Ngày Nhân Quyền Việt Nam

 

Nguyễn Đạt Thịnh

 

Đúng ngày11 tháng 5, 13 năm trước, Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton kư ban hành luật công nhận ngày 11 tháng 5 hàng năm là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, với mục đích nhắc nhở nhân dân Hoa Kỳ về t́nh trạng nhân quyền vẫn chưa đến với những người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ ở bên kia bờ Thái B́nh Dương.

Sau 13 năm, có vẻ không phải chỉ riêng nhân dân Hoa Kỳ cần đuợc nhắc nhở, mà cả chính quyền Hoa Kỳ cũng không có một ư niệm rơ rệt về những ǵ đang xẩy ra trên quê hương chúng ta.

Dân Biểu Chris Smith, một nhà làm luật Hoa Kỳ hiểu thấu đáo về t́nh h́nh hiện tại của Việt Nam, và tâm trạng thờ ơ của nhiều viên chức hành pháp Hoa Kỳ đă phải nói, "Tôi thấy nhiều người ngây thơ, cứ nghĩ là nếu trao đổi thương mại với Việt Nam, cho Việt Nam hưởng quy chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn PNTR, giúp Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO th́ Việt Nam sẽ đổi mới, sẽ lắng nghe nguyện vọng của người dân, sẽ trở thành một chính phủ có trách nhiệm hơn.

"Nhưng thực tế tại Việt Nam là, những người đáng lẽ phải được nhà nước cộng sản tuyên dương lại bị chúng hạ ngục, và tôi tin đó là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả mọi người ở Quốc Hội cũng như ở Bạch Cung, cho cả Tổng Thống nữa. Trao đổi thương mại với Hà Nội không có nghĩa là sẽ đem dân chủ, tự do đến cho người dân Việt Nam."

Một buổi điều trần về t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam cũng đuợc tổ chức chiều thứ Năm 5/11 tại Hạ viện Hoa Kỳ, dưới sự chủ tọa của nữ dân biểu Loretta Sanchez, người đi thăm Việt Nam tháng trước và chứng kiến cảnh công an Việt Cộng ngăn cấm không cho thân nhân những chiến sĩ dân chủ vào tư dinh đại sứ Michael Marine dự tiệc trà và gặp bà Sanchez.

Nữ dân biểu Loretta Sanchez chủ toạ buổi thuyết tŕnh về t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam hôm 10-5-2007. PHOTO RFA/ Thanh Truc

Nhiều dân biểu Hoa Kỳ chