THẾ NGOẠI MINH MINH

Tác Giả: Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn

 

Băng Đ́nh giới thiệu  

 

 

2003

 

1 - Vào Truyện

 

 

 

 

     Bá Nghệ vốn ḍng thư hương – Ông cha nhiều đời theo đ̣i cửa Khổng sân Tŕnh, nhưng dường như chi họ Vũ này có dớp, nên hay chữ mà không thành đạt – Tổ tiên Vũ, trải qua nhiều đời tuy thiên kinh vạn quyển, chưa có ai vượt vũ môn. Được cái đời nào cũng có người trong họ nổi tiếng hay chữ trong vùng.

   Cho nên nghề dạy học là truyền tử lưu tôn.

Lại nữa, gia phả họ Vũ c̣n chép đời nào cũng có người bỏ đi làm việc nghĩa chống tham quan ô lại. Có người đi theo Cao Bá Quát làm loạn, chết trận trước khi chủ tướng bị chết chém. Ông nội Vũ theo cụ Đề Thám đánh Tây, biệt tích sau khi phong trào tan ră. Bố Vũ th́ cam phận hơn, v́ là con một, ở lại làng gơ đầu trẻ phụng dưỡng mẹ già.

   Vũ cũng tập theo được tính lương thiện của ông cha, phù suy không phù thịnh. Gặp lúc chữ Thánh Hiền xuống giá, kiếm ăn bằng bút lông không dễ, Vũ xoay ra canh tác hơn mẫu tư điền của gia đ́nh, lại lấy vợ có nghề làm hàng sáo trong làng nên cũng đủ đắp đổi qua ngày, quanh quẩn với cha mẹ già.

   Sau   khi song thân khuất núi, vợ chồng Vũ cũng làm ăn khấm khá dần, có với nhau hai mặt con, một trai một gái, thông minih đĩnh ngộ.

   Không muốn chồng vất vả tối ngày với con trâu, cái cầy, vợ Vũ bàn cho người cấy rẽ ruộng hương hỏa, ra một cửa hàng tấm ngoài phố chợ, tiện chỗ học hành cho con trẻ.

   Anh học tṛ buông tay cầy quay lại với phong hoa tuyết nguyệt, đắm ḿnh vào thú văn chương, ngày ngày nhàn tản, vui với các bạn thanh khí trong vùng. Có khi vắng nhà cả tháng, cùng bằng hữu ngao du sơn thủy, khi ngắm trăng ở Chùa Thày, khi len lỏi đi t́m dược thảo quư hiếm tận vùng Ba V́, Hoàng Liên Sơn, khi thả hồn theo mùi thiền nơi Nam Thiên Đệ Nhất Động.

   Một lần đang cùng chúng bạn viếng Động Tam Thanh, bỗng có tin nhà nhắn về gấp. Tới nơi đă thấy mật thám tây ta chờ sẵn. Khám nhà thấy có truyền đơn chống nhà nước bảo hộ của nhóm Văn Thân mà Vũ có tên trong tổ chức. Vào tù, bị đánh chết đi sống lại nhưng Vũ cứ nhất mực kêu oan, không khai cho ai, dù trong cơn đau mê sảng.

   Sau hơn ba năm giam cầm không án, Vũ được thả.

   Về đến nhà, thấy cửa hàng tấm của vợ nay đă thành Ty Thuốc Phiện – Vợ Vũ nay là vợ tên tây lai phó đoan – Con Vũ vẫn đĩnh ngộ khôi ngô, nhưng có lẽ cái đức nhà họ Vũ đă mạt nên chỉ đến đời Vũ là tận. Cái bản chất thuần lương của ḍng họ này không truyền được cho đời con Vũ. Đứa con gái Vũ đă dắt chó béc-giê ra dọa Vũ khi Vũ dượm chân toan bước vào nhà.

   Đêm đầu tiên ra khỏi tù Vũ gối dầu lên hai ḥn gạch nằm ngủ trên phản thịt ngoài chợ huyện. Sáng sớm hôm sau, bụng đói dạ khát, chống gậy lần vào vùng Ba V́, quyết t́m đến nơi u tĩnh, thoát tục đă có lần được đặt chân tới để sống nốt chuỗi ngày trần thế.

   Trèo non, lội suối, cơ duyên đă đẩy Vũ đi theo con đường dẫn tới “Thế Ngoại Minh Minh Động”, nơi cư ngụ của truyền nhân đời thứ mười tám của Chử Đồng Tử Địa Tiên và Tiên Dung Tiên Tử.

   Được thu nhận làm đệ tử, và sau chín lần trăng mọc trên tiên giới, truyền nhân đời thứ mười chín Vũ Bá Nghệ, bây giờ là Thoát Trần Đạo Trưởng, nghiễm nhiên là chủ nhân Thế Ngoại Minh Minh Động, đưa tiễn ân sư đi vân du vô định, một ḿnh quay lại với cỏ cây mây nước chốn VÔ ƯU. Ngày đêm tĩnh tọa trên bồ đoàn, thân tâm thường An Lạc.

   Tuy ḷng trần đă dứt, ân oán chẳng c̣n tưởng đến, nhưng nỗi thương nhân thế đang ch́m đắm trong biển trầm luân đôi khi c̣n làm động tâm Thoát Trần Đạo Trưởng, thêm cảnh tịch mịch chốn bồng lai, từ khi ân sư hạc nội mây ngàn.

   Quy luật của Tổ Sư Chử Đồng Tử là Nhất Nhân Nhất Động - Có người thứ hai do thiên duyên t́m đến, người trước phải ra đi - Lệ này từ ngàn năm nay chưa một truyền nhân nào dám phá.

   Một hôm lúc đang tĩnh tọa trên bồ đoàn, Thoát Trần Đạo Trưởng bỗng động tâm sinh tuyệt ư. Nếu cỏ cây tĩnh vật ngay trong Động Phủ này được truyền thụ khí thiên cương mà có tính người th́ dù có sống chung cũng đâu gọi là phá lệ.

   Thế là Đạo Trưởng lần tay xuống bồ đoàn lấy cỏ bện thành năm h́nh nguời cao không hơn năm tấc, có đầy đủ chân tay, mắt miệng… , đem đặt trên bàn thạch ngoài trúc viên, cho hấp thụ đủ 64 tuần Nhật Nguyệt, lại thổi cho mổi h́nh nhân một luồng sinh khí của chính ḿnh, các h́nh nhân trở nên linh mẫn, thông tuệ khác thường, ngày đêm bầu bạn cùng Thoát Trần Đạo Trưởng.

   Đạo Trưởng lấy họ cũ của ḿnh làm họ của các h́nh nhân và đặt tên cho chúng như sau:

          1 - Vũ Bách Khoa - h́nh nhân này thông kim bác cổ, không chuyện ǵ không biết, không việc ǵ không nhớ.

          2 - Vũ Thiện Tâm - h́nh nhân này "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", mọi suy nghĩ đều "tâm hướng".

          3 - Vũ Thái Cực - h́nh nhân này tuyệt đối cực đoan - thương, ghét, giận… đều cực đoan -

          4 - Vũ Thiên Nhỡn - h́nh nhân này có cơ duyên được đặt ngay mạch giao lưu Nhật Nguyệt nên có "thiên lư nhỡn", thấy được mọi vật gần xa.

          5 - Vũ Đại Mộng - h́nh nhân này mộng thực bất phân, nhiều khi bàn luận bất cập thế t́nh, yếm thế nhưng lại nhiều nhân tính nhất trong 5 h́nh nhân.

   Thoát Trần Đạo Trưởng căn cứ vào ngày mở mắt của các h́nh nhân mà sắp huynh đệ.

   Vũ Bách Khoa là Lăo Đại, rồi lần lượt Lăo Nhị Thiện Tâm, Lăo Tam Thái Cực, Lăo Tứ Thiên Nhỡn và Tiểu Ngũ Đại Mộng. Đạo Trưởng dắt lũ h́nh nhân vào thư pḥng, nơi Tiên Dung Công Chúa bế quan cùng chồng đọc sách khi xưa, dạy cho chúng cách tra cứu đông tây kim cổ kỳ thư.

   Từ đó, ngoài giờ tĩnh tọa tu tập, ngoài lúc nhàn tản dạo chơi trong vùng kỳ hoa dị thảo của thế ngoại chi nhân gian, Thoát Trần Đạo Trưởng c̣n có cái thú lắng nghe những lời bàn luận say, tỉnh, đục, trong, khi sâu sắc, lúc ngô nghê, khi tà, khi chính của những h́nh nhân được tác thành từ nhúm cỏ bồng.

   Thế sự được đem đến nơi này khiến cho cảnh bồng lai có phần nhuốm mùi tục lụy, nhưng cũng đem lại cho Thoát Trần Đạo Trưởng "Một vài trống canh mua vui" khi nghe "rơm rác" luận bàn về cơi phù sinh.

   Kẻ sao chép hèn mọn này đôi lúc cứ tưởng ḿnh đang trần truồng vùi ḿnh dưới cát, nghe những bước chân tiên lại gần, và mong được "khám phá", như ngày nào chàng đánh cá họ Chử bỗng thấy ḿnh đối diện với người tiên trong cái "thất thế" vô cùng đáng yêu, mở đầu cho câu truyện truyền kỳ, c̣n được nối tiếp cho đến bây giờ, qua những luận bàn thế sự từ miệng lũ người rơm của Thoát Trần Đạo Trưởng.

 

2 - Minh Vương Lương Tể

 

 

 

 

   Phía trái thạch động, dưới giàn thiên lư, Lăo Đại Bách Khoa cùng Tiểu Ngũ Đại Mộng mải mê đánh cờ. Ba người kia cũng mải mê lược trận. Họ chăm chú quá, đến nỗi đàn công về chầu líu lo múa hót bên cạnh, thậm chí con công đầu đàn rúc mỏ vào lưng Lăo Nhị rút ra vài cọng cỏ bồng mà cũng không hay. Măi cho đến khi "pháo đầu xuất tướng, xe chờ sẵn", Đại Mộng trả quân chịu thua, họ mới thoát khỏi sức hút của bàn cờ.

   Lăo Đại bỗng tươi nét mặt, quay về cửa động như t́m ai, rồi nói với các em:

   "Vào lúc trăng xế, ta thiếp đi một lúc, bỗng thấy một văn nhân bước vào, đến cạnh gốc mai già mà ngâm bốn câu:

                                                 "Long Vân tương tống Long Vân Hội

                                                 Ngọc Vũ thừa ân Ngọc Vũ th́

                                                 Hoan khán măn đ́nh hoa cánh phát

                                                 Minh Vương Lương Tể kỷ tương tri"

   Lăo Tam Thái Cực nhíu mày: Minh Vương Lương Tể cái ǵ! Chắc lại có anh nào bất đắc chí, hoặc bị giam giữ quá lâu sinh cuồng, hoặc bị thê nhi đàn áp quá sinh nhược, muốn mượn chỗ thanh vắng này mà bày tỏ chút khẩu khí của loại "trói gà không chặt" chứ ǵ."

   Lăo Nhị Thiện Tâm vội đỡ lời:"Em Ba sao khắt khe quá! Minh Vương Lương Tể đâu phải là không có. Thánh Quân trị nước bao giờ chẳng có bầy tôi lương đống pḥ trợ. Nếu gọi là cuồng sĩ, nhược sinh th́ có ai sánh bằng người câu cá ở sông Vị ngày xưa. Tuổi đă ngoại bẩy mươi mà vẫn ngồi chờ xe Bồ Luân đẩy tới. Giấc mơ Minh Chủ của kẻ sĩ sống trong thời đại loạn đâu phải là hoang đường, huống chi… "

   Lăo Tứ Thiên Nhỡn ngắt lời:"Em thấy khắp bàn dân thiên hạ nơi nào có người Việt là chỗ đó đang sôi sục phong trào. Việt tộc tha hương như đám cỏ xanh cắt xén đều đặn, thấp thoáng đâu đó lên cao vài cụm hoa dại, điểm xuyết dăm ba đám cỏ gà, cỏ lau. Tiếng xào xạc cũng đă có, nhưng h́nh như chưa nhập điệu. C̣n băi cỏ lớn nơi cánh đồng chính th́ cứ héo hon đợi "cam vũ", mà đàn ḅ đói quá nhiều… "

   Đại Mộng mơ màng:"Anh Tư có nh́n thấy những cây Lim, cây Táu, những khu "thụ nhân" ươm giống nơi quê hương của Thày không?"

   Lăo Tam cười gằn:"Thụ Nhân th́ có chứ, nhưng lớp th́ bị lừa v́ Phú Lăng Sa, chết không c̣n một mống, chỉ c̣n lại toàn một thứ cỏ đuôi chồn có pha sắc máu. Lớp th́ hưởng thụ quá nhiều ơn mưa móc của ngoại nhân, phù thịnh, vùi đầu vào cơi ôn nhu, bị ếm nặng nên chi không bền, tâm không định, lại "nắng không ưa, mưa không chịu, ngại sương gió, kỵ mù sa" th́ c̣n trông mong nỗi ǵ!!!"

   Lăo Đại điềm đạm nói:"Em Ba sao khắt khe quá. Rồng ẩn trong mây sao thấy chân tướng. Kỳ Lân chưa xuất hiện sao dám bảo là không có. Đêm đêm theo thày ra xem tinh tượng, thấy phương Nam có vượng khí, chân chúa chắc xuất hiện nay mai thôi."

   Thái Cực cúi đầu:"Chúng ta chỉ là nhúm cỏ bồng được Thày tạo dựng, lại chưa bao giờ nhập thế, chỉ biết trần gian qua sách vở, cũng chẳng giây mơ rễ má ǵ với cơi hệ lụy phù sinh, thế mà khi luận giải chơi với nhau điều ǵ, ḿnh cũng thấy ḥa khí nhạt đi."

   Tiểu Ngũ Đại Mộng bâng khuâng:"Có khi nào trước không là Minh Quân, Lương Tể, sau lại là Lương Tể Minh Quân được không hả các Đại Ca?"

   Thái Cực nói:"Minh là sáng, mà minh cũng là mù, là tối. Sáng và tối như nước với lửa, chuyển từ cực này sang cực khác, anh nghĩ là bất khả."

   Lăo Đại thở dài:"Em Ba luận về sáng tối, thịnh suy, âm dương , nước lửa, nhưng lại không tính tới lẽ tuần hoàn của tạo hóa. Trong cơi phù sinh không có ǵ là vĩnh cửu. Ngay cả những sự vật cùng một bản thể cũng không hoàn toàn đồng nhất. Đám sương mới sa xuống đầu núi sáng nay đâu phải là đám sương la đà ở đó ngày hôm trước! Trong cái đồng đă tiềm ẩn cái bất đồng. Chỉ có cái ḥa là dung hợp được mọi khác biệt. Minh Chúa, bất luận xuất xứ từ đâu, cũng phải là nhân vật tiếp cận được với mọi dị biệt để tạo được cái H̉A."

   Lăo Tam Thái Cực cúi đầu:"Em chỉ nghe nhân sinh nói đến cái Ḥa, nhưng chưa thấy họ đạt được đến cảnh giới đó bao giờ. Ngay cả cái Ḥa tương đối, cái Ḥa tạm bợ cũng là bất khả. Em thấy sao con người cứ hay lấy trường hợp riêng để chứng minh cho những trường hợp chung… "

   Lăo Đại lại lên tiếng:"Cơi trầm luân như mây bay, như gió thổi, như băo nổi, như chiêm bao. Hợp rồi tan, tan rồi hơp. Chẳng có ǵ là vĩnh cửu. Thân ḿnh cũng chẳng phải của ḿnh. Trước khi làm vua có phải là vua đâu! Khi hết làm vua rồi cũng đâu c̣n là vua nữa! Nhưng ở cơi trần người ta hay níu kéo, và dục vọng làm mờ lương tri. Đâu có phải ai cũng như Thày…"

   Nói tới đây Lăo Đại lén nh́n về phía bồ đoàn. Thoát Trần Đạo Trưởng đang tĩnh tọa, môi dường như đang phác một nét cười.

   Lăo Tứ thắc mắc:"Nhưng Minh Chủ có thực sự cần thiết không?"

   Lăo Đại nói:"Minh Chủ trên đời khó kiếm. Khi phong đăng ḥa cốc, thiên hạ đại định, người cầm cân nẩy mực chỉ làm theo cựu lệ. Đường đi đă vạch, lối ṃn đă sẵn. Khi thiên hạ đại loạn, nhân tâm phân tán, ḷng người hồ nghi, lại có đại địch trước mặt, th́ Minh Chủ không có không được."

   Lăo Tứ lại hỏi:"Có thể có nhiều Minh Chủ cùng một lúc được không Anh Cả?"

   -"Đó là một đại họa, thường xẩy ra khi vận nước suy vong. Đó là điềm nội chiến, nồi da xáo thịt. Đó là mầm diệt vong."

   -"Kẻ nào mạnh nhất là Minh Chủ phải không Anh Cả?"

   -"Mạnh, nhưng phải có ḷng nhân th́ sức mạnh mới được dùng đúng chỗ. Mạnh, nhưng phải công chính th́ công lư mới được bảo vệ."

   Thái Cực ngắt lời:"Em chẳng thấy ai vừa mạnh, vừa nhân lại vừa công chính cả. Anh Cả cứ hay đặt ra những cái quá đẹp, quá lư tưởng, đến mức không tưởng. Chỉ có kẻ yếu mới kêu gào ḷng nhân ái và công lư mà thôi. Mà Anh Cả có biết họ kêu với ai không?"

   Có tiếng ho từ bồ đoàn làm mọi người im bặt. Đại Mộng đi như người mộng du về phía cửa động, khe khẽ ngâm:

                                                 "Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương."

 

 

3 - Hoài Hương

 

 

 

 

   Năm Sửu, ngày trùng cửu. Thoát Trần Đạo Trưởng đang tĩnh tọa trên bồ đoàn bỗng thấy bồn chồn trong dạ. Thế Ngoại Chi Nhân Gian chiều nay êm vắng lạ thường. Ngoài một cụm mây xa gợi niềm cố quốc ra, không một vẩn tạp trên nền trời pha lê. Cái phớt hồng rất nhẹ từ phương Đoài chỉ làm cho đường chân trời thêm thăm thẳm, nổi bật cái cách biệt của động phủ.

   Đạo Trưởng xoay ḿnh, phóng tầm mắt về cơi không gian mênh mông, thả hồn theo đám mây đang trôi về phương Nam. Những lúc như lúc này, sự giao cảm giữa Đạo Trưởng với vạn vật đi dần đến chỗ nhập điệu.

   Bỗng có tiếng lao xao từ phía thư pḥng, rồi tiếng ngâm của Tiểu Ngũ Đại Mộng vẳng đến:

                                                 "… Văn phi sơn thủy vô kỳ khí

                                                 Nhân bất phong sương vị lăo tài…"

                                                                                 (Trần Bích San)

   Năm anh em đă ra tới sân quây quần xung quanh cái bàn đá, như mọi ngày, khi chiều xuống.

   Có tiếng Lăo Tam Thái Cực:"Nếu luận về văn th́ hai câu này có thể nói là toàn bích, nhưng về ư th́ vẫn có chỗ em không đồng ư."

   Lăo Đại Bách Khoa nhẹ nhàng đáp:"Anh biết ư chú Ba rồi. Chắc chú cho rằng con người đâu có nhất thiết phải sương gió mới có tài lớn phải không?"

   Lăo Tam có dáng bẽn lẽn, khẽ gật đầu.

   Tiểu Ngũ Đại Mộng nói trong nỗi bâng khuâng:"Không hiểu tại sao hễ cứ thấy cái ǵ, đọc cái ǵ hay trong sách là em lại liên tưởng đến Thày, đến quê hương Thày, đến những ǵ có liên quan xa gần với Thày…"

   Lăo Nhị Thiện Tâm đáp:"Anh cũng thế, chú Năm. Đọc sử Trung Hoa, đến đoạn chia cắt, xâu xé nhau của thời Đông Châu, tranh bá đồ vương, lương dân ly tán, cái loạn từ chính trong ḷng người. Phong sương của đám chinh nhân và bọn người ly quốc kể sao cho xiết! Thế là anh lại nghĩ đến những người thuộc ḍng Việt Tộc đồng tông với Thày, nay cũng đang nằm gai nếm mật, chịu cảnh ly quốc ly gia, thế mà sao chưa thấy người có hùng tài đại lược xuất hiện để lê dân bớt khổ!"

   Lăo Tứ ngắt lời:"Hợp tan là lẽ thường của tạo hóa, sinh tử cũng là điều không thể tránh, nhưng số mệnh của mỗi người không giống với vận mệnh của dân tộc.Nếu cái nhục và cái hận ly quốc chưa phải là cái hận, cái nhục chung, nếu t́nh cảm vọng quốc chưa phải là t́nh cảm chung, th́ vận mệnh của đám người vong quốc đó chưa đi đến khúc quanh quyết định. Huống chi cái phong sương làm cho em Năm thương cảm, như em nh́n thấy, chỉ là cái ôn nhu làm đắm hồn, nhụt chí, làm tiêu ma cái đại hùng đại lược của các bậc… anh hùng."

   Lăo Tam Thái Cực cất tiếng ngâm một đoạn cuồng ca:

                                                 "… Em có biết bao anh hùng nghĩa sĩ

                                                 Bao đường đường hào kiệt đă lừng danh

                                                 Lúc sang Chiêm cũng chẳng khác ǵ anh

                                                 Cả chí lớn đong không đầy hồ rượu

                                                 Đổi trăm họ lấy một nhành liễu yếu

                                                 Đắm hồn trai trong một tiếng cười vo…"

                                                                                           (Thơ Hoàng Công Khanh)

   Rồi lại độc thoại:"Ôi c̣n đâu cái chí lớn từ thời bỏ nước ra đi! Đă đành nợ áo cơm phải trả, đă đành việc mưu sinh buộc con người phải "thức thời" hội nhập đến độ tha hóa, "thức thời" đến độ hân hoan mà để mất đi cái bản sắc của ḿnh, để đánh đổi lấy tiện nghi, th́ dù có gào lên rằng ở đây có ḍng Việt Tộc, dù có dựng nên trăm ngàn đài tưởng niệm, mà không c̣n cái đài tưởng niệm trong ḷng mỗi người, mà ai cũng muốn khoác một bộ cánh mới , xanh vỏ đỏ ḷng, lấy thoải mái làm trọng, khinh cái "ngày xưa" của ḿnh, và tự hào về "cái ngày nay" nửa Ngô nửa Hán. Ai bảo ḿnh quên gốc th́ khẩu chiến đến cùng, nhưng sao con cháu trong tông tộc lại được dung dưỡng để quên tiền nhân ḿnh, nhớ tiền nhân người, quên ngôn ngữ ḿnh, nhớ ngôn ngữ người. Mồ mả Việt Tộc vùi nơi viễn xứ chưa nhiều, mà sao đă trọng nơi đây hơn cố thổ! Thậm chí đến người đă hưởng gần hết lộc trời cũng mong tháng mong ngày để được thay đổi thân trạng, trông chờ một miếng đỉnh chung. Đại gia tộc đă không c̣n, tiểu gia đ́nh cũng lỏng lẻo. Người tha hương về thăm quê cũ mang tâm trạng y cẩm hồi hương nh́n nơi chôn nhau cắt rốn như nh́n vào một vùng dịch bệnh và lạc hậu. Than ôi! Đau xót ấy bởi v́ đâu! Tan tác ấy bởi v́ đâu!... "

   Lăo Đại ngắt lời:"Nếu luận về hai chữ phong sương th́ chúng ta cũng nên luận cho thấu đáo. Nỗi bi phẫn của chú Ba có lẽ bắt nguồn từ cái t́nh chú dành cho Thày, cái nghĩa của chú đối với Thày. Cái tâm thuần lương của chú, cái lư luận ngay thẳng của chú nhiều khi … bất cập thế t́nh. Theo anh th́ cái khổ trong tâm hồn, cái đau trong tinh thần, có thứ phồn hoa vật chất nào làm nguôi đi cho được! Không phải cứ nhớ măi cái nhục mới là có quyết tâm phục quốc. Không phải cứ "nhận người khác làm cha" là quên các bậc sinh thành. Chú Ba biết không, những giây phút t́m quên là phải có. Các em đừng lấy ḿnh để suy đoán người. Chúng ta chỉ là rơm rác mang h́nh hài thế nhân được Thày tạo dựng; t́nh cảm chẳng qua cũng là vay mượn, cảm nghiệm qua kinh, thư kim cổ mà thôi. Chúng ta thiếu cái chất "người" th́ làm sao hiểu cho đúng loài sinh vật thượng đẳng "linh ư vạn vật" cho được.

   Đại Mộng bỗng buột miệng ngâm:

                                                 "Khách là người …

                                                 rất lỗi lạc tài ba,

                                                 tuấn kiệt, siêu quần, kiêu kỳ, dũng mănh.

                                                 Sang đất lạ với hai vai sứ mệnh,

                                                 vai quẩy rượu tăm, vai gánh phấn son.

                                                 Chuyện trăng hoa thay câu chuyện nước non,

                                                 cơn say rũ ru cơn say đế bá!"

                                                                                            (Hoàng Công Khanh)

   Thái Cực cười gằn:"Ấy đấy! em Năm chả đang nói lên cái đau ḷng muôn thủa của những người bất đắc chí đó sao! Những cuồng sĩ xưa nay thường ít bị đời khinh - cũng không bị đời ghét - họ không say cũng không tỉnh mà chỉ cuồng. Trạng thái cuồng nộ tâm linh, trong một khoảnh khắc đă đưa họ ra khỏi mọi ước lệ, đúc kết suy tư của cả cuộc đời bằng một cuồng ca!!! Em say cái cuồng của kẻ sĩ. Em thấm thía cái thê lương trong tâm hồn cuồng sĩ. C̣n nỗi cô đơn nào bi phẫn hơn nỗi cô đơn của kẻ muốn cứu đời mà t́m không ra người đồng điệu. Tay không bị trói mà sao vung lên không được! Chân có bị cột đâu mà sao cuộc hành tŕnh cứ đ́nh đốn triền miên! Dù sao th́ Kinh Kha cũng có một lần cất bước sang Tần, lại có Tiệm Ly với tiếng sáo tiễn đưa… "

   Tiểu Ngũ Đại Mộng mơ màng:

                                                 "Thư Sinh đầu bút tố Kinh Kha

                                                 Cao Quân tiêu điếu thùy đương thử

                                                 Dịch Thủy thiên niên hữu lăng ba"

                                                                                                 (Nguyễn Đức Cung)

   Tiếng ngâm vang vang trong khoảng không gian tịch mịch, như cảm được quỷ thần, khiến cho hoa cỏ ngậm ngùi, cho tim lũ h́nh nhân tê tái…

   Lăo Nhị Thiện Tâm cất giọng nhẹ như gió thoảng: "Lưu lạc măi cũng có ngày quay về cố thổ. Cũng có ngày trút bỏ hết những cái vay mượn trên bước đường sương gió xứ người để quay lại nơi khởi nguồn ḍng Việt Tộc, khơi lại ḍng chảy xưa, đốt một đỉnh trầm, gióng lên tiếng trống Đ́nh cho con cháu biết hướng t́m về sum họp. Cây Đa Xuân Thu có bao giờ trụi lá. Bóng đa có bao giờ không đủ bao la để che mát tâm hồn con cháu Lạc Việt đâu!!!"

   Có tiếng chân bước nhẹ. Mấy anh em đứng dây, cúi đầu.

   Cặp họa mi từ đâu bay về, sà xuống đậu trên cành liễu, lảnh lót tấu một khúc tiên nhạc. Thoát Trần Đạo Trưởng cất tiếng:"Các con có ai muốn đi xa một chuyến không?"

   Năm h́nh nhân cúi đầu.

   Đạo Trưởng lại tiếp:"Thày muốn Lăo Đại về nơi ta đă từng được sống với các đấng sinh thành, nơi Tổ Tiên ta đă trải công sức mà tạo dựng ra, để thay ta mà cáo với Liệt Tổ rằng ở nơi khói sóng này vẫn có đứa cháu, đứa con bất hiếu ngày đêm nhớ gốc, nhớ nguồn…"

   Năm h́nh nhân vẫn chắp tay, cúi đầu, lặng yên thụ mệnh.

   Đạo Nhân lại trở lại bồ đoàn, nhập định.

   Năm anh em đưa mắt nh́n nhau, len lén đi về phía thư pḥng.

   Đại Mộng lên tiếng:"Sao em thấy thương Thày quá. Thày chỉ có lũ h́nh nhân chúng ḿnh để sai đi làm việc của con người mà thôi!"

   Lăo Tam Thái Cực:"Đúng thế. Lũ chúng ta dù có thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn là rơm rác. Dù có từ Thiên Ngoại Chi Thiên mà đến cũng vẫn là rơm rác. Chuyện của con người, rơm rác không thể cáng đáng…"

   Lăo Đại Bách Khoa ngắt lời:"Anh rất biết điều đó, nhưng anh vẫn chưa hiểu ư Thày khi Thày sai anh đi."

