Kính chuyển đến quư vị và các bạn một số bản tin từ Hoa Kỳ của Truyền H́nh SBTN (Saigon Broadcasting Television Network) phát h́nh buổi chiều thứ ba ngày 1-5-2007.

KÍNH NHỜ PHỔ BIẾN VỀ VIỆTNAM

 

THÀNH PHỐ SYRACUSE TIỂU BANG NEBRASKA  CÔNG NHẬN CỜ VÀNG (h́nh 1,2) Tin tổng hợp - Những tin vui tiếp tục đến với cộng đồng người Việt tại hải ngoại khi thêm một tiểu bang và một thành phố công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt tỵ nạn là lá cờ của dân chủ tự do, và cũng là biểu tượng của người Việt tỵ nạn tại các thành phố và tiểu bang này. Ngày 26 tháng 4 vừa qua, ông Đấu Nguyễn, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại thành phố Lincoln tiểu bang Nebraska, vừa loan báo và phổ biến h́nh ảnh về Thống Đốc tiểu bang Nebraska đă kư Tuyên Cáo Cờ Vàng. Ông cho biết năm nay Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln lại tranh đấu cờ vàng cho toàn thể tiểu bang Nebraska. Kết quả là Thống Đốc đă bằng ḷng kư Tuyên cáo cờ vàng. Ngày 25 tháng 4, Báo Lincoln Jorunal Star đă loan báo về việc cờ vàng được chấp thuận. Ngày 26 tháng 4m Thống đốc Dave Heineman đă kư tuyên cáo chấp nhận cờ vàng là cờ chính thức của người Việt tị nạn tại tiểu bang Nebraska. Tuyên cáo Cờ vàng được trao cho chủ tịch cộng đồng Nguyễn Xuân Đấu vào lúc 2 giờ trưa. Bản Tuyên Cáo viết v́ lá cờ vàng ba sọc đỏ được xem là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và được công nhận là Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam, nên Thống đốc đă chọn ngày 26 tháng 4 là ngày Lá Cờ Truyền Thống và Tự Do Việt Nam Cộng Ḥa tại Nebraska. Tại thành phố Syracuse thuộc quận hạt Onondaga cũng đă vinh danh cộng đồng người Việt tại đây và đă làm lễ thượng kỳ lá cờ vàng tại ṭa thị chính của thành phố này. Thị trưởng Matt Driscoll nói rằng thật là quan trọng để tưởng niệm ngày Saigon bị mất, v́ cộng đồng người Việt tại đây đă đóng góp nhiều cho thành phố này. Thị trưởng Matt Driscoll c̣n nói thêm rằng thành phố Syracuse và quận hạt Onondaga ủng hộ việc công nhận lá cờ truyền thống và tự do là một biểu tượng của cộng đồng Việt Nam. Vào hôm 28 tháng 4, cộng đồng người Việt tại Portland, Oregon cũng hân hoan trước tin tiểu bang Oregon công nhận chính thức cờ vàng vào cuối tuần vừa qua. (SBTN)  

 


NGÀY QUỐC HẬN NĂM 2007 TẠI THỦ ĐÔ CANBERRA

Tin Canberra - Gần 2000 đồng hương đến tham dự cuộc biểu t́nh tranh đấu nhân Ngày Quốc Hận lần thứ 32, được Cộng đồng Người Việt tại Úc tổ chức hôm Chủ Nhật vừa qua. Trước khi lên đường đến Canberra, đă có khoảng 200 đồng hương tham dự lễ thượng kỳ và đặt ṿng hoa tại tượng đài Chiến sĩ Úc Việt trong công viên Cabravale. Đă có khoảng 15 xe bus đón đồng hương tại các địa điểm Marrickville, Bankstown và Cabramatta, và số đông khác đă sử dụng xe nhà v́ xe bus hết chỗ. Đoàn biểu t́nh đă có mặt tại Canberra vào buổi trưa, hợp cùng số người đến từ các tiểu bang khác như Victoria, Queensland, Nam Úc, Tây Úc, Wollongong và dân chúng cư ngụ tại chỗ. Chương tŕnh đă được diễn ra trước Ṭa Đại Sứ Cộng sản Việt Nam, mở đầu bằng lễ Chào Quốc Kỳ và mặc niệm. Sau đó là phần chào mừng của Luật sư Vơ Trí Dũng, chủ tịch cộng đồng người Việt Tự Do tại New South Wales kiêm trưởng ban tổ chức, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chủ tịch Liên bang, và các vị Chủ tịch các tiểu bang. Đặc biệt buổi biểu t́nh nhân ngày Quốc Hận năm nay c̣n có sự hiện diện của hai tù nhân tranh đấu là ông Đặng Chí B́nh tác giả Thép Đen, và nhà văn Vơ Đại Tôn tác giả Tắm Máu Đen. Rất nhiều bích chương mang h́nh Linh mục Nguyễn Văn Lư bị bịt miệng trong một phiên ṭa ở Việt Nam đă được người biểu t́nh giương cao trong rừng cờ vàng và khẩu hiệu. Mục tiêu tranh đấu của cộng đồng nay đặt trọng tâm vào việc đ̣i nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, lương tâm, và các vị lănh đạo tôn giáo đang bị giam giữ. Sau đó đoàn biểu t́nh đă kéo sang đặt ṿng hoa tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ Úc đă bỏ ḿnh trong cuộc chiến chống Cộng tại miền Nam Việt Nam. Trước đó, đêm 28 tháng 4 đă có khoảng 200 sinh viên và học sinh tổ chức Đêm Không Ngủ trong một hội trường gần tiền đ́nh Quốc hội Úc.(SBTN)


 

LỄ TƯỞNG NIỆM 30 THÁNG 4 NGÀY QUỐC HẬN TẠI NA UY h́nh 4-6)

Tin Oslo - Để đánh dấu 32 năm, ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Liên Hội Người Việt Tự Do tại Na Uy trang trọng cử hành lễ Tưởng Niệm 30 tháng 4, đánh dấu ngày Quốc Hận, ngày tang thương của người dân miền Nam bởi sự toàn trị của chế độ cộng sản. Lễ Tưởng Niệm được bắt đầu vào lúc 15 giờ 20 Chủ Nhật tại trụ sở Tellus Radio, thủ đô Oslo, Vương quốc Na Uy. Sau khi đại diện Ban Tổ chức giới thiệu chương tŕnh lễ là nghi thức chào quốc kỳ và phút mặc niệm để tưởng nhớ đến chiến sĩ và đồng bào đă hy sinh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho VN. Kế đến là phần thắp hương tưởng niệm trước bàn thờ Tổ quốc, đánh dấu 32 năm quốc nạn của dân tộc Việt dưới bàn tay bạo tàn cộng sản Việt Nam. Sau đó, tất cả người tham dự đồng tiến lên trước bàn thờ Tổ quốc để mỗi người thắp lên ngọn nến tưởng niệm, một ngọn nến cho cha, cho mẹ, cho chồng, cho vợ, cho anh, cho em và cho những người đă chết tức tưởi trong cuộc hành tŕnh ngoài biển đông, trong núi thẳm rừng sâu. Bài văn tế đong đầy nước mắt dành cho những oan hồn đă khuất được diễn đọc sau đó. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Thư kư Liên Hội Người Việt Tự Do và cũng là Trưởng ban Tổ chức lễ tưởng niệm đọc diễn văn khai mạc, và liệt kê những tội ác của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong thời gian gần đây khi tung chiến dịch đàn áp những chiến sĩ dân chủ trong nước. Ông cũng kêu gọi sự gắn bó của Cộng đồng là sức mạnh cấp thiết để có thể ngăn chặn được sự khống chế của tập đoàn Việt cộng tại Na Uy. Phim Vượt Sóng được tŕnh chiếu sau đó, và buổi lễ kết thúc vào 19 giờ cùng ngày. Thành phần quan khách tham dự Lễ Tưởng Niệm gồm đại diện các Tổ chức, Hội đoàn cùng thân hào nhân sĩ và đồng hương tại Oslo và các vùng phụ cận.(SBTN)

