ĐẠI VIỆT QUỐC DÂN ĐẢNG HỌP MẶT VỚI CÁC THÂN HỮU

Tối Chủ Nhật ngày 8 tháng 4 năm 2007 Đại Việt Quốc Dân Đảng đă tổ chức họp mặt thân hữu tại nhà hàng Sarah vùng Huntington Beach, với sự có mặt của các nhân vật cao cấp trong Đảng, gồm Tiến Sĩ Phan Văn Song (Cựu Viện trưởng Viện Đại Học Tri Hành - 1974, Saigon), Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Cụ Hoài Sơn, ông Trương Việt Hoàng, ông Lương Tín, vv.. và các thân hữu trong các tổ chức khác như các ông Đỗ Hùng, Hồ Đức Huân và Nguyễn Tấn Thọ. Các nhà báo thân hữu th́ có Chị Kiều Mỹ Duyên, anh Phan Tấn Hải và Hoàng Vân của Điện Báo Ánh Dương

Trong h́nh trên có Tiến Sĩ Phan Văn Song (người đứng thứ 3 kể từ bên trái bức h́nh) và Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết (người ngồi thứ nhất bên tay phải), phiá sau TS Truyết là TS Nguyễn Minh Quang, phu nhân TS Quang (có mang khăn quàng cổ) ngồi giữa TS Truyết và Hoàng Vân (áo trắng ngồi giữa h́nh). Người ngồi thứ nhất bên trái bức h́nh là ông Lương Tín.

Trong bữa tiệc ông Lương Tín có trao đổi với Hoàng Vân và cho biết rằng mặc dầu những nhà dân chủ trong nước thường nêu lên Hiến Pháp 1946 và cho rằng hiến pháp này dân chủ v́ cho bầu cử tự do và thành lập đảng phái tự do, nhưng mọi người hải ngoại chúng ta lại không nêu rơ rằng hiến pháp VNCH c̣n dân chủ hơn cả hiến pháp 1946 của ông Hồ.

Ngoài ra chính sách Cải Cách Ruộng Đất của VC dă man tàn bạo như thế nào th́ chính sách Người Cầy Có Ruộng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại nhân đức và hiệu lực giúp nông dân nhiều chừng ấy. Ông Lương Tín cũng nói chúng ta cần lưu ư rằng sự việc nêu cao chính nghĩa của VNCH đôi khi c̣n có tác dụng chống tà quyền hữu hiệu hơn cả việc vạch rơ những điều xấu xa tồi tệ của chế độ CS đương thời.
Date of Issued : March 26th, 1970 


Cụ Hoài Sơn, một người sát cánh với GS Nguyễn Ngọc Huy khi xưa th́ giải thích về các đảng phái VN. Theo cụ cho hay th́ trong thời đấu tranh chống Thực Dân Pháp th́ các đảng ái quốc đều là đảng bí mật, có tính cách mạng và Lănh Tụ chế (tức là kỷ luật và độc tài), dùng vơ lực để nắm chính quyền, nhưng khi muốn tạo lập một chế độ đa nguyên đa đảng pháp trị th́ các đảng đều phải công khai và ai làm việc nấy, đảng nào đang lănh đạo đất nước th́ làm công việc của họ, c̣n đảng đối lập cũng làm công việc đối lập của họ, để chờ đợi thời cơ lên nắm chính quyền thông qua lá phiếu của quần chúng công dân.

Về Đảng Đại Việt th́ hiện nay đă tách ra làm 3 đảng:

1. Tân Đại Việt (Ông Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Đ́nh Huy) có tính cách công khai và thành phần ṇng cốt là những người miền Nam.
 
 
2. Đại Việt Cách Mạng Đảng, có tính cách bí mật, và thành phần ṇng cốt là các người miền Trung.
 
3. Đại Việt Quốc Dân Đảng, có tính cách bí mật, có thành phần ṇng cốt là những người miền Bắc và những người miền Trung và Nam không tham gia hai đảng kia


Đại Việt Quốc Dân Đảng th́ giữ lá cờ của lúc ban đầu, c̣n hai đảng kia th́ có những lá cờ cũng dùng ngôi sao trắng nhưng thêm vài chi tiết khác để phân biệt

Những điểm giống nhau của 3 đảng Đại Việt là:
1. Cùng một sáng lập viên là ông Trương Tử Anh
2. Chủ nghĩa "Dân Tộc Đoàn Kết Sinh Tồn
3. Đảng ca: Việt Nam Minh Châu Trời Đông

Cụ Hoài Sơn

Bài đọc thêm: http://www.daivietquocdandang.com/  Đại Việt Quốc Dân Đảng

http://www.daiviet.org/dvc.asp?action=dvdt&mdn=8&chude_id=12 Đại Việt Cách Mạng Đảng

http://www.pttndt.org/tailieu/ndhuy.htm Tân Đại Việt

http://www.nsvietnam.com/64hannamquan.html Ông Phan Văn Song viết về phiên ṭa xử ông Nguyễn Đ́nh Huy và các đồng chí


Hai ông Phan Văn Song và Mai Thanh Truyết

DIỄN VĂN CỦA ÔNG PHAN VĂN SONG

Kính thưa quư vị,  

Năm 2007 và đặc biệt Năm Đinh Hợi, có nhiều chuyển biến kỳ lạ và nhanh chóng của thời cuộc. 

Tôi sẽ tŕnh bày ngắn gọn thời cuộc quốc tế v́ quư vị ai ai cũng đă theo dơi trên các cơ quan truyền thông cả rồi. 

Nước Mỹ, sau cuộc bầu cử Hạ Nghị Viện giữa nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Georges.W.Bush, Đảng Dân Chủ đối lập đă vượt trội. Do đó, chánh phủ ông Bush tuy cầm quyền nhưng đă mất ưu thế, đang cố gắng vùng vẫy đề cứu nước Mỹ thoát khỏi vũng lầy Trung Đông: Iraq, Afghanistan, Iran, Palestine, Liban, Israel… Trung Đông, vùng chiến lược, dầu hoả, năng lượng, nhiên liệu để bảo đảm đời sống hằng ngày của thế giới phát triển. 

Thế giới  hậu chiến tranh lạnh ngày nay không c̣n phân chia quyền lực tranh chấp của hai đối thủ Khối Tư Bản Tự Do Âu Mỹ và Khối Cộng Sản chủ nghĩa  nữa. Thế giới ngày nay là thế giới tranh chấp đa phương của nhiều thế lực khác nhau: Liên Hiệp Âu Châu, Nhựt Bổn, Nga, Tàu... Đặc biệt, hai anh khổng lồ Nga và Tàu đang mang những đôi hài bảy dậm bước vào giành giựt tranh thủ với các cường quốc có truyền thống lâu đời.  

Thế giới ngày nay cũng là thế giới của những chống đối giữa các sứ quân, với những h́nh ảnh không rơ ràng và đầy mâu thuẩn: khủng bố, mượn danh là Hồi giáo chống Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, chống đế quốc Mỹ. Những cảm tử quân “ôm bom tự sát” chống Do Thái, chống Mỹ, chống Đế quốc Tư Bản vẫn “ôm bom” tự sát chống người cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái… 

Chiến tranh, nếu ta định nghĩa thuần tuư căn bản theo từ điển th́ nay đă không c̣n có mặt trên quả địa cầu nầy nữa. Nhưng những ḷ lữa chiến trận vẫn âm ỉ hằng ngày trên hoàn cầu. Ở Phi Châu, vùng Darfour với những lều văi tỵ nạn của hàng vạn người, ở Afghanistan, ở Iraq, quân đội đồng minh vẫn tiếp tục hành quân và vẫn tiếp tục đổ máu... rồi nào là Nam Thái Lan, Đông Timor…,vị Tân Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Kim Mon đang nhức đầu về những phức tạp rối rắm nầy. 