   Thiên Nhỡn bàn:"Khi về quê Thày chỉ có anh biết anh là rơm rác, chứ người đời làm sao biết được. Anh Cả cứ thụ mệnh Thày, xin được khoác lấy h́nh hài của Thày mà phong sương một chuyến…"

   Đại Mộng chậm bước về phía hoa viên, ngâm nga:

                                                 "Hưu đạo Tần Quan chinh lộ hiểm

                                                 Mă đầu hoa tận đới yên khai"

                                                                                      Trần Bích San

 

 

4 Vọng Quốc

 

 

 

 

             Ṿm trời phủ trên Minh Minh Động đêm nay là một tinh hà. Những v́ sao đang thắp sáng cái mênh mông bao la của đêm thượng giới. Phiến cẩm thạch làm mặt bàn đặt ngoài trúc viên cũng đổi màu, lung linh, thăm thẳm, in bóng một vùng tinh tú. Bày chim thôi cất tiếng, cỏ cây dường như cũng muốn ẩn ḿnh trong không gian êm vắng của đêm thanh.

   Bồ đoàn vắng người. Thoát Trần Đạo Trưởng mải đọc sách trong thư pḥng, lũ h́nh nhân th́ đang thơ thẩn cùng bóng tung tăng trong vườn. Cái buồn chia ly dường như đang len lỏi, đang thấm vào động phủ này, làm giảm bớt cái an lạc, vô ưu của Thế Ngoại Chi Nhân Gian.

   V́ Lăo Đại Bách Khoa vắng nhà.

   Cửa thư pḥng bỗng mở, Thoát Trần Đạo Trưởng chậm răi bước về phía thạch bàn, ngồi trên một phiến đá nhẵn dùng làm ghế, ngắm lũ h́nh nhân ẩn hiện trong vườn, thở dài:"Ai bảo cỏ cây rơm rác là vô t́nh? Những h́nh nhân không có trái tim người kia cũng đang thổn thức v́ chia cách. Bách Khoa vắng nhà mấy hôm, ta cũng thấy nhớ…"

    Đạo Trưởng vẫy đám h́nh nhân lại gần, chỉ chỗ cho ngồi, rồi bảo:"Bách Khoa vắng nhà ta thay hắn bàu bạn với các con. Thiên Nhỡn, con nói cho ta biết anh con bây giờ đang làm ǵ?"

   -"Bẩm Thày, con không thấy Bách Khoa, con chỉ thấy Thày đang đi trên đường ở nơi quê hương xưa của Thày. Con thấy Thày đến thăm căn nhà cũ trong làng, bây giờ chỉ c̣n lại cái nền hoang. Con thấy Thày dừng chân trên một khu g̣ cao, giữa đám ruộng trũng. Mồ mả tổ tiên của Thày chôn trên g̣ nay không c̣n dấu vết; Con thấy Thày một ḿnh đứng trong hậu điện đổ nát của ngôi chùa làng, nơi đặt những bát nhang gửi hồn phụ mẫu nương nhờ cửa Phật, nay chỉ thấy rêu và mốc. Con thấy Thày dừng chân trước cửa ngôi nhà xưa, nay chỉ chứa toàn những người xa lạ với Thày. Con Thấy…"

   -"Thôi, Thày hiểu tại sao con lại thấy Thày mà không thấy Bách Khoa. Thày cho phép Lăo Đại mang h́nh dáng Thày mà đi vào cơi nhân gian cho tiện. Thời gian và ḷng người đă đóng vai chính trong những cuộc đổi thay, như Thiên Nhỡn đă thấy…"

   Lăo Tam Thái Cực tiếp lời:"Tang hải, thương điền. H́nh nhân đội lốt người, sống giữa người c̣n thấy "người" hơn cả người nữa. Cái thản nhiên của rơm rác trước lớp sóng phế hưng của cơi phù sinh xem ra lại mang nhiều nhân tính nhất."

   Đạo Trưởng lại cất tiếng:"Nếu Thày sai Đại Mộng thay Thày vân du một chuyến th́ sao?"

   Tiểu Ngũ thưa:"Thưa Thày chắc con không dám. V́ con tự biết có bao giờ phân biệt được mộng với thực đâu! Cơi thực của con là nơi Thế Ngoại Chi Nhân Gian này, c̣n cơi mộng của con th́ ở đằng kia, trong thư pḥng. Con chỉ biết cảm nhận chứ không biết suy tính. Nhưng thưa Thày tại sao lại cứ phải rời bỏ chốn b́nh an này, dù chỉ là chốc lát, để dấn thân vào nơi gió bụi?" Đạo Trưởng trầm ngâm:"Nơi con gọi là gió bụi đó lại chính là nơi ta bắt đầu cuộc sống. Không phải tự nhiên mà ta rời cố thổ đến đây. Chim có tổ, người có tông. Dù đang cùng các con thỏa thích trong cơi trường lạc này, ta vẫn muốn có ngày được đi chân đất trên bờ ao cũ, ngồi trên rễ đa đầu làng mà ngắm vầng trăng xuân thu. Các con tuy mang họ ta, t́nh thân như cha con, thấm nhuần được cái đạo nghĩa do tổ tiên ta truyền lại. Các con c̣n yêu mến và tin cậy ta nữa, nhưng ta vẫn e rằng cảm nghiệm của các con về quê hương của Thày vẫn c̣n mờ nhạt. Dù chỉ được tạo dựng nên từ nhúm cỏ, các con cũng mang khoác h́nh hài của con người. Động phủ này tuy thanh tĩnh, lại là nơi dung dưỡng các con từ thủa được làm người, nhưng Thày vẫn muốn các con chia sẻ với Thày nỗi gắn bó thiêng liêng của con người với miền đất mang đầy dấu ấn tạo dựng và ǵn giữ của tiền nhân. Bách Khoa về quê Thày, trong h́nh hài của Thày, không thể không cảm nhận được cái t́nh của con người trao gửi cho nó."

   Dứt lời, Thoát Trần Đạo Trưởng rời thạch bàn đi về phía bồ đoàn, bỏ bốn anh em họ Vũ ngồi trầm ngâm dưới trời sao với những nỗi nhớ bâng khuâng mới.

   Lăo Nhị Thiện Tâm bùi ngùi:"Bao nhiêu năm xa xứ, hẳn Thày chẳng bao giờ có những phút giây thoải mái trọn vẹn. Trước đại nạn của Việt Tộc, ta thấy tâm sự Thày càng bi thiết hơn. Anh em ta bây giờ mới rơ được ḷng Thày muốn chúng ta được làm người với trọn vẹn ư nghĩa của nó. Tính kế thừa làm nên sự trường tồn của tông tộc. Lăo Đại đi lần này hẳn có nhiều cảm nghiệm mới."

   Thiên Nhỡn gật đầu:"Chúng ta cũng giống như đám con cháu đời thứ hai của ḍng Lạc Việt luân lạc nơi viễn thổ. Nhận nơi đang sống làm quê hương không khó, hướng ḷng về vùng đất của tiền nhân mới là vạn nan…"

   Đại Mộng bâng khuâng:"Như đàn con vượt Hồng Hải trở về quê mẹ…"  

 

 

 

5 Hồi Gia

 

 

 

 

   Nắng nhạt. Bầy chim xôn xao trên rặng liễu. Chiều cuối thu nơi Thế Ngoại Chi Nhân Gian cũng êm vắng và đồng cảm với nỗi đợi chờ của con người…

   Bốn anh em họ Vũ quây quần quanh thạch bàn ngoài Trúc Viên. Bàn cờ đă bày sẵn nhưng không có người chơi. Nét bồn chồn phảng phất trên nét mặt mọi người.

   Trong Thạch Động, Thoát Trần Đạo Trưởng đang nhập định…

   Bỗng từ bên ngoài có tiếng ngâm nga:

                                                 "Cao tiết sung hàn phóng măn sơn

                                                 Độc hoa quần điểm yểm thu nhan

                                                 Hốt tư cựu tuế giang ly hạ

                                                 Đối ẩm san anh tận nhật nhàn"

                                                                                    Ngô Thời Nhậm

   Đại Mộng vui mừng:"Anh Cả đă về!!!"

   Lăo Đại Bách Khoa bước vào vườn, theo sau là một bầy công. Con đầu đàn đi bên, gật gù như đang đàm đạo rất tương đắc với h́nh nhân.

   Bước nhanh về phía Thạch Bàn, Bách Khoa ngồi xuống cạnh Tiểu Ngũ, khẽ hỏi:"Thày đâu?"

   Lăo Nhị Đáp:"Thày mới nhập định hồi sáng. Thày đă biết chiều nay anh về, có dặn không được kinh động."

   Lăo Đại nh́n Đại Mộng, mỉm cười:"Em Năm h́nh như có ư đợi anh về đánh cờ?"

   Tiểu Ngũ cũng cười:"Không phải. Em có ư đợi anh Anh Cả về để được nghe chuyện thế gian."

   Bách Khoa:"Anh không biết phải bắt đầu từ chỗ nào…"

   Lăo Tam Thái Cực ngắt lời:"Bắt đầu từ chỗ nào anh nhớ nhất."

   Bách Khoa chậm răi nói:"Anh nhớ nhất là cảnh một đám chôn người chết, rồi đến quang cảnh bến sông nơi quê Thày…"

   Thiên Nhỡn thở dài:"Đám ma gợi cảnh tử biệt; quang cảnh bến sông gợi niềm xa cách. Sao anh chỉ nhớ đến những cảnh này thôi vậy?"

   Lăo Đại đáp:"Chính v́ anh không đọc thấy một nỗi buồn ly biệt nào trên mặt những người đi đưa, đi tiễn; Cả người lên đường cũng chẳng hề có một thoáng bịn rịn nào."

   Tiểu Ngũ Đại Mộng buồn rầu:"Tử biệt sinh ly là chuyện đau ḷng của thế gian. Hợp tan là điều không thể tránh. Thái độ đó chẳng phải là đă đạt lắm sao!"

   Lăo Nhị đáp:"Giải thích như em Năm có lẽ không được "cận nhân t́nh" cho lắm. Có thể cái vô cảm của đám người mà Anh Cả đă thấy bắt nguồn từ cái đau khổ tột cùng của những ai đă quên là ḿnh đang sống ở thế gian…"

   Lăo Đại gật đầu:"Đó chính là cảm nhận của anh. Con người "linh ư vạn vật" hơn hẳn mọi loài, chính là nhờ có thất t́nh. Không có hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục th́ làm sao được gọi là người!!! Mà ở con người, cái t́nh được diễn đạt thiên h́nh vạn trạng. Phải có một cái ǵ kinh thiên động địa mới làm cho đám nhân gian anh đă gặp trở nên nghèo tính người đến thế. Họ như những ông Phỗng đá biết đi."

   Tiểu Ngũ Đại Mộng bùi ngùi:"Họ khổ đến thế sao, Anh Cả?"

   Lăo Đại gật đầu:"Anh không biết họ khổ đến thế nào.Anh cũng không biết c̣n cảnh khổ nào làm cho họ động tâm không. Anh thấy mắt họ đục. H́nh như họ không muốn dùng mắt để nh́n vào cái thực. Anh nghĩ cái nh́n tâm linh, cái "nh́n" tích tụ trong tiềm thức, cái nh́n thực của họ, mà họ đang dơi mắt t́m kiếm trong không gian, là cái nh́n về một nơi được dùng làm nơi sinh sống của con người.

   Thiện Tâm nói:"Vậy là họ c̣n sống. C̣n mong ước là c̣n sống."

   Thái Cực ngắt lời:"Con người có khi sống trong cảnh khổ mà không thấy khổ, v́ họ chưa bao giờ biết thế nào là sung sướng, hạnh phúc. Cái khổ chỉ đến với họ khi họ có cái ǵ để so sánh mà thôi. Theo em, cái khổ ở quê Thày là những người ở đó biết có nhiều nơi trong cơi nhân gian hai chữ ấm no là hiện thực, thế mà họ cứ bị cột buộc phải tin nơi họ sống là cơi Bồng Lai. Người chết cũng có hy vọng sống sướng hơn ở kiếp sau. Kẻ ra đi cũng hy vọng t́m được một mảnh đất lành nơi viễn xứ. Người ở lại nơi quê Thày vô cảm trước cảnh sinh ly tử biệt là điều không khó hiểu."

   Đại Mộng lại ngâm nga:

                                                 "… Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ

                                                 Đường thế đồ gót rỗ khi khu…"

                                                                                     Cung Oán Ngâm Khúc

   Thái Cực cười gằn:"Người xưa khi bị áp bức quá độ, thường mượn rượu uống cho tan nỗi nhoc nhằn. Thản hoặc có chút chữ nghĩa th́ t́m quên trong thi văn. Tiêu cực hơn nữa th́ đi ở ẩn. Tựu trung cũng chỉ là t́m lối thoát cho riêng ḿnh. Có được tiếng thanh cao, thức thời th́ cũng chẳng mài ra mà làm thuốc cứu nhân độ thế. Bạo Chúa vẫn ở trên ngai ăn cao lương mỹ vị, mặc gấm vóc lụa là, ở cung điện nguy nga. C̣n lê dân th́… ngục trung chi ngục, ngàn đời không thấy tương lai."

   Đại Mộng lại đọc:

                                                 "Tru bạo quốc chi quân nhược tru đại phu."

   Thiên Nhỡn nói:"Khổng Khâu có đề ra khuôn thước ǵ th́ chẳng qua cũng chỉ là muốn ǵn giữ cái giang san của đấng quân vương. Cái ư niệm Thiên Tử thế thiên hành đạo luôn luôn là tư tưởng chủ đạo. Ông vẫn chưa h́nh dung ra được một ư niệm khác, một hệ thống tư tưởng khác thay thế ư niệm nhân trị. "

   Thái Cực cao giọng:"Lăo Tứ nh́n xa trông rộng, lại thiên kinh vạn quyển lầu thông, nhưng em có thấy cái thịnh suy, thăng trầm là cái đương nhiên trong một tiến tŕnh tiến hóa không? Ai cũng nghĩ rằng từ sau Hàn Phi, cái tṛ nhân trị chẳng c̣n ai muốn ngó tới nữa. Thế mà Trung Hoa phải đợi tới năm Tân Hợi, cùng với sự hỗ trợ của nhiều trào lưu tư tưởng Đông Tây, mới khả dĩ gọi là chuyển ḿnh… Để rồi bây giờ sau khi bước đi một bước quá độ, lại trở về với cái TÂN NHÂN TRỊ, một thứ tập đoàn trị, lấy quốc gia làm vốn kinh doanh, khai thác con người như khai thác mỏ quặng, th́ sức dân nào chịu cho thấu!"

