Kính thưa quư vị và quư thân hữu:
Nhân ngày Quốc Hận 30-4 xin quư vị, quư thân hữu đọc truyện ngắn Đêm Lạnh Trùng Dương- chỉ có bốn nhân vật thôi nhưng đă nói lên được tất cả những đau thương, nghiệt ngă, trớ trêu và bi thảm của cuộc chiến tranh Việt Nam:
1) Người đẹp Hoàng Nhung - cựu sinh viên Đại Học Văn Khoa, thông dịch viên cho cơ quan USAID, điển h́nh cho sự đau thương của một người Việt Nam rất b́nh thường.
2) Trung Úy Lê Hoàng Hoa, sau trở thành trung đ̣an trưởng của một trung đ̣an tan hàng từ Miền Trung, tiêu biểu cho sự chiến đấu của QL/VNCH.
3) Jimmy, một vị giám đốc trẻ tuổi, đẹp trai của cơ quan USAID Vũng Tàu, tiêu biểu cho người Mỹ.
4) Và sau hết chiếc mặt nạ “Giải Phóng Dân Tộc” của cộng sản đă rớt xuống - qua nhân vật Tư Sang -Thượng Tá Công An Việt Cộng – ngay khi Cộng quân chiếm được Miền Nam.
Đào Văn B́nh


Đêm Lạnh Trùng Dương

Truyện ngắn Đào Văn B́nh

Trời phú cho Hoàng Nhung một vẻ đẹp quyến rũ nhưng lại có nét thoáng buồn. Chính v́ sự phối hợp kỳ lạ này mà Ḥang Nhung bề ng̣ai mang dáng vẻ một con người lạnh lùng khó khuất phục giống như hoa hồng đẹp ai cũng muốn hái nhưng lại sợ gai đâm. Do đó hầu hết những người quen biết nàng, yêu nàng đều ngần ngại bộc lộ t́nh cảm của họ.

Năm 1968 nàng là cô nữ sinh viên năm thứ ba Đại Học Văn Khoa Sài G̣n. Như thế là chỉ c̣n một năm nữa nàng sẽ lấy nốt một số chứng chỉ c̣n lại, sau khi tốt nghiệp xong, nàng có thể nạp đơn xin làm giáo sư Anh Văn. Năm đó nàng mới hai mươi ba tuổi. Ai cũng nghĩ cả chuỗi ngày c̣n lại của nàng sẽ thật êm đềm, phẳng lặng bởi v́ cuộc đời của một cô giáo th́ làm ǵ có nhiều sóng gió. Thế nhưng cũng năm đó, do luật lệ mới, ông cụ thân sinh phải về hưu. Ông cụ là nguồn cung cấp chính cho gia đ́nh. C̣n bà cụ th́ suốt đời lo việc nội trợ, phục vụ chồng con cho nên gia đ́nh lâm vào cảnh túng thiếu. Không nỡ nh́n cảnh đó, Ḥang Nhung quyết định xin làm thông dịch viên cho cơ quan USAID với số lương ngang với số lương của ông trung tá lúc bấy giờ, nhưng cũng hy vọng dù có phải kéo dài thêm năm nữa th́ cũng lấy xong bằng cử nhân thôi. Thế nhưng không ngờ sáu tháng sau nàng có lệnh thuyên chuyển ra ng̣ai Vũng Tàu.

Kể từ năm 1965 là năm quân Mỹ ào ạt đổ vào Miền Nam, Vũng Tàu trở nên một hải cảng tiếp vận quan trọng. Cơ quan USAID đóng tại một khách sạn lớn mà vị giám đốc tên là Jimmy mới có hai mươi bảy tuổi, đẹp trai, độc thân. Chàng là con của vị Đại Sứ Hoa Kỳ tại Venezuela, Nam Mỹ. Hoàng Nhung được phối trí thông dịch cho Jimmy. Nàng có một pḥng làm việc bên cạnh văn pḥng của Jimmy. Jimmy rất hănh diện có một cô thông dịch viên trẻ đẹp như thế. Từ đó Ḥang Nhung thường đi sát với Jimmy trong các buổi họp của tướng tá Việt-Mỹ cũng như các giới chức hành chánh cao cấp của Vũng Tàu. Jimmy có tác phong rất lịch sự đối với nhân viên. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, Jimmy thường lái chiếc Bronco màu trắng đưa Ḥang Nhung tới một nhà hàng sang trọng ở Băi Dứa để ăn cơm chiều. Rồi hai người uống cà-phê, nh́n ra ng̣ai băi biển xa xa. Trong khi thưởng thức hương vị cà-phê, Jimmy thuờng chăm chú lắng nghe Ḥang Nhung kể về đời ḿnh, quê hương ḿnh, đất nước và con người Việt Nam. Mỗi lần như vậy, Jimmy thường nh́n Ḥang Nhung với vẻ vừa tŕu mến vừa xót xa cho một con người, cho một đất nước tươi đẹp, đôn hậu nhưng đang phải chịu sự tàn phá của chiến tranh. Cũng chính qua những lần ăn cơm chung nói chuyện như thế mà t́nh cảm nảy nở giữa hai người. Vào những ngày cuối tuần, Jimmy thường đích thân lái ca-nô để cùng Ḥang Nhung lướt trên sóng nước, rồi hai người tắp vào một ghềnh đá vắng. Lúc đó họ như đôi bạn trẻ hồn nhiên. Có lần Jimmy hỏi Ḥang Nhung:

- Thế ước mơ của Ḥang Nhung là ǵ?

Hoàng Nhung đáp:

-Ước mơ của Nhung là đất nước hết chiến tranh, Nhung sẽ là cô giáo dạy Anh Văn và sẽ lấy một người chồng tương đối có học thức, không cần địa vị cao và cùng biết xây đắp hạnh phúc chung.

Jimmy dí dỏm hỏi:

-Thế anh chàng diễm phúc đó có cần đẹp trai không?

Ḥang Nhung đáp:

-Dĩ nhiên phải có khuôn mặt dễ ưa rồi.

Jimmy hỏi tiếp:

-Thế anh chàng đó có cần nói tiếng Anh giỏi không?

Hoàng Nhung cười khúc khích đáp:

-Không cần nói tiếng Anh giỏi, nhưng nếu biết tiếng Anh th́ Hoàng Nhung sẽ cho thêm điểm.

Trả lời xong, Ḥang Nhung hỏi lại:

-Thế c̣n ước mơ của Jimmy?

-Ồ, Jimmy muốn có một người vợ Á Đông v́ Jimmy thích văn hóa Á Đông. Đó có thể là cô gái Tàu, Thái Lan hoặc Việt Nam. Nhưng có lẽ Jimmy thích các cô gái Việt Nam hơn.