Thôi, ta hăy trở về với vùng Đông Nam Thái B́nh Dương của chúng ta. Thái B́nh Dương ngày nay là cái nôi phát triển của thế kỷ thứ 21 cũng như Đại Tây Dương là cái nôi phát triển của thế kỷ 20. Thái B́nh Dương với vai tṛ quan trọng của Trung Hoa. V́ ngày nay tương quan lưỡng cực Tư Bản-Cộng Sản không c̣n nữa, nên có những thế lực mới đang trổi dậy. Những thế lực mới ấy có thể dùng những sức mạnh quân sự kiểu khủng bố, sức mạnh kinh tế kiểu kinh tế thị trường: công nhơn rẻ, nhiên liệu xanh…Ấn độ, Brazil, Trung Hoa là những sức mạnh kinh tế đang thao túng thị trường. Các quyết định mới của những trung tâm quyết định mới nầy đang làm đảo lộn trật tự thế giới. Những trung tâm quyết định giá cả thị trường của những thị trường mới tạo ra một trật tự mới và những xáo trộn mới: Liên Hiệp Âu Châu, với 27 nước có những mức phát triển khác nhau. Trung Hoa ngày nay giàu lắm, chỉ số phát triền hằng năm hai số, nhưng vẫn c̣n không đồng bộ và kém cân bằng giữa thành thị và nông thôn, vẫn lo sợ những khủng hoảng tiềm ẩn với bốn điểm nguy hiểm: bất cập, bất ổn, bất cân, bất b́nh do chính Thủ tướng Trung hoa Ôn Gia Bảo nêu lên trong bài diễn văn đọc hôm lễ bế mạc họp Quốc Hội ngày 16 tháng 3 vừa qua. 

Trung Hoa ngày nay mơ là một thế lực muốn đối đầu với Mỹ, một nước Mỹ mạnh về mặt quân sự, khoa học thực dụng, nhưng lại sa lầy ở Iraq và nợ như chúa chổm. 

Thôi, ấy là chuyện của người ta, nay ta nên trở về Việt Nam.  

Từ nay, Việt Nam XHCH đă được vào WTO, vượt ra khỏi danh sách CPC và đă hưởng quy chế thương mại đặc biệt PNTR rồi. Người Việt tỵ nạn chúng ta không ai không khỏi ngậm ngùi, nghĩ rằng anh đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta, một lần nữa, đă bỏ chúng ta, phản lại quyền lợi và nguyện vọng của chúng ta. Nhưng theo thiển ư, người bạn da trắng tư bản của chúng ta đă đặt quyền lợi của họ trên hết, mối lợi nhuận một nước Việt Nam phục vụ cho hệ thống tư bản của họ lớn hơn t́nh bạn hữu thắm thiết với chúng ta. 

Trong thế cờ mới: Mỹ/ Trung Hoa, vai tṛ Việt Nam là ǵ?, và vai tṛ của chúng ta là người Việt hải ngoại cần phải  như thế nào ?

?         Tiếp tục con đường đấu tranh bằng vơ lực.  -  Hoàn toàn vô vọng.

?         Tiếp tục đấu tranh như ngày nay: biểu t́nh, xuống đường, lobbies các cơ quan chánh quyền, đảng phái các nước nơi chúng ta cư ngụ để lần lần buộc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lần lần sửa đổi. - Nhứt quyết phải làm và tiếp tục phải làm.  

Ngày nay trong t́nh h́nh mới, chúng ta phải nên sáng suốt tập trung toàn lực, vận dụng t́nh h́nh mới nầy. Tuy thoạt nh́n, rất thuận tiện cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam và bất lợi cho phía người đấu tranh v́ tự do dân chủ, nhưng nếu chúng ta xem xét kỷ, th́ chúng sẽ thấy rơ, ngày nay chúng ta đă có một “chổ bám” vững chắc để tranh đấu đương đầu với họ. Đó là Kinh tế “làm ăn quốc tế”, và đó cũng là chổ “yếu” của họ.  

