HOA ANH ĐÀO VÀ HOA MAI…

- - - - -

Đỗ Thông Minh

 

ANH ĐÀO: QUỐC HOA? 

           Tôi đến xứ Anh Đào, tiếng Nhật gọi là Sakura (, Anh), vào tháng 1 năm 1970, rồi tháng 4 năm đó, lần đầu tiên tôi được ngắm hoa Anh Đào nở rộ khắp nơi. Đúng là thứ hoa biểu tượng cho nước Nhật v́ đâu đâu cũng thấy trồng, nhưng trên thực tế Nhật vẫn không chính thức chọn hoa nào là quốc hoa. Và thực ra cũng có một số loại cây Anh Đào gốc từ Tây Tạng... đem qua.

Hoa Anh Đào biểu tượng của Nhật Bản.

           Nước Nhật trải dài trên nhiều tuyến nên miền Nam ấm hoa nở trước, rồi mới lan ra tới miền Bắc, cách nhau cũng vào khoảng hai, ba tháng. Như ở Okinawa (Xung Thằng) hoa Kanhi Zakura (Hàn Phi Anh) nở sớm nhất vào cuối tháng 1, mà hoa khác ở Hokkaido (Bắc Hải Đạo) vào tháng 5. Hoa Anh Đào phần lớn màu hồng nhạt hay trắng, năm cánh nhỏ, chỉ lưu lại trên cành độ mươi ngày. Nếu bị mưa gió th́ có khi chỉ một buổi là rụng như confetti hay tuyết lốm đốm trên mặt đất, trời nóng cũng làm hoa mau tàn. Tuy hoa yếu đuối như vậy, nhưng có nhiều cây sống thọ tới cả ngàn năm như một số loại thông, khi đó thân cây thường to đùng, biến dạng hơi quái dị, nhưng cành thường vẫn nhỏ và mỗi năm vẫn đều đều nở hoa.

           Ba cây Anh Đào đại cổ thụ nổi tiếng Nhật gọi là “Sandai Meimoku” (Tam Đại Danh Mục):

           1- Jindai Zakura (Thần Đại Anh) tại chùa Jisso (Thực Tướng Tự), tỉnh Yamanashi (Sơn Lê), có hoa cánh màu hồng nhạt, được coi là thọ nhất tới 2.000 năm, cao khoảng 9 mét, chu vi gốc 13, 5 mét.

           2 - Tanboku Zakura (Đạm Mặc Anh), tại tỉnh Gifu (Kỳ Phụ), có hoa cánh màu hồng nhạt, thọ tới 1.500 năm, cao tới 17 mét, chu vi gốc 11 mét.

           3 - Taki Zakura (Thác Anh), tại tỉnh Fukushima (Phúc Đảo), có hoa cánh màu hồng nhạt, thọ tới 1.000 năm, cao tới 10 mét, chu vi gốc 9 mét.

           Nói chung cây Anh Đào không có h́nh dáng nhất định, cao trung b́nh chừng 7, 8 mét, một cố cây có cành to quá khổ, ngả nghiêng, xù x́ có vẻ xấu. Hoa Anh Đào là loại hoa rất mẫn cảm với thời tiết, nên tùy theo năm nóng hay lạnh mà hoa nở sớm hay muộn.

 

桜 開花 花霞

 

TỤC LỆ NGẮM HOA

Năm 2007, mùa đông ấm, ôn độ tăng 1,5 độ C, hầu hết hoa Anh Đào (, Anh) nở sớm 5-10 ngày. Tokyo hoa Anh Đào nở vào ngày 23/3, Kyoto, Osaka ngày 29/3… và măn khai vào khoảng 1 tuần sau.

           Người Nhật rất thích đi ngắm hoa nên các cơ quan truyền thông luôn loan tin rất chi tiết về t́nh h́nh hoa nở khắp toàn quốc. Bản đồ hoa Anh Đào năm nào cũng dựa trên hoa Somei Yoshino (染井吉野, Nhiễm Tĩnh Cát Dă) v́ phổ thông và nổi tiếng nhất.

           Nước nào th́ cũng có hoa, nhưng Nhật Bản nổi bật với hoa Anh Đào và tục ngắm hoa. Họ thường tổ chức hội ngắm hoa Anh Đào ở các công viên, đi với bạn bè, đồng liêu vào ngày Thứ Bảy và dành ngày Chủ Nhật cho gia đ́nh. Các dân tộc khác thường chỉ đi ngắm, nhưng người Nhật th́ háo hức chờ đợi, khắp nước rủ nhau cả chục triệu người tụ họp, đem đồ ăn, bia rượu và tấm bạt hay chiếu lót... vừa ăn uống, ca hát, nhảy múa, ngắm hoa, chứ hầu như không cắt đem chưng trong nhà. V́ số người đi ngắm hoa quá đông nên muốn có chỗ tốt phải tới thật sớm giữ chỗ.

Tục ngắm hoa có từ thời Nara (奈良, Nại Lương, 710-794), thời đó chỉ có giới quư tộc mới ngắm hoa và hoa ở đây là hoa Mơ, tiếng Nhật là Ume (, chữ Hán cũng là Mai, nhưng ở Nhật là Mơ là xí mụi hay ngâm rượu, chứ không phải Mai nhiệt đới như Việt Nam).

           Thời Heian (B́nh An, 794-1192), mới bắt đầu ngắm hoa Anh Đào.

           Thời Edo (Giang Hộ, 1603-1867), hoa Anh Đào mới được đem từ Nara lên Edo (sau đổi thành Tokyo (東京,Đông Kinh)) và trồng thành hàng cho giới b́nh dân thưởng thức và kéo dài tới ngày nay.

           Ba nơi ngắm hoa Anh Đào nổi tiếng nhất là gọi là Sandai Meisho (Tam Đại Danh Sở):

           1- Công viên Takato Joshi (Cao Viễn Thành Chỉ), tỉnh Nagano (Trường Dă), có khoảng 1.500 cây.

           2 - Công viên Hirosaki (Hoằng Tiền), tại tỉnh Aomori (Thanh Sâm), có khoảng 5.000 cây.

           3 - Núi Yohino (Cát Dă Sơn), tại tỉnh Nara (Nại Lương), cả một rừng không đếm nổi, ước khoảng 50.000 cây.

           Ở Tokyo th́ nổi tiếng nhất là công viên Ueno (上野, Thượng Dă) ở Đông Kinh, với 1.800 cây, mỗi năm có khoảng 200.000 người tới ngắm, ngoài ra là khu Hoàng Cung (Kokyo, Hoàng Cư)... Đặc biệt tại công viên Sumida (Ngung Điền), có thể đi trên bộ hay dưới thuyền loại có mái như mái nhà gọi là yakatabune (ốc h́nh thuyền), vừa ăn uống vừa ngắm hoa hai bên bờ sông. Ở một vài nơi có hồ th́ khách có thể chèo thuyền nhỏ giữa sóng nước bềnh bồng mà mặt nước ửng hồng v́ toàn cánh hoạ Nếu du khách ghé vào vườn Ngự Uyển Shinjuku Gyoen (新宿御苑, Tân Túc Ngự Uyển, quận Shinjuku) có thể xem hơn 50 loại hoa Anh Đào khác nhau trong tổng số khoảng 60 loại Anh Đào ở Nhật, muốn xem đủ loại như vậy th́ không ǵ bằng tới tận cố đô Kyoto (Kyoto). C̣n như các loại hoa lai giống th́ có thể lên tới 350 loại.

           Ở tỉnh Fukushima (Phúc Đảo), có một đoạn đường dài 1,5 km, hai bên trồng 2.000 cây Anh Đào lớn, tàn cây chồng lên nhau che phủ cả con đường, mỗi năm có khoảng 60.000 người tới ngắm.

           Tuy vậy, có khi thời tiết hơi bất thường, hoa Anh Đào nở không cứ là trời phải ấm. Như năm 2003, ở một vài vùng phương bắc, hoa Anh Đào nở mà trời vẫn c̣n lạnh, có tuyết rơi, nên hoa phủ tuyết và người th́ lội tuyết xem hoa... Những nơi có cội Anh Đào nổi tiếng già cả ngàn năm, hay to và đẹp th́ người Nhật thắp đèn và ngắm hoa vào cả ban đêm.

           Mùa xuân bên Triều Tiên, nhất là phía nam, cũng có hàng triệu người đi ngắm hoa Anh Đào và du khách thập phương th́ tụ tập khá đông đi ngắm dịp lễ hoa Anh Đào ở thủ đô Washington (Hoa Thịnh Đốn) do Nhật tặng vào năm 1912, có cả đoàn văn nghệ truyền thống Nhật mặc Kimono qua tŕnh diễn. Nhật Bản đă tặng Việt Nam một số cây Anh Đào trồng ở Đà Lạt lần thứ nhất năm 1963 và lần thứ hai năm 1998. Người Việt cũng thích ngắm và hănh diện có được loại hoa này.

 

CÁC LOẠI HOA ANH ĐÀO CHÍNH…

           Với người thường th́ đôi khi rất khó phân biệt đâu là hoa Anh Đào (Anh), đâu là Đào (Đào), đâu là Mơ (Mai), đâu là Mai, đâu là Mận, đâu là Hạnh... Các loại hoa Anh Đào tiêu biểu là:

           1- Choju Zakura (Trường Thọ Anh), hoa chỉ có 4 cánh, màu trắng hoặc tím nhạt với nhụy đỏ và vàng, loại cây mọc thành bụi thấp.

           2- Daimyojin Zakura (Đại Minh Thần Anh), có hoa màu hồng nhạt, loại cây thân caọ

           3- Fuji Zakura (Phú Sĩ Anh), hoa 5 cánh, màu hồng nhạt. Có nhiều ở chân núi Phú Sĩ như hồ Kawaguchi (Xuyên Khẩu Hồ)... v́ ở vùng cao lạnh, nên nở trễ vào tháng 5, c̣n gọi là Mamezakura (Đậu Anh).

           4- Imose Zakura (Muội Bối Anh), hoa cánh kép, màu hồng.

           5- Jindai Zakura (Thần Đại Anh), hoa màu hồng, có cây đă 2.000 năm vẫn c̣n sống.

           6- Kanhi Zakura (Hàn Phi Anh), hoa màu đỏ (phi là đỏ tươi), từng chùm, cánh cúp và xuống, nở sớm vào tháng 3. 

           7- Kan Zakura (Hàn Anh), hoa màu hồng nhạt, lá dày, nở sớm. Ở những vùng ấm, khoảng tháng 2 đă nở.

           8- Kawazu Zakura (Hà Tân Anh), đây là một loại hoa đặc biệt có màu hồng cam rực rỡ nên dễ nhận ra, nở sớm vào tháng 2, 3. 

           9- Ki Zakura (Hoàng Anh), c̣n gọi là Ukon (Uất Kim), Ogon Zakura (Hoàng Kim Anh), có hoa 8 lớp kép (bát trùng) như hoa Vạn Thọ, đặc biệt màu hoàng lục (xanh lá cây và vàng hồng), màu (hoa trà) hay tím (uất kim). Rất nổi tiếng nên được dùng làm tên rượu luôn.

           10- Koshino Higan (Việt Bỉ Ngạn), hoa 5 cánh, màu trắng, tương tự như Mai Trắng.

           11- Kubo Zakura (Cửu Bảo Anh), hoa 5 cánh, màu trắng hồng, hầu hết những cây cổ thụ phải chống cành lớn vươn ngang dài cho khỏi gẫy, cành nhỏ th́ có khi là là gần mặt đất.

12- Kyokujitsu Zakura (Húc Nhật Anh), hoa kép màu trắng hồng.

           13- Nezame Zakura (Tẩm Giác Anh), hoa màu hồng tím nhạt.

           14- Okame Zakura (... Anh), hoa 5 cánh màu hồng đậm, giống lai của Kanhi Zakura (Hàn Phi Anh) và Mamezakura (Đậu Anh).

           15- Okesa Zakura (... Anh), hoa kép, màu hồng.

           16- Oshima Zakura (Đại Đảo Anh), hoa lớn, đẹp được trồng ở nhiều nơi, lá non màu đỏ nhạt, mặt sau lá có viền trắng.

           17- Sato Zakura (Lư Anh), như tên gọi là loại anh đào mọc ở miền quê, trồng như cây cảnh, hoa lớn màu hồng đặc biệt có hương thơm, nở hơi muộn.

           18- Sekiyama (Quan Sơn), hoa màu đỏ nhạt, cánh kép.

           19- Shiki Zakura (Tứ Quư Anh), nụ màu hồng và hoa màu trắng, cánh đơn, đặc biệt một năm nở hai lần vào mùa xuân và thu.

