Chị Bài, Hoa Hậu Của Chúng Tôi

Giao Chỉ, San Jose

 

 

     Lời nói đầu: 30 tháng 4 là một ngày buồn. Nhưng đây là câu chuyện  viết về cuộc sống quanh ta rất tích cực và sống động bắt đầu từ những ngày đau thương đó

 

       Như vậy là đối với anh em chúng tôi, chị Bài đă trở thành Hoa Hậu. Đó là một phụ nữ vóc người nhỏ bé, luôn luôn có nụ cười hiền hậu, dáng điệu nhanh nhẹn, tóc ngắn demi-garcon.

      Bây giờ chị không c̣n là một thiếu nữ quê mùa 15 tuổi ở Thái B́nh ngày xưa. Không phải là thiếu phụ Hà Nội thanh lịch 25 tuổi. Cũng không phải là bà chủ xuất nhập cảng ở Saigon 55 tuổi lúc chuẩn bị vượt biên đường bộ qua Cam Bốt.

      Khi nhân loại bước vào năm hai ngàn lẻ bẩy th́ Hoa Hậu của chúng tôi đă 81 tuổi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn gọi là chị Bài v́ thực ra anh em chúng tôi cũng cao niên cả rồi.

      Suốt hai mươi sáu năm ở Hoa Kỳ, chị Bài tóc ngắn, hiền lành bôn ba lận đận nhưng luôn luôn chấp nhận cuộc sống.

      Xuất thân là cô gái quê nhỏ bé của thị xă Thái B́nh, lập gia đ́nh với anh Đỗ Hữu Bài và theo chồng ra Hà Nội. Khi anh Bài nhập ngũ theo học trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, anh chị đă có ba mặt con, hai trai và một gái.

      Khi chúng tôi vào trường đeo Alpha đen của sinh viên Sỹ Quan trừ bị ở lứa tuổi 18 th́ Đỗ Hữu Bài, Nguyễn Trí Huệ, Cao Văn Khanh v.v.. đă đóng vai đàn anh chững chạc với vợ con đầy đủ. Bây giờ cả ba anh lấy vợ sớm đều đi chơi xa rồi.

      Khóa Vơ Bị nửa vời của chúng tôi vào trường tháng 3 năm 1954, lúc c̣n đang học th́ Điện Biên Phủ thất thủ, đất nước chia đôi.

      Đa số tân sĩ quan gốc Bắc Kỳ của khóa Cương Quyết đă đứng ở núi đồi Đà Lạt vẫy tay chào Hà Nội để rồi về xum họp với gia đ́nh di cư tại Saigon. Đó là thời điểm của ngày 1 tháng 10 năm 1954. Để rồi hơn hai mươi năm sau hội 110 ra đời tại California. Danh hiệu của hội tưởng như ám số của đơn vị biệt kích nhưng thực sự chỉ là ghi dấu ngày tháng vào đời.

Bắt đầu từ thập niên 90 “Tổng hành dinh” của Hội Ái Hữu cựu sinh viên khóa Cương Quyết Đà Lạt vẫn “đồn trú” tại San Jose. Trong khi gần 20 anh em vẫn cư trú ở bên ngoài th́ có 1 anh đă tử thủ suốt 13 năm ở Nursing home trong khu Tully. Đó là cựu đại úy Đỗ Hữu Bài. Số là, sau khi đoàn tụ với gia đ́nh lúc ra trường năm 1954, vợ chồng anh Bài cũng trải qua nhiều đơn vị. Năm 1963, không biết liên hệ với phật giáo đấu tranh đến mức độ nào mà anh Bài đă có lệnh giải ngũ với cấp bậc đại úy.

      Cuộc đời đưa đẩy anh chị Bài qua giai đoạn mới để trở thành  nhà thầu làm ăn với quân đội Hoa Kỳ rất thành công. Cả hai vợ chồng đă có dịp đi thăm nước Mỹ để t́m thị trường, xuất cảng cả gỗ qua Nhật Bản và cho các con du học Tây Đức, Thụy Sĩ.