Rồi như thể được khơi đúng mạch, Jimmy nồng nàn nói:

-Jimmy sau này sẽ kế tục cha theo ngành ngọai giao. Làm đám cưới xong Jimmy sẽ đem cô đó về Washington D.C. giới thiệu với bạn bè, bà con. Jimmy sẽ đưa nàng đi đây đi đó, chân trời góc biển. Jimmy thích câu truyện Phạm Lăi-Tây Thi của Trung Hoa lắm.

Nghe vậy Hoàng Nhung lại khúc khích cười, nói:

-Jimmy là học tṛ giỏi lắm nhé. Mới nghe người ta kể chuyện Phạm Lăi-Tây Thi có một lần mà đă nhập tâm rồi đấy. Nè, nghe nói người Mỹ thực tế lắm, sao Jimmy lăng mạn qúa vậy?

Sau một vài giây suy nghĩ, Jimmy đáp:

-Người Mỹ nào cũng cần thực tế để sống c̣n và vươn lên, nhưng không phải họ không có đầu óc lăng mạn. Muốn lăng mạn th́ phải thực tế trước. Bây giờ Jimmy đă có căn bản rồi th́ cũng phải cho phép Jimmy lăng mạn chứ?

Ba năm sau, trong một dịp nghỉ Hè, ba mẹ của Jimmy xin được phép từ Venezuela bay qua thăm con. Jimmy mở tiệc lớn để mừng ông bà và đồng thời cũng để giới thiệu Hoàng Nhung. Qua thư của con, ông bà đă được biết về nàng nhưng khi gặp mặt ông bà lại càng thương mến hơn. Trong hai tuần lễ nghỉ Hè, ông bà rất thích Việt Nam nhất là món phở và chả gị. Ông bà lại được Hoàng Nhung dẫn đi Thủ Đức, Lái Thiêu ăn trái cây cho nên ông bà cứ than thở là không đủ phước đức để làm đại sứ tại Việt Nam. Nhân dịp này ông bà cũng ngỏ ư xin cưới Ḥang Nhung cho Jimmy, nhưng Hoàng Nhung lễ phép đáp là xin về Sài G̣n để hỏi ư kiến song thân xong sẽ phúc đáp ông bà rơ. Mặc dầu nói vậy nhưng thâm tâm nàng dằng co dữ dội. Nàng hiểu mối chân t́nh của Jimmy nhưng nếu lấy Jimmy th́ sớm muộn ǵ cũng phải rời xa quê hương - điều mà nàng không muốn. Ng̣ai ra c̣n cha mẹ th́ sao? Do đó mà nàng cứ dùng dằng, không dứt khóat từ chối, cũng như không nhận lời cầu hôn của Jimmy.

Vào năm 1973 khi Hội Nghị Paris mở ra, và cũng do chính sách “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”, cơ quan USAID Vũng Tàu bị giải tán và Jimmy có lệnh trở về Mỹ. Đó là tin sét đánh cho cả hai người. Nhưng đó là định mệnh cho nên biết làm thế nào bây giờ? Trước khi về Mỹ, Jimmy đă chuẩn bị cho Hoàng Nhung thật chu đáo. Jimmy mua cho Hoàng Nhung một căn nhà. Rồi do ảnh hưởng cũng như quyền hạn của ḿnh, Jimmy để lại cho Ḥang Nhung một vài chiếc xe hơi, bán đi, cộng với số tiền trợ cấp thất nghiệp, Hoàng Nhung đă gom được một số tiền lớn. Ngày cuối cùng trước khi rời Việt Nam, Jimmy đưa Ḥang Nhung đi ăn, lái ca-nô một ṿng bờ biển Vũng Tàu để giă từ những ghềnh đá mà hai người đă có lần ghé thăm và có chỗ Jimmy đă khắc tên chàng và Ḥang Nhung lên đó. Rồi chiều hôm đó hai người đi bộ dọc theo Băi Dứa. Jimmy đă ôm sát lấy vai Hoàng Nhung rồi xúc động nói:

-Như thế là ngày mai anh đă vĩnh viễn xa em. Không biết rồi đây cuộc đời của em ra sao? Anh không nghĩ là Miền Nam có thể chịu đựng được thêm vài năm nữa. Em chưa thể rời xa quê hương trong lúc này nhưng vào một lúc nào đó…nếu quê hương này là quê hương bất hạnh th́ em hăy nhớ rằng lúc nào anh cũng dang rộng cánh tay để chờ đón em.

Ḥang Nhung không nói ǵ mà chỉ khóc vùi. Rồi hai người cứ ngồi yên, sát vào nhau như thế cho đến khi biển Vũng Tàu chợt ngả về chiều, chợt tím thẫm rồi chợt tối. Rồi trùng dương kia bắt đầu trở lạnh. Sao khuya và những ánh đèn của những con tàu bỏ neo ng̣ai xa lấp lánh như những giọt lệ long lanh của đôi t́nh nhân trong buổi chia ly đẫm lệ.

* *

*

Sau khi Jimmy lên đường về Mỹ, với số tiền gom góp được nàng đă mở một nhà hàng khá sang trọng và đặt tên cho nó là Quán Hoàng Hoa. Với công việc như thế chắc chắn đời sống của nàng phải hết sức bận rộn. Rập ŕu tài tử giai nhân đến tiếp xúc với nàng, mai mối cũng có nhưng nàng vẫn chưa chọn được ai và vẫn sống độc thân cho tới Tháng 3, 1975.

Đây là thời điềm Ban Mê Thuột thất thủ, Cao Nguyên di tản và sau đó là cuộc rút bỏ Cam Ranh, Đà Nẵng …và Vũng Tàu trở thành địa điểm tiếp thu cả một đạo quân tháo chạy về từ Miền Trung. Trong những ngày đầu lính, sĩ quan đủ các sắc phục đổ về c̣n ít, Quán Ḥang Hoa tràn ngập người và đồ ăn làm không kịp để bán cho khách mà hầu hết là quân nhân. Nhưng sau đó từng tàu tiếp nối từng tàu đổ tới, Vũng Tàu không c̣n sức chứa rồi biến thành một thành phố hỗn lọan, nhà hàng phải đóng cửa và thành phố cũng phải giới nghiêm vào lúc sáu giờ chiều để duy tŕ an ninh trật tự. Trong số thực khách, có một người mà khi nhận ra, Hoàng Nhung không nén được xúc động và bao kỷ niệm cũ hiện về…