           20- Somei Yoshino (Nhiễm Tĩnh Cát Dă), hoa 5 cánh, đầu cánh hơi khuyết, đẹp và nổi tiếng, được trồng phổ biến nhất. Nụ màu hồng nhạt, nhưng dần dần hóa trắng. Hoa màu hồng nhạt, nở từng chùm vào mùa xuân khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4, trước khi cây ra lá. Loại cây này phát triển nhanh nhưng tuổi thọ cũng ngắn.

Xem h́nh bên trái.

           21- Taki Zakura (Lang Anh), hoa màu hồng, đặc biệt các cành nhỏ rũ xuống như liễu, nên trông như một thác nước bằng hoa, có cây đă 1.000 năm vẫn c̣n sống. Xem h́nh bên phải.

           22- Tanboku Zakura (Đạm Mặc Anh), hoa cánh màu hồng nhạt, có cây đă 1.500 năm vẫn c̣n sống.

           23- Taoyame Zakura (Thủ Nhược Nữ Anh), hoa kép, màu trắng với viền hồng.

           24- Tora No O Zakura (Hổ Vĩ Anh), hoa kép, màu trắng.

           25- Tsukubane Zakura (Đột Vũ Căn Anh), hoa kép, trong hồng nhạt ngoài trắng.

           26- Yama Zakura (Sơn Anh), như tên gọi là loại anh đào mọc trên núi, hoa màu hồng nhặt gần như trắng, thân cao. Nở muộn hơn, khi lá non màu nâu đỏ đă ra nhiều, đặc biệt lá h́nh quả trứng, mặt sau có viền trắng.

           Không phải hoa Anh Đào chỉ có màu trắng hồng mà có cả loại màu xanh lá cây nhạt hay màu tím nhạt mới lạ, như:

           27- Gyoiko Zakura (Ngự Y Hoàng Anh), hoa 5 cánh liền, đặc biệt uốn ngửa ra và màu hoàng lục (xanh lá cây và giữa có sọc trắng).

           28- Ranzan Zakura (Lam Sơn Anh), hoa màu tím nhạt.

           29- Ukon (Uất Kim), tức Ki Zakura (Hoàng Anh), Ogon Zakura (Hoàng Kim Anh).

           Ngoài ra c̣n có loại cũng mang tên Anh nhưng hầu như khác giống và họăc nở khác mùa.

           30- Aki Zakura (Thu Anh hay c̣n gọi là Kosumosu = Cosmos), sao lại gọi là Thu Anh? Không lẽ loại Anh Đào này nở vào mùa thu. Thưa đúng vậy, đây là một loại hoa đặc biệt, thân thảo, mảnh nhưng có khi cao tới 2 mét, hoa 8 cánh mỏng, màu trắng, hồng hay đỏ, nhụy vàng, nở vào tháng 9, 10. C̣n gọi là hoa Sao Nhái hay Cúc Bướm.

           31- Shiba Zakura (Chi Anh), thuộc loại thảo, chỉ cao độ 20-30 cm, hoa màu tím, tím viền trắng, tím đỏ hay trắng, 5 cánh, nở vào mùa xuân, thường trồng tập trung rất nhiều ở ven đồi trông giống một thảm hoa như ở Hitsujiyama Koen (Dương Sơn), tỉnh Saitama... C̣n gọi là Hanashiba (Hoa Chi) hay Hanatsumakusa (Hoa Trảo Thảo).

           Cũng không phải hoa Anh Đào luôn luôn nở trước khi ra lá, mà có loại lá ra trước, màu của hoa và lá tương phản nhau rất đẹp, như:

           32- Ichiyo Zakura (Nhất Diệp Anh), hoa kép, màu hồng cam nhạt, nở sau khi đă ra lá.

           Yae Zakura (八重桜, Bát Trùng Anh), là chỉ chung các loại hoa kép nhiều lớp cánh xếp chồng nhau, có khi hơi nhăn nhúm như những nếp ở váy phồng phụ nữ...

           Cây Anh Đào thuộc họ Hoa Hồng, nên cành vươn lên, nhưng cũng có một số cây loại hơi khác, có cành lớn chĩa ngang rất dài, c̣n cành nhỏ rũ như liễu vậy, nên thường phải dùng cây chống các cành ngang. Loại này sống rất thọ, vài trăm năm là thường như Oito Zakura (Đại Mịch Anh), Taki Zakura (Lang Anh), Shidare Zakura (Chi Thùy Anh)... có hoa màu hồng.

           Ở Đà Lạt c̣n có loại Anh Đào bản địa thường gọi là Mai Anh Đào, v́ có năm cánh như hoa Mai, nhưng màu hồng nhạt như hoa Anh Đào (tên khoa học là Prunus cerasoides), Nhật Bản cũng có gọi là Sakura Ume (Anh Mai). Miền Bắc nổi tiếng với hoa Đào Đỏ và Đào Trắng c̣n gọi là Hoa Lê, ngoài Trung cũng có Đào, trong Nam và Trung th́ có Mai Vàng. Mai và Đào ở Việt Nam đều nở vào dịp Tết Ta.

           Hoa Anh Đào đẹp và mong manh, chỉ để ngắm thôi sao? Dù hầu như không có hương vị, nhưng người Nhật cũng cố gắng thưởng thức bằng cách muối cánh hoa Anh Đào, rồi pha với nước sôi gọi là Sakurayu (Anh Thang). Tôi chưa có dịp nào thưởng thức món nước uống này nên không kể ra đây được.

           Hoa Anh Đào để riêng từng cái th́ không đẹp và cũng không có mùi thơm, hoa chỉ đẹp v́ nở hồng trắng cả cây. Điều này có thể ví như chính người Nhật: một cá nhân th́ không xuất sắc lắm, nhưng một tập thể người Nhật làm việc th́ rất hữu hiệu. Sau năm 1975, chúng tôi cũng hay lui tới các công viên trồng hoa Anh Đào vào dịp hoa nở, nhưng không phải để ngắm hoa mà để làm vệ sinh, thu dọn sau mỗi hội ngắm hoa để lấy tiền sinh sống v́ tôi cùng các bạn sinh viên khác bị cúp chuyển ngân.

 

HOA MAI Ở NHẬT?

Phần lớn hoa Anh Đào phát triển giống như hoa Mai Vàng Việt Nam, sau khi lá rụng hết, trồi nụ độ vài tuần rồi ra hoa, khi hoa tàn mới bắt đầu ra lá non. Mai Việt Nam thường nở rộ vào Tết Âm Lịch khoảng đầu tháng 2, được cắm trong nhà dịp Tết. Người Nhật tới Việt Nam cũng rất thích Mai Vàng ở trong Nam và Trung hay Đào ở ngoài Trung và Bắc.

           Nhưng… chữ “Mai” của Việ t Nam là tiếng Nôm, nguyên do là Chúa Nguyễn khi hùng cứ miền Trung muốn t́m loại hoa cho ngày Tết, thấy cây rừng cho hoa vàng đẹp quá mới lấy về chưng bày và đặt tên là “Mai”, ngẫu nhiên trùng hợp với “Mai” () là âm Hán-Việt, âm Hán-Nhật (ON) là Bai, âm thời nước Ngô bên Trung Hoa của chữ này là “Me”, từ đó mới có âm Nhật (kun) là “Mume” và rồi “Ume” tức “Mơ”. Mai Nhật thuộc chi Anh Đào, họ Hồng (薔薇 = Bara, Tường Vi), hoa nở vào cuối đông, thường màu trắng, hồng hay đỏ (rất hiếm khi có màu vàng) và cho trái, c̣n Mai Việt thuộc họ Okuna nhiệt đới, hoa nở vào lúc nóng (khoảng 30 độ C), màu vàng và không cho trái.

           Do đó tuy cùng nói 4 loại thực vật tượng trưng 4 mùa là: “Mai - Lan - Cúc - Trúc” (梅蘭菊竹), người Việt hiểu Mai theo hoa Mai của ḿnh nhưng cũng như phải viết chữ Hán th́ viết là Mai cho tiện, c̣n người Hoa và Nhật tất nhiên hiểu nghĩa là “Mơ” của họ (xin xem thêm bên dưới về Mơ).

           Ở Nhật có Kim Mịch Mai, hoa 5 cánh và nhiều nhụy, màu vàng giống Mai Vàng Việt Nam, và cũng có một số loại Mai khác, tất cả cùng gốc từ Trung Quốc.