   Lăo Đại trầm ngâm:"Anh về chẳng có ǵ vui. Câu chuyện phương xa chỉ đem lại cho các em một nỗi buồn nhân thế. Các em có thấy cảnh vật hôm nay đượm vẻ đ́u hiu không?"

   Lăo Nhị hỏi:"Anh có đi viếng mộ tiền nhân của Thày không?"

   Lăo Đại nói:"Anh có t́m đến nơi Thày bảo nhưng tuyệt không t́m thấy dấu vết ǵ.. Họ hàng Thày cũng chẳng c̣n ai. T́m về quê Thày, ông già bà cả chỉ c̣n vài người nhớ mang máng câu chuyện về Thày; Tuyệt nhiên chẳng c̣n ai lưu tâm đến một người đă tuyệt vô âm tín từ quá lâu rồi."

   Thiện Tâm lại hỏi:"Thế Anh Cả tá túc ở đâu trong những ngày ở thế gian?"

   -"Tối tối anh nghỉ qua đêm ở những nơi thờ tự, là những đền miếu hoang, nơi chứa h́nh tượng giáo chủ của hai, ba tôn giáo."

   -"Những h́nh tượng được thờ chung một chỗ từ trước hay sao, Anh Cả?"

   -"Không phải họ bị gom về đó. Quê hương Thày không c̣n chỗ cho tín ngưỡng. Mối tương quan giữa con người và Tạo Hóa nay được thay thế bằng một hệ thống lư luận mới."

   -"Như vậy là sao Anh Cả?"

   -"Như vậy là áp đặt một nhân sinh quan mới, chối bỏ hầu hết những giá trị luân lư truyền thống, phá bỏ nền móng của xă hội cổ truyền bị cho là lạc hậu, thay thế bằng một hệ thống tư tưởng cột buộc con dân Việt phải hy sinh cái sống bây giờ cho cái sống đẹp hơn trong một tương lai rất xa."

   -"V́ thế mà tín ngưỡng bị đàn áp à?"

   -"Nơi nào được coi là nguồn gốc của đối kháng th́ đều phải phá bỏ."

   Thiện Tâm cau mày:"Những người chủ trương cuộc đổi thay này dựa vào đâu, nhân danh cái ǵ mà cà gan làm những chuyện kinh thiên động địa như thế?"

   Lăo Tam Thái Cực cười gằn:"Họ dựa vào cái chiến thắng đám bạch chủng mà họ nhận là công lao của họ; Họ nhân danh Việt Tộc mà họ bảo họ là đại diện chân chính; Họ nhân danh hạnh phúc của Việt Tộc để mưu đồ thực hiện giấc mơ đế bá điên cuồng; Họ nhân danh chân lư và lương tâm để tàn sát đối kháng; Họ nhân danh một hạnh phúc không tưởng để hủy diệt cái hạnh phúc đích thực của Việt Tộc…"

   Lăo Nhị Thiện Tâm ngắt lời:"Phi lư, phi nhân, phi luân, phi nghĩa như thế mà tại sao cứ tồn tại măi!!!"

   Thiên Nhỡn buồn rầu đáp:"V́ phía đối kháng chưa thoát khỏi cơn mê, chưa t́m ra một phương cách hành động chung để đi đến đoàn kết, v́ tạp niệm c̣n nhiều; V́ cái riêng c̣n nặng hơn cái chung, v́…"

   Lăo Đại Bách Khoa ngắt lời:"Việt Tộc lầm than không c̣n biết phải hướng niềm mong đợi về đâu nữa. Bạo lực th́ ở trên đầu. Niềm hy vọng cũa họ th́ c̣n đang bận gấu ó nhau ở phương xa; Những người như Thày th́ đă gửi thân vào cơi vô ưu, đi theo con đường lánh xa thế tục…"

   Thiện Tâm buồn buồn:"Chỉ tội cho mấy pho tượng thất thế thèm một chút khói hương đang bị bỏ quên trong phế tự."

   Tiểu Ngũ Đại Mộng ngẩng mặt lên trời, cất tiếng ngâm:

                                                 "…Rót về Nam phương, trời Nam ngàn dặm thẳng

                                                 Có người quá chén như điên như cuồng…"

                                                                                                              Hồ Trường

   Năm anh em chẳng ai bảo ai đều quay mặt nh́n về phía bồ đoàn. Thoát Trần Đạo Trưởng vẫn ngồi tham thiền, hai tay để trên gối, nét mặt u tĩnh.

   Sao đă thắp sáng bầu trời.

  

 

6 Cơ Trời

 

 

 

 

   Cái lạnh ngùn ngụt bốc ra từ vách đá trong tiết trọng đông  làm cho Thế Ngoại Minh Minh Động vốn đă u tĩnh lại càng u tĩnh hơn. Cỏ cây muông thú ở nơi Thiên Ngoại Chi Thiên này như chưa muốn thức giấc, mặc dù b́nh minh đă đến từ lâu. Rặng liễu ngoài Hoa Viên vẫn bằn bặt dưới lớp sương đêm c̣n trĩu trên cành. Hương Sói, hương Ngâu thoang thoảng…

   Măi đến khi hơi ấm của vừng Thái Dương làm rụng sương xuống cỏ, lay động những đóa hoa Quỳ, th́ đàn công mới chịu duỗi chân, vươn cổ khoe bộ mă trời cho kéo nhau ra khu rừng thưa ngoài Thạch Động.

   Có con chim Khách ở đâu bay tới, líu lo một hồi rồi lại bay đi. Tiếng hót của nó làm Tiểu Ngũ Đại Mộng động tâm, liền rời Thư Pḥng bước ra phía cửa động. Tứ bề vắng lặng, chỉ có đám mây phớt hồng đang là là quấn lấy mỏm núi phía đông.

   Bỗng có tiếng ai ngâm nga mấy câu thơ cổ:

                                                 "Lực bạt sơn hề khí cái thế

                                                 Thời bất lợi hề Truy bất thệ

                                                 Truy bất thệ hề khả nại hà

                                                 Ngu hề! Ngu hề! Nại nhược hà!"

   Đại Mộng mỉm cười, quay lại:"Lâu lắm rồi mới lại nghe Thái Cực đọc cổ thi. Sáng nay có tâm sự ǵ mà đọc bài này!" Nghĩ thế, liền hỏi:"Anh Ba chắc đang cảm khái cho cái đau của người anh hùng mạt lộ, một thời binh lửa can qua?"

   Thái Cực đáp:"Chả là tối qua anh đọc Hán Sở Tranh Hùng, nên cứ lan man nghĩ đến chữ Thời… Tài sức như Sở Bá Vương, lại binh hùng tướng mạnh, xuất thân quyền quư, thế mà để thiên hạ lọt vào tay tên Đ́nh Trưởng…"

   Tiểu Ngũ Đại Mộng lại mỉm cười:"Chẳng qua cũng là do cơ trời, Anh Ba ạ. Vả lại đă gọi là cơ trời th́ tài sức, quyền năng con người làm sao xoay chuyển được. Cái huyền vi của Tạo Hóa là ở chỗ đó."

   Thái Cực cau mày:"Nói như Chú Năm th́ chả hóa ra Tạo Hóa bất công lắm sao! Người tài không gặp thời là cứ triền miên trong bóng tối. Kẻ sĩ sinh bất phùng thời là cứ ngao du sơn thủy, ngâm vịnh tràn cung mây, tiêu dao tháng ngày cho mai một đi ư? Lại nữa, những kẻ bất tài, vô tướng, nhân bần, khí đoản mà đắc thời là cứ cân đai bối tử, công hầu khanh tướng, phú gia địch quốc sao?"

   Tiểu Ngũ Đại Mộng dịu dàng:"Anh Ba đừng nóng. Trong cơi tuần hoàn này có ǵ là tuyệt đối đâu! Không đắc thời đâu có nghĩa là không làm ǵ được để cứu người, giúp đời. Kẻ sĩ sinh bất phùng thời vẫn có thể "Phù thế giáo một vài câu thanh nghị" được kia mà. Sở Bá Vương có "Lực", có "Khí" hơn người, và em suy đoán c̣n có cả cái "Dũng" nữa. Cái "Dũng" của kẻ vơ biền có sức cử đỉnh bạt sơn, cái "Dũng " của Công Tử Khánh Kỵ chứ không phải cái "Dũng" của Yêu Ly. Lại nữa, Sở Bá Vương phải tận nhân lực, phải đợi cho đến khi sông ngăn trước mặt, giặc đuổi sau lưng, ngoảnh lại nh́n chỉ c̣n một đám tàn quân sót lại trong số tám ngàn con em đất Bái, mới chịu cất tiếng bi thương của người bại trận. Xét cho cùng th́ ngoài cái thời ra, c̣n có nhiều yếu tố bất toàn khác, những yếu tố bất toàn nội tại, làm bột phát cái tác hại của chữ "Thời"…"

   Thái Cực lại hỏi:"Thế Chú Năm luận thế nào về câu "Tḥi lai đồ điếu thành công dị"?"

   Đại Mộng lại cười:"Người câu cá ở sông Vị, người cầy ruộng ở đất Sằn thực chất là thứ Minh Vương Lương Tể. Khi Thời chưa tới th́ chuyện "hối tàng nơi bồng tất" là thuận ḷng trời. Nếu không phải là thứ "anh hùng tạo thời thế" th́ ít ra cũng phải biết ẩn nhẫn mới là người trí chứ. Em không nghĩ câu Anh Ba vừa dẫn lại ngụ ư rằng hễ cứ gặp thời th́… Con sâu cái kiến cũng làm nên đại sự, tạo nên nghiệp lớn được đâu. Thời cũng ví như ḍng nước chẩy xuôi. Nhưng cũng cần có người chèo chống giỏi th́ mới đưa thuyền xuôi ḍng, tránh hết thác ghềnh, thênh thang trên trường giang mà cặp bến được."

   Ánh dương quang bây giờ đă xua tan cái lạnh của buổi đầu ngày. Như thường lệ, con công đầu đàn đi về phía thư pḥng, ghé đầu qua cửa sổ, khẽ kêu lên mấy tiếng "tố hộ! tố hộ! tố hộ!"

   Ba h́nh nhân mở cửa bước ra, nét mặt sảng khoái. Lăo Đại vừa lấy tay vuốt cái lưng óng mượt, xanh biếc có điểm hoa văn của con công đầu đàn vừa cùng hai em đi về phía Thạch Bàn. Thái Cực và Đại Mộng cũng đến nhập bọn.

   Lăo Đại hỏi:"Hai em tâm đắc chuyện ǵ mà huyên náo vậy?"

Đại Mộng cười, nói:"Em với Anh Ba luận về chữ Thời…"

   Thiện Tâm cao hứng đọc:

                                                 "Thời lai phong tống Đằng Vương Các"

   Lăo Tứ Thiên Nhỡn lẩm bẩm:"Thời lai! Thời Lai! Biết đến bao giờ! Ức Trai Tiên Sinh đâu có cần đợi thời cơ. Ngọn bút lông chấm mỡ viết lên lá cây rừng, Tiên Sinh đă quy ḷng người về một mối. Tuy bá đạo thật, nhưng là thứ bá đạo tạo nghiệp cho B́nh Định Vương - Bá đạo liên kết toàn dân chống ngoại xâm - Tiên Sinh đă lấy cái Thời của giặc làm cái Thời của ḿnh."

   Đại Mộng hỏi:"Thế cái Thời của Việt Tộc đă đến chưa , Anh Cả?"

   Lăo Đại Bách Khoa trầm ngâm:"Nếu cứ bất động mà chờ Thời th́ có thể Thời không bao giờ tới, mà có tới, chưa chắc đă đón bắt được. Cứ tận sức đi đă th́ mới thấu triệt được lẽ thịnh suy của trời đất. Thời cơ là một cái ǵ vô h́nh vô ảnh. Hiện thân của nó có thể là một biến cố rất tầm thường, nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ thi… một đốm lửa nhỏ cũng đủ sức làm rụi một cánh rừng bạt ngàn. Em có thấy một cuộc chiến tranh nào được khơi mào bằng một nguyên nhân biểu kiến quan trọng đâu! Trung Hoa đánh nước ta nhiều lần chỉ v́ vua ta không cho họ mượn đường đi đánh các lân quốc khác; V́ "chậm triều cống". Thậm chí sau này khi Phú Lăng Sa manh nha chiếm nước ta, họ cũng nại ra những lư do… của kẻ mạnh để đem chiến thuyền vào hải phận ta…"

   Đại Mộng lại hỏi:"Thế Việt Tộc đă tận nhân lực trong việc chống Xích Quỷ chưa?"

   Thiên Nhỡn:"Chưa>"

   Lại hỏi:"Thế Xích Quỷ có tận nhân lực trong việc tiêu diệt cái Thiện chưa?"

   Đáp:"Đă."

   Lại hỏi:"Vậy là chúng đă "Tri thiên mệnh"?"

   Đáp:"Đúng vậy."

   Lại hỏi:"Thế th́ tại sao…"

   Thái Cực ngắt lời:"Thiên Mệnh th́ Thiên Mệnh chứ. Chừng nào cái Thiện c̣n chưa chan ḥa trong khắp bàn dân thiên hạ. Người tôn thờ cái Thiện c̣n ít. Cái sợ và cái tham c̣n chiếm phần ưu thắng trong đám "thiện nhân", th́ chừng đó vẫn c̣n chỗ dung thân cho Xích Quỷ. Khi c̣n có người biện luận rằng quỷ cũng có nhiều loại quỷ, quỷ hiền, quỷ dữ. Khi c̣n có người thích bóng tối, ưa đi đêm với quỷ vương th́ cơi nhân gian này c̣n lâu mới vượng."

   Thiện Tâm lại hỏi:"Thế Xích Quỷ mong mỏi điều ǵ sẽ đến dể…kéo dài tuổi thọ?"

   Thái Cực cười gằn:"Theo tôi th́ chúng chẳng mong ǵ hơn là cứ "y cựu". Những người đang phất ngon cờ chính nghĩa chống chúng bây giờ đừng có ai đau ốm, đừng có ai bỏ cuộc nửa chừng."

   Lăo Đại Bách Khoa trầm ngâm:"Vạn sự khởi đầu nan. Đă bước được bước đầu rồi th́ những bước kế tiếp không thể không có. Những "vấn lộ thạch" tuy tầm thường nhưng không phải không hữu dụng. Các em có đồng ư rằng luật đào thải tự nhiên luôn luôn ứng nghiệm ở mọi nơi, mọi chỗ không?"