 


ĐỨC QUỐC: BIỂU T̀NH TRƯỚC LĂNH SỰ QUÁN CỘNG SẢN TẠI BONN VÀ KHÁNH THÀNH BIA TỴ NẠN CỘNG SẢN TẠI TROISDORF (h́nh 7-12)

Tin Bonn - Tưởng niệm Tháng Tư Đen, năm nay người Việt Nam tại Đức đă tổ chức những sinh hoạt như Hội thảo, biểu t́nh tại Bonn, và đặc biệt là làm Lễ Khánh Thành Bia Tỵ Nạn Cộng Sản tại Troisdorf. Hơn 500 đồng bào đă kéo về tham dự buổi lễ Khánh Thành Bia Tỵ Nạn Thuyền Nhân, nhằm nói lên ư nghĩa tưởng niệm những người đă chết trên đường vượt biển vượt biên tỵ nạn cộng sản, đồng thời cảm ơn nhân dân Đức mà đặc biệt là Tiến sĩ Rubert Neudeck đă đem tàu Cap Anamur cứu vớt người vượt biển vào những năm cuối thập niên 70- đầu thập niên 80. Buổi Lễ Khánh Thành Bia Tỵ Nạn Cộng Sản đă được diễn ra thật long trọng và thành công tốt đẹp tại trung tâm thành phố Troisdorf. Bia được đặt tại ngă tư đường của trung tâm thành phố Troisdorf, cạnh gần chiếc ghe vượt biển được tàu Cap Anamur đầu tiên vớt đem về, trông rất mỹ quan và khách qua lại đường phố rất dễ nh́n thấy. Khoảng 700 quan khách và đồng bào tham dự trong niềm hân hoan dưới ánh nắng chói chang của đầu mùa Xuân. Sau khi chấm dứt buổi lễ, đồng bào đă kéo về địa điểm hội trường nhà hát của thành phố Troisdorf để thưởng thức đêm Văn Nghệ Hội Ngộ và Tri Ân. Đêm hôm đó là Đêm Tỉnh Thức Hướng Về Quê Hương. Nơi đây mọi người cũng lại có dịp hàn huyên tâm sự về nhiều vấn đề liên quan đến thời sự Việt Nam, t́nh h́nh các nhà dân chủ ở Việt Nam đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam áp bức và bắt bớ một cách dă man. Ngày hôm sau chủ nhật, đúng 11 giờ đồng hương lại kéo nhau ra trước lănh sự quán Cộng sản Việt Nam tại để biểu t́nh tố cáo chế độ độc tài cộng sản Việt Nam bán nước buôn dân, vi phạm nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến ở trong nước, đồng thời cũng nói lên tiếng nói đ̣i ḥi nhân quyền và tự do dân chủ thật sự cho Việt Nam. Người ta ghi nhận cuộc biểu t́nh năm nay có nhiều giới trẻ tham gia v́ họ đă nh́n thấy quá nhiều bất công trong xă hội Việt Nam ngày nay. Cuộc biểu t́nh đă chấm dứt vào lúc 13 giờ 30 cùng ngày.(SBTN)


BIỂU T̀NH TRƯỚC T̉A ĐẠI SỨ CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI PARIS (h́nh 13-16)

Tin Paris - Khoảng 200 đồng hương đă thực hiện cuộc biểu t́nh ngày 30 tháng 4 trước ṭa đại sứ Cộng sản Việt Nam tại thủ đô Paris của Pháp quốc. Cuộc biểu t́nh do các hội đoàn, đoàn thể quốc gia long trọng tổ chức trong không khí bùi ngùi nhớ về đất nước 32 năm trước đă rơi vào tay giặc Cộng phương Bắc. Buổi lễ đă mở đầu với phần chào cờ Mỹ Việt với hai lá quốc kỳ Hoa Kỳ và Pháp, cùng một rừng cờ vàng và nhiều biểu ngữ lên án nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đàn áp những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Đại diện ban tổ chức đă kêu gọi mọi người cần tích cực hỗ trợ cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam của đồng bào trong nước hiện nay để không phụ lại những sự hy sinh này. Chương tŕnh Lễ Quốc Hận 30-4 năm nay cũng là dịp để đồng hương đến tham dự có cơ hội kư tên trên những thỉnh nguyện thư, yêu cầu can thiệp đ̣i Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lư và các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chương tŕnh ngày quốc hận kết thúc với phần văn nghệ đấu tranh ngay tại chỗ, buổi lễ được coi là thành công tốt đẹp trong không khí vừa u uất vừa hào hùng cùng với quyết tâm đ̣i tự do, dân chủ, nhân quyêề của đồng bào quốc nội tại quê nhà.(SBTN)


KỶ NIỆM 30 THÁNG 4 TẠI TACOMA TIỂU BANG WASHINGTON (h́nh 17-20)

Tin Tacoma - Hằng năm Cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản Washington State đều tổ chức ngày Quốc hận 30 tháng 4 để nhớ lại ngày đen tối của lịch sử Việt Nam bị xích xiềng trong gong cùm Cộng Sản. Người Việt tại Tacoma cùng các đại diện của tiểu bang Oregon, California, Vancouver BC đă tụ tập về đây tham dự ngày ôDân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Namọ đồng thời đón tiếp anh hùng Lư Tống vừa từ nhà tù Thái Lan hơn 6 năm trở về. Đặc biệt ngày Quốc hận năm nay có trưng bày Con Thuyền Tự Do do Bà Giám đốc Madalena Lài của Trung Tâm Văn Hóa California mang đến. Buổi lễ được tổ chức tại Kỳ Đài trong khu thương mại Việt Nam thành phố Tacoma, với sự tham dự của nhiều hội Đoàn, Đoàn thể, các tôn giáo, các cơ quan truyền thông báo chí Việt Mỹ, Hội Không Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Vơ Bị Đà Lạt, Gia Đ́nh Mũ Đỏ, Nha Kỹ Thuật Pḥng Vệ Duyên Hải, Lực Luợng Đặc Biệt, Lực lượng Biệt Kích, Thiếu Sinh Quân, Toán Nhảy Bắc, Cảnh Sát Quốc Gia, Hội HO Seattle, Liên Hội HO, đặc biệt là rất đông giới trẻ tham dự. Đồng hương vui mừng được gặp lại anh hùng Lư Tống và sát cánh cùng anh trên con đường đấu tranh trước sự đàn áp thô bạo của bạo quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay tại quê nhà. Đại Diện Ban Tổ Chức Bác Sĩ Nguyễn Xuân Dũng chào mừng quan khách và nêu cao ư chí đấu tranh để giải thể chế độ độc tài Cộng sản sớm mang tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Phần văn nghệ đấu tranh sau đó đă kéo dài cho đến khoảng 4 giờ rưỡi chiều mới chấm dứt.(SBTN)


PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT: 30 THÁNG 4 TẠI VIỆT NAM

Tin Saigon - Trong khi đó thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra phóng sự đặc biệt về ngày 30 tháng 4 tại Việt Nam. Năm nay Cộng sản Việt Nam tổ chức lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 là ngày Lao động quốc tế như thế nào? Mời quư vị cùng theo dơi phóng sự đặc biệt từ trong nước sau đây (video 3 phút).

BIỂU T̀NH NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG TẠI ĐỨC QUỐC

Tin Bá Linh - Hơn nửa triệu người đă tham dự vào cuộc biểu t́nh nhân ngày Lao động quốc tế tại thủ đô Bá Linh của Đức quốc, trong lúc các nhân vật trong ban tổ chức đă chỉ trích đảng bảo thủ của đương kim Thủ tướng Angela Merkel đă phối hợp với những đảng trong liên minh để cản trở việc đặt ra một mức lương căn bản cho người dân tại nước này. Ông Michael Sommer, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Đức nói rằng nước Đức cần có một mức lương căn bản không dưới 7 đồng 50 xu một giờ. Ông cho biết đây là con số tối thiểu để có thể bảo đảm cho những công nhân có được một đời sống đầy đủ. Tại Bá Linh, hàng ngàn người tham dự vào cuộc biểu t́nh và sau đó tách ra thực hiện một cuộc biểu t́nh khác tại vùng quận Kreuzberg, nơi cư ngụ của đa số người dân thuộc những sắc tộc di dân khác mà nhiều nhất là người Thổ Nhĩ Kỳ hay các giống dân Ả-Rập. Một biểu ngữ được nh́n thấy đ̣i hỏi Âu châu không được tấn công Iran, trong khi một biểu ngữ khác th́ kêu gọi ủng hộ cho đảng Cộng sản của người Kurd. Một người biểu t́nh nói rằng đây là một khu vực đa sắc tộc của thành phố Bá Linh, và cuộc biểu t́nh này đă được tổ chức liên tục trong 3 năm qua. Một người khác cho biết ngày lao động quốc tế, nhưng những công nhân tại Đức vẫn phải tranh đấu để có được những quyền lợi tốt hơn tại chỗ làm việc. Lănh tụ đảng Dân Chủ Xă Hội là ông Kurt Beck đă nói chuyện trước đám đông, trong một cuộc biểu t́nh khác tại thành phố Woerth. Ông này nói rằng mọi người nên gia nhập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi của ḿnh, và ông cũng cảnh cáo chính quyền nước Đức là đừng bắt chước theo Anh quốc cách đây 20 năm, khi các nghiệp đoàn bị mất quyền lực dưới thời nữ Thủ tướng Margaret Thatcher, mà ông cho là cũng giống như đă bẻ găy sức mạnh của giới công nhân tại Anh quốc.(SBTN)


NHÓM TÂN PHÁT XÍT ĐỤNG ĐỘ CẢNH SÁT TIỆP KHẮC

Tin Burno - Tại Tiệp Khắc, khoảng 500 thành viên của phong trào tân Phát xít có tên là Narodni Odpur có nghĩa là phong trào kháng chiến quốc gia, đă đụng độ với Cảnh sát trong một cuộc biểu t́nh tại thành phố Burno vào ngày hôm nay. Phong trào này đă xin phép chính quyền để thực hiện một cuộc biểu t́nh chính thức nhân ngày lễ Lao Động quốc tế, nhưng khi những người biểu t́nh kéo đến tham dự, một số đă mang theo cờ quạt và những biểu ngữ trong lúc hô hào những khẩu hiệu có tính cách kỳ thị và phát xít. Thành phố Burno là thủ phủ của tiểu bang Moravia đă quyết định cấm cuộc diễn hành diễn ra như dự tính và đưa đến việc đám đông đă đụng độ với Cảnh sát. Nhiều thanh niên đă dùng gạch đá tấn công về phía lực lượng an ninh, và Cảnh sát cỡi ngựa đă đáp lại bằng cách dùng dùi cui, ṿi rồng và ngay cả lựu đạn cay để giải tán đám đông. Cuộc đụng độ kéo dài cả tiếng đồng hồ đưa đến việc một số xe cộ và các cửa tiệm bị đập phá, nhưng cuối cùng th́ Cảnh sát cũng đă tái lập được trật tự trong thành phố. Một số người bị bắt và sẽ bị đưa ra ṭa về tội gây hỗn loạn trong công chúng. Phong trào tân phát xít có phần phát triển tại quốc gia này trong những ngày qua, làm cho nhiều người lo ngại nhất là những di dân đang sinh sống tại Tiệp Khắc.(SBTN)


LĂNH TỤ FIDEL CASTRO KHÔNG XUẤT HIỆN

TRONG CUỘC DIỄN HÀNH HÀNG NĂM TẠI CUBA

Tin Havana - Hàng trăm ngàn người đă tụ tập tại thủ đô Havana của Cuba để chờ đợi được nh́n thấy mặt lănh tụ của họ là chủ tịch nhà nước Fidel Castro, thế nhưng nhân vật này đă không xuất hiện và đưa đến những tin đồn là sức khỏe của ông ta vẫn chưa hoàn thiện, sau 9 tháng đă được đưa vào bệnh viện và phải nhường chức lại cho người em ruột là Raul Castro. Fidel đă kêu gọi người dân Cuba hăy biến cuộc biểu t́nh ngày Lao động quốc tế để trở thành một cuộc biểu t́nh chống Mỹ, và sau khi có những h́nh ảnh được tŕnh chiếu trên truyền h́nh cho thấy rằng ông ta đă khỏe lại, nhiều người cho rằng ông ta sẽ xuất hiện trong cuộc biểu t́nh tại công viên Cách Mạng vào ngày hôm nay. Thế nhưng sau khi chờ đợi nhiều giờ, cuộc diễn hành đă diễn ra khi mọi người mang theo nhiều h́nh ảnh của Fidel Castro và hô to tên ông. Đây là cuộc diễn hành May Day đầu tiên mà lănh tụ Castro đă không có mặt trong suốt gần 4 thập niên. Lănh tụ nghiệp đoàn công nhân lao động Cuba là ông Salvador Valdes tuyên bố rằng mọi người rất lấy làm tiếc là không được nh́n thấy Castro 80 tuổi, nhưng ông mong là nhân vật này sẽ sớm b́nh phục. Nhiều người lo ngại là Fidel Castro sẽ không bao giờ c̣n trở lại nắm quyền, nhưng một số th́ lại tỏ ra lạc quan hơn. Những người chống đối th́ cho rằng sự vắng mặt của Fidel Castro cho thấy ông ta vẫn chưa khỏe, nhưng điều này cũng sẽ chưa đem đến những thay đổi ǵ cần thiết cho người dân Cuba ít nhất là trong lúc này, theo lời ông Oswaldo Paya. Trước đó Tổng thống Venezuela là ông Hugo Chavez tuyên bố rằng thần tượng của ông ta đă khỏe lại, và Tổng thống Bolivia là ông Evo Morales cũng tuyên bố ông chắc chắn là Fidel Castro sẽ tái xuất hiện trong buổi lễ ngày 1 tháng 5. Cuộc biểu t́nh ngày hôm nay đă thiếu vắng bài diễn văn của Fidel Castro thường kéo dài ba bốn tiếng đồng hồ, nhưng vẫn tràn đầy khí thế hận thù đối với Mỹ. Một tấm biểu ngữ đă nêu đích danh Tổng thống Bush và gọi ông ta là kẻ giết người và là Tổng thống của chủ nghĩa khủng bố.(SBTN)