    

Nổi tiếng nhất là loại Robai (蝋梅, Lạp Mai), gọi là lạp v́ cánh hoa hơi trong, trông như bằng sáp nến và có mùi thơm, đa số hoa hướng hạ (hướng xuống đất). Đăc tính chung của loại Lạp Mai này là nở vào cuối đông, tháng 12 đến tháng 3, nên trước khi thưởng thức hoa Anh Đào, người yêu hoa có thể đi ngắm hoa Mai.

Một số loại hoa Mai tiêu biểu như:

          - Kinshibai (Kim Mịch Mai), loại mọc thành bụi thấp, hoa kép 10 cánh, màu vàng tươi, nhiều nhụy, nở vào mùa hè, hướng thượng, riêng hoa trông rất giống Mai Vàng Việt Nam.

          - Kobai (Hồng Mai), cây cao, có hoa 5 cánh màu đỏ, nhụy màu vàng, nở vào tháng 2, 3.

           - Mangetsu Robai (Măn Nguyệt Lạp Mai), hoa kép 12 cánh tṛn, có màu vàng tươi, có mùi thơm như hoa Lài.

           - Obai (Hoàng Mai), hoa màu vàng nhạt, đặc biệt có tới 6 cánh nhưng chỉ có 1 nhụy cùng màu.

           - Robai (Lạp Mai), c̣n gọi là Tobai hay Karaume (Đường Mai), hoa kép 12 cánh kép tṛn hay dài, lớp ngoài màu vàng nhạt, lớp trong màu đỏ tía.

           - Shidare Ume (Chi Thùy Mai), gọi là chi thùy v́ cành , hoa kép 10 cánh màu hồng hay trắng, đặc biệt đầy hoa dọc theo cành, nở vào tháng 2, 3.

           - Shira Ume (Bạch Mai), hoa 5 cánh màu trắng, nhụy màu vàng, nở vào tháng 2.

           - Soshin Robai (Tố Tâm Lạp Mai), hoa kép tṛn hay dài, lớp ngoài và trong đều màu vàng.

           - Warobai (Ḥa Lạp Mai), hoa kép tṛn, lớp ngoài màu vàng nhạt, lớp trong màu đỏ tía.

           Một số Mai đặc biệt nở vào mùa đông lạnh giá gọi chung là Kanbai (寒梅, Hàn Mai) như:

           - Hitoe Kanko (Nhất Trùng Hoàng Hồng), hoa 5 cánh màu hồng, nhụy vàng nhạt.

           - Toji (Đông Chí), hoa 5 cánh màu trắng, nhụy màu vàng.

           - Tamabotan (Ngọc Mẫu Đơn), hoa kép 10 cánh màu trắng, nhụy màu vàng.

           - Yae Kanko (Bát Trùng Hoàng Hồng), hoa kép nhiều lớp như hoa Vạn Thọ, màu hồng, nhụy màu vàng.

           Việt Nam có Nhị Độ Mai tức Mai Tứ Quư (Nhật Bản chỉ trồng chơi rất ít), là một loại Mai Vàng nhưng khi cánh hoa rụng sẽ lộ đài hoa màu đỏ ôm lấy nhụy, rồi nhụy kết hạt, hạt lớn dần đẩy đài hoa ra, trông như nở lần thứ hai.

           Ở Nhật và Trung Quốc c̣n một loại Mai nữa, lạ lắm, cây này vốn là một loại thảo chỉ cao độ 20 cm, lá h́nh trái tim, đôi khi thấy ở các lạch nước nông, vùng núi ẩm thấp. Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, tuy nở trong nước vào khoảng tháng 8-10, nhưng h́nh dáng cũng giống hoa Mai nên có tên là Umebachi (Mai Bát), cây th́ gọi là Umebachiso (Mai Bát Thảo), hay v́ sống như loại rong nên c̣n gọi là Umebachimo (Mai Bát Tảo), tên khoa học là Parnassiapalustrisl.