Vào WTO, là vào thị trường chung quốc tế, với những luật lệ, với những tiêu chuẩn, kỹ thuật đă đành, vệ sinh đă đành, nhưng c̣n phải có thêm yếu tố đạo đức, c̣n phải có thêm khía cạnh môi trường. 

Vào WTO, vào Thị trường chung quốc tế, với những khách đầu tư quốc tế, và đặc biệt kinh tế “thị trường” là kinh tế do người mua làm giá, và tạo thị trường. Có người đặt hàng, có người đầu tư tức là buộc Việt Nam phải có nhơn công, và cần nhơn công. Nhơn công từ thế đi kiếm việc làm, nay sẽ có quyền chọn lựa việc làm, và có quyền đối thoại mặc cả với giới chủ nhơn tư bản đầu tư vào Việt Nam. 

Ở Việt Nam hôm nay đă có những tiếng nói đấu tranh dân chủ đang vang dậy, nhưng mặc dù đă có những phong trào, những đảng phái, những đ̣i hỏi trả quyền người dân lại cho người dân, phải thiết thực nhận rơ rằng vẫn hăy c̣n lẻ loi, v́ đấy là phong trào được dẫn dắt bởi giới sĩ phu trí thức. Sanh viên, lực lượng trí thức tương lai hiện nay chưa có mặt, công nhơn lực lượng nồng cốt mặc dù đă nhiều lần đ́nh công vẫn chưa có mặt. Công đoàn công nhơn hiện nay là công đoàn do Đảng Cộng sản chỉ đạọ Một Công đoàn độc lập Bảo vệ quyền lợi Công nhơn Việt Nam đă được ra đời ở Warsava (Ba lan) vào tháng 10/2006, do Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc bảo trợ và một nhóm người đấu trang dân chủ trong và ngoài nước đóng góp. Đó là bước đầu, nhưng ngày mai phải có một Công Đoàn Độc Lập trong nước, một Công Đoàn có một sức mạnh, một thực thể, một đối trọng để thương thuyết, đối thoại với chủ nhơn. Công Đoàn hiện nay do Đảng Cộng Sản chỉ đạo không thể có vai tṛ bảo vệ người lao động được. 

Ngày nay, nước CHXHCN Việt Nam có được một giai cấp công nhơn độc lập không c̣n là công nhơn viên nhà nước nữa. Việc ấy rất hy hữu, là một hiện tượng không bao giờ có trong chế độ Công Sản. Lực lượng công nhơn độc lập nầy đấu tranh giai cấp với giới chủ nhơn tư bản ngoại quốc hay quốc nội. Đây cũng chỉ là lư thuyết “đấu tranh giai cấp” của Marx mà thôi. V́ có giai cấp lao động, v́ có giai cấp chủ nhơn, chúng ta có hiện tượng “người bóc lột người”.  

Chúng ta ở hải ngoại hăy đấu tranh để có một quy ước [Charter] bảo đảm t́nh trạng làm việc của công nhơn tại Việt Nam: biết rằng ngày nay mức sanh hoạt của một con người được các cơ quan thế giới như World Bank và UNESCO định chuẩn là 2 US dollars/ngày. Như vậy thu nhập dưới 2 US dollars là dưới tiêu chuẩn nghèo. Tại Việt Nam ngày nay, nhà nước Việt Nam chỉ muốn cho các chủ nhơn ngoại quốc trả 52 dollars /một tháng cho công nhân v́ công nhơn viên [nghĩa là cán bộ nhà nước] chỉ được trả 35 USdollars một tháng thôi. Đ̣i phải trả lương cho công nhơn trên mức tối thiểu của cái nghèo chưa đủ, chúng ta phải buộc chủ nhơn phải bảo đảm sức khoẻ cho công nhơn bằng một bảo hiểm sức khoẻ do chủ nhơn và Công Đoàn Công Nhơn kiểm soát. Một quỹ Hưu Trí cũng phải được thành lập để bảo đảm tuổi già cho công nhơn. Có bảo hiểm sức khoẻ khi đang làm việc, có tiền hưu trí lúc nghỉ việc chưa đủ, tay nghề phải được chăm sóc, lúc đi làm phải được huấn nghệ để cập nhựt hoá, để chuyên môn hoá, con em phải được theo dơi huấn nghiệp, huấn nghệ để ngày mai thay thế cha anh của ḿnh trong nghề nghiệp. Huấn nghiệp và giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của chánh phủ và cả của tư bản đầu tư. V́ vậy, tư bản đầu tư phải đóng góp bằng lợi nhuận, bằng thuế vụ, bằng lương bổng. Huấn nghiệp và giáo dục là bảo vệ tay nghề, huấn nghiệp thường trực là cập nhựt hoá tay nghề đối với kỹ thuật, giáo dục con trẻ là chuyên môn hoá kỹ thuật.  

Đó là đ̣i hỏi tranh đấu của Công Đoàn công nhơn trong nước. Thương thuyết, mặc cả, để có một mức lương, mà mức sống khả dỉ tương xứng với nghề nghiệp, và nhơn phẩm. 

Đó là đ̣i hỏi của cộng đống Việt Nam Hải Ngoại: tố cáo, hô hào, kêu gọi để người sử dụng hàng hoá Việt Nam buộc Nhà nước Việt nam theo dơi người đầu tư ngoại quốc không được xâm phạm quyền công nhơn của Việt nam về mặt Phúc Lợi và Đạo Đức: lương bổng trên mức bóc lột, bảo vệ trẻ em [không sử dụng nhơn công dưới 14 tuổi], bảo vệ đàn bà có thai, hoàn cảnh đàn bà làm đêm, có con muộn… 

Về mặt môi trường, quan niệm môi sanh phải được đặt lên hàng đầu những ưu tư điều kiện làm việc: sử dụng vật liệu ô nhiểm, làm việc trong môi trường ô nhiểm… 

Ở hải ngoại chúng ta, phải có những Uỷ Ban theo dơi kiểm tra và nghiên cứu xem những hàng hóa “made in Viet Nam” có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế không? Trong đó có vấn đề đạo đức và môi trường.

Nói tóm lại, chúng ta phải đấu tranh đ̣i hỏi giới tư bản đầu tư, giới chủ nhân và nhà cầm quyền phải thỏa măn những như cầu căn bản đă đề cập trên. 

Chúng ta người Việt Nam Hải ngoại ngày nay phải khẳng định là một tập thể đối trọng với nhà cầm quyền CSVN. Chúng ta ủng hộ mọi đấu tranh đ̣i Quyền Sống bên nhà: Quyền Sống là quyền được ăn nói tự do, quyền được lựa chọn cách suy nghĩ, cách tham gia vào một tín ngưởng …. V́ vậy đ̣i hỏi đấu tranh trực diện với nhà cầm quyền phải là chuyện của người trong nước. 

Các đoàn thể, các đảng phái chánh trị ở Hải ngoại có bổn phận phải ủng hộ và tranh đấu để ủng hộ những cá nhơn, đoàn thể hay đảng phái đang đấu tranh trong nước, mỗi nhóm một phương cách. Chúng ta có thể liên kết để tạo thành một thành tŕ đấu tranh ủng hộ trong nước.  

Nói tóm lại, đối với quốc nội, gây thức tỉnh, huấn luyện tinh thần trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi công nhơn, bảo vệ sức khoẻ và môi trường, sức khoẻ quần chúng.

Với hải ngoại: Lobby, vận động để quần chúng ngoại quốc, nơi tiêu thụ đ̣i hỏi một tiêu chuẩn đạo đức và môi trường cao cho hàng hoá Việt Nam.

Mang ư thức dân chủ đến sẽ phá vỡ ư thức hệ toàn trị của Cộng Sản Hà Nội. 