   Thái Cực lại cười gằn:"Anh Cả nói chẳng sai chút nào cả. Nhưng em thấy chẳng có ai nằm dưới gốc cây Sung mà thành công cả. Thuyền thả xuống sông tất phải theo sóng gió mà trôi đi, nhưng nếu không có tay chèo, tay lái cho cứng, cho vững th́ làm sao cặp bến. Không có người "quyết ra tay buồm lái với cuồng phong" th́ thuyền nào cũng chỉ làm mồi cho thủy tộc mà thôi."

   Thiên Nhỡn cũng bàn thêm:"Vả chăng nếu cứ "vấn lộ thạch" hoài, "vấn lộ thạch" măi mà lộ đồ chưa vạch ra được. Mà người cầm cân nẩy mực vẫn cứ tuyệt mù khơi, th́ cuộc hư trường xem ra c̣n nhiều tṛ vân cẩu. Chi bằng cứ mượn rượu mà say, mượn trăng sao mà thoát tục, gần gũi với cỏ cây mây nước mà ḥa nhập hồn ḿnh vào thiên nhiên. Tỉnh say ǵ th́ cũng chưa chín một nồi kê. Giấc Mộng Hoàng Lương sao ngắn mà lại đầy ải con người quá thế!!! Em thấy Thày đôi lúc cũng có bận ḷng v́ nỗi đau nhân thế. Ưu tư tuy chỉ thoáng qua, nhưng cũng làm đám mây Tần ở nơi xa xa kia như muốn dừng lại để chia sẻ nỗi niềm cố quận. Em nghĩ thế nào anh em ḿnh cũng có ngày được theo Thày về …"

   Con chim Khách lại bay về, líu lo trên cành liễu. Có tiếng giày cỏ đạp nhẹ trên mặt đất. Năm anh em nh́n lại, thấy Thoát Trần Đạo Trưởng đang ung dung bước tới. Người vẫy năm h́nh nhân lại gần, rồi dừng lại bảo:"Kim cổ kỳ thư chép truyện thế gian, luận về lẽ huyền vi của Tạo Hóa. Các con đọc và đem ra bàn cho chân lư được sáng tỏ, nhưng cảm nghiệm được cái tinh hoa trong đó, phải có cơ duyên. Đọc thiên kinh vạn quyển, nếu chưa quán triệt, th́ cái ǵ cũng nhớ. Khi đă quán triệt rồi, th́ chẳng c̣n nhớ một mảy may sự việc nào nữa. Đến tŕnh độ đó, là đă quán được cái Thiên Đạo rồi."

   Nói xong Đạo Trưởng lại lững thững bước ra phía cửa động. Ánh dương quang bây giờ đă xua đi hết cái lạnh của buổi đầu ngày. Mây hồng đă thấy trôi bạt ngàn trên trời. Ở thật xa về phía Nam, mây đỏ xây thành. Đạo Trưởng dơi mắt về phương ấy, khẽ buông một tiếng thở dài…

   Bỗng vang lên từ chân núi giọng ngâm sang sảng của sơn nhân:

                                                 "Gió ơi! vắng gió em buồn

                                                 Em quen với gió từ muôn kiếp rồi

                                                 Vắng Anh, mây nhẹ vẫn trôi

                                                 Vắng anh, giông băo bên trời vẫn giăng"

 

 

7 Hồn Nứớc

 

 

    

Thế Ngoại Minh Minh vào thu cũng lá vàng, mây màu quan tái xây thành, cũng gió heo may, và những khu rừng trúc, những vạt Mai vàng bạt ngàn ngoài xa cũng theo tiết trời mà tạo cho thu một nét mênh mang, đem cái buồn man mác vào ḷng người…

   Thoát Trần Đạo Trưởng vào rặng Hoàng Liên Sơn hái thuốc vẫn chưa về. Năm anh em h́nh nhân ngày ngày dắt nhau ra cửa động ngóng chờ. Động phủ vắng chủ nhân cũng có phần ủ dột. Bồ đoàn, nơi Thoát Trần Đạo Trưởng thường ngồi nhập định, cũng hiu hắt dưới ánh sáng lung linh của ngọn bạch lạp được thắp lên từ khi Đạo Trưởng rời động.

   Trời thu và sương khói mùa thu làm cho đàn công lười múa, chim chóc lười ca hát, và năm anh em h́nh nhân cũng có phần trễ nải trong sinh hoạt thường ngày.

   Tiểu Ngũ Đại Mộng có dáng ngại rủ Lăo Đại Bách Khoa đánh cờ; Thái Cực cũng ít muốn gây những cuộc tranh luận về những câu chuyện cổ kim đọc được trong sách. Năm anh em chỉ thích sáng chiều tản bộ trong Trúc Lâm mà tận hưởng cái thanh khiết tuyệt trần trong mùa giao cảm của vạn vật mà thôi.

   Sáng nay Tiểu Ngũ Đại Mộng một ḿnh lang thang trong giải hoàng mai tinh khôi, cái màu vàng nguyên sơ mà chỉ có gió thu và nắng thu mới làm ra được, để tận hưởng tuyệt phẩm của Hóa Công, th́ bỗng có tiếng ai gọi từ xa. Nh́n kỹ, hóa ra Lăo Đại từ Trúc Lâm gọi tới, liền rảo bước về phía đó, vừa hỏi:"Đại Ca sao lại một ḿnh ở đây?"

   Bách Khoa đap:"Thiên Nhỡn bảo hôm nay Thày về, nên anh ra trước đứng đón. Mấy anh em khác cũng ra tới bây giờ."

   Đại Mộng vui mừng:"Thế hả Anh! Nếu Anh không gọi th́ chắc em mê hoa quên cả đón Thày."

   Một lúc sau, cả năm anh em với đàn công đă tề tựu đông đủ trên khu vườn cỏ đă chớm màu thu cạnh con đường ṃn ăn sâu vào khu rừng Phong trước mặt, đợi chờ…

   Măi đến xế chiều, khi sương thu và khí núi đă quyện vào nhau, thành một tấm màn lạnh và đục từ từ phủ lên vạn vật, th́ bỗng vẳng từ xa có tiếng ngâm nga trầm bổng:

"Có người hỏi thiếp

Mày có chồng chưa

Thiếp gạt mắt thưa

Rằng xưa vẫn có

Người Việt là họ

Nhà Nam là tên

Hơn ba ngh́n niên

Tuổi chưa già lắm

Hai bẩy vạn dặm

Mặt cũng lớn lao

Mỹ miều biết bao

Rừng vàng biển bạc

Ba trăm năm trước

Cũng đấng trượng phu

Bể Thánh rừng Nho

Anh hùng đâu tá

Trời đâu nỡ thế

Cướp sống chồng tôi

Thiếp thân có tội

Chàng miễn trách cho"

                                                                                     Thơ Phan Sào Nam

   Từ trong cơi mơ hồ của sương thu và khí núi, Thoát Trần Đạo Trưởng hiện rơ dần trước mắt các h́nh nhân. Đầu đội nón tu lờ, chân đi hài sảo, lưng đeo gùi lá thuốc, đạo bào màu lá úa phất phơ… Nghi dung thoát tục của Đạo Nhân làm cho Thế Ngoại Chi Nhân Gian ngạt ngào mùi đạo hạnh.

   Tới chỗ các h́nh nhân, Đạo Trưởng tươi cười:"Các con ở đây đă lâu chưa? Thày phải về hôm nay, v́ ngày mai là Tiên Thường của Tiên Nghiêm. Ngày kia, ngày 26 tháng 8 Âm Lịch, là ngày giỗ. Ta không thể không có nhà."

   Trao gùi lá thuốc cho Bách Khoa, Đạo Nhân tới ngồi trên ghế đá ngoài hoa viên. Thiện Tâm chạy vào động, lát sau bưng ra một bát trà tươi bốc khói, dâng Thày.

   Đạo Trưởng nhấp miếng trà, giọng ngùi ngùi:"Các con chắc cũng nhận thấy, vào những ngày này, Thày không mấy an tĩnh trong tâm trí. Tuy đă từ lâu đoạn tuyệt với cơi phù sinh, ẩn thân trong chốn lâm tuyền, không c̣n thấy đau cho những nỗi đau của ḿnh, nhưng vẫn thấy đau cho nỗi đau nhân thế. Đứa con mất cha cũng giống như một dân tộc mất nước. Cha mất, nghịch tử lộng hành, huynh đệ tương tàn, dầy xéo lên mồ mả tổ tiên, láy lợi quyền phe nhóm làm gốc, coi dân là nô lệ, mở đầu một kỷ nguyên bán nước tân thời, đưa con dân Việt vào chỗ phải lưu vong, chưa có ngày giỗ cha nào mà Thày lại thấy đau ḷng đến thế!!!"

   Năm anh em cúi đầu một lúc lâu. Bát trà tươi đă nguội. Heo may vi vút trong không gian lạnh…

   Lại thấy Đạo Nhân cất tiếng:"Thày vào rặng Hoàng Liên thấy có nhiều đổi khác. Chốn hoang sơ u tịch đó mà bây giờ cũng thấy khói bếp bốc lên rất nhiều, khi chiều xuống. Có lẽ con người ở nơi đây đă không c̣n chung sống an vui với nhau được nữa, nên đă đem nhau đến chốn thiên nhai này."

   Nói rồi Đạo Nhân lững thững bước vào trong động. Không gian im lắng một thành sầu.

   Bách Khoa cất tiếng:"Bao nhiêu lâu nay mới thấy Thày có một lần buồn. Anh cảm nhận được cái buồn cảm khái ấy của Thày nhưng sao anh không thấy rung động, không buồn được với nỗi buồn đó. Các em có thấy thế không?"

   Đại Mộng nhanh miệng trả lời:"Anh Cả nói đúng đó. Em cũng thấy vậy. Chắc phải có một cái ǵ đó, một cái ǵ rất thiêng liêng, cao trọng, một cái ǵ rất thiết tha trong tim, trong tâm hồn mới có thể tạo nên cảm xúc đó được."

   Thiện Tâm nói:"Em đọc một cuốn cổ thư, có người luận về quốc hồn - Hồn Nước - Hồn Dân Tộc - Và bảo đó là sự kết tụ khí thiêng sông núi, anh linh những người tuẫn quốc, những bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước, cũng như những khao khát làm rạng danh ṇi giống của đàn con cháu đang kế tục sư nghiệp của cha ông. Thày ḿnh dù có thoát ra ngoài ṿng cương tỏa của thất t́nh lục dục cũng vẫn là người của Việt Tộc, Quốc Hồn vẫn nằm sâu kín trong tâm linh, cho nên thức giả buồn vui theo vận nước chứ không buồn vui theo sự thăng trầm của chính cuộc đời ḿnh…"

   Đại Mộng gật đầu:"Thảo nào em nhớ có đọc trong một cuốn tân văn, người con gái Việt Tộc có hai câu thế này để nung ḷng tráng sĩ đem thân đi làm việc nước:

                                                 "Đất nước c̣n không c̣n em cũng được

                                                 Đất nước không em có cũng là không"

                                                                                           Hoàng Công Khanh

   Thái Cực bỗng gằn giọng:"Thế c̣n những đứa đại nghịch bất đạo của ḍng Việt Tộc kia th́ Hồn Nước chúng nó để ở đâu mà đang tâm đầy dân đọa nước, tạo sát nghiệp, chà đạp nhân phẩm và tước đoạt quyền được sống xứng đáng của con người?"

   Bách Khoa nói:"Mây vương đầu núi, nào có t́nh ư ǵ đâu, mà cũng khiến ḷng người buồn vui tùy lúc, tùy thời, tùy cảnh. Con Tạo trêu ngươi, phế hưng dời đổi, tang thương chưa chín một nồi kê! Cái được, cái mất cũng theo lẽ tuần hoàn mà xoay chuyển. Trong lúc gieo neo, hồn mước ẩn tàng trong đám lê dân tang tóc, giúp họ nuôi chí quật cường. Đến thời hưng thịnh, hồn nước bàng bạc trong cái hùng tài đại lược của những người cầm cân nẩy mực quốc gia. Xem quả biết cây. Hung tàn bạo ngược đột phát, đột tàn. Hồn nước độ tŕ cho vương đạo. Binh đao giữ nước là vương đạo. Can qua dày xéo đất tổ quê cha, măi quốc cầu vinh, sát thân diệt tộc, bôi mặt giết anh em là bá đạo. Lấy nước làm vốn đi buôn để mưu cầu danh lợi là bịt tai bưng mắt trước lời nghiêm huấn và gương tiết liệt của tiền nhân. Hồn nước khi mờ khi tỏ, nhưng chẳng bao giờ mất đi trong tâm khảm những ai c̣n tưởng nhớ tới cội nguồn, c̣n tư duy theo nguồn chính khí chuyên nhất và thuần khiết của chính sử được chép bằng máu của những người khai sơn phá thạch, dựng nên cái muôn đời của giống ṇi Lạc Việt."

   Đại Mộng bâng khuâng:"V́ thế mà Thày buồn. Cái hiếu của đạo làm con, cái nhân của đạo làm người, cái thôi thúc của hồn nước trong ḷng kẻ sĩ, và cái bất lực của một người có trí, có tài mà đành phải bó tay trước nghịch cảnh. Biết đến bao giờ rồng mới gặp mây!!!"

   Thiện Tâm tiếp lời:"Thế Ngoại Chi Nhân Gian tuy không phải là chốn phàm tục, nhưng xét cho cùng th́ cũng vẫn nằm trong ṿng nhiệt lưu bắt nguồn từ thời dựng nước của Việt Tộc, trên vùng phù sa vạn niên của Hồng Hà. Lẩn quất đâu đây vạn vạn anh hồn người tuẫn quốc. Cái đức sáng và chính khí của tiền nhân làm ǵ mà chẳng vằng vặc trong tâm hồn Thày. Chỉ tiếc một điều là chúng ḿnh chỉ ư thức được cái buồn vạn cổ của Thày chứ không làm sao cảm được nỗi buồn đó. Là con Thày, h́nh hài này do Thày tạo dựng; Cái biết của chúng ḿnh cũng do Thày mà có, nhưng tri thức mà chúng ḿnh có, xét cho cùng, chỉ là một thứ tri thức vô hồn, một cái biết tĩnh, thiếu sinh khí để thăng hoa, để nhập vào ḍng tư duy đích thực của Việt Tộc.