Mơ, ở Nhật trồng rất nhiều cây mà chữ Hán viết là Mai () cao khoảng 4, 5 mét, cho quả “Ume” tṛn và đầu hơn nhọn (c̣n gọi là Mận Nhật, tiếng Anh là Japan Apricot) chính là Mơ. Có thể phơi khô hóa hơi đen nên gọi là “Ô Mai” hay “Xí Mụi”, ngâm rượu hay ngâm giấm lúc trái c̣n xanh..., nhưng ăn trái xanh đôi khi hơi độc, có loại khi chín hơi đỏ không cho vị ngọt (loại Hồng Nam Cao Mai 紅南高梅th́ cho màu vàng và đỏ nhiều hơn). Dùng làm nhiều món ăn, thức uống như: Xí Mụi ướt gọi là Umeboshi (Mai Can) (người Nhật rất hiếm khi ăn xí mụi khô), rượu Umeshu (hầu như không người Nhật nào mà không từng uống Umeshu, tức Rượu Mơ), Baishu (Mai Tửu), Trà Umekobucha (Mai Trà), Giấm Umezu (Mai Tạc), Thạch Umegumi (Mai Tổ), Kẹo Umeame (Mai Di) hay Mứt (Mai jam)...

Hạnh, cùng họ với Mơ, Mai, Mận, Mơ, Anh Đào, cũng hoa ra trước lá, có 5 cánh màu trắng hồng, nhụy hơi vàng, giống như Anh Đào, nhưng nở sớm hơn một chút vào hạ tuần tháng 3 và đài hoa màu đỏ, quả hơi giống quả Đào là có ngấn và lông tơ nhưng hơi méo, nhỏ và ít nước hơn, đường kính độ 3-4 cm, quả non màu xanh là cây, khi chín vào tháng 6 th́ thành màu cam nhạt, quả ngâm rượu, thịt thường phơi khô làm mứt có vị chua ngọt, tiếng Nhật đọc là “an” hay “anzu”, tiếng Hoa là “Hạnh” () hay “Hạnh Tử” (杏子), tiếng Anh là Apricot (hay bị dịch nhầm là Mơ), từ đó cho hột tức nhân h́nh tṛn dẹt màu trắng gọi là Hạnh Nhân (杏仁), tiếng Nhật đọc là “annin” hay “kyonin”, c̣n gọi là “Đường Đào” (唐桃 = Karamomo, Đào nhà Đường bên Trung Quốc). Có khi gọi là Hạnh Đào (杏桃) hay Đào Hạnh (桃杏 = Toan), v́ là loại hạnh, quả giống như quả đào.

Loại Mận, tiếng Nhật là “Tạc Đào” (酢桃 = Sumomo, tức đào chua) hay “Lư” (), cho quả tṛn đường kính khoảng 4-5 cm, với vỏ láng có phấn trắng, khi c̣n non th́ màu xanh, có loại chín thành màu đỏ hay tím than, có vị chua ngọt, mà người Việt hay gọi là “Mận Đà Lạt”, tiếng Hoa là “Lư Tử” (李子) hay “Nhật Bản Lư” (日本李)… tiếng Anh là “Plum”, thường có ở các xứ lạnh. C̣n một loại Mận nữa là “Mận Ta”, người Bắc gọi là “Roi”, h́nh như cái bánh oản, khi chín có vị ngọt, thịt xốp khá nhiều nước thường có ở xứ nóng, tiếng Hoa là “Kim Sơn Bồ Đào” (金山葡萄), “Nam Dương Bồ Đào” (南洋葡萄)…, tiếng Anh là “Java Apple”.

           Cây Anh Đào th́ không cho quả, chỉ có cây Đào ( = Momo, h́nh trái trên) cao khoảng 5-10 mét, hoa nở vào mùa xuân có 5 cánh màu ở giữa hồng ra ngoài nhạt dần…, cho quả vào mùa hè, quả non màu xanh, khi chín thành màu hồng, h́nh tṛn đầu hơi nhọn, đường kính khoảng 6-7 cm, có ngấn, vỏ có lông tơ, nhiều nước, tiếng Anh là “Peach”. Loại “Nectarin” th́ quả không có lông và nhỏ hơn. Loại Bích Đào (碧桃 = Yura, h́nh trái dưới) th́ hoa kép có nhiều cánh, đều màu hồng.

           Hạnh Nhân (杏仁), một loại Hạnh, hoa nở vào tháng 2, 3 với 5 cánh trắng, cao khoảng 6 mét, quả h́nh bầu dục dài độ 3 cm, chín vào tháng 7, 8 th́ nứt ra lộ hột bên trong, không tự rụng sớm nên người ta hay rung cho rụng, thịt mỏng không ăn, chỉ ăn hột bằng cách rang hay nướng, tiếng Anh là Almond.