TỔNG BÍ THƯ HỘI NGHỊ HỒI GIÁO THẾ GIỚI HẬU THUẪN CHÍNH SÁCH CỦA THÁI LAN

Tin Bangkok - Trong ngày hôm qua, ông Ekmeleddin Ihsanoglu, tổng bí thư của tổ chức có tên là Hội nghị Hồi giáo quốc tế gọi tắt là OIC, đă hội kiến với Ngoại trưởng Thái Lan Nitya Pibulsonggram tại thủ đô Bangkok, để t́m cách văn hồi an ninh tại 3 tỉnh ngự trị của người Hồi giáo tại miền cực nam là nơi mà các những phần từ ly khai nổi dậy từ đầu năm 2004 đă làm cho hơn 2000 người bị giết. Ông Ekmeleddin đă hối thúc chính quyền Bangkok hăy tiếp tục áp dụng chính sách mềm dẻo để giải quyết cuộc nổi dậy đẫm máu của những phần tử ly khai theo đạo Hồi và nói tiếng Mă Lai tại các tỉnh miền nam này. Trong cuộc họp báo sau khi hội kiến với Ngoại trưởng Pibulsonggram, ông Ekmeleddin nói với các phóng viên rằng ông nghĩ nan đề hiện nay tại miền nam Thái Lan là do bất đồng quan điểm, v́ thế ông khuyên tân chính quyền nên tiếp tục áp dụng chính sách mền dẻo để khuyến khích những người Hồi giáo hợp tác tốt hơn trong tương lai. Tân Thủ tướng Thái Lan là ông Surayud Chulanont đă hủy bỏ chính sách cực đoan mà người tiền nhiệm là ông Thaksin Shinawatra đă áp dụng. Vào năm 2005, ông Thaksin từng cáo giác Hội nghị Hồi giáo thế giới là vi phạm chủ quyền Thái Lan bằng cách chỉ trích chính sách của chính quyền Bangkok trong việc giải quyết t́nh trạng bất ổn tại miền nam Thái Lan.

Sau khi lên nắm quyền lănh đạo đất nước sau vụ đảo chánh không đổ máu để lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra vào hồi tháng 9 năm ngoái, ông Surayud đă xin lỗi đân chúng miền nam Thái Lan, là nơi mà đa số cư dân nói tiếng Mă Lai, về những vụ lạm dụng bạo lực của lực lượng an ninh; ông cũng đă đẩy mạnh chiến dịch đối thoại để có một sự chấp nhận rộng răi hơn về văn hóa và ngôn ngữ Mă Lai của dân chúng tại các tỉnh miền nam. Thế nhưng bất chấp sự hiện diện của hơn 30 ngàn binh sĩ và lực lượng bán quân sự được điều động đến vùng biên giới Thái Lan và Mă Lai, hầu như mỗi ngày đều có các vụ tấn công bằng bom và súng đạn khiến cho cả người Phật giáo lẫn Hồi giáo bị thảm sát. Ngoại trưởng Pibulsonggram cam kết là sẽ làm việc tích cực hơn để chấm dứt cuộc bạo động tại miền nam Thái Lan. Sau cuộc kiến với Tổng Bí thư của OIC, ông Pibulsonggram nói rằng dù chính quyền Thái đang t́m cách văn hồi an ninh, nhưng bạo động vẫn tiếp tục diễn ra, điều này không có nghĩa là chính quyền thiếu cố gắng, mà thực sự đang cố gắng hết sức để bảo vệ an toàn cho thường dân vô tội. Quân đội nói rằng họ cần thêm 10 ngàn binh sĩ, đến khu vực từng là một tiểu vương quốc Hồi giáo trước khi được sát nhập vào lănh thổ Phật giáo Thái Lan cách đây khoảng 1 thế kỷ; tuy nhiên chính quyền nói rằng có thể họ sẽ cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho dân làng thay v́ điều động thêm binh sĩ đến 3 tỉnh cực nam này.(SBTN)


HỘI NGHỊ MÔI SINH TẠI THÁI LAN

Tin Bangkok - Các khoa học gia và các giới chức của hơn 100 quốc gia đă được triệu tập tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, để duyệt xét lại bản báo cáo t́nh trạng môi sinh địa cầu, để dọn đường cho các nhà thực hiện chính sát cắt giảm bớt hiệu ứng chất thải nhà kiếng, và sự tốn kém trong việc ngăn chặn t́nh trạng thay đổi khí hậu của trái đất. Đây là bản phúc tŕnh thứ 3 do cơ quan có tên là ủy ban Liên chính quyền về sự thay đổi khí hậu gọi tắt là IPCC nghiên cứu và thực hiện, tiếp theo sau 2 bản phúc tŕnh đưa ra kết luận là chính con người đă tạo nên t́nh trạng hâm nóng địa cầu, nạn đói, hạn hán, hơi nóng bất thường và mực nước biển dâng cao hơn. Theo dự trù, bản tổng kết nghị quyết dài 24 trang nhằm chống lại sự thay đổi khí hậu địa cầu sẽ được h́nh thành vào thứ Sáu tuần này. Trong cuộc họp báo vào sáng nay, ủy hội Âu châu nói rằng họ đang là việc với các quốc gia phát triển và đang phát triển, để chống lại hiện tượng hâm nóng địa cầu. Ông Tom van Ierland, một giới chức tại ủy hội Âu châu nói với các phóng viên rằng họ đă yêu cầu Ấn Độ, Trung Cộng và Ba Tây hăy họp tác với các nước mở mang để làm giảm bớt hiệu ứng chất thải nhà kiếng, và đă bàn thảo với những nước này để t́m ra một phương pháp hữu hiệu hơn để giảm nồng độ nhiễm môi sinh.

