thứ hai bằng ḷng đón nhận cưu mang ḿnh, và bắt đầu làm lại cuộc đời.. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, người Việt tha hương, mặc dầu đă yên ấm nơi quê mới, vẫn không quên được quê hương cũ của ḿnh. Người ta nhớ về quê cũ như nhớ bờ đê ruộng lúa, vườn rau ao cá, nhớ "cây đa bến cũ con đ̣ năm xưa", và nhớ đèn đêm đô thị, mái trường xưa, thành phố cũ, nhớ "con đường mang tên em", và muôn vàn kỷ niệm thân thương.. Nhưng trên hết là nhớ đến t́nh dân tộc nghĩa đồng bào, nhớ đến căn bản cội nguồn của ḿnh, "cây có cội nước có nguồn". Điều này th́ không phải chỉ có những thế hệ người đi trước đă lưng c̣ng tóc bạc mới nghĩ tới, mà ngay cả những thế hệ con cháu tiếp theo sinh trưởng nơi quê hương mới cũng có lúc thao thức muốn t́m biết nguồn cội của ḿnh. Nhưng đâu là quê hương yêu dấu và cội nguồn mến thương? Có phải chăng là một nước Việt Nam với đày những chinh chiến hận thù, những tranh giành cấu xé giữa anh em một nhà. Cội nguồn tiên tổ phải chăng là những ông Tây ông Mỹ với xe tăng tàu chiến và túi đày "Đô-La", hay những ông tổ Mácxit, Lenin với những trại cải tạo, bưng bít, đàn áp và tù đày. Quê hương và cội nguồn phải chăng là h́nh ảnh một đất nước và một dân tộc đang bị o ép ḱm kẹp trong ṿng tay sắt bọc nhung của Đảng Ta, "thiếu vắng tự do, không no cơm áo"? Chắc chắn đó không phải là "Quê cũ" mà những người Việt tha hương, và cả những ngưới Việt "vong quốc" trên quê hương ḿnh đang khao khát t́m về. Quê hương và nguồn cội của người Việt chân chính phải là một quê hương đất nước của cha Rồng mẹ Tiên, của " đồng bào" của một trăm trứng sinh một trăm con, chia nhau sông núi thân yêu cẩm tú, của 18 đời Hùng Vương dựng Nước và giữ Nước trong cảnh an vui hoà hợp. Quê hương và cội nguồn dân tộc đó có đạo lư hoà hợp Thiên-Địa-Nhân, có văn hoá, luân lư và nếp sống văn minh đày t́nh nhân đạo, thắm nghĩa tự do. Đó mới chính là h́nh ảnh quê cũ mà người Việt tha thiết t́m về:

Đường về quê cũ nơi nao

Cho ta t́m một ánh sao đi về.

Ánh sao nào chỉ đường dẫn lối ta về miền quê hương thân yêu? đó có phải là ánh sao vàng trên lá cờ đỏ của Đảng Ta hay không? chắc chắn là không phải, v́ đi theo ánh sao đó chỉ dẫn tới một "quê hương lưu đày" trong đó vẫn có giai cấp đấu tranh và hận thù nô lệ. Hoặc phải chăng là ánh sao của những chủ trương bạo động súng gươm: đạp đổ, trả thù, "mắt đền mắt răng đền răng", công lư trong sức mạnh. Chắc chắn cũng không phải, v́: "dĩ oán báo oán, oán oán chập trùng", và "ai dùng gươm sẽ chết v́ gươm". Sức mạnh và hận thù không bao giờ đem lại hạnh phúc thật sự cho con người. Vậy th́ t́m đâu ra ánh sao thật sự soi đường cho chúng ta? Chả lẽ tổ tiên khôn ngoan của gịng giống Tiên Rồng không để lại cho con cháu một cẩm nang, một bảng chỉ đường trong những lúc lầm đường lạc lối hay sao? Chắc chắn là có. Nếu chịu khó t́m về nguồn cội, tra cứu gia phả tổ tiên, chúng ta sẽ t́m ra, và cũng đă có nhiều người ra công t́m kiếm, và t́m ra những của gia bảo giúp ích cho dân tộc, tỉ như một triết gia Kim Định với "triết lư an vi", với "sách ước gậy thần" và "sứ điệp trống đồng"..vv.. Ở đây ḿnh chỉ xin được nhắc đến một "lời dặn ḍ" của cha Rồng mẹ Tiên được ghi trong huyền thoại lập quốc. Trước khi các con ra đi lập nghiệp xây dựng Ngôi Nhà Việt Nam, 50 con lên rừng, 50 con xuống biển, Cha Mẹ có dặn rằng:

 " Các con ra đi mỗi người mỗi ngả, nhưng hăy nhớ để ư nghe ngóng lẫn nhau, nếu có chuyện cần th́ hăy chung tay góp sức giúp đỡ lẫn nhau, đừng đánh mất giây liên lạc và t́nh đoàn kết anh em một nhà".