Năm 1966 là năm Hoàng Nhung mới đậu Tú Tài xong và chập chững bước vào ngưỡng cửa đại học. Giống như các nữ sinh viên năm thứ nhất khác, Ḥang Nhung vẫn c̣n rụt rè, e lệ. Trong lớp văn chương Anh, hầu hết nam sinh viên đều là dân sự. Nhưng có một chàng, mới đầu Hoàng Nhung nghĩ cũng là dân chính, nhưng có lần chàng ta mặc nguyên bộ đồ nhà binh cho nên mới vỡ lẽ ra chàng ta là một trung úy tên Lê Hoàng Hoa. V́ bận rộn công vụ cho nên thỉnh thỏang Ḥang Hoa vắng mặt và mỗi lần đi học lại đều tíu tít hỏi thăm Hoàng Nhung về bài vở. Thấy chàng là một quân nhân hiếu học Hoàng Nhung vui vẻ giúp đỡ và từ đó hai người quen nhau. Năm đó Hoa hai mươi bốn tuổi, điển trai, ăn nói lịch sự. Mới đầu sự tiếp xúc thường xuyên cũng làm Hoàng Nhung e ngại, sợ các bạn cùng lớp xầm x́. Nhưng rồi thời gian sáu tháng qua đi, mọi việc cũng trở nên b́nh thường trước mắt mọi người. Hoa cho biết trong tương lai người Mỹ sẽ can thiệp sâu vào Việt Nam cho nên Bộ Tổng Tham Mưu đă tuyển một số sĩ quan theo học Trường Sinh Ngữ Quân Đội để sau này thành các sĩ quan liên lạc đồng minh. Lợi dụng cơ hội được về Sài G̣n, chàng xin phép đơn vị trưởng mỗi tuần vài giờ để lấy nốt văn bằng Cử Nhân Văn Khoa mà khi nhập ngũ chàng đă có một số chứng chỉ. Biết Ḥang Nhung thích kẹo chocolate, mỗi lần hỏi thăm bài vở, Hoa thường “hối lộ” nàng một hộp kẹp Ḥa Lan thật ngon. Những lần giáo sư vắng mặt, hai người rủ nhau vào thư viện làm bài hoặc cũng có khi Hoa mời Hoàng Nhung đi ăn kem ở Lê Lợi. Có một lần sau khi tan học, trời mưa rất lớn, chiếc xe Honda của Hoàng Nhung bị chết máy. Trong khi Hoàng Nhung lúng túng không biết làm sao th́ Hoa đề nghị giúp nàng bằng cách Hoa và chú tài xế khiêng chiếc xe Honda cột ở phía sau xe Jeep rồi Hoa đích thân lái đưa nàng về nhà. Chiều mưa hôm đó thật hú vía. Lần đầu tiên ngồi chung xe với một thanh niên, Hoàng Nhung cảm thấy thế nào ấy…vừa e thẹn vừa lo sợ nhưng cũng có một cái ǵ nôn nao, kích thích ở bên trong. Sau cái vụ đi xe chung này th́ hai người trở nên thân mật hơn nhưng Hoa cũng không bao giờ thổ lộ t́nh cảm của chàng cho Hoàng Nhung biết. Cho đến một ngày Hoa liên tục vắng mặt rồi chàng trai đó chẳng bao giờ quay trở lại sân trường Đại Học Văn Khoa nữa. Việc bỏ đi của Hoa làm Ḥang Nhung vương vấn một thời gian dài. Khung trời Đại Học Văn Khoa từ đó đối với nàng trở nên quá trống trải và Hoàng Nhung nghĩ rằng ḿnh không bao giờ có dịp gặp lại Hoa nữa. Nào ngờ ngày hôm nay nàng gặp lại Hoa. Nhưng người mà Hoàng Nhung gặp lại không c̣n là một trung úy nữa mà là trung tá trung đ̣an trưởng của một trung đ̣an đă tan hàng ở Miền Trung. Theo lời Hoa th́ hiện nay chàng chưa biết phải tŕnh diện đơn vị nào.Vả lại các căn cứ quân sự Vũng Tàu đều không c̣n sức chứa cho nên chàng xin Hoàng Nhung t́m cho chàng một nơi tạm trú vài ngày để xem t́nh h́nh như thế nào và lệnh lạc như thế nào. Chiều hôm đó, đóng cửa nhà hàng xong, Hoàng Nhung lái xe đưa chàng về nhà. Sau khi tắm rửa, cạo râu, thay bộ đồ Pyjama, Hoa trông tỉnh táo trở lại nhưng nét mặt phong sương vẫn c̣ đầy nỗi ưu tư, lo lắng. Hoàng Nhung pha cho Hoa một ly cà-phê sữa rồi lấy ở trong ví ra một bao thuốc lá Pall Mall. Nh́n bao thuốc, Hoa hết sức ngạc nhiên rồi mặt tươi lên như một đứa trẻ. Chàng cảm động nói:

-Trời ơi! Hoàng Nhung c̣n nhớ “gu” thuốc lá Pall Mal của anh sao?

Hoàng Nhung hơi chút e thẹn cười đáp:

-Nhung quên làm sao được. Những lần đi ăn kem chung, anh đều mở bao thuốc Pall Mall hút rồi ngắm nh́n ḿnh, kem chảy hết lúc nào không hay. Cứ mỗi lần anh cho Nhung kẹo chocolate, Nhung đều nghĩ đến chuyện mua thuốc Pall Mall để biếu lại anh, nhưng Hoàng Nhung sợ làm như thế th́ bạo dạn quá nên lại thôi.

Hoa trong ḷng vui sướng khi được biết năm xưa Ḥang Nhung đă có cảm t́nh đặc biệt với ḿnh nhưng cũng vừa nuối tiếc v́ những ngày đó không c̣n nữa. Chàng lên tiếng hỏi Hoàng Nhung nhưng cũng như để tra vấn cả chính ḿnh:

-Tại sao lúc đó chúng ḿnh cái ǵ cũng sợ cả Hoàng Nhung nhỉ?

Sau phút tư lự Hoàng Nhung nói:

-Phải, tuổi trẻ lúc t́nh c̣n trong trắng người ta lo sợ đủ thứ cả. Khi người ta bạo dạn và không c̣n chút lo sợ th́ t́nh không c̣n đẹp nữa đâu anh. Anh thử nghĩ xem một người con gái ở tuổi hai mươi và trong nề nếp của xă hội Đông Phương như thế làm sao dám thổ lộ trước tâm t́nh của ḿnh cho người con trai biết?