Tuy nhiên người ta tin rằng nhiều quốc gia sẽ đề nghị thay đổi những điều khoản trong bản dự thảo, kể cả 1500 những điều bổ xung hoặc phản đối mà phái đoàn của Trung Cộng đă đưa ra khiến cho hội nghị đang bị lâm vào cảnh bế tắc. Theo nghị định thư Kyoto năm 1997, các nước phải t́m cách giảm bớt chất thải kỹ nghệ, giao thông và canh nông, bằng cách cắt bớt những khí nóng xuống thấp hơn 5% của mức trong thập niên 1990 trước năm 2012. Hoa Kỳ đă phản đối đ̣i hỏi của nghị định thư Kyoto, nói rằng nỗ lực này có thể sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế của Mỹ. Vào hồi tuần trước, Phó Chủ tịch của IPCC lưu ư là thế giới có thể sẽ có những trận thiên tai giống như trận cuồng phong Katrina từng hoành hành thành phố New Orleans vào năm 2005, v́ thế ông kêu gọi các chính trị gia phải hoạt động tích cực hơn. Đă có hơn 1000 đề nghị bổ sung đă được thêm vào bản dự thảo nghị quyết; và đa số các quốc gia phàn nàn là họ không thể nào hiểu được ư nghĩa thực sự của bản nghị quyết này, v́ nó toàn là những từ ngữ khoa học chuyên môn.(SBTN)

 


TẤN CÔNG KHỦNG BỐ GIA TĂNG MẠNH TRONG NĂM 2006

Tin Hoa Thịnh Đốn - Theo một thống kê được phổ biến vào ngày hôm nay, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đă có khoảng 14,000 vụ tấn công khủng bố đă xảy ra trên toàn cầu trong năm 2006 và cướp đi hơn 20,000 mạng sống, thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho thấy so với năm 2005, các vụ tấn công tăng 27%, số trường hợp tử vong tăng 41%, Báo cáo quốc gia về khủng bố năm 2006 và báo cáo điều tra các vụ khủng bố hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, 6600 vụ tức 47% các vụ tấn công khủng bố diễn ra tại Iraq, làm 13,000 người thiệt mạng, chiếm 65% số các vụ thiệt mạng liên quan tới khủng bố trên toàn cầu năm 2006. Tại Afghanistan, tổng số 749 vụ tấn công khủng bố đă xảy ra, tăng 50% so với 2005. Tại Iraq, trong năm 2006, lần đầu tiên vũ khí hoá học được đưa vào sử dụng trong vụ tấn công Sadr City ngày 23 tháng 11. Đây là dấu hiệu thay đổi chiến lược nguy hiểm của lực lượng khủng bố. Bản báo cáo gồm 335 trang nêu rơ cho tới nay, số các vụ khủng bố xảy ra nhiều nhất ở Cận đông và Nam Á là khu vực có Iraq và Afghanistan. 90% số 290 vụ tấn công gây ra thương vong lớn xảy ra ở hai vùng này. Tấn công khủng bố cũng tăng mạnh ở châu Phi, từ 253 vụ năm 2005 lên 420 vụ. Mức tăng bắt nguồn từ t́nh trạng bất ổn ở trong hoặc gần Sudan gồm cả vụ Darfur, và Nigeria nơi các cơ sở dầu và công nhân thường là mục tiêu bị tấn công. Tính tổng số, năm 2006 trên toàn cầu có 58,000 người thiệt mạng hoặc bị thương, một nửa là người Hồi giáo. Số người bị thương tăng 54% so với 2005. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Iran là nước tài trợ cho khủng bố lớn nhất và số thương vong cao hơn một phần là do số các vụ đánh bom liều chết không liên quan tới xe cô nhằm vào đám đông tăng cao, đặc biệt là tại Iraq. Cũng theo văn bản trên, có 28 công dân Mỹ thiệt mạng và 27 người khác bị thương trong các vụ tấn công khủng bố năm 2006, đa số là ở Iraq.(SBTN)

 


NGOẠI TRƯỞNG NHẬT GẶP GỠ CÁC LĂNH TỤ HOA KỲ

Tin Hoa Thịnh Đốn - Ngoại trưởng Nhật Bản là ông Taro Aso đă họp với nữ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice sau chuyến viếng thăm của Thủ tướng Shinzo Abe đến vùng thủ đô. Sau đó ông này dự trù sẽ bay sang Nga và Ai Cập để gặp gỡ người lănh đạo của ḿnh. Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nhật kéo dài trong 5 ngày, và ông đă gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Ṭa Bạch Ốc. Hai vị Ngoại trưởng đă bàn về t́nh h́nh an ninh tại vùng Đông Á cũng như tại Trung Đông trong phiên họp tại bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Theo chương tŕnh dự định, hai vị sẽ cùng họp với Tổng trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ là Robert Gates và Tổng trưởng Quốc Pḥng Nhật Bản là ông Fumio Kyuma trong phiên họp ngày hôm nay, để bàn về việc giảm thiểu số lượng 50,000 binh sĩ Hoa Kỳ hiện đang đóng tại Nhật Bản. Tokyo và Hoa Thịnh Đốn đang tính đến chuyện sẽ trao thêm quyền cho Nhật trong việc kiểm soát t́nh h́nh an ninh trong vùng Á Châu Thái B́nh Dương. Từ Hoa Thịnh Đốn, ông Aso sẽ bay sang Mạc Tư Khoa là nơi ông sẽ gặp gỡ Ngoại trưởng Sergei Lavrov của Nga và Tổng trưởng An ninh là ông Igor Ivanov, trước khi bay sang Ai Cập để tham dự hội nghị về Iraq sẽ diễn ra tại đây mà bà Rice dự trù cũng sẽ tham dự.(SBTN)

 


TỔNG THỐNG BUSH HỌP VỚI 2 NHA LĂNH ĐẠO ÂU CHÂU

Tin New York - Hoa Kỳ đang chủ tọa hội nghị thượng đỉnh thường niên về các vấn đề kinh tế và an ninh với hai nhà lănh đạo hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu tại Ṭa Bạch Ốc vào ngày hôm qua. Tổng thống Bush đang hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, khi Đức đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu, và người đứng đầu Ủy ban Âu Châu là ông Jose Barroso. Tin cho hay sự thay đổi khí hậu toàn cầu và chương tŕnh vũ khí nguyên tử của Iran cũng như các vấn đề an ninh xuyên Đại Tây Dương sẽ là các chủ đề trong chương tŕnh nghị sự. Các nhà lănh đạo Hoa Kỳ và Âu Châu dự trù sẽ kư các thỏa thuận kinh tế khác, trong đó có thỏa thuận hàng không mở cửa bầu trời nhằm đẩy mạnh thương mại xuyên Đại Tây Dương. Ông Bush cũng bàn với các lănh tụ Âu châu về chương tŕnh lá chắn chống hỏa tiễn hiện đang gây tranh căi với Nga, sau khi Tổng thống Nga là ông Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ có thái độ để chống lại chương tŕnh của Mỹ. Ông Bush nói rằng ông sẽ giải thích rơ rệt hơn cho bà Merkel và ông Barroso về chương tŕnh này, và cũng sẽ liên lạc với Tổng thống Putin để xoa dịu những nỗi lo ngại của Mạc Tư Khoa. Trước đó ông đă gởi Tổng trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ là ông Robert Gates đến Mạc Tư Khoa vào tuần trước và mời Nga cùng tham dự chương tŕnh, mà ông gọi là để chống lại những đe dọa của bọn khủng bố, chứ không phải để mở lại cuộc chiến tranh lạnh với Nga. Tuy nhiên ông rất lấy làm tiếc là Nga đă không chấp nhận những lời giải thích này, nhưng nói bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn c̣n đang cố gắng dàn xếp t́nh h́nh để tránh một cuộc đụng độ.

