KHI GÀ MÁI CẤT LÊN TIẾNG GÁY

                                                                                                Nguyễn Phù Sa

 

 Câu chuyện sau đây là một thực tế đă  và đang xảy ra trong nhiều gia đ́nh  đang sống ở nước ngoài- Những bi kịch của những đôi vợ chồng bị đảo lộn bởi môi trường của xă hội- Sự khác biệt văn hóa, tôn ti trật tự của người Á Đông cũng bị ảnh hưởng không ít- Người viết bài này với một ước ao những người phụ nữ Việt Nam nếu đang nắm ch́a khóa của kinh tế gia đ́nh  nên  thông cảm và thương yêu chồng con ḿnh hơn, bởi lẽ không phải họ vô tài bất tướng, nhưng chẳng qua v́ thời thế. Họ cam chịu ḥan cảnh nghiệt ngă cũng chỉ v́ “ Cái sĩ khí của đấng mày râu, ḷng thương yêu quảng đại đối vói vợ con, cho nên tạm thời chấp nhận.!” Giấy rách vẫn giữ lấy lề” “Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than”!

    Có lẽ hai câu ca dao “ Chồng ta áo rách ta thương

                                        Chồng người áo gấm xông hương mặc người”,

     là bài học gíá trị đầy triết lư Nho gíáo , phản ảnh truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam .

Đă từ lâu trong văn hoá cũng như tập tục của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, ít nhiều cũng đă ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa về phương diện gia đ́nh cũng như xă hội. Ngoài cái trật tự xă hội " Quân, Sư, Phụ "c̣n cái trật tự đáng trân trọng" Phu, Phụ..." trong phạm vi của một gia đ́nh mà bao đời nay vẫn là một chận lư mà chưa có ai dám đả kích hoặc chống lại.

  Thông thường người chồng là người phải lo toan và gánh vác những công việc lớn của gia đ́nh để nuôi sống vợ con và nguời chồng là người chủ gia đ́nh- Người vợ không kém phần quan trọng trong công việc quán xuyến gia đ́nh: chợ búa, bếp núc và dạy dỗ con cái.. Trách nhiệm của người vợ và chồng tuy có khác nhau nhưng cả hai đều quan trọng như nhau.

   Người vợ cần sự che chở và mạnh mẽ của người đàn ông. Nguợc lại, người đàn ông cần sự dịu dàng, tế nhị , cảm thông từ người vợ. Đó la niềm an ủi lớn lao và cần thiết đối với đấng mày râu. Đôi khi người ta thương vợ không phải chỉ v́ sắc đẹp hay v́ những năng lực lanh lợi, hoặc khả năng kiếm được tiền bạc. Đối với người đàn ông trưởng thành và đứng đắn, sắc đẹp  không phải là yếu tố quan trọng đối với hôn nhân. Những người đàn ông có liêm sĩ và ḷng tự trọng th́ không bao giờ màng đến tiền bac từ phía người vợ. Nhưng than ôi! Sau 1975 v́ "biển dâu"của đất nước cho nên cuộc đời của một số đấng mày râu cũng bị thay đổi. Người chồng trong trại tù cải tạo thi c̣n đâu cơ hội để lo toan gánh vác gia đ́nh. Những tầng lớp trí thức hoặc c̣n chút liêm sĩ của con người th́ đâu có dễ chen chân vào cái xă hội chủ nghĩa ấy để  mà chu toàn nghĩa vụ thiêng liêng làm chồng. Thế rồi, bao nhiêu bi kịch lại diễn ra trong mỗi một gia đ́nh:

" Nhà kia lỗi đạo con khinh bố,

 Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng".

   Bao nhiêu người đàn ông sinh ra chè chén và sồng trong nỗi khổ đau hoặc tự t́m lấy cái chết v́ không chịu được nỗi nhục nhă! Bao  nhiêu phụ nữ bội t́nh v́ cảm thấy rằng người chồng mạnh mẽ oai phong của ḿnh không c̣n đủ năng lực như xưa .Thật may mắn và cảm động cho những gia đ́nh mà người vợ một ḷng son sắc thuỷ chung!

" Chồng ta áo rách ta thương,

Chồng Người áo rách xông hương mặc người”.

 

       Tại đất nước Hoa Kỳ th́ sao?

     Lại một lần nữa, đấng mày râu phải đương đầu với những thách thức mới c̣n gay cấn

 hơn nhiều. Là những sĩ quan Quân lực VNCH ngày nào đây "hét ra lửa", là những bác sĩ, giáo sư, nhà văn , nhà báo oanh liệt một thời tại quê nhà, bây giờ dễ đâu làm bồi làm bếp! Thế rồi, những bi kịch năm xưa lại diễn ra ngay trên "đất hứa” này c̣n khốc liệt hơn nhiều! Câu chuyện có thật sau đây là một minh chừng cụ thể.