  Thiện Tâm tiếp lời:"Về một phương diện nào đó, chúng ta cũng chẳng khác ǵ cái thế hệ lạc loài của một dân tộc đang dần dần đánh mất quê hương trong chính tâm hồn ḿnh. Chúng ḿnh chỉ là rơm rác, muốn có một quê hương cũng không sao có được. Người có mà đánh mất đi th́ đâu có khác ǵ chúng ḿnh. Anh Cả có nghĩ rằng nếu Thày bỏ chốn vô ưu này về lại với thế gian, đem cái đức sáng của người quân tử mà cảm hóa đời, th́ sẽ xoay chuyển đựợc… ḍng chảy hiện hữu không?"

   Bách Khoa khẽ đưa mắt vào phía bên trong của Thạch Động. Thoát Trần Đạo Trưởng đang tĩnh tọa trên bồ đoàn. Cặp mắt sáng đăm đăm nh́n ngọn  bạch lạp tỏa sáng trong cơi không gian im vắng. Những tỉnh say nhân thế, những khát vọng, những cuồng nộ, những ưu tư, những ước mơ vá biển lấp trời xem ra vô nghĩa trong cái u mặc vô cùng, nguyên sơ vô cùng của Thế Ngoại Chi Nhân Gian.

   Tiếng ngân nga vẳng đến từ một cổ tự ở khoảnh rừng xa đưa họ về với thực tại. Đại Mộng như bị hút theo thanh âm trầm mặc của thiền môn, từ từ đi về phía cửa Thạch Động. Mảnh trăng khuya treo trên nền biếc thăm thẳm của đêm thu tạo cho h́nh nhân một ảo giác tuyệt trần của thi nhân đi lạc trong giải tinh hà. Đại Mộng lâng lâng ngâm câu thơ muôn thủa của Trích Tiên đời nhà Đường:

                                                 "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung"

   Rồi quay lại nói với anh em đang bước lại gần:"Chúng ḿnh đang sống thực sự trong một không gian ảo giác. Ở đây thực và mộng quyện vào nhau. Ở đây chỉ cần nghĩ là đủ. Hành động không cần thiết. Ở đây mong manh vĩnh cửu. Ở đây không cần đi t́m hạnh phúc. Ở đây b́nh minh và hoàng hôn tươi đẹp như nhau…

   Rồi lại tiếp bằng hai câu ngạt ngào mùi yếm thế của Trích Tiên thời mạt kiếp, Tản Đà:

                                                 "V́ đời lắm nỗi không bằng mộng

                                                 Tiếc mộng bao nhiêu lại chán đời"

   Phía trong Thạch Động, bóng Đạo Nhân vẫn đang cùng với ngọn bạch lạp lung linh trên vách…

    

 

8 T́nh Bằng Hữu

 

 

 

 

   Như cựu lệ, Bách Khoa và Đại Mộng chiều nay lại bày bàn cờ trên thạch bàn ngoài Trúc Viên, đấu trí. Và cũng như cựu lệ, Thiện Tâm, Thái Cực, Thiên Nhỡn vây xung quanh lược trận.

   Những con chim lạ vẫn lấy rặng liễu trong vườn làm nơi tụ hội. Âm nhạc của trời đất không ngừng réo rắt ở đây. Chỉ riêng đàn công là không  xôn xao khoe bộ mă trời cho như mọi lần. Con đầu đàn đứng co một chân theo dáng đứng của loài c̣ bên cạnh Đại Mộng. Những con khác cũng ủ rũ, cử động chậm chạp, chẳng thấy con nào x̣e đuôi đập cánh, ṿng ṿng khoe cái óng ả của bộ lông muôn hồng ngàn tía, vưu vật của đất trời…

   Th́ ra chúng buồn v́ có hai con lạc bầy từ hôm qua, trong buổi dạo chơi cùng các h́nh nhân trong khu rừng Phong cách Thạch Động một thôi đường.

   Các h́nh nhân, nhất là Đại Mộng, cũng băn khoăn về cặp công lạc bầy, có đem việc này bẩm với Đạo Nhân. Người bảo ngày một ngày hai chúng sẽ t́m được lối về.

   Nhưng cho đến chiều hôm nay vẫn biệt tăm. Cuộc cờ cũng v́ thế mà kém phần hứng thú.

   Đại Mộng bỗng quay lại hỏi Thiên Nhỡn:"Anh Tư có thấy ǵ không? Con Thiên Tước của em và con Cẩm Y của Anh Ba, anh có thấy tăm dạng chúng đâu không?"

   Thiên Nhỡn lắc đầu.

   Cuộc cờ vẫn tiếp diễn. Lảng vảng đâu đây một nỗi đợi chờ.

   Những con công từ lâu đă trở thành cư dân của Thạch Động này. Sáng chiều quấn quưt vui buồn với các h́nh nhân. Chúng linh mẫn, cảm được ư người. Đạo Nhân gọi chúng bằng tên. Hai con lạc bầy là hai con hay tha thẩn xa bầy nhất. Con Thiên Tước vốn ham vui với cảnh lạ. C̣n con Cẩm Y th́ tính cô độc, thương bầy, nhưng lại cũng thích có những lúc nhẩn nha một ḿnh trong b́nh minh cũng như khi hoàng hôn đổ xuống sơn khê.

   Nhưng chưa bao giờ chúng xa bầy lâu như lần này.

   Cuộc cờ rồi cũng tàn. Các h́nh nhân cũng đến lúc phải rời Trúc Viên lui về biệt pḥng. Ngọn bạch lạp trước bồ đoàn của Đạo Nhân đă tắt tự lúc nào, nhường chỗ cho cái thanh khí êm ái của đêm thu.

   Chỉ riêng đàn công là xao xuyến măi trong khuya.

   Mờ sáng hôm sau, khi Bách Khoa ra vườn hái mấy chùm Ngâu c̣n đọng sương để pha trà dâng Thày, chẳng thấy đàn công đâu nữa - Bẩm với Đạo Nhân - Người cười qua khói trà thơm, bảo:"Các con đừng lo. Chúng nó linh mẫn khác xa với những cầm thú trần gian. Nội hôm nay chúng sẽ đưa nhau về đủ.

   Cho đền xế trưa, lúc Đại Mộng đang c̣n một ḿnh ngơ ngẩn với cảnh thu th́ ṛn ră tiếng đập cánh từ xa vọng tới. Rồi ngập trời màu sắc ḥa với tiếng ríu rít mừng vui. Cảnh sum họp diễn ra ngay trên trời. Đàn công bay lượn nhiều ṿng trên không trung rồi đáp xuống vạt cỏ úa màu cạnh dải hoàng mai ngoài Thạch Động.

    Các h́nh nhân ùa tới. Đại Mộng lại gần con Thiên Tước. Thấy bộ lông óng ả của nó nay xơ xác quá. Chân trái vẫn c̣n hằn dấu trói, liền bảo:"Chắc mày bị bắt, may c̣n thoát được mà về. Từ nay chớ có bỏ bầy đi hoang nữa nghe không!"

   Con chim như hiểu tiếng người, gục gặc cái đầu, rồi đứng sát vào Đại Mộng.

   Bầy công lúc này linh hoạt hẳn lên. Tố hộ vang lừng, xôn xao, thoăn thoắt khắp nơi trong Trúc Viên. Đạo Nhân cũng rời bồ đoàn bước ra tươi cười đứng ngắm cái huyên náo của buổi tái hợp.

   Thái Cực bỗng lẩm bẩm:"Ai bảo đă có bộ lông đẹp mà lại c̣n hay múa. Con cá quư là con cá ngon thịt, bị thuyền chài tận t́nh bủa lưới là chuyện thường t́nh. Con voi chết bởi cặp ngà. Trong cái đẹp, cái quư, cái tài tiềm ẩn một mối họa. Chi bằng cái nâu xồng bọc lấy thân, dung dị như gốc bần, gốc xú nơi hoang dă mà vui cuộc tỉnh say cho hết chuỗi ngày trần thế."

   Đại Mộng bâng khuâng:"Anh Cả biết không. Em vui nhất là khi nghe tiếng đập cánh của bầy công từ xa vọng tới. Nó như những tiếng reo vui, như một khúc hoan ca, một bản hợp xướng của một dàn nhạc công hạnh phúc. Nó làm em nhớ tới bốn câu thơ của Trích Tiên đời Đường:

                                                 "Lư Bạch thừa chu tương dục hành

                                                 Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh

                                                 Đào Hoa Đàm Thủy thâm thiên xích

                                                 Bất cập Uông Luân tống ngă t́nh"

   Bách Khoa tán thưởng:"Mối liên tưởng của em Năm thật là tuyệt. Nhắc tới bốn câu thơ này, anh bỗng thấy man mác một mối cảm hoài. Chỉ nghe tiếng chân bước trên cỏ mà đă biết được mối thâm t́nh của bạn đối với ḿnh, tưởng trên đời này chỉ có Lư Bạch. Tâm hướng về bằng hữu nặng đến nỗi t́nh toát ra trong bước đi, tưởng trên đời này chỉ có Uông Luân, người nặng t́nh bằng hữu trên thế gian, đáng gọi là mỹ nhân!"

   Thái Cực nói:"Gặp lúc gieo neo mới biết đá vàng. T́nh cảm biểu lộ trong một buổi tiễn đưa chắc ǵ đă là thật. Mà cho rằng thật đi nữa, th́ chắc ǵ đă bền vững với thời gian. Người treo giường và người đập đàn để tỏ ḷng ngưỡng vọng tri âm chẳng qua cũng chỉ là hành vi làm đẹp cho đời, một chút cường điệu, như một chén rượu ngon gợi hứng trong một buổi thù tạc mà thôi."

   Thiên Nhỡn hỏi:"Anh Ba luận thế nào về mối giao t́nh ở Vườn Đào thời Tam Quốc?"

   Thái Cực lại cười gằn:"Gặp thời tao loạn, những người có chí vá biển lấp trời gặp nhau, kết hợp lại để dựng một sự nghiệp chung, đâu phải là thứ t́nh bằng hữu thuần khiết mà chúng ḿnh đang luận giải. Trong câu chuyện Đào Viên Kết Nghĩa này, anh nghĩ nó đẹp, được thế nhân ca ngợi, v́ nó thiếu đoạn kết. Giả tỷ như Lưu Quan Trương làm nên nghiệp lớn, th́ quân thần phân định, nghĩa anh em phải nhường cho đạo thần tử, và không chừng đấng quân vương lại trở mặt giết người biết ḿnh quá rơ, để trừ hậu hoạn cũng nên. Việc này chẳng đă từng xảy ra nhan nhản trong chính sử đó sao!!!"

   Thiện Tâm ngắt lời:"Anh Ba sao quá hồ nghi, bi quan. Không lẽ trên đời này không thể có một t́nh bằng hữu đích thực được sao?" 

   Thái Cực lại cười gằn:"Nếu có th́ trần gian đâu có điên đảo, điêu linh. Thay ḷng đổi dạ vốn là cái cốt lơi thâm sâu của thế nhân. Ở chốn hồng trần, người làm điều nhân nghĩa chẳng qua chỉ là hướng cái tà niệm trọng lợi của họ vào một cứu cánh khác với những người khác. Hành vi để đức lại cho đời sau đâu phải là không nhắm tới cái lợi! Cái tham của con người thiên biến vạn hóa, thiên h́nh vạn trạng. Đốt đuốc đi t́m khắp bàn dân thiên hạ cũng chẳng kiếm đâu ra cái vô tư, cái bất vụ lợi, cái vị tha, hỷ xả. Nhắm mắt lại, quơ tay hướng nào cũng rờ thấy ngay cái tham, cái thay ḷng đổi dạ, cái bạc bẽo của thế nhân. Trầm luân khổ hải, Phật tâm có bao la bao nhiêu đi chăng nữa cũng không sao cứu độ được chúng sinh; Thánh Nhân ra đời chẳng qua cũng như những tấm gỗ phiêu diểu trên mặt đại dương, người có phúc duyên chạm tay được vào gỗ phỏng có bao nhiêu!!! Lại c̣n những người có thiện căn, ngộ đạo, th́ lại thường hay yếm thế, gánh phong trần mà bước ra khỏi ṿng cương tỏa, quên đời để cứu lấy ḿnh. T́nh huynh đệ đâu c̣n chỗ dung thân nữa!!!

   Đại Mộng trầm ngâm:"Nếu cứ lấy cái tuyệt đối mà luận giải th́ chẳng thấy đời có ǵ đáng cho phải lụy. Nhưng trong mối tương quan giữa người với người, khổ đau và hạnh phúc thường có một biên giới sai biệt rất mong manh. Thế gian cũng đă tạo nên biết bao giây phút đáng ghi nhớ, biết bao t́nh huống đáng được ghi vào t́nh sử, biết bao lời nói đáng được lưu truyền; mà những thứ này đâu phải là tác phẩm của Thánh Nhân!!! Trong tận cùng của cái ác vẫn có cái thiện. T́nh bằng hữu đích thực là tinh quang của thiện căn tiềm ẩn trong nhân tính. Em không dám nói Anh Ba bi quan hay quá khắt khe. Nhưng em tin vào bản năng hướng thiện và tính hợp quần của con người, và từ đó không thể không phát sinh ra một thứ t́nh mà chúng nhân vẫn gọi là t́nh bằng hữu."

   Lăo Đại Bách Khoa nói:"Nếu gạt bỏ được tà niệm, nếu cứ để cho thiên tính hướng dẫn hành động, nếu trấn áp được cái ti tiện do tác động hỗ tương trong quá tŕnh tranh đấu giữa người với người để tồn tại, th́ không ai nói t́nh bằng hữu, cũng như những thứ t́nh cảm khác, là không hiện hữu trên thế gian..."

   Thái Cực lại gằn giọng:"Em th́ em chỉ thấy những cái thuần khiết nhất, tinh túy nhất, cao trọng nhất và đẹp nhất đều phát sinh từ cái mộc mạc đơn sơ, tinh khôi nhất, tạo thành Thiên Lương của con người đơn sơ, mà nền văn minh vật chất, được mệnh danh là sự tiến hóa của nhân loại, đă mài ṃn dần theo thời gian. Thiên Lương cứ mỏng dần khi con người ngày càng sống gần với những ước lệ thế nhân, xa với những quy luật thiên nhiên chi phối vạn vật. Một khi hai chữ sinh tồn đă được định nghĩa lại cho phù hợp với những cuồng vọng thế gian th́ đâu c̣n đủ chỗ để chứa những giá trị tinh thần đă cạn hết hấp lực đối với…quần thể sinh vật thượng đẳng, linh ư vạn vật nữa!!! Cho nên nói đến chữ t́nh là phù phiếm; nói đến chữ Nghĩa là tối tăm. T́nh nghĩa đă như phù vân th́ bằng hữu chi giao chẳng qua cũng chỉ là một thứ ngoa ngữ mà thôi."

   Thiện Tâm hỏi:"Thế Chú Ba có tin là bầy công đang biểu lộ một thứ t́nh mà chúng ta có thể bảo đó là t́nh…bằng hữu được không?"

   Thái Cực gật đầu:"Em nghĩ là được…"

   Lại hỏi:"Chú Ba có nghĩ là cái t́nh anh em chúng ta đối với nhau đáng gọi là t́nh bằng hữu đích thực không?"

   Thái Cực lại gật đầu.

   Đại Mộng ngửa mặt lên trời, dơi mắt nh́n đám mây xa đang từ từ trôi về Phương Nam, khẽ ngâm một đoạn cuồng ca:

                                                 "Cuộc đời như mây bay, như gió thổi, như băo nổi, như chiêm bao!!!

                                                 Năm mươi năm hưởng thụ biết dường nào,

                                                 Sực tỉnh lại, nồi kê chưa chín!!!"

                                                                                                  (Cổ Văn)

   Một cơn gió thoảng vào thạch động, lay nhẹ nếp đạo bào của Thoát Trần Đạo Trưởng. Thế Ngoại Minh Minh Động đứng cô đơn trong cái tịch mịch của hoàng hôn.

 

 

9 Câu Chuyện Dưới Hàng Dương Liễu   

 

   Cơn mưa rào ban sáng làm cho trời thu thêm cao, mây thu thêm óng ả, và cỏ cây hoa lá cũng tươi thằm hơn. Răng liễu trong Hoa Viên như nhuần thắm cái tươi mát vô cùng của trời đất đă mởn lên một mầu biêng biếc, điểm xuyết cho dung nhan mỹ lệ của một ngày chớm thu nơi Thế Ngoại Chi Nhân Gian.

   Những cư dân của chốn này, từ các h́nh nhân tới đàn công, đàn bạch hạc, bầy khướu, những con chim khách cùng một dàn nhạc sĩ lông vũ tư hon, thảy đều bừng lên một niềm vui mới, cảm thụ trọn vẹn cái chuyển dịch huyền diệu của đất trời.

   Cũng như mọi lần, Đại Mộng lại rời Thạch Động, đi như mơ trong vùng thảo mộc vừa tỉnh giấc, đắm ḿnh trong cái không gian ngào ngạt mùi hương mà say với ư thu…

   Trong năm anh em chỉ có Đại Mộng là có hảo cảm nhất với mùa thu. Đối với h́nh nhân này, cái ǵ thuộc về mùa thu cũng đẹp. Trời Thu đẹp, trăng Thu đẹp, sương Thu đẹp. Mưa Thu cũng đẹp hơn mưa vào những mùa khác, đẹp hơn cả mưa xuân. Cả cái kém tươi của hoa mùa Thu, cái trơ trụi của cây mùa Thu, thảm lá úa vàng ngập lối đi khi mùa Thu tới, cũng có một vẻ đẹp riêng, một nỗi niềm sâu kín riêng, như ẩn dấu trong đó một linh hồn rất mềm yếu và đa cảm, phiêu diểu như sương khói mùa Thu, mà có lúc Đại Mộng tưởng như đấy chính là hồn ḿnh, đă tách khỏi ḿnh để được dong chơi thỏa thích.

   Bốn h́nh nhân kia đều biết như vậy, nên khi mùa Thu tới, Lăo Đại thường không có người để đấu cờ, Lăo Nhị Thiện Tâm, Lăo Tam Thái Cực và Lăo Tứ Thiên Nhỡn cũng hiếm có cơ hội được nghe những lời bàn luận "bất cập nhân t́nh" của Lăo Ngũ Đại Mộng.

   Nhưng hôm nay th́ khác. Dù có mê Thu đến bao nhiêu đi nữa, Đại Mộng cũng không thể nào để lỡ cơ hội nghe Thày nói về cuộc đ̣i ḿnh. Thoát Trần Đạo Trưởng có hứa hôm nay sẽ cùng các h́nh nhân buồn vui với những thăng trầm trong cuộc đời dâu bể của một người nay đă bước chân ra khỏi ṿng hệ lụy phù sinh.

   Năm anh em vẫn mong có ngày được Thày kể cho nghe về cuộc đ̣i Thày, để qua đó, hiểu thêm về một dân tộc, một quê hương mà họ tự coi là thuộc về họ. Mặc dầu sống tách biệt trong cơi trường lạc nơi Thế Ngoại Chi Nhân Gian, mặc dầu chỉ được tạo dựng nên từ những nhúm cỏ bồng nơi Bồ Đoàn, nhưng năm anh em h́nh nhân đều mang họ Vũ. Gần gũi với Thày, đọc kim cổ kỳ thư gần xa đều dính dáng tới Việt Tộc, cho nên dù là rơm rác, họ cũng đă tiên thiên dành sẵn một hảo cảm, một mỹ cảm, một nỗi gắn bó keo sơn với quê hương của bậc Tôn Sư mà họ kính trọng như cha.

   Cho nên dù có mê Thu đến mấy, xế trưa Đại Mộng cũng vội vă quay về Thạch Động. Trên đường về , vẳng từ xa có tiếng sơn nhân ngâm mấy câu Thu cảm của Trích Tiên Nước Nam:

                                                 "…Sông Thu đưa lá bao ngành biệt ly

                                                 Nhạn về én lại bay đi

                                                 Đêm th́ vượn hót ngày th́ ve ngâm

                                                 Cánh sen tàn tạ trong đầm

                                                 Ngẩn ngơ giọt lệ âm thầm khóc hoa…"

                                                                                                          Tản Đà

   Tiếng ngâm mỗi lúc một xa, như có ư chia xè nỗi cảm hoài của h́nh nhân, như một lời đưa tiễn…

   Rón rén bước vào Trúc Viên, rón rén ngồi nép sau lưng Bách Khoa, chưa kịp nói lời tạ lỗi th́ Đại Mộng đă nhận đươc ngay cái nh́n hiền từ đầy bao dung của Thày, đă nh́n thấy vẻ an nhiên tự tại của Thoát Trần Đạo Trưởng trong chiếc đạo bào mầu khói hương, đĩnh đạc an tọa trên chiếc ghế đá phía bên kia Thạch Bàn. Đạo Nhân nâng bát chè tươi bốc khói lên môi, nhấp vài ngụm, rồi hiền từ nói với các h́nh nhân:

   "Hôm nay Thày không kể cho các con nghe những câu chuyện phi thường trong Liệt Nữ Truyện, Anh Hùng Truyện có ghi chép trong Chính Sử và Dă Sử, trong kim cổ kỳ thư của tiền nhân, mà chỉ kể cho các con nghe những câu chuyện rất b́nh thường, rất dung dị của con dân Việt Tộc. Nhưng chính cái b́nh thường dung dị đó mới là ḍng nhiệt lưu, nuôi dưỡng…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………...  

 

 

 

10 Nối điêu do Vũ Băng Đ́nh chấp bút.

                                                      Hay hèn lẽ cũng nối điêu

                                                                                                                  Kiều

 

 

Thế Ngoại Tân Biên

 

 

 

 

Mở

 

   Sau 30-4-1975, tuyệt đại đa số Quân Cán Chính, luôn cả Đảng Phái đối lập hay gà nhà đều chung một danh xưng: Cải Tạo Viên, đồng nghĩa với tù nhân. Khi cần gọi ai đó, kẻ thù thường chỉ tay, trỏng lỏn:"Anh kia! Chị kia!" Kế đó là hoạnh họe, xỉ vả hoặc sai bảo. Cũng có khi phe ta tỉnh . Bị chất vấn bèn trả lời:"Báo cáo Cán Bộ tôi không phải tên Kia."

 

Truyện

 

   Nhưng hôm ấy, một ngày  như mọi ngày, tại Khu Sản Xuất Thanh Lâm, Thanh Hóa. Nơi suưt trở thành ác mộng cho những kẻ thất trận Miền Nam. Họ sẽ được mang vợ con ra đây chung sống!!! Xin cảm ơn sự can thiệp của lương tâm và ḷng nhân đạo của Thế Giới Không Cộng Sản, kế hoạch hiểm ác đó bất thành. Trừ những người đă nằm xuống, hầu hết trại viên - Họ không được mang tước hiệu cải tạo viên - đều đă có mặt tại hải ngoại qua chương tŕnh HO. Tuy nhiên, hăn hữu có người v́ lư do nào đó đă quyết định ở lại trong đó có Viên Trại (coi như họ Viên tên Trại) thuộc Đội Rau Xanh.

   Từ băi tập kết, đội chuẩn bị xuất trại. Cán Bộ Giáo Dục gọi to:

   - Viên Trại ra khỏi hàng, lên Văn Pḥng làm việc.

 

   Chỉ vào gói quà nhỏ trên bàn:

   - Anh thuộc thành phần tích cực, học tập cũng như lao động đều tốt. Trại biết gia đ́nh khó khăn nên không được thăm nuôi, chỉ lâu lâu mới có chút bồi dưỡng. Hôm nay chúng tôi ưu ái cho anh nghỉ lao động nhận quà.

   - Xin cảm ơn Cán Bộ.

   - Người gửi là Trần Thị Lài, quan hệ thế nào với anh?

   - Tôi không hề quen biết người nào tên Lài.

   Tù trả lời không đắn đo.

   - Thế c̣n địa chỉ số… đường… Anh có quen ai ở đây không?

   - Dạ đây là hàng xóm, chúng tôi quen gọi là Bà Hai.

   - Lẽ ra quà bị phát hoàn v́ anh không xác nhận được ngay tên người gửi. Thôi được, tôi vẫn chiếu cố cho lănh. Anh mở gói cho tôi kiểm soát. Miễn đừng có thứ ǵ vi phạm nội quy trại.

   Gói quà thật nghèo nàn, vài bịch bột đậu, dăm con cá khô, ít tóp mỡ, thêm hộp sữa đặc, mươi tán đường và một hũ mắm ruốc hiệu Bà Giáo Thảo. Kèm theo là một bức thư. Quản Giáo dùng cây thước kẻ lật qua lật lại các thứ. Sau đó lấy thư ra đọc.

   - Xong rồi, anh được nhận tất cả. Gói lại cho gọn gàng.

   - Xin cảm ơn Cán Bộ.

   - À này, tôi muốn đề xuất một việc có lợi cho anh. Tôi nhận thấy anh có tính quần chúng cao, được cảm t́nh của tập thể. Tôi giao công tác cho anh nhé! Hàng ngày phát hiện điều ǵ tiêu cực th́ cho tôi biết.

   - ???

   - Anh cứ ghi vắn tắt mọi vụ việc rồi nộp cho tôi. Tôi sẽ chỉ cách liên hệ. Nhớ tiến hành kín đáo.

   - !!!

   - Anh cứ về suy nghĩ. Thường ai cũng phản ứng như anh. Cuối cùng đâu cũng vào đấy. Ai chẳng mong sớm được khoan hồng… Về với vợ con.

 

   Bức thư không đề ngày.

   Cậu Trại,

   Cổ nhờ tôi gửi gói quà này cho cậu. Tội nghiệp cổ đau nên không viết thư và đi gửi được. Chỗ lối xóm tôi giúp cổ. Cổ cho biết là cậu ưa mắm ruốc lắm nên tôi kiếm cho kỳ được thứ ngon. Cậu ráng học tập để mau được về.

   Nay thư

 

   Trước 1975, cả đến nước mắm, tù nhân này cũng không đụng đến…Chắc là ám hiệu. Trút mắm khỏi hũ, quả nhiên dưới đáy có một gói nylon nhỏ, một bức thư khác.

   Viên Trại bỗng thét lên một tiếng, miệng xùi bọt mép, ngă ra bất tỉnh. Tù trực buồng, vốn khá thân, chạy tới. Nh́n lá thư biết là tin xấu bèn dấu biến rồi đi báo cho Thường Trực Thi Đua. Bệnh nhân được nằm Trạm Xá Trại ít ngày rồi chuyển lên tuyến trên tức Bệnh Viện Thanh Hóa. Vài tháng sau xuất viện, biến thành ông già hom hem, râu tóc bạc phơ, miệng nói lảm nhảm. Nhận khẩu phần khi th́ ăn, khi th́ đem cho. Suốt ngày lang thang trên sân trại bất kể nắng mưa. Cuối cùng, được biên chế vào Đội Già Yếu Vệ Sinh, song chẳng phải làm ǵ.

 

   Mật thư cũng không đề ngày.

   Cậu Trại,

   Tôi cầu Trời cho thư này tới tay cậu. Trước khi vượt biên cổ có dặn ḍ và nhờ tôi mọi chuyện. Vợ chồng chủ tầu là bạn cậu, họ đón mẹ con cổ do lời cậu nhắn qua một bạn tù ở chỗ cậu mới được tha. Khỏi đóng tiền, nếu thoát ra nước ngoài trả sau. Cậu tính cũng phải, mẹ con cổ hết đường kiếm sống, c̣n bị o ép, tán tỉnh. Nào ngờ "con cá lớn" bị "canh me" quá đông. Công An phát hiện, hành khách nhốn nháo. Thuyền lật rồi ch́m ngay tai Bến Chương Dương Sàig̣n, không ai sống sót. Chúng tôi đă lo chôn cất mẹ con cổ rồi. Thật quá tội nghiệp, trời ơi là trời.

   Nay thư

 

   Đầu năm 1985, Viên Trại được tha. Theo bạn lên tầu hỏa xuôi Nam. Nhà cửa không c̣n, thân nhân chẳng có. Chàng sống lại thời gian mới di cư 1954. Có điều lúc đó chàng là một học sinh có tương lai trước mặt. C̣n bây giờ, một ông già chỉ có dĩ văng sau lưng, ngơ ngơ, ngác ngác… Nhờ bạn bè thương t́nh đùm bọc, thể lực dần phục hồi. Chăm chỉ làm thuê làm mướn đủ nghề thày thợ. Rồi cũng dành dụm được chút ít xây mả cho vợ con. Nhân có người bạn chủ xe vận tải, trúng mối chở hàng ra Bắc. Chàng t́nh nguyện làm chân phụ xế kiêm khuân vác, miễn sao được nh́n lại quê xưa, ngôi làng nhỏ ven sông Hồng thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Bạn thông cảm, xong việc, lại hào phóng chi tiền kiếm giấy tờ cho người cũ thăm quê. Chủ xe ngao du Hànội chờ bạn già xuôi Nam.

 

   Tên làng không đổi song cảnh vật đều thay. Chàng không sao t́m được nét nào quen thuộc. Hỏi về cha mẹ, có người nhớ mang máng:"Cái gia đ́nh đó bị nhân dân trừng trị ngay từ hồi khởi nghĩa 1945. Chồng bị bắn, vợ lang thang chết bờ chết bụi, con cái tán lạc chẳng c̣n mống nào. Dinh cơ điền sản bị tịch biên trả cho dân nghèo." Chán nản, chàng t́m ra cánh đồng vốn xưa là tư điền của nhà ḿnh may ra c̣n thấy mồ mả tổ tiên. Tất cả đều xiêu lạc không chút dấu vết. Chân bước như mộng du tới một vùng lau lách, choáng váng ngă xuống. Chàng lờ mờ cảm thấy một thứ ánh sáng mơ hồ huyền hoặc. Đồng thời, có một sức mạnh thần kỳ nâng người đứng thẳng, văn hồi luôn trí tuệ của một viên chức cao cấp Việt Nam Cộng Ḥa. Một giọng nữ dịu dàng:

   - Cuối cùng con đă đến như định mệnh an bài.

   Chàng sững sờ thấy ḿnh đứng trước một ṭa lâu đài tráng lệ kiểu cung đ́nh. Tiền môn tự động mở ra cho khách tiến vào đại sảnh.

   - Kể từ giờ phút này con là chủ nhân của Dạ Trạch Cung.

   - Vậy ngài là Tiên Mẫu Tiên Dung? Xin cho con được ra mắt.

   - Không cần, đó chỉ là ảnh ảo ba chiều. Con đă có cơ duyên lách qua ngơ thứ tư của Không Gian Bốn Chiều. Nơi đây Triệu Quang Phục từng chống quân Bắc, Nguyễn Thiện Thuật từng chống quân Tây. Dạ Trạch của Lĩnh Nam Chích Quái hay Băi Xậy của cận đại đang chờ tay diệt nội thù, giặc Đỏ.

   - Xin Tiên Mẫu xót thương con tài hèn, sức mọn, vong gia, thất thổ, chiến bại, tù đầy…

   - Ta cùng Chử Lang một sớm lánh giận Phụ Hoàng song nỗi niềm yêu nước thương ṇi vẫn c̣n canh cánh. Đây là cửa ngơ tiên tục đất trời, không thiếu thứ chi, chỉ cần có một tấm ḷng…

 

   Dạo khắp cung điện một ṿng. Người cựu tù nhân Cộng Sản bước vào Viện Tàng Thư. Nơi đặt Gậy Thần Sách Ước cùng thiên kinh vạn quyển kim cổ, Đông Tây… Ngó gương, thấy một lăo trượng uy nghi quắc thước, phảng phất nét quen thuộc. Điều kỳ lạ, trên ḿnh lại khoác đạo bào thời Văn Lang. Đi tiếp, tới một mật thất được soi sáng bằng những viên ngọc quư. Chính giữa trải sẵn một tấm bồ đoàn. Do sự thôi thúc kỳ bí, Đạo Nhân, phải chàng đă mặc nhiên là một Đạo Nhân, ngồi xuống nhắm mắt suy . Con người nặng đầu óc khoa học, không bao giờ mê tín dị đoan. Bỗng cảm thấy hồn ĺa khỏi xác, lướt trên từng trang sách trong Viện Tàng Thư. Nhất mục vạn hàng, thoáng chốc thâu tóm mọi tinh hoa kiến thức…

 

   Cuối cùng tới bước khai ngộ. Đạo Nhân ngắt ít cọng cói dưới tấm bồ đoàn, kết thành năm h́nh nhân. Tên đặt theo thứ tự ngũ hành, năm nguyên tố của vũ trụ. Cho hấp thụ khí hạo nhiên lại nhận sinh lực từ hơi thở của người tác tạo. Năm h́nh nhân trở nên sinh động, vươn vai , rời nôi cỏ bước xuống làm… người! Theo thứ tự trước sau Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Dĩ nhiên, Kim là anh cả và Thổ là em út. Năm anh em vui sống quấn quít bên Thày. Cơi ấy dẫu không có nhu cầu tầm thường như thế gian, song họ vẫn phăi lao động. Hiện trường là Viện Tàng Thư, mùa thu hoạch là mớ kiến thức do chính Thày khảo sát. Càng ngày đám h́nh nhân càng trở nên uyên bác. Họ thường ngồi quanh thạch bàn nơi hoa viên mở cuộc tranh luận. Mỗi người theo tên gọi đều có một sở trường, nhưng cũng không thiếu sở đoản. Nhiều khi ồn ào kinh động tới Đạo Nhân. Có lúc Kim phải văn hồi trật tự:

   - Các em nên nhớ, chúng ḿnh được Thày tạo nên từ rơm rác. Kiến thức trong sách vở như Thày dạy chỉ là tao phách của cổ nhân. Thày muốn chúng ta phải biết ḿnh mang bệnh khiếm tri, cần  t́m thêm những điều không có trong sách vở. Sau hết đừng phụ kỳ vọng của Thày…

 

 

 

Kết

 

   Khoảng giờ Sửu ngày Ba Mươi Tháng Năm năm Quư Mùi. Đạo Nhân tập trung đám đệ tử nơi đại sảnh. Năm anh em tề tựu tại vị trí dành riêng. Thày ra hiệu an tọa. Phất nhẹ một cái, từ trong tay áo bay ra năm chiếc ly, sóng sánh một thứ dung dịch đặc biệt, ngay trước mỗi người. Thày châm răi:

   - Nay các con đă 18 tuổi, tuổi trưởng thành. Bấy lâu thày tṛ quấn quít. Sách vở đă cho các con kiến thức căn bản. Thày cũng truyền hết các kinh nghiệm về thất bại và đau khổ của một cá nhân và một dân tộc. Tuy nhiên, tiên thiên các con vốn chỉ là cây cỏ. Dẫu trí tuệ linh mẫn song thiếu tim óc để làm người. Đây là lúc các con phải làm người để cứu người, những người cùng bọc với Thày. Các con là cuộc sống nối dài của Thày. Các con nghĩ sao?

   Năm anh em nh́n nhau, cách cảm, hội ư. Kim lên tiếng:

   - Xin Thày cứ dạy, chỉ sợ chúng con c̣n non trẻ không đáp đền trong muôn một ơn Thày…

   - Vậy hăy nâng ly.

   Trong nháy mắt cả năm cùng cạn.

   - Tốt, các con đă thụ tim óc của Thày!

   Đám h́nh nhân ồ lên kinh ngạc, xứng sốt:

   - Không c̣n… Thày sẽ ra sao?

   - Thày sẽ sống trong các con.

   - !!!

   - Là đệ tử, là con cái cả thể xác lẫn tinh thần của Thày, các con sẽ tự biết các con phải làm ǵ. Thời đă điểm, các con c̣n điều thắc mắc?

   Kim nghẹn ngào:

   - Không có Thày dẫn dắt, đường về trần gian xa lạ, sinh hoạt cơi thế không quen. Quả thật chúng con vô cùng bối rối.

   - Mười tám năm khổ độc, ngày ngày theo dơi việc đời. Đây là lúc biến cái hiểu thành cái hành. Dĩ nhiên khi làm người các con sẽ phải đối diện với những khó khăn thử thách của con người, nhất là con người phục vụ. Các con sẽ có phương tiện.

   Đạo Nhân rút trong tay áo một cuộn giấy, trải ra, hiện lên chữ TÂM viết theo Hán tự:

   - Theo lối tượng h́nh tượng ư, tâm là tim, là tấm ḷng có nét ṿng như con thuyền và ba chấm tượng trưng cho tam tài thiên, địa, nhân. Ḷng như thuyền chở nặng trời, đất và người th́ đi đâu mà chẳng tới. Thuyền chở các con qua Biển Đời. Lối vào Việt Nam có nhiều sông lớn. Riêng miền Bắc có Thanh Giang, Hắc Giang, Hồng Hà thẩy đều lắm ghềnh nhiều thác. Riêng sông Thương với hai gịng trong đục rất gần gũi con người. Các con nên dùng ngả ấy và cố dong buồm bên phía nước trong. Thày muốn nói thêm, mang tên ngũ hành, các con có tương sinh, tương khắc nhưng lúc nào cũng bổ túc cho nhau để tồn tại và tạo thành sức mạnh tổng hợp.

   Dứt lời, Đạo Nhân thoắt tan thành sương khói, trên chiếc cẩm đôn quen thuộc c̣n vương chút tro bụi. Tại vùng Vịnh Hoa Vàng bờ tây Mỹ Quốc, đồng hồ chỉ 02:43 sáng 29-6-2003!

 

   Lâu đài biến mất, năm anh em đang ở trong một khoang thuyền lạ. Thuyền tự động di chuyển, lách qua ngơ thứ tư của Không Gian Bốn Chiều tiến vào Biển Đời chập chùng sóng gió. Thủy áp dụng ngay hiểu biết về hàng hải, hàng giang đưa thuyền tới thượng nguồn sông Thương. Thuyền xuôi trên gịng  trong. Ngó qua gịng đục, người người lặn hụp sắp ch́m. Phao thẩy xuống, họ chộp lấy và được vớt lên thuyền, kể có hàng vạn hàng triệu…

   Điều khó giải thích là con thuyền không đáy do năm thanh niên tuấn tú lèo lái. Chở bao nhiêu cũng không đầy. Phải chăng ḷng THƯƠNG và ḷng THAM gặp nhau ở sức chứa?

  

   Thuyền tiếp tục trôi xuôi về hướng Thăng Long trong tiếng đồng ca Việt Nam! Việt Nam!

 

 

 

   Ghi chú: Thế Ngoại Tân Biên, phần mở và truyện lấy Thê Ngoại Minh Minh làm Lam Bản. Thế Ngoại Minh Minh là tác phẩm dở dang của Hoàng Minh (9-9-1937 / 2:43 29-6-2003). Được sự đồng ư của Bà quả phụ Hoàng Minh Lê Hồng Tuấn, nhất là do tâm t́nh thương nhớ bạn thân, tôi xin "nối điêu" Chương 10 tiếp theo 9 chương c̣n thiếu đoạn kết của người quá cố.

 

                                                                                                                                            Băng Đ́nh

 

 

Ư Dư.

 

Một CVA cho một CVA.

 

Tuấn ơi,

 

Năm cuối cùng tao học với mày là lớp Đệ Nhị Sinh Ngữ Chu Văn An di cư niên khóa 1954-55 tại Sàig̣n.  Tao ghi tên để đấy rồi nhập ngũ. Mày và chúng bạn thi đâu đậu đó lên vù vù.

 

Hồi ở quê Thái B́nh, tao đâu dám đánh đôi đánh đọ với mày.

-         Tại sao?

-         Ông ngoại mày là cụ lớn Vi.

-         Ông ngoại mày đâu có kém. Ông tao Tổng Đốc đầu tỉnh, ông mày Tiên Chỉ đầu làng.

 

Khi tao vơ đói rách tự lực kiếm cơm, kiếm chữ ở Hànội. Mày đă thẩy cho tao một cái xe đạp. Với tao là cả một gia tài. Siêu phẩm Cuốn Theo Chiều Gió hay Đoàn Nghệ Sĩ Gió Nam Bắc Du… Chính mày đem vé tới nhà trọ bắt đi coi. Cũng thế miếng ngon Kẻ Chợ, chỗ nào có mày là cũng có tao đớp ké.

 

Nam, có lúc cùng làm việc tại Đà Nẵng, mày Đại Diện Lao Động Vùng I, tao Chính Ủy (Đại Đội Trưởng ĐĐ 102 CTCT tăng phái Biệt Khu Quảng Đà). Tao gặp nạn Trâu Đánh (Bị chụp mũ Cần Lao ác ôn), mày can thiệp tới Tư Lệnh Vùng và đem tao dấu vào một kho gạo chờ khi TQLC dẹp yên lộn xộn Miền Trung.

 

Tại Sàig̣n, mày bắt cái ghế Tổng Giám Đốc Công Tác kiêm Đổng Lư Văn Pḥng Phát Triển Sắc Tộc. Tao cũng nghiễm nhiên  làm trưởng một cơ quan kỹ thuật. Lúc nào mày cũng rủng rỉnh (Nhờ nội ngoại viện trợ. Bà cụ thân sinh và hai cụ nhạc đua nhau bù đắp cho vợ chồng mày). Tao luôn luôn giật gấu vá vai. Mày thường bất thần ghé sở bắt tao đi ăn đi uống. Biết tao xót vợ con ở nhà  đạm bạc. Đến đâu tao cũng thấy có phần gói sẵn kiểu to go. Mày cười hề hề:” Của chị mày và lũ nhóc đấy”. Có khi hai thằng đớp hắc cảo chất khay đến ngập mặt mới thôi.

 

Chúng nó mần kinh tế mùa thu, mùa đông khiến quân công chết giấc. Đầu tháng mày thường thẩy vào nhà tao trong trại gia binh CTTL một bao gạo chỉ xanh gọi là ấm ḷng chiến sĩ.

Tao xúi mày đừng tham nhũng để đứng trên chúng nó. Mày cấm tao làm bồi cho ngoại nhân trên chính đất nước ḿnh. Chúng ḿnh rất vâng lời nhau cho tới ngày xập tiệm… Mày nhớ không, thằng nhóc duy nhất của tao đội tên mày, Vũ Nguyên Hồng Tuấn. Mỗi khi mày ghé chơi, tao thường gọi nó ra xỉ vả.

 

Qua Mỹ, mày vẫn trên cơ tao về mặt tiền bạc. Nhớ nhau, mày gủi vé cho tao gặp mày chỉ để bù khú, có khi chỉ nh́n nhau. Ăn uống là tṛ chơi của chúng ḿnh, và không bao giờ mày cho tao chi địa. Sư mày, chuyện đó không hề thẹn.

 

Tháng 6-2003. Mày đ̣i tao lên San Jose. “Mau lên thằng Cam Củ Khọt, ông nhớ mày lắm”. Mày đ̣i nội trong tháng 6. Tao lần lữa hẹn tháng 7. Ngày 29-6-2003, mày bỏ ông.

 

Vợ chồng, t́nh nhân, tri kỷ khóc nhau cùng lắm một văn tế hoặc một bài thơ. Tao khóc mày bằng cả một truyện thơ   ba chục bài lục bát, thêm một thất ngôn (CVA nào muốn đọc xin liên lạc với VBĐ).

 

Ô hô! Bạn ta. Chúng ḿnh có thể réo vang kim cổ rằng t́nh bạn có thật nếu ḿnh thật là MỘT NGƯỜI BẠN.

 

Vĩnh biệt Tuấn Heo của Trường Luật, Tây Đói, Củ Bựa của Trường Tù và của

 

                                                                                                                                  Vũ Băng Đ́nh