Khẽ buông tiếng thở dài, Hoa lấy muỗng quậy ly cà-phê sữa rồi châm điếu thuốc. Khi cà-phê đă thấm giọng và điếu thuốc mà chàng thèm đến chết sau gần bốn ngày căng thẳng vật lộn với bao hiểm nguy trong cuộc di tản bằng tàu Hải Quân, đă làm đầu óc chàng tỉnh táo trở lại. Chàng chậm răi kể cho Hoàng Nhung cuộc đời ḿnh từ khi chàng rời sân trường Đại Học Văn Khoa. Chàng nói:

-Năm đó anh vẫn c̣n độc thân. Mới đầu anh nghĩ dù là một quân nhân nhưng vẫn cần kiến thức đại học để sau này khi hết chiến tranh mới có thể giúp ích cho đất nước. Nhưng Hoàng Nhung cũng thấy đó, chiến tranh mỗi lúc mỗi lan rộng, đời sống người dân thật điêu linh, bạn bè từng đứa gục ngă trên chiến trường. Anh thấy ḿnh không thể ngồi yên để lấy nốt văn bằng cử nhân. Rồi một ư nghĩ khác cũng chợt đến. Giả thử chúng ta thua cuộc chiến này th́ với kiến thức đại học kia, liệu có giúp ích ǵ cho bản thân hoặc cho đất nước không? Thế là anh quyết định xin với cấp trên, t́nh nguyện ra vùng hỏa tuyến. Khởi đầu với chức vụ đại đội trưởng, sau chín năm tác chiến, cũng do may mắn c̣n sống sót, anh đă leo lên tới chức vụ trung đ̣an trưởng của một trung đ̣an. Dĩ nhiên với cuộc sống hiểm nguy nay sống mai chết như thế anh cũng cần có một chỗ để an ủi tinh thần và anh đă làm đám cưới với một cô gái Miền Trung lúc c̣n mang cấp bậc thiếu tá. Hai đứa sống với nhau đă được ba năm và sinh được một đứa con gái.

Tới đây th́ Hoàng Nhung ngắt lời Hoa:

-Thế chị ấy với cháu bây giờ ở đâu?

Khẽ nhắm mắt lại để hồi ức, Hoa đau đớn nói:

-Hai mẹ con di tản chung với gia đ́nh binh sĩ, không rơ bây giờ phiêu bạt nơi nào và sống chết ra sao.

Sau phút giây yên lặng, Hoàng Nhung lên tiếng:

-Năm đó anh nghĩ ǵ về Hoàng Nhung mà tại sao anh không ngỏ ư ǵ cả?

Nh́n vào đôi mắt của Hoàng Nhung, đôi mắt vẫn đẹp như xưa, Hoa nói:

-Tuổi trẻ thường có những liều lĩnh nhưng tuổi trẻ lại có những ngây thơ và mâu thuẫn. Nếu như Hoàng Nhung xấu bớt đi một chút tí th́ anh đă có can đảm ngỏ ư rồi. Chính vẻ đẹp của Nhung làm anh đắn đo chùn bước. Anh cứ sợ nếu Hoàng Nhung trả lời một tiếng “Không” th́ giấc mơ của anh tan vỡ. Thà cứ nuôi một ảo ảnh như thế để được c̣n sống trong một giấc mơ đẹp. Hơn thế nữa thời buổi bấy giờ lương của một ông trung úy không nuôi nổi bản thân huống chi là vợ con. Từ lúc mới lớn anh đă chứng kiến bao cảnh vợ con nheo nhóc ng̣ai đời. Phải chăng nghèo mà lấy nhau là làm khổ nhau, Nhung có thấy như vậy không?

Nghe nói vậy Hoàng Nhung hiểu được tấm ḷng của Hoa, điều đó giải tỏa được bao nhiêu thắc mắc đă đeo đuổi nàng chín năm trời qua. Giờ đây tất cả đă vào dĩ văng nhưng nàng vẫn cứ hỏi như thể hờn trách:

-Nếu vậy những cuộc t́nh nghèo đều không có hạnh phúc? Anh không nghĩ rằng người ta có thể hy sinh lẫn cho nhau sao?

Khẽ nhấp ngụm cà-phê, Hoa cười nói:

-Theo anh thấy các cuộc t́nh nghèo chỉ đẹp trong thi ca, phim ảnh và tiểu thuyết. Anh không bao giờ muốn nh́n thấy Hoàng Nhung phải sống một cuộc đời bôn ba, vất vả. Đấy là tấm ḷng của anh đối với Hoàng Nhung.

Tới đây th́ Hoàng Nhung không giấu được nữa, nàng bộc lộ t́nh cảm sâu kín của ḿnh:

-Thế anh không biết rằng chỉ v́ anh không muốn người đó vất vả mà anh đă làm khổ người đó suốt đời sao?

Nói xong Hoàng Nhung bật khóc tấm tức. Thấy Ḥang Nhung khóc, Hoa cũng chỉ ngồi ngây ra như tượng đá mà không biết phải phản ứng thế nào. Giây lát sau, như thể đă trấn áp được cơn xúc động, Hoàng Nhung hỏi:

-Bây giờ anh tính sao?

Hoa ngao ngán đáp:

-Trước t́nh thế này anh không biết tính sao nữa. Anh nghĩ rằng Miền Nam trước sau ǵ rồi cũng mất. Nhưng là một quân nhân, dù t́nh thế nào anh cũng phải chiến đấu. Anh mong gặp lại vợ con rồi được tái phối trí để trở lại mặt trận.

Tới đây giọng Hoa hơi nghẹn lại nhưng sau đó đă trấn tĩnh lại được, chàng ái ngại hỏi Hoàng Nhung:

-C̣n em, em tính thế nào? Có định di chuyển về Sài G̣n cho an ṭan không? Nh́n em thân gái một ḿnh giữa thời buổi lọan ly như thế này anh thật không yên tâm tí nào.

Sau một vài giây suy nghĩ Hoàng Nhung đáp:

-Em nghĩ chạy đâu rồi cũng thế. Sống ở Sài G̣n nhiều năm em sợ bầu không khí ngột ngạt của các buổi giới nghiêm. Em đă mua sẵn một bao gạo, ḿ gói và một ít đồ hộp, cá khô để dự trữ sẵn trong nhà, ít ra cũng có thể chịu đựng được cả sáu tháng. Nếu t́nh h́nh tệ hơn nữa th́ cũng đành phó thác cho số mệnh.

Sau khi Hoàng Nhung nói hết câu này th́ Hoa cũng không hỏi ǵ thêm và sự yên lặng tràn đến. Rồi sự yên lặng bị phá tan bởi tiếng đại bác đặt ở sân bay bắn đi để yểm trợ cho mặt trận Bà Rịa – Long Khánh vọng về, làm rung rinh cả những tấm cửa kính. Lúc này hai người ngồi ḥan toàn bất động, chỉ có làn khói thuốc bay lững lờ trong căn pḥng. Ư nghĩ của Hoàng Hoa như thế nào th́ không biết, nhưng riêng Hoàng Nhung, dù với t́nh h́nh nguy ngập của đất nước, sự rối lọan của thành phố với bao hiểm nguy có thể bất thần đổ tới, và dù với tâm trạng rối bời…sự hiện diện của ly cà-phê, khói thuốc và bóng dáng của người đàn ông, đă làm cho căn pḥng ấm lại, điều mà bao năm qua nàng vẫn ước mơ, thèm khát.