Môt lần nữa, xin cảm ơn sự ưu ái của quư vị và cũng kính nhờ quư vị chuyển những lời nầy đến những bạn bè chung của chúng ta mà v́ phương tiện, đường xá, thời khoá biểu, ban tổ chức không mời được hoặc các bạn ấy không tham dự được. 

Xin cám ơn quư vị.


2210 South Azusa Ave, West Covina, CA 91792.    

Contact: Daivietqdd@aol.com Website: www.daivietquocdandang.com

 

TUYÊN CÁO

 

Nhận định rằng: 

1. Ngày 18 tháng 2 năm 2007, Cộng Sản Việt Nam đă bắt giam Linh Mục Nguyễn Văn Lư tại nhà thờ Bến Củi, cách Huế 20 cây số. Ngày 6 tháng 3 năm 2007, CSVN lại bắt giam LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê Thị Công Nhân sau khi lục soat nhà và văn pḥng của hai luật sư nầy. Các vị nêu trên đều bị buộc tôi tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam.

2. Thực sự, tuyên truyền hay không tuyên truyền không phải là chủ yếu của vấn đề. Chủ yếu của vấn đề là những ǵ mà người dân đ̣i hỏi có chính đáng, có hợp với công bằng và lẽ phải không? 

3. Ngày 16 tháng 3 năm 2007, CSVN đă khủng bố cha mẹ của kỹ sư Đỗ Nam Hải nhằm buộc những người nầy yêu cầu Đỗ Nam Hải phải từ bỏ mọi hoạt động trong Phong Trào Đấu Tranh cho Tự Do, Dân Chủ. Đây là một hành động khủng bố mà chỉ có bạo quyền Cộng Sản áp dụng trong thời đại văn minh ngày nay. 

4. Tại phiên xử ngày 30 tháng 3 năm 2007 của ṭa án Huế, công an CSVN đă c̣ng tay và bịt miệng LM Nguyễn Văn Lư không cho phát biểu ư kiến trước mặt đông đủ giới truyền thông trong và ngoài nước. H́nh ảnh nầy đă làm cho dư luận thế giới kinh ngạc và căm phẩn tột độ về hành vi bạo lực và kém văn minh của chế độ CSVN. 

5. Việc lực lượng công an mặc sắc phục và thường phục ngăn chận và xô xát các phụ nữ, điển h́nh là bà Vũ Thúy Hà, vợ của BS Phạm Hồng Sơn; bà Bùi Thị Kim Ngân, vợ nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, không cho vào tư dinh của đại sứ Hoa kỳ theo lời mời của ṭa đại sứ để gặp dân biểu Loretta Sanchez là một hành động côn đồ và vũ phu đối với các phụ nữ trước các nhà ngoại giao nước ngoài. Việc làm nầy đă chứng tỏ bản chất bạo lực và man rợ của chế độ CSVN. 

Qua các nhận định trên, ĐVQDĐ long trọng tuyên cáo: 

A. ĐVQDĐ tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước bản chất lật lọng và tráo trở của CSVN sau khi nín thở qua sông để được vào WTO, PNTR, liền quay lại đàn áp thẳng tay các phong trào tranh đấu cho Tự Do - Dân Chủ ở Việt Nam. 

B. ĐVQDĐ tiếp tục ủng hộ các phong trào và cá nhân đang tranh đấu cho Tự Do - Dân Chủ. 

C. ĐVQDĐ kêu gọi chánh giới quốc tế tiếp tục áp lực nhà cầm quyền Cộng Sản trả tự do lập tức cho các nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ. 

D. ĐVQDĐ tiếp tục những nỗ lực của ḿnh cho mục tiêu một nước Việt Nam Tự Do và Dân Chủ. 

E. ĐVQDĐ sẵn sàng liên kết với các phong trào đ̣i Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam, sử dụng mọi phương tiện đấu tranh để đi tới thắng lợi cuối cùng. 

Làm tại Little Sài G̣n, ngày 8 tháng 04 năm 2007 

Chủ Tịch 

Phan Văn Song