      Đến năm 1975 miền Nam thất thủ th́ anh chị Bài c̣n kẹt ở Việt Nam với người con út. Cả nhà bèn vượt biên đường bộ rồi tất cả đều bị bắt. Vợ và con được tha sau 1 năm và anh Bài bị tù trên 2 năm. Trở về Saigon, chị Bài và con trai út vượt biên lần thứ hai bằng đường biển tới Mă Lai và được vào Mỹ sau 1 năm đợi chờ. Riêng anh Bài c̣n ở lại để sau đó đoàn tụ với con trai qua Đức. Rồi lại đi thêm bước nữa mới gặp lại vợ con tại San Jose. Hiện nay anh chị vẫn c̣n người con trai đă định cư và lập gia đ́nh tại Đức Quốc. Một con trai khác du học tai Thụy Sĩ nhưng đă qua đời về bệnh tim.

      Tại San Jose anh chị có người con trai út đă lập gia đ́nh và cô con gái là bệnh nhân thường trú của dưỡng trí viện địa phương. Con cái của anh chị là những tác phẩm tuyệt vời. Cô con gái trước khi bị bệnh đă là một cán sự cộng đồng rất tận tâm. Anh con trai lớn định cư tai Đức là người rất xứng đáng tiêu biểu cho dân Việt tha hương nơi xứ lạ. C̣n cậu út ở San Jose là người con hiếu đễ số một của cộng đồng

      Xây dựng lại cuộc sống tại Mỹ từ năm 79 chị Bài đi làm Assembler suốt 21 năm và đă nghỉ hưu năm 1999. Mục đích chị cần tiếp tục đi làm là để giữ quyền lợi đầy đủ về bảo hiểm cho chồng tại nursing home.

      Anh Bài khởi sự đi làm phụ giáo cho các trường học nhưng đến năm 85 th́ bị bệnh tim, nên đă trải qua 2 năm chữa trị trước khi vào nursing home từ năm 1987.

      Phải nói là suốt hơn 20 năm đầu tại Hoa Kỳ, chị Đỗ Hữu Bài đă vất vả tột cùng. Từ trại tỵ nạn Mă Lai đến Mỹ vào năm 1979 với con trai út, lúc đó chị đă 53 tuổi, bắt đầu học lái xe và làm thợ lắp ráp điện tử. Trải qua cái chết của con trai bên Thụy Sĩ, con gái vào nhà thương tâm thần, và anh Bài sau 2 năm day care phải săn sóc mỗi ngày cho đến 13 năm nursing home với hàng chục ngàn lần chị vào thăm viếng.

      Anh em cùng khóa trong các chuyến đi thăm nursing home bất chợt, giữa cuộc sống vội vă bận rộn, vẫn thấy 1 bà Việt Nam nhỏ bé nhanh nhẹn, không có vẻ ǵ là hơn 70 tuổi, lái xe mỗi ngày vào thăm ông cựu sinh viên Sỹ Quan Đỗ Hữu Bài.

      Chị có nói đùa nhẹ nhàng rằng anh Bài ngày xưa cũng bay bướm lắm đấy, nhưng từ lúc vào nằm ở đây th́ chàng mới thực là người của ḿnh.