 Phải chăng đây chính là cẩm nang, là ánh sao soi đường dẫn lối cho đoàn con Việt, trải qua bao gian lao thăng trầm trong lịch sử mấy ngàn năm, vẫn giữ vững được non sơn gấm vóc và ṇi giống Tiên Rồng, cùng với sức sống bất khuất và bản sắc dân tộc an hoà của ḿnh.Tổ tiên dân Việt đă có một lời thề nguyền cùng nhau đoàn kết tương trợ để sống c̣n và phát triển. Bằng "T́nh dân tộc Nghĩa đồng bào", con dân nước Việt coi nhau như anh chị em ruột thịt, để thương yêu đùm bọc lẫn nhau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Lá lành đùm lá rách.

Vận mệnh đất nước và hạnh phúc của dân tộc tuỳ thuộc vào việc con dân nước Việt có chú tâm tuân giử lời nguyền đó hay không. Lịch sử đă chứng minh điều đó: những thời kỳ an vui và hưng thịnh của toàn dân chính là những triều đại vua quan biết thương dân, người người đoàn kết hoà hợp như thời Văn Lang, Hồng Bàng, thời Hùng Vương, và những triều Đinh, Lê, Lư, Trần tiếp nối. Những vết đen trong lịch sử lại là những thời điểm thiếu vắng sự đoàn kết, thương yêu và hoà hợp giữa vua tôi, giữa những người dân trong nước, như thời Thục Phán, thời Trần thủ Độ, Lê chiêu Thống, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.. và gần đây nhất là thời Việt Minh cầm quyền, Nam Bắc chia đôi, cuộc chiến Quốc Cộng, và thời "hậu chiến". Giới cầm quyền chỉ khéo lo quyền lợi bản thân và phe đảng hơn quyền lợi quốc gia dân tộc, chính quyền đối với dân th́ áp dụng chính sách đột tài toàn trị hơn là chính sách tự do dân chủ. Người dân th́ sợ hăi, chia rẽ, bất măn, hân thù lẫn nhau, và rồi ham mê chạy theo những ảo ảnh ngoại lai để rồi quên mất bản sắc dân tộc, quên đi t́nh dân tộc nghĩa đồng bào. V́ thế mà đất nước cứ đi tụt hậu, chính quyền bất an, nhân dân đau khổ. Vậy phải chăng đă đến lúc toàn dân Việt chúng ta, kẻ trong nước cũng như người tha phương, hăy xét lại bản thân, để cùng nhau trở về nguồn của tổ tiên Lạc Việt, biết tuân giữ lời khuyên của cha Rồng mẹ Tiên. Chính quyền hăy biết nghe dân, thương dân, lo cho dân được sống thoải mái tự do hạnh phúc thật sự. Người dân cũng biết nghe nhau để thông cảm tha thứ, quên đi hận thù, tự ái ích kỷ và sống chung trong yêu thương hoà hợp:

Ai ơi nhớ lại câu thề

Con cùng một mẹ chớ hề ghét nhau.

Người cùng nguồn gốc Việt hăy coi nhau như anh chị em một nhà, đừng phân biệt Quốc, Cộng, bắc trung nam, phe này đảng nọ, đạo này đạo kia; Đừng gây chia rẽ hận thù, hiểu lầm, quá khích, nhưng hăy bỏ qua khác biệt, quên đi quá khứ, cùng nắm tay nhau mà ra sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự cho mọi người. Thời gian đă chín mùi, thế giới đang đi vào kỷ nguyên mới của một nền văn minh đặt nặng những giá trị của Tự-do, Dân-chủ, Nhân quyền, hoặc như lời kêu gọi của Đức cố Giáo Hoàng Joan-Phaolo đệ nhị, nền "văn minh của T́nh Yêu". Suốt bao nhiêu thập niên qua, dân Việt chúng ta đă lầm đường lạc lối, để gây cho nhau bao đắng cay chua xót, tương tợ như cảnh vợ chồng anh em hiểu lầm lẫn nhau trong tuyện Trầu Cau, để rồi đi đến kết cuộc tang thương, chỉ c̣n biết t́m lại nhau ở kiếp sau:

Xin đừng như truyện Trầu Cau

Đắng cay t́m một kiếp sau xum vầy.

Chúng ta phải quyết chí t́m lại gần nhau ngay trong kiếp này, hăy can đảm khởi sự ngay bước đầu, không phải ra đi, lên rừng xuống biển để t́m nhau, nhưng là cùng t́m về một điểm hẹn gặp gỡ, đó là "T́nh-Dân-Tộc-Nghĩa-Đồng-Bào". Điểm hẹn đó ở ngay trong Tim mỗi người Việt, từ những người cầm quyền cho đến người thứ dân, nếu biết t́m về tế bào gốc của gịng giống Tiên Rồng, biết suy gẫm lời dạy của tổ tiên, và quyết tâm thực hành, th́ chắc chắn tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ huy hoàng. Nếu được như vậy, th́ thưa bạn thân mến, sẽ không bao giờ chúng ta c̣n phải nhắc đến ngày 30 tháng tư nữa.

  Nguyễn Văn Tại