 


Hoa Kỳ ngày hôm qua cũng đă chuẩn y một thỏa thuận về đường không mang tính quan trọng với Liên Hiệp Âu Châu, mở đường cho việc thúc đẩy cạnh tranh chuyên chở đường không vượt Đại Tây Dương. Thỏa thuận bầu trời mở làm tăng tính cạnh tranh và có thể dẫn tới giá vé xuyên Đại Tây Dương sẽ giảm theỉu. Tổng thống Bush đă kư hiệp định bầu trời mở với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Thủ tướng Đức Angela Merkel bên lề hội nghị thượng đỉnh, và theo thỏa thuận này, bất kỳ một hăng hàng không Âu châu nào cũng có thể bay từ bất cứ một điểm nào trong khối 27 quốc gia thành viên của Âu châu tới Mỹ và ngược lại. Không một hạn chế nào về số lượng chuyến bay, lộ tŕnh hay loại máy bay nào được áp dụng. Việc tăng cường cạnh tranh sẽ giúp đổi mới thị trường vận chuyển đường không vượt Đại Tây Dương và dẫn tới việc hạ giá vé, theo lời ông Jacques Barrot là phó chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu tuyên bố. Thỏa thuận mới được kư sẽ nới lỏng giới hạn về số lượng dịch vụ bay giữa Âu châu và Hoa Kỳ, sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 3 năm 2008. Thoả thuận bầu trời mở sẽ khiến 4 hăng hàng không hiện được phép hoạt động giữa các phi trường Mỹ và phi trường Heathrow tại Luân Đôn sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của bà Merkel đến Hoa Thịnh Đốn kể từ khi lên nắm quyền Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, và bà đă đẩy mạnh việc thay đổi khí hậu với Hoa Kỳ trước khi chủ tọa hội nghị G-8 vào tháng 6 sắp tới. Bà được coi là một đồng minh thân cận với Tổng thống Bush, mà những h́nh ảnh trước đây khi ông này bóp vai cho bà Merkel đă trở thành đề tài gây nhạo báng trong giới chính trị gia tại Âu châu.(SBTN)

 


THÁI LAN LẠI Đ̀NH HOĂN PHIÊN XỬ ÔNG VƠ ĐỨC VĂN

Tin Bangkok - Theo thông báo đưa ra trong phiên ṭa ngày 9 tháng tư vừa rồi, hôm nay ṭa án Thái Lan tái xét vụ ông Vơ Đức Văn là một người có quốc tịch Mỹ gốc Việt, về việc đặt bom trước ṭa Đại sứ Cộng sản Việt Nam vào năm 2001. Đây là lần thứ hai ông Vơ Đức Văn xuất hiện trước ṭa sau khi bị dẫn độ từ Hoa Kỳ sang Thái hồi tháng 12 năm ngoái. Phiên tái xét bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều ngày thứ bảy vừa qua tại Ṭa h́nh sự nam Thái Lan. Tương tự như lần xem xét hồi ngày 9 tháng tư vừa qua là không có tranh tụng trước ṭa, lần này các thẩm phán cũng chỉ trao đổi với phía công tố viên và luật sư biện hộ cho bị can về các chứng từ mà luật sư cung cấp cho ṭa. Đó là các chứng từ về vụ việc Vơ Đức Văn đă được xử tại Hoa Kỳ. Sau khi có những trao đổi suốt chừng một tiếng, chánh án cho biết ṭa chấp thuận đơn của Vơ Đức Văn và hoăn xử cho đến ngày 29 tháng 6 tới đây. Vào ngày đó Ṭa cần có xác thực những văn bản mà luật sư biện hộ tŕnh cho ṭa. Trong suốt phần trao đổi giữa các thẩm phán với công tố và luật sư biện hộ, bị can được một phiên dịch chuyển lại ư nghĩa của những trao đổi đó. Ngay sau phiên ṭa, luật sư Wrasit Piriyawiboon khi gặp các phóng viên có mặt tại phiên ṭa lặp lại ư kiến mà chánh án nêu ra, đại ư là trong phiên xử dự kiến vào tháng sáu tới đây, ṭa cần phía Đại sứ quán Hoa Kỳ chứng minh tính xác thực những chứng từ mà luật sư đă tŕnh cho ṭa. Bản thân ông Vơ Đức Văn cũng cho biết ông không hề có hành vi khủng bố, mà việc làm của ông xuất phát từ động cơ chính trị. Ông cũng xác nhận việc đă đệ đơn lên ṭa án Thái Lan tŕnh bày về việc ông đă được phía Hoa Kỳ xét xử và thời gian ở trong tù của ông cũng đă chừng sáu năm nay. Nhắc lại, ông Vơ Đức Văn hay Vơ Văn Đức theo như báo chí trong nước thường gọi ông, hồi ngày 19 tháng sáu năm 2001 đă cùng vài người khác đặt hai quả bom không ng̣i nổ trước ṭa đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan. Ông bị bắt sau khi về đến Hoa Kỳ và bị dẫn độ sang Thái hồi năm ngoái.(SBTN)

 


VƠ VĂN KIỆT LẠI HÔ HÀO H̉A HỢP H̉A GIẢI

Tin Hà Nội - 32 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, nhà nước Việt Cộng vẫn đàn áp trù dập những người phản kháng, nhưng cựu Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Vơ Văn Kiệt lại một lần nữa lên tiếng kêu gọi ḥa giải dân tộc. Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Kiệt khẳng định Tổ quốc là của mọi người, dân tộc, quốc gia Việt Nam là của mọi người chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả. Trả lời phóng viên Xuân Hồng, ông Kiệt nói Việt Nam nay đă bắt tay với tất cả các kẻ thù trong quá khứ và không có lư do ǵ người Việt không thể cùng ngồi lại. Nhân vật này nói rằng hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lư do ǵ giữa người Việt với nhau không ḥa giải được. Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, th́ tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau. Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC tại Sài G̣n trong những ngày tháng Tư thứ 32 kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Vơ Văn Kiệt cũng nói về những mất mát trong chính gia đ́nh ông cũng có những người đứng ở hai bên bờ chiến tuyến do hoàn cảnh bắt buộc như vậy. Ông nói đă tới lúc bỏ lại phía sau những chia rẽ mà ông nói rằng phần nhiều do nước ngoài can thiệp gây ra.