* *

*

Ngày hôm sau, loa phóng thanh của lực lượng an ninh tăng cường từ Sài G̣n và Quân Trấn Vũng Tàu loan báo: Để bảo đảm an ninh cho thị xă, để tránh đặc công VC trà trộn, tất cả quân nhân di tản vào từ Miền Trung phải di chuyển ra Phú Quốc để chịu sự thanh lọc và tái phối trí. Theo đám tàn quân hỗn độn đó, Hoa xuống tàu ra Phú Quốc và kể từ đó Hoàng Nhung không gặp lại cũng như không nghe nói ǵ về Hoa nữa.

Sau khi đoàn quân di tản vào từ Ḿền Trung đă rút đi, Vũng Tàu tạm yên được vài ngày rồi mặt trận Long Khánh tan vỡ, thành phố lại tái diễn cảnh hỗn loạn như trước. Nhưng lúc này th́ t́nh thế ḥan toàn vô phương cứu chữa cho đến ngày 30-4 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và cộng sản Bắc Việt chiếm ṭan bộ Miền Nam.

Sở dĩ Hoàng Nhung quyết định không xuống tàu để chạy ra Biển Đông v́ cha mẹ già vẫn c̣n ở Sài G̣n, nhà cửa vẫn c̣n đó. Ng̣ai ra chính mắt nàng cũng đă từng chứng kiến cảnh di tản hăi hùng khi người ta giết nhau để giành sự sống: Lính ở trên bờ bắn vào đoàn tàu khi tàu vừa mới rời bến v́ họ nghĩ rằng bị bỏ rơi. Rồi những chiếc ghe nhỏ bị đẩy ra hoặc bắn ch́m v́ tàu lớn đă đầy nhung nhúc những người. Rồi cảnh chồng vừa leo được lên tàu th́ vợ rớt lại. Con chưa kịp trao tay mẹ th́ đă rơi ṭm xuống biển. Rồi cảnh cộng quân pháo kích dọc theo bờ biển Vũng Tàu để ngăn chặn ḍng người đang liều chết tiến ra Biển Đông khiến băi biển, bến tàu trở thành vùng tử địa.

Ngày đầu khi cộng quân tiến vào Vũng Tàu th́ Hoàng Nhung khóc vùi. Khóc để thương cho đất nước và xót xa khi nghĩ tới phận ḿnh. Trưa hôm đó thân thể, đầu óc nàng đau như rần, rồi tối hôm đó nàng phải uống vài viên thuốc an thần để được thiếp đi vào một giấc ngủ nặng nề. Măi tới chiều ngày hôm sau nàng mới chập chờn tỉnh dậy, vội vă lục hết các giấy tờ có liên quan đến cơ quan USAID đem ra đốt hết. Rồi sáng hôm sau nàng hối hả tạm mở cửa nhà hàng để tránh cái cảnh “Đội quân 30- 4” đeo băng đỏ, hướng dẫn công an, bộ đội tới tịch thu các nhà, các cửa hiệu đang c̣n đóng cửa với cái tội “Bỏ chạy theo Đế Quốc Mỹ”. Rồi giữa trạng thái hoang mang, lo sợ, chán chường tột độ, Hoàng Nhung chợt thấy rằng đây không phải là lúc ngồi than khóc nữa mà phải chuẩn bị đối đầu với cuộc sống mới, với chế độ mới, với những con người mới đầy xa lạ và cũng thật đáng sợ. Để xem t́nh h́nh diễn ra như thế nào và cũng để sống cầm chừng, nàng cho một số nhân công nghỉ việc, chỉ c̣n giữ lại những người cần thiết và chính nàng bây giờ cũng phải vừa làm chủ vừa làm công việc bồi bàn, tính tiền. Rồi cả cái h́nh hài của nàng cũng chẳng c̣n giống như xưa nữa. Nàng nhờ chị bếp ra ng̣ai chợ Vũng Tàu mua cho nàng một bộ đồ bà ba nâu mặc vào cho xấu bớt đi, để ḥa ḿnh với khung cảnh mới đầy dép râu, mũ tai bèo, nón cối, áo bà ba đen, xe đạp và radio transistor hát inh ỏi trên đường phố.

Mặc dầu có loa kêu gọi của Ủy Ban Quân Quản yêu cầu người dân sớm trở lại cuộc sống b́nh thường nhưng phố xá phần lớn vẫn đóng cửa im ỉm. Người dân của thị xă chỉ ra ng̣ai trong trường hợp thật cần thiết rồi mau chóng trở lại tụ họp ở nhà, trong hồi hộp, lo âu. Trong những ngày đầu Quán Hoàng Hoa thật vắng người v́ giữa buổi giao thời như thế này ai c̣n bụng dạ nào để ăn nhậu, đăi đằng. Nhưng rồi nhà hàng của nàng mỗi lúc mỗi đông khách mà phần lớn là công an và bộ đội. Hoàng Nhung ngạc nhiên là tại sao họ lại có nhiều tiền như vậy và ṭan là tiền mới. Có thể đó là tiền phát trước lúc c̣n ở bưng biền. Song cũng có thể đó là tiền lấy được từ những xác chết nằm vương văi trên Tỉnh Lộ 7, trên các phi trường, bến băi là nơi người ta quăng bừa các va-li, túi xách để chạy thóat thân. Đặc điểm của các cán binh cộng sản là gầy ốm, xanh xao, má hóp, răng hơi hô, ăn uống dữ tợn như người bị bỏ đói lâu ngày. Họ không mang phù hiệu đơn vị, bảng tên cũng như cấp bậc cho nên không biết họ là ai. Trong số thực khách có một người mà Hoàng Nhung phải chú ư v́ ông ta ở lại rất lâu sau bữa cơm chiều. Ông ta khỏang ngoài bốn mươi tuổi, có đôi môi mỏng lúc nào cũng bĩu ra như thể đang căm ghét hay bất măn chuyện ǵ. Tóc húi cao, mắt đanh ác, răng hơi vẩu làm cho ông ta mang dáng vẻ của một người đầy thủ đoạn và đáng sợ. Sở dĩ Hoàng Nhung đóan ông ta là tay tổ của nghành công an v́ ông ta đội nón cối nhưng lại mặc áo sơ-mi trắng, tay có đeo đồng hồ. Ông ta đi xe Molotova lúc nào cũng có hai vệ sĩ đi kèm.

Bây giờ mới khỏang sáu giờ chiều, Hoàng Nhung đang loay hoay ở quầy để kiểm điểm lại tiền nong th́ ông ta bước tới, lên tiếng:

-Chào cô.