  Người phụ nữ da hơi ngăm đen, khuôn mặt trái xoan với đôi mắt sáng, vừa bước vào cửa tiệm nail của ḿnh bỗng lên giọng đanh đá với ông chồng hiền lành :

   _ Này, xuống dưới rest room lấy giẻ mà chùi sàn đi ! Khiếp, dơ dáy như thế này có con ma nào mà thèm đến đây.Tưởng bộ dễ ăn lắm ! Mở tiệm ra rồi ngồi đó mà hốt tiền. Ở Mỹ chứ đâu phải ở VN, đàn ông bao giờ cũng cường hào ác bá, ngồi đó mà chực sai vợ bưng cơm xách nước. C̣n khuya kia! Nếu mà được làm lại từ đầu , tui chẳng bao giờ thèm lấy  mấy thằng đàn ông VN, lấy Mỹ sướng hơn! Họ biết ch́u vợ, biết nâng niu và quí trọng vợ của ḿnh....

    Người chồng yên lặng không nói ǵ, chậm răi xuống phía sau lấy giẻ lau sàn để không làm phật ḷng vợ. Đây không phải lần đầu mà vợ anh xâm xỉa. Đó là chuyện cơm bữa thường nhật mà anh đă cố chịu đưng suốt mấy chục năm qua. Làm xong "mệnh lệnh" anh lặng lẽ bước ra bên ngoài lái xe đi. Nh́n sâu vào đôi mắt của anh, một nỗi mệt mỏi lẫn đớn đau ẩn hiện đâu đó.

    Buổi mai thức dậy lúc 7 giờ, anh đă nghe tiếng người vợ oan oảng bên ngoài:

 _ Thứ đàn ông hư hỏng, chẳng làm nên tṛ trống ǵ, ngủ trưa cả cái gịng họ. Lẽ ra bây giờ ḿnh nên đi đây đi đó, chứ hơi sức đâu mà lao vào kinh doanh cho mệt cái xác. Thứ làm biếng. Không chịu dậy sớm mà tập thể dục. Trong khi đó cái bảo hiểm y tế của chồng, chị đă cắt bỏ từ lâu!

Mỗi khi đến tiệm, từ lúc sáng sớm chị đă đem chồng ḿnh ra làm đề tài để chị em bàn luận. Chị châm biếm, mỉa mai, phê phán đủ điều.Trong khi anh là người đàn ông hiền lành, nhân hậu và đứng đắn mọi mặt. Chị thích được nghe những câu sáo rỗng:" Honey! How are you doing? ". Nhưng anh th́ đơn giản và chất phác không thích nịnh đầm. Chị thích đươc chồng mở cửa xe hơi cho chị, nhưng anh lại chẳng bao giờ chịu làm những điều đó. Đến bữa ăn, dọn thứ  ǵ anh ăn thứ đó không hề than văn dở ngon. Leo lên xe, anh chỉ việc lái theo cái mệnh lệnh phía đằng sau.

Khi c̣n ở Việt Nam , anh đă từng sống trong trại tù Cộng sản nhiều năm, nếm trải biết bao nhiêu những tủi nhục, uất hận. Rồi cuối cùng vượt biên sang Mỹ, anh tưởng rằng ḿnh đă hoàn toàn tự do vui sống. Nào ngờ đâu từ khi bảo lănh người vợ sang Mỹ ở cùng với anh, cái ngục tù gia đ́nh lại c̣n kinh tởm gấp hơn nhiều lần so với trại tù Cộng sản. Anh cố giả điếc để không phải nghe những lời càu nhàu như những mủi kim chích vào da thịt anh nhức buốt. Chưa có một lúc nào anh có được chút th́ giờ thảnh thơi để uống cho trọn ly café buổi sáng với bạn bè. Dường như chẳng c̣n ai dám thân với anh bởi v́ người ta ngại nguời đàn bà khá đặc biệt ở bên cạnh anh. Mỗi đêm, sau giờ làm việc, anh thường lái xe loanh quanh trên những con đường vô định, hoặc tấp vào một băi đậu xe nào đó để chợp mắt và để cho lỗ tai ḿnh thư giăn. Anh muốn về nhà thật khuya sau khi vợ ḿnh đă ngủ để khỏi phải nghe những điệp khúc chết người làm nhức nhối đầu óc anh. Anh là người nhu nhược ư?.Cũng đúng một phần v́ quá ch́u chuộng vợ từ buổi đầu cho nên bây giờ khó dạy! Nhưng cái cốt lỏi lớn lao cũng chỉ v́ vợ anh là người chủ kinh tế, nắm ch́a khoá của tiền bạc, là người đứng tên trong tài khoản. Cho nên anh chỉ biết cất giấu niềm đau qua sự lạnh cảm mỗi ngày. Anh ráng chịu đựng bởi v́ con cái, họ hàng. Cho nên cuộc chiến tranh lạnh mỗi ngày một bùng cháy dữ dội. Có ai biết đâu rằng đằng sau người chủ tài khoản ấy là do chính bàn tay anh xây dựng, đầu tư,lo lắng hằng trăm thủ tục giấy tờ. Và cũng chính anh cặm cụi sửa chữa bao nhiêu thứ hư hỏng mỗi ngày để có nơi mà người phụ nữ kia tha hồ hống hách chửi rủa người khác. Nhiều khi anh cũng muốn dứt khoát chia tay với người vợ đáng sợ ấy; nhưng không hiểu sao anh lại câm nín mỗi ngày và tự an ủi rằng âu cũng là số phận!

   Thật bất hạnh thay cho những gia đ́nh khi con gà mái cất lên tiếng gáy!

    

         Nguyễn Phù Sa