      Hơn 15 năm trước, mỗi lần vào thăm, chúng tôi thấy Đỗ Hữu Bài vẫn c̣n chống gậy đi lại được. Tiếng nói rổn rảng, ồn ào. Bất cứ giờ nào, anh em đều xoay sở để giúp cho xếp Bài trốn trại ra ngoài ăn nhậu. Chúng tôi vẫn đùa là anh có diễm phúc được người đẹp tóc vàng săn sóc tắm rửa mỗi ngày. Trong số các nhân sĩ quốc tế của “Học viện” nursing home luôn luôn có đại úy Bài là tay trẻ tuổi, linh động nhất. Thời gian trôi qua, anh bắt đầu phải đi bằng bộ vào tay vịn có bốn chân. Đến bữa ăn phải có đầm Phi Luật Tân dỗ dành đút cho từng muỗng. Ba năm gần đây, anh lên lớp cao cấp ngồi xe lăn, mỗi chiều lăn ra cổng đón chờ những người bạn thăm viếng hiếm hoi. Sau cùng th́ chỉ luôn luôn c̣n có người con trai út và cô vợ nhỏ bé cũ kỹ của anh từ thị xă Thái B́nh vẫn luôn luôn chung thủy từ t́nh cuối trở lại t́nh đầu.

      Trong cái viện dưỡng lăo nhỏ bé ở khu Tully đó, Mr. Đô là một thành viên kỳ cựu. Hàng trăm người đă đến cư ngụ từ vài tuần đến vài năm. Bạn đồng viện, mọi sắc dân lần lượt đều cũng trở thành đến sau và đi trước Mr. Đô.

      Rồi ông Bài Đỗ vào cuối năm 2000 đă trở thành nhân sĩ ngoại hạng với 13 năm tử thủ tại nursing home.

      Cho đến lúc 9 giờ tối ngày 29 tháng 12 năm 2000.

      Buổi chiều, lúc vợ con vào thăm như thường lệ th́ anh vẫn c̣n nằm đó. Thoi thóp, mỏi mệt nhưng vẫn c̣n cầm cự. Đến tối, trong lúc không c̣n ai bên cạnh, Đỗ Hữu Bài bèn nhẹ nhàng từ giă cuộc đời, ra đi một ḿnh.

      Trước đó hai ngày, sau Giáng Sinh 2000, vợ chồng chúng tôi có vào thăm anh. Nhà tôi có hỏi chuyện, anh trả lời bằng tay và mắt. Mặt hom hem thiếu sức sống. Cặp mắt kém tinh anh. Trải qua 13 năm dài trong  nursing home, luôn luôn chiến đấu với hai mặt trận, Bệnh tật và Tuổi già. Cuộc sống đếm từng ngày. Trong căn pḥng 2 giường, hàng trăm bạn se pḥng đă đến, rồi đi. Có khi buổi tối khiêng ông bạn mới vào giường chưa kịp “say Hi,” đă thấy phủ vải trắng “ra đi khi trời vừa sáng.”

      Trong mấy tháng cuối cùng, sau lần giải phẫu ruột, thực phẩm bơm thẳng vào bụng. Miệng không c̣n dùng để ăn nữa, v́ vậy cũng chẳng cần dùng để nói năng chi. Khi con người ta không c̣n cần ăn và không cần nói nữa th́ cuộc sống sẽ hết c̣n ư nghĩa. Đó là lúc anh cần ra đi êm ái, mang theo thành tích là người được vợ con chăm sóc nhiều nhất tại cái viện dưỡng lăo tại phía Đông Nam thành phố San Jose. Cũng chính ở cái trường vơ bị sau cùng của cuộc đời, khi niên trưởng Đỗ hữu Bài măn khóa ra đi th́ khóa đàn em Phạm Huấn, Hoàng anh Tuấn mới tŕnh diện. Các cậu này cũng chỉ cầm cự qua loa vài năm rồi ra đi theo đàn anh. Trong lịch sử của nursing home chưa có ai  giữ được pḥng tuyến lâu hơn đại úy Đỗ hữu Bài.