 

Đề cập tới cuộc bầu cử Quốc hội Cộng sản Việt Nam sắp tới, ông Vơ Văn Kiệt cho biết ông ủng hộ mạnh chuyện để các ứng viên tự ứng cử và muốn người dân được tự do lựa chọn. Ngoài ra, ông hoan nghênh việc người Việt ở nước ngoài có hai quốc tịch và được tham gia ứng cử ở Việt Nam. Vấn đề định nghĩa thế nào là một người Việt Nam yêu nước cũng được đặt ra với nhà chính trị được nói là tuy nghỉ hưu nhưng vẫn c̣n nhiều ảnh hưởng. Trước hết ông bác bỏ quan điểm rằng người cộng sản không yêu nước. Ông khẳng định ông là một người quốc gia yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ngược lại, ông Vơ Văn Kiệt nói có một cách nh́n méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xă hội là đúng, c̣n những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xă hội th́ không yêu nước đủ như ḿnh. Ông nói có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào. Quan điểm về ḥa hợp ḥa giải dân tộc và cụm từ thường được gọi là quốc gia và cộng sản cũng được ông nói đến. Về ḥa hợp ḥa giải dân tộc, ông khen đương kim Thủ tướng Cộng sản là Nguyễn Tấn Dũng làm tốt hơn ông về vụ nghĩa trang Biên Ḥa. Ông cũng thú nhận là có nhiều sai lầm v́ đă lèo lái Việt Nam theo một mô thức kinh tế nhất định. Dù chính ông Vơ Văn Kiệt đă đồng ư để BBC phỏng vấn nhưng phóng viên BBC đă phải mất nhiều cuộc gặp với cán bộ nhà nước mới gặp được ông chỉ một giờ trước khi ra phi trường về lại Anh quốc.(SBTN)


TRUNG CỘNG VÀ CỘNG SẢN VIỆT NAM TIẾP TỤC TRANH CHẤP VỀ TRƯỜNG SA

Tin Hà Nội - Những dấu hiệu cho thấy có những rạn nứt trong mối giao hảo giữa hai nước láng giềng Cộng sản Việt Nam và Trung cộng, mà vấn đề chính là quần đảo Trường Sa. Trong những ngày qua Bắc Kinh đă lên tiếng phản đối việc Hà Nội đă kư kết một thỏa thuận với công ty BP của Anh quốc trị giá 2 tỉ mỹ kim để khoan ḍ một mỏ khí đốt tại vùng đảo nằm về phía nam của Việt Nam, làm cho người ta lo ngại là Trung cộng sẽ áp dụng chính sách mạnh tay hơn để kiểm soát quần đảo này. Hai giếng khí đốt Mộc Tĩnh và Hải Thạch nằm ở miền nam vịnh Côn Sơn, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 cây số, được để cho công ty BP khai thác cùng với sự phối hợp với công ty dầu hỏa quốc doanh PetroVietnam và liên doanh với công ty Hoa Kỳ Conoco-Phillips. Bộ Ngoại giao Trung cộng hôm 12 tháng 4 nói rằng việc này là vi phạm chủ quyền của Trung cộng và tuyên bố hành động của Hà Nội là gây quan ngại cho mối liên hệ giữa hai nước, cũng như vi phạm vào hiệp ước chung đă kư kết về những tranh chấp về Trường Sa. Hà Nội th́ nói rằng khu vực này nằm trong vùng chủ quyền của Việt Nam đúng theo luật quốc tế. Bắc Kinh đă lên tiếng phản đối ngay trong chuyến thăm viếng của Chủ tịch Quốc Hội Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng đến thủ đô Trung cộng trong tuần qua. Vùng tranh chấp nằm gần mỏ khí đốt và dầu hỏa Lan Tây, đă được khoan ḍ từ cuối thập niên 90 và khai thác từ năm 2003. Đây là khu vực cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện Phú Mỹ với công xuất 3800 Megawatt ở ngoại ô Saigon, nơi đang thu hút khá nhiều chương tŕnh đầu tư của các công ty ngoại quốc.

Nay th́ Việt Nam đang thực hiện một ống dẫn khí đốt từ khu vực Mộc Tĩnh và Hải Thạch, do một công ty của Nam Hàn khai thác, nhằm đưa khí đốt vào bờ và cung cấp cho một nhà máy điện mới tại Nhơn Thạch với công xuất 2640 Megawatt, nằm cách Saigon khoảng 60 cây số về phía đông. Việt Nam hiện đang cần đến hơn 230,000 Megawatt điện trước năm 2010, mà hơn 70,000 Megawatt là do các nhà máy điện chạy bằng khí đốt cung cấp. Đến năm 2020, Hà Nội hy vọng sẽ tăng gấp đôi số điện này lên đến 440,000 Megawatt, trong đó hơn 120,000 Megawatt là do các nhà máy bằng khí đốt cung cấp. Trong lúc đang diễn ra tranh chấp tại Trường Sa, th́ ngành điện lực Trung Quốc cho biết sẽ xuất cảng sang Việt Nam 2.5 tỷ kilowat giờ điện năng trong năm nay. Tân Hoa Xă thông báo công ty lưới điện nam Trung quốc cho biết tin này. Lên tiếng trong buổi lễ khánh thành đường dây tải điện 220 kilovolt nối liền Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam của Trung quốc với tỉnh Hà Giang của Việt Nam mới đây, chủ tịch công ty là ông Viên Mậu Trinh nói đừơng dây này có khả năng tải một tỷ kilowat giờ trong 10 năm. Đường dây truyền tải điện này dài tổng cộng 300 cây số, trong đó 170 cây số nằm trên đất Trung Quốc, với phí tổn xây dựng là 53 triệu đô la Mỹ. Đây là đừơng dây tải điện thứ năm đựơc thiết lập nối hai nước. Tất cả nhằm cung ứng điện cho sáu tỉnh Việt Nam sát đường biên giới Việt-Trung. Ngoài Việt Nam, công ty lưới điện Nam Trung quốc c̣n hợp tác về điện năng với Lào, Cam Bốt và Miến điện, dựa vào nguồn cung ứng từ các đập thuỷ điện trên ḍng sông Mekong.(SBTN)

 


VIỆT NAM SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP CỦA HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT LA NINA

Tin Hà Nội - Các chuyên gia thuộc viện Khí tượng thủy Văn cho biết hiện tượng thời tiết La Nina sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu tại Việt Nam từ khoảng tháng 5 và tháng 6 tới. Theo dự báo th́ La Nina sẽ gây ra những cơn băo, lũ lụt và các khu vực bị gánh chịu nhiều thiệt hại nhất là vùng ven biển miền Trung, gồm các tỉnh từ Nghệ An đến B́nh Thuận. Ngoài ra cũng sẽ có một vài đợt nắng nóng gay gắt ở một số địa phương thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam vào những tháng đầu mùa mưa. T́nh trạng khô hạn và thiếu nước sẽ kéo dài đến hết tháng 11. Việc cảnh báo sớm về sự xuất hiện của La Nina sẽ giúp người dân có thể sửa soạn những biện pháp pḥng chống thiên tai hữu hiệu hơn. Trong một tin khác, đợt mưa chuyển mùa đă bắt đầu tại các tỉnh Nam bộ, và mùa mưa sẽ bắt đầu vào giữa tháng năm, theo nhận định của pḥng dự báo đài khí tượng miền Nam. Đợt mưa từ vừa đến to có thể kéo dài ở các vùng ven biển từ B́nh Thuận trở vào nam và mạn đông bắc Sàig̣n. Nhiệt độ trung b́nh hạ xuống khoảng 2 đến 3 độ bách phân. Mưa sẽ thường diễn ra vào chiều tối và đêm. Biển động và giông mạnh có thể diễn ra tại khu vực quanh đảo Phú quốc(SBTN)

 


NAM HÀN GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THU NHẬN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LỚN NHẤT TẠI Á CHÂU