Ḥang Nhung ngửng đầu lên. Khi nhận ra ông ta, nàng vội vă đáp:

-Không dám, chào ông.

-Ấy chết, tại sao lại gọi tôi bằng ông? Tiếng “Ông” nghe có vẻ Thực Dân Phong Kiến lắm. Bây giờ “giải phóng “rồi, mọi người đều b́nh đẳng, cứ gọi tôi là Anh Tư…Anh Tư Sang là được rồi.

Hoàng Nhung hơi ngạc nhiên về lư luận của ông ta. Nàng lên tiếng như để giải thích:

-Chữ “Ông” đâu có ǵ Thực Dân Phong Kiến. Nó chỉ là tiếng nói thông thường và lịch sự để xưng hô với một người đàn ông thôi.

Nghe nói vậy ông ta nghiêm nét mặt nói:

-Đấy! Người dân sống trong “Vùng Bị Tạm Chiếm” lâu ngày tư tưởng lệch lạc lúc nào không hay. Đă nói bây giờ người dân được làm chủ tập thể rồi …làm ǵ c̣n “ông” với “con”nữa!

Ḥang Nhung mở tṛn đôi mắt trước vẻ nghiêm nghị một cách tức cười của ông ta. Nhưng tự nhiên nàng linh cảm thấy nếu c̣n giải thích lằng nhằng thêm nữa chỉ làm phật ư “cách mạng” và rắc rối to, cho nên nàng cố im lặng, tiếp tục thu xếp lại tiền bạc. Trong lúc Hoàng Nhung lo đếm tiền, ông ta vói tay lấy tập hóa đơn tính tiền, lật tới lật lui rồi đưa mắt ngắm nghía Hoàng Nhung từ đầu đến chân, rồi gật gù hỏi:

-Thế cô quản lư nhà hàng này bao lâu rồi?

Ḥang Nhung có vẻ bỡ ngỡ trước danh từ “quản lư” của ông ta nhưng cũng ngửng đầu lên đáp:

-Tôi mở nhà hàng này đă hai năm rồi.

Tư Sang lại hỏi tiếp:

-Thế cô có biết ǵ về chính sách cải tạo công thương nghiệp của Cách Mạng đối với “Vùng Mới Giải Phóng” không?

Hoàng Nhung thành thực đáp:

-Không.

Mặt vênh vênh nh́n hếch lên trời, mỗi bĩu ra, ông ta nói như một nhà thuyết giáo:

-Cửa hàng này là điển h́nh của lối làm ăn cá thể, manh múm. Muốn xây dựng Xă Hội Chủ Nghĩa th́ phải theo phương thức “làm ăn lớn xă hội chủ nghĩa”. Rồi đây tất cả sẽ phải vào hợp tác xă hết.

Nghe tới ba chữ “hợp tác xă” th́ Hoàng Nhung giật thót ḿnh. Nhưng v́ muốn t́m hiểu thêm cho nên nàng hỏi:

-Hợp tác xă là ǵ ? Có phải là hùn vốn để làm ăn không?

-Hợp tác xă có nghĩa là người dân làm chủ tập thể, nhà nước quản lư. Tất cả tài sản này là của nhân dân, phải trả về cho nhân dân.

Nghe nói vậy Hoàng Nhung lo lắng hỏi tiếp:

-Thế tôi c̣n được làm chủ nhà hàng này nữa không?

Bằng một cử chỉ rất thân mật, ông ta vỗ vai Hoàng Nhung nói như thể trấn an:

-Đừng có lo. Đảng và Nhà Nước ta lúc nào cũng sáng suốt cả. Nếu cô có lư lịch tốt. Nếu như công nhân cũ của cửa hàng này đồng ư b́nh bầu th́ cô có thể ở lại phục vụ như một công nhân. Bây giờ công nhân là giai cấp cao quư, c̣n chủ nhân là giai cấp bóc lột, xấu xa lắm!

Đối với Hoàng Nhung lời nói của ông ta như tiếng sét nổ ngang tai. Mồ hôi trong người nàng rịn ra. Nàng run run nói:

-Như thế có nghĩa là tôi phải hiến cái nhà này cho “Cách Mạng” rồi nạp đơn xin được làm công nhân, có phải vậy không?

Lại nhếch mép cười, Tư Sang nói:

-Ấy chết! Nhà Nước đâu có lấy của ai…mà chỉ là…vào hợp tác xă thôi. Rồi đây Phường, Khóm sẽ có lệnh thi hành chỉ thị của Đảng và Nhà Nước.

Cùng với câu nói đó, ông ta một lần nữa lại thân mật vỗ vai Hoàng Nhung rồi quay trở lại chiếc bàn ăn, xách chiếc cặp, cùng hai người cận vệ bước ra ng̣ai xe.

* *

*

Ngày hôm sau, Hoàng Nhung nhận được giấy báo của Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thắng Nhứt cho hay tuần tới phải lên Phường để “học tập” về chính sách hợp tác hóa. Cầm tờ giấy báo trên tay, Hoàng Nhung choáng váng cả mặt mày. Nàng nghĩ tới lời nói của Tư Sang hôm qua, rồi đưa mắt ngắm nh́n Quán Ḥang Hoa, nơi mà nàng đă tự tay xây dựng, điểm tô và gắn bó với nó hơn hai năm trời, rồi nàng gục xuống bàn, bật khóc. Chiều hôm đó nàng ra lệnh cho nhân viên tạm nghỉ ít ngày v́ tự nhiên đầu nàng nhức như búa bổ và nàng cũng chẳng c̣n tâm trí nào để điều khiển nhà hàng nữa. Vả lại từ ngày “Cách Mạng” về mọi thứ đều do nhà nước quản lư cho nên thịt, cá, rau cỏ trở nên khan hiếm. Nếu mua chợ đen th́ giá rất cao cho nên nhà hàng có mở cửa cũng chỉ thua lỗ. Lợi dụng mấy ngày đóng cửa, Hoàng Nhung lục lọi lại mấy băng nhạc cũ, mở thật nhỏ vừa đủ nghe để đầu óc bớt căng thẳng. Nhưng trong ḷng đang buồn rười rượi cho nên nhạc cũng chẳng giải khuây được cho nàng. C̣n đang chập chờn với mấy bản nhạc th́ có tiếng gơ cửa ở bên ng̣ai. Tắt vội chiếc cassette radio, Hoàng Nhung hối hả ra mở cửa. Trước sự ngạc nhiên của nàng, người đang đứng ch́nh ́nh ở đó không ai khác hơn Tư Sang.