      Anh em cùng khóa Cương Quyết Đà Lạt 54 tại Bắc Cali mấy năm nay thường vẫn xum họp trong t́nh thân hữu. Lâu lâu cũng có chuyện giận hờn vớ vẩn cho đến lúc ông Trời ngó lại cất đi một anh về quân khu Chín Suối th́ bọn c̣n lại mới tỉnh cả người. Riêng về phần các chị ở đây th́ chỉ có chị Bài là đẹp hơn cả. Chị đă hết đi làm “Rework” cho hăng điện tử , bây giờ cũng sẽ không c̣n vào thăm ai ở nursing home nữa. Hàng ngày chị sẽ lái xe đi đâu. “Tôi c̣n bận lắm anh ạ, lái xe đi thăm cháu, đứa con gái vẫn c̣n trong nhà thương, tôi c̣n phải lên chùa để lo cho chính tôi. Tám mươi rồi đấy. Tôi lái xe không bị ticket nhưng đă bị đụng xe hai lần. Kỳ vừa qua tôi cũng đă đi bầu rồi. Hơn 15 năm quốc tịch, kỳ nào cũng theo anh chị đi bầu. Lo đủ bổn phận làm mẹ, làm vợ, làm công dân, làm phật tử.

      Nhờ phúc đức của vợ nên linh hồn Đỗ Hữu Bài sẽ sớm về nước Chúa, bởi v́ từ 15 năm nay, trong khi cả nhà vẫn theo đạo Phật th́ cụ Bài nhà ta lại một ḿnh rửa tội theo đạo Tin Lành.

      Và chị Bài, gần 50 năm lập gia đ́nh, hai mươi năm làm mẹ làm vợ tại Hoa Kỳ. Khởi đầu Assembler, chấm dứt vẫn là Assembler.

      Suốt một đời chuyên viên, chỉ làm “rework”. Suốt một đời lái xe chỉ có vài nơi để viếng thăm. Nếu không đi nhà thương th́ đến nursing home. Có lúc đi mỗi tuần. Có lúc đi mỗi ngày. Trước sau cũng vẫn chỉ có một người đàn ông duy nhất đó. Từ những năm đau ốm gầy c̣m cho đến những năm ốm đau hốc hác.

      “Cái anh đàn ông ngày xưa ồn ào bay bướm đó, đến khi nằm lại ở đây mới thực sự là của ḿnh, mà ông lại nằm vạ đến 13 năm!.”

      Đó là lư do tại sao ngay khi anh Đỗ Hữu Bài ra đi cuối năm 2000 th́ chúng tôi phải làm lễ đăng quang cho Hoa Hậu của thế kỷ thứ 21. Chị Bài, Hoa Hậu của Hội 110, Hoa Hậu của chúng tôi. Vào chung kết sau hơn 50 năm tham dự cuộc thi.

      Với tấm ḷng chung thủy, với đức hy sinh nhẫn nại, làm cho các nhân viên của nursing home phải ngưỡng mộ suốt 13 năm, tước vị Hoa Hậu khi chúng tôi trao cho người phụ nữ Việt Nàm cao niên sẽ có giá trị suốt đời. Và cũng sẽ không bao giờ có người phụ nữ nào khác lên thay thế được chị. Bởi v́ trong anh em chúng tôi sẽ không có ai có khả năng tử thủ ở B́nh Long Anh Dũng lâu đến 13 năm như đại úy Đỗ Hữu Bài.

       Theo sách vở và thống kê t́nh yêu của Hoa kỳ, các phu nhân chỉ có thể thăm viếng đức lang quân trong nursing home lâu nhất là ba năm. Sau đó cầm bằng theo gió bay đi. C̣n chị Bài của chúng tôi nhất định chàng nằm đến đâu th́ thiếp theo đến đó. Bây giờ anh đi rồi, chị gửi cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose một ngàn mỹ kim. Nói là mua cho ông Bài nhà tôi một viên gạch danh dự. Xin bác đề tên Đỗ hữu Bài. Không cần đề tên tôi. Hai người gọi chung một tên từ lâu rồi. Tôi muốn nhà tôi sống măi, bác ạ.

Giao Chỉ,  San Jose

 

 IRCC/Dan Sinh Media 1445 Koll Circle #110 San Jose CA. 95112

Email irrrsj@yahoo.com  and  giaochisanjose@sbcglobal.net