           Chúng ta đă đề cập tới những loại hoa thông thường và cao quư, nhưng thực ra c̣n rất nhiều hoa nở vào mùa xuân, đặc biệt ở Nhật có đại biểu là Setsubunso (Tiết Phân Thảo), một loại thảo thấp, hầu như chưa thấy cây mà đă thấy đài hoa vươn ra, hoa có 5 hay 8 cánh màu trắng, nhụy màu vàng và tím nhạt hay Kibana Setsubunso (Hoàng Hoa Tiết Phân Thảo), hoa có 6 cánh, cả hoa và nhụy đều màu vàng... nở vào tháng 2 (tuy nhiên cũng có loại hoa 6 cánh màu trắng, nhụy màu trắng và nâu tím, nở muộn vào tháng 5). Dịp này người Nhật nghỉ lễ Xuân Phân (Shunbun) vào 22/3 nên thường rủ nhau đi ngắm hoa, hay trước đó vào ngày 3/2, lúc khắp nơi các đền chùa có tục rước phúc vào nhà gọi là fukuuchi và rải hay quăng hạt đậu để đuổi quỷ ra gọi là onisoto.

 

KYOTO

          Hè năm 1970, nhân dự Hội Chợ Quốc Tế  Osaka, chúng tôi ghé phủ Kyoto (Kinh Đô, là cố đô cũ của Nhật, ví như Hà Nội hay Huế của Việt Nam) thăm chùa Vàng (Kinkakuji, Kim Các Tự). Đây là một ngôi chùa cổ, dựng lên từ cuối thế kỷ 14 trên một mảnh đất mà ba phía là hồ. Chùa có ba tầng được thếp vàng cả trong và ngoài, nên được gọi là chùa Vàng. Cảnh chùa tĩnh mịch nằm trong một khu rừng thông lác đác du khách viếng thăm. Chúng ta chỉ được đứng ngắm từ xa chứ không được đặt chân lên chùa.

           Chùa bị cháy hoàn toàn năm 1950, bắt đầu xây dựng lại theo mô h́nh cũ năm 1952 và hoàn tất năm 1955, tại các thảm cỏ có hệ thống 30 ṿi phun nước sẽ tự động nhô lên để chữa cháy khi cần. Sau này, tôi được dịp đọc cuốn Kim Các Tự của Mishima (Tam Đảo) với bản dịch tiếng Nhật nên biết rơ hơn về ngôi chùa này. Khoảng cuối thập niên 80, chùa được tu bổ lại và thay lớp vàng dát mới, nghe nói tốn khoảng 50 kg vàng ṛng và phải tuyển dụng nhiều tay thợ chuyên môn làm việc trong nhiều tháng trời.

           Chùa Vàng tuy không to lớn như một số chùa hay thành quách khác ở Kyoto, nhưng được coi là đại biểu tính cách tĩnh mịch và truyền thống của vùng này v́ tính cách đặc biệt của nó.

Ngoài ra Kyoto c̣n có Chùa Bạc, tức Ngân Các Tự (Ginkakuji) xây dựng vào thế kỷ 14, nhưng không dát bạc mà chỉ là một chùa gỗ với những nét tàn phai của thời gian, lớn cùng cỡ như chùa Vàng, có vườn cát và phía trước có “Đường Triết Học” (Tetsugaku No Michi) với hàng cây Anh Đào dài 1,8 km xây dựng từ đầu thế kỷ 20, khu phố bán quà kỷ niệm...

           Kyoto là thành phố nhỏ hẹp nằm giữa thung lũng với đường xe điện thường và tốc hành Shinkansen (Bullet Train) chạy bắc-nam ngang chính giữa. Phía đông cũng có nhiều đền chùa, nhưng nói chung ít thắng cảnh nên không thu hút nhiều khách như bên phía tây với rất nhiều di tích đáng xem.

           Một đặc điểm của thành phố này là hệ thống địa chỉ, được phân theo lối cổ, có rất nhiều phường nhỏ, thường ghi theo đông, tây, nam, bắc, rồi lại thêm thượng và hạ, có khi cả tên đường nữa nên rất dài. Thôi mời bạn đọc lên đường tự khám phá những điều mới lạ về đất nước và con người xứ Phù Tang (扶桑).

 

Viết và bổ chính trong thời gian 2000-2007