Vẫn chiếc quần bộ đội màu cứt ngựa truyền thống, hôm nay Tư Sang trông bảnh bao hơn một chút nhờ chiếc áo sơ-mi màu cháo ḷng của Miền Bắc đă được thay bằng vải Tetoron trắng của Miền Nam. Nhưng cặp kính râm tṛn đen ng̣m làm cho y trông giống hệt ông thày bói mù ngồi ở cổng Lăng Ông Bà Chiểu. Có khác chăng là ông thày bói này lại đội nón cối, sao vàng. Nh́n thấy y, Hoàng Nhung vừa bực ḿnh vừa tức cười. Nàng sẵng giọng nói:

-Ông t́m ai?

Tư Sang nhe răng cười đáp:

-Đến t́m bà chủ Quán Hoàng Hoa, người đẹp nhất Vũng Tàu.

Nghe y nói thế Hoàng Nhung đỏ cả mặt, muốn xáng cho y một bạt tai nhưng nàng cố dằn:

-Ở đây không có người đẹp nhất Vũng Tàu mà chỉ có người khổ nhất Vũng Tàu!

Làm ngơ trước lời nói móc của Hoàng Nhung, y gỡ cặp kính râm xuống, vừa lau vừa nói:

-Hôm nay tôi đến đây không phải là khách ăn của Quán Hoàng Hoa mà là đại diện của chính quyền cách mạng.

Hoàng Nhung lạnh lùng nói:

-Cũng vậy thôi.

Tư Sang cười nói:

-Không phải vậy đâu.

Nói xong y quay lựng lại, lấy tay ngoắc. Từ phía bên kia đường, một gă vệ sĩ hối hả lấy chiếc cặp da để trong chiếc xe Molotova, chạy băng ngang đường và lễ phép trao chiếc cặp cho y. Khẽ kéo chiếc khóa vải, lấy tay chỉ vào xấp giấy bên trong, Tư Sang nói:

-Theo tin t́nh báo nhân dân th́ căn nhà này có liên hệ tới Đế Quốc Mỹ. Theo quy định của chính quyền cách mạng th́ tất cả sẽ bị tịch thu để trả lại cho nhân dân.

Nghe y nói thế Hoàng Nhung điếng cả người. Nhưng bản năng sinh tồn trổi dậy, nàng phản ứng:

-Căn nhà này là do mồ hôi nước mắt của tôi! Các ông thử vào bên trong xem có người Mỹ nào sống ở đây không? Các ông định tịch thu nhà của tôi phải không?

Nói xong nước mắt nàng rươm rướm. Lặng lẽ xách chiếc cặp lên, tra kính vào mắt, Tư Sang lạnh lùng nói:

-Cái đó th́ tùy cô. Tôi sẽ c̣n đến đây “làm việc” với cô nhiều lần nữa. Chào cô.

Khi Tư Sang đi được vài bước th́ bao nhiêu uất ức trong người Hoàng Nhung trào dâng. Liên tưởng tới cái cảnh bị đuổi khỏi căn nhà này Hoàng Nhung bỗng thấy tủi thân và nàng gục mặt vào cánh cửa khóc như một đứa trẻ.

* *

*

Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo đó Tư Sang lại đến. Nhưng lần này y tự nhiên bước vào nhà, ngồi chễm trệ ở pḥng khách. Cũng có lần y đem tới một vài kilô đường, kem đánh răng, vài bánh xà-pḥng nhưng Hoàng Nhung vẫn quăng ở một góc mà chẳng ngó ngàng tới. Viễn ảnh Quán Hoàng Hoa và căn đang ở bị tịch thu làm cho nàng trở nên gần như quẫn trí. Nàng bỏ ăn, bỏ ngủ, đầu tóc rối bù, mặt hốc hác như người bệnh nặng. Rất may trong một phút giây tỉnh táo, mặc dù không nặng đầu óc tôn giáo, nhưng để t́m chút an ủi, nàng ra chợ mua một bó hoa sen, một ít trái cây đem tới Chùa Linh Sơn. Sau khi lễ Phật xong, nàng cảm thấy có đôi chút b́nh an và quyết định lái xe ra Băi Dứa.

Chiều hôm nay Băi Dứa thật vắng người. Nắng đă khuất ở rặng núi phía sau nhưng mặt biển vẫn c̣n sáng. Một vài con tàu Liên-Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn bỏ neo ở phía xa xa. Hoàng Nhung bước lần theo băi cát để tiến tới một tảng đá bằng phẳng là nơi cách đây hơn hai năm, những lần ăn cơm chiều xong, Hoàng Nhung và Jimmy thường tới đây để tṛ chuyện và lấy tay chỉ ra ng̣ai xa. Ngọn gió chiều hất tung mái tóc nàng ra phía sau để lộ chiếc cổ trắng ngần và khuôn mặt thanh tú nay đă tiều tụy và hốc hác đi nhiều. Hoàng Nhung cứ ngồi yên như thế cho đến khi nắng chiều nhạt dần, rồi chuyển sang màu tím thẫm rồi màn đêm buông xuống tự bao giờ. Khi ngụp lặn trong hạnh phúc th́ đầu óc người ta lâng lâng quên đi thực tại. Nhưng khi ch́m đắm trong khổ đau th́ bao nhiêu kư ức cứ lồng lộng hiện về. Giờ đây khung trời trước mặt nàng tự nhiên biến thành một màn ảnh khổng lồ và h́nh ảnh của ba người đàn ông được tŕnh chiếu trên đó:

-Jimmy, một người dị chủng, đang bị những người đương thời gán cho cái tên “quân xâm lược Mỹ” lại không tỏ ra cái ǵ gọi là xâm lược cả. Jimmy luôn luôn giữ được tác phong của con người có tư cách và chưa bao giờ t́m cách chiếm đọat thân xác nàng. Dù biết rằng khi đă rời xa Việt Nam th́ tất cả chỉ là ảo ảnh, thế mà Jimmy vẫn c̣n đầy đủ tha thiết và t́nh người nói “ ... vào một lúc nào đó…nếu quê hương này là quê hương bất hạnh th́ em hăy nhớ rằng lúc nào anh cũng dang rộng cánh tay để chờ đón em.” Đối với Hoàng Nhung th́ vào giờ phút này đây Jimmy là con người chân t́nh, hào hiệp. Jimmy thật sự yêu nàng. Và khi yêu nàng, Jimmy yêu cả quê hương khốn khổ này nhưng Jimmy chẳng nhận được sự đền đáp nào cả. Jimmy là người thua thiệt.