Tin Hán Thành - Các khoa học gia Nam Hàn đă hoàn tất một hệ thống thu nhận năng lượng mặt trời, được tin là lớn nhất tại Á châu, có thể cung cấp 2.2 megawatt điện trong mỗi ngày, tức là đủ điện năng cho khoảng 700 gia đ́nh. Tấm thu nhận năng lượng mặt trời này do công ty LG thực hiện, được xây cất tại thành phố Munkyong, cách thủ đô Hán thành khoảng 170 cây số về hướng đông nam. Ông Shim Seung-bo, một chuyên gia năng lượng của công ty LG nói rằng tấm lưới điện này chỉ dùng năng lượng mặt trời mà không có bất cứ một nguồn môi sinh nào khác, và hệ thống này có nhiều thuận lợi hơn các nguồn nhiên liệu mới, v́ nó chỉ dùng năng lượng duy nhất của mặt trời để tạo ra điện năng. Hệ thống này gồm có hơn 10 ngàn phiến thu nhận ánh sáng mặt trời, trải dài một diện tích rộng gần 40 ngàn thước vuông. Ông Shim cho biết hiện nay hệ thống thu nhận năng lượng mặt trời tại thành phố Munkyon lớn vào hàng thứ sáu trên thế giới, và lớn nhất Á châu, với công suất mỗi ngày là khoảng 2.2 megawatt điện. Phải mất 7 tháng trời và tốn kém khoảng 18 triệu mỹ kim để tài trợ cho công tác xây cất hệ thống này.

Trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự khai thác năng lượng hóa thạch để giảm bớt sự gia tăng khí hậu địa cầu, chính quyền Nam Hàn đang t́m cách tuân thủ nghị định thư Kyoto bằng cách t́m kiếm các nguồn nhiên liệu trong sạch mới. Ông Paik Kwang-hyun, tổng giám đốc cơ quan hoạch định năng lượng của Nam Hàn nói rằng họ đang t́m những nguồn năng lượng mới để hội đủ tiêu chuẩn của những quốc gia tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên tổng số ứng dụng các nguồn năng lượng mặt trời tại Nam Hàn hiện nay vẫn ở mức duới 1% của tổng số điện năng dùng cho toàn quốc; v́ thế chính quyền đang t́m cách khuyến khích các hăng tư nhân hăy đầu tư vào lănh lực này để t́m kiếm thêm nguồn năng lượng thân thiện và trong sạch, dù rằng điện năng từ hệ thống thiên nhiên này được bán ra với đắt hơn so với tiền điện cho các công ty điện năng của tư nhân hoặc của chính quyền cung cấp. Hoa Kỳ là nước đang khuyến khích các công ty khai thác thêm nguồn điện năng từ mặt trời, nhưng cho đến nay các nước Á châu vẫn là những nước đi trước trong việc này.(SBTN)


 U.S RETRENCHING ON PROTECTION OF MONTAGNARDS

WASHINGTON DC - The U.S. State Department is planning to abandon a small but important program that protects Montagnard refugees from Vietnam from the threat of persecution for religious and other reasons. Only swift, determined Congressional opposition will stop the change. The reduction of refugee protection was made in the State Departments Bureau of Population, Refugees and Migration in spite of a recent letter from six Members of Congress asserting that "any such decision would be contrary to continuing Congressional concern for the welfare of Montagnards, both inside and outside of Vietnam, as reflected in U.S. refugee law." The State Department removed the extra layer of protection for Montagnards before responding to the letter. Montagnards, an ethnic group in the Central Highlands of Vietnam, have been the target of harsh treatment for historical Montagnards supported the U.S. during the Vietnam War, religious, ethnic and economic reasons. Several thousand Montagnard refugees have resettled in the U.S., and small numbers of Montagnards continue to leave Vietnam, sneaking across the border to Cambodia, where they seek protection from the UN High Commissioner for Refugees. UNHCR interviews the Montagnards in Phnom Penh to determine if they qualify for protection as refugees. Those granted refugee status become eligible for resettlement in the U.S. or other countries. For several years, the U.S. has given those who didnget refugee status from UNHCR a second interview and a second chance.

 

In 2006, the U.S. interviewed 75 Montagnards who had been denied refugee status by UNHCR in Phnom Penh and granted refugee status to 33. The year before the U.S. granted refugee to 20 of 25 who had been denied refugee status by the UNHCR. Under the so-called Lautenberg Amendment, the U.S. applies more lenient standards than UNHCR to certain groups of concern, including Vietnamese Montagnards. Starting on May 1, the State Department will end its policy of granting second chance interviews in Phnom Penh to Montagnards rejected by UNHCR. Instead, those Montagnards will be sent back to Vietnam and told to meet with State Department officials in either Hanoi or Ho Chi Minh City. The change, announced in a State Department directive with the misleading title of "Implementing The Action Plan For Ethnic Minorities From Vietnams Central Highlands," was explained to Refugees International by a State Department official this week. The State Departmentown findings suggest that the new policy will close a crucial safety valve for Montagnards because travel within Vietnam is sometimes restricted. The State Departments latest human rights report says, "Local authorities required members of ethnic minority groups to obtain permission to travel outside certain highland areas, including in some cases travel outside their own villages." Although the UNHCR, under new monitoring procedures in the Central Highlands, reports that Montagnards are well treated when they return, the State Department own human rights report for 2006, paints a more disturbing picture. There were numerous reports the ethnic minorities seeking to cross into Cambodia were returned by Vietnamese police operation on both sides of the border, sometimes followed by beatings and detentions. In defending the change in policy, State Department officials say that conditions in the Central Highlands are improving, and that Vietnam is allowing more outside visitors to monitor conditions there. The new policy weakens protections for Montagnards, undermines congressional intent, and possibly exposes Montagnards to new problems when forced home. At best they will face additional delay in seeking refugee status; at worst, they could face discrimination and harassment from Vietnamese authorities. The Montagnard Foundations stated that the State Department should delay the policy until Congress has time to explore the implications of the decision to close an important safety valve for Montagnards. They have asked anyone concerned to write Rep. Tom Lantos, the chairman of the House Foreign Affairs Committee. Ask him to hold a hearing on the State Departmentweakened protection for Montagnards.


VIETNAMS DECAYING LAKES ENDANGER RESIDENTS

HANOI - The Vietnamese government said 120 lakes are in need of immediate repair as their weak and decaying banks could crumble any day, threatening to cause landslides and floods during the coming rainy season. The agriculture ministrys Department of Fisheries said its recent survey shows that large lakes like Tra Can in Quang Nam Province, Trung Chi in Quang Tri, Xuan Duong in Nghe An, Da Ban in Khanh Hoa and Huoi Pha in Dien Bien are all in need of major work. Ministry official in charge of dike safety Dang Van Bay said that locals living near these lakes face danger as the risk of their banks bursting is very high. Around 100 lakes lack the ability to drain water, which could result in floods especially as the rainy season is only days away. In total, 852 out of the countrys 2,000 lakes are in need of at least some repair. Bay said the ministry has allocated VND100 billion (US$6.25 million) this year to repair and upgrade the lakes most in need through to 2008. As a temporary solution, the ministry has instructed authorities to repair the lakes rudimentarily by August at the latest, so at least some water may be drained by that point. For the more permanent and long term plan, the ministry has managed to mobilize 2.7 trillion Dong or 168.7 million dollars in Official Development Assistance funding from foreign countries and the World Bank to repair 10 of the major lakes.