-C̣n Lê Hoàng Hoa? Anh đă chấp nhận ra đi. Chấp nhận dứt bỏ người mà anh thương mến chỉ v́ anh không muốn người đó khổ. Yêu là đem lại hạnh phúc cho nhau hay yêu là làm khổ nhau? Nhưng theo Hoàng Nhung, anh đă biện minh cho sự mâu thuẫn của ḿnh qua câu nói “Theo anh thấy các cuộc t́nh nghèo chỉ đẹp trong thi ca, phim ảnh và tiểu thuyết.” Dầu sao đi nữa suốt đời Hoàng Nhung vẫn không sao quên được Hoa, một con người có lư tưởng. Dù trong ḥan cảnh tuyệt vọng và bi thương như thế, anh vẫn c̣n can đảm thốt lến “Anh mong gặp lại vợ con rồi được tái phối trí để trở lại mặt trận.” Và dù mạng sống của anh mai đây không biết sẽ như thế nào, anh vẫn c̣n để tâm lo lắng cho Hoàng Nhung “Nh́n em thân gái một ḿnh giữa thời buổi lọan ly như thế này anh thật không yên tâm tí nào.” Nghĩ đến đây Hoàng Nhung không nén được tiếng thở dài. Nàng ngước nh́n lên, nh́n chăm chú vào hai ngôi sao nhỏ bé nằm xa tít ở cuối nẻo chân trời. Hai ngôi sao dù ở khoảng xa vô tận như thế chúng nó vẫn cứ nhấp nháy vào tỏa ra một thứ ánh sáng thật diệu kỳ. Nàng có cảm tưởng đó là đôi mắt của Lê Hoàng Hoa đang rưng rưng lệ khi anh nghĩ tới đất nước, gia đ́nh và cả cuộc đời của Hoàng Nhung nữa. Rồi đôi mắt đó cứ lùi xa, lùi xa rồi nó vụt tắt trên bàu trời để rồi h́nh ảnh một người đàn ông thứ ba hiện lên, đó là…

- Tư Sang – một Thượng Tá Công An Việt Cộng. Một con người dễ sợ, miệng nói ra ṭan danh từ đao to búa lớn như: Đạo Đức Cách Mạng, Giải Phóng Phụ Nữ, Đỉnh Cao Trí Tuệ, Khoan Hồng Nhân Đạo, San Bằng Bất Công Xă Hội…nhưng lại đang t́m đủ mọi cách để chiếm đọat tài sản và thân xác nàng. Là người “giải phóng” thay v́ t́m cách nâng đỡ, chở che cho “người được giải phóng”, ông ta lại t́m cách tước đọat tài sản của người mà ông ta nói rằng ông ta đă phải hy sinh cả cuộc đời để đấu tranh cho họ. Mấy lúc sau này ông ta chẳng c̣n giấu diếm ǵ nữa mà buông lời sỗ sàng, gạ gẫm “ Lấy tôi th́ cô c̣n giữ được ngôi nhà này..” và lời đe dọa “ Nếu không th́…cái ǵ…cô cũng biết rồi đó..” Có lúc Hoàng Nhung phẫn uất tự hỏi: Ngôi nhà này là của nàng tại sao nàng phải lấy hắn để được ở lại? Phải chăng đây là đặc quyền của kẻ chiến thắng? Nhưng càng lư luận Hoàng Nhung càng thấy mệt mỏi ră rời. Trong đời, chưa bao giờ nàng thấy cô đơn và tuyệt vọng như bây giờ. Nh́n ra ng̣ai xă hội, không một nơi chốn nào có thể giúp nàng. Không một tờ báo nào có thể nói lên nỗi oan ức của nàng. Không một ṭa án, một luật sư nào có thể bảo vệ nàng. Không một cơ quan chính quyền nào để nàng có thể giăi bày khúc nôi. Giả sử nếu có một cơ quan như vậy th́ nàng cũng sẽ phải đối đầu với một thứ “Tư Sang” c̣n tệ hại hơn cả Tư Sang này. Nghĩ tới viễn ảnh phải làm vợ Tư Sang nàng bỗng rùng ḿnh và thân thể nổi cả gai ốc. Trên nền trời, h́nh ảnh của Tư Sang mới đầu c̣n nhỏ, sau cứ mỗi lúc mỗi lớn dần rồi nó trở thành một con quái vật khổng lồ đen ng̣m chụp lên đầu nàng khiến Hoàng Nhung kinh hăi thét lên:

-Không! Không! Tôi không lấy ông đâu!

Tiếng thét đă kéo Hoàng Nhung ra khỏi cơn ác mộng. Con quái vật vừa đổ chụp lên đầu Hoàng Nhung thật ra chỉ là một đám mây đen bay lơ lửng trên đầu làm che khuất mảnh trăng h́nh lưỡi liềm và làm cho bầu trời tự dựng tối xầm lại. Khẽ vuốt mặt cho tỉnh táo trở lại và một quyết định táo bạo không biết từ đâu chợt đến. Ngày mai đây nàng sẽ bỏ về Sài G̣n. Nàng sẽ gửi cha mẹ tất cả số tiền c̣n lại và chỉ c̣n giữ một số cần thiết để vượt biên. Nàng nhất quyết phải ra đi, nhất quyết giă từ cái địa ngục bao la này để tiến ra ng̣ai biển cả kia với bao hiểm nguy mà nàng đă chứng kiến. Nàng sẽ để lại Quán Ḥang Hoa và căn nhà này cho cộng sản, cho Tư Sang hay cho bất kỳ một cán binh nào đó…để t́m một chút t́nh người mà nàng không thể t́m thấy trong xă hội này.

Quyết định đựơc như thế, Hoàng Nhung cảm thấy nhẹ nhơm và bao tự tin lúc trước lại trở về. Giờ đây Băi Dứa của Vũng Tàu ḥan ṭan vắng vẻ, chỉ có tiếng sóng vỗ ŕ rào. Nhưng sự im vắng đột nhiên bị phá tan bởi một đám bộ đội Hải Quân Việt Cộng đi lang thang trên băi biển, vừa đi vừa nói chụyện lao xao. Thấy nàng ngồi một ḿnh, tưởng đó là “gái ăn sương” chúng lên tiếng trêu ghẹo:

-Này người em gái, muốn “liên hệ t́nh cảm”với các anh không th́ bảo?

Nói xong chúng cất tiếng cười hô hố. Lấy tay bịt hai lỗ tai lại, Hoàng Nhung vội vă đứng dậy, leo lên phía con dốc để tiến ra băi đậu xe.

Giờ đây sương bắt đầu xuống nặng. Từ ng̣ai khơi những cơn gió bỗng lồng lộng thổi về và trùng dương bắt đầu thấm lạnh làm Hoàng Nhung khẽ co người lại và hai tay ôm chặt lấy thân h́nh trước ngực. Và bóng dáng cô đơn, nhỏ bé của nàng khuất vào màn tối mênh mông khi nàng tiến dần ra phía con đường cái.

Đào Văn B́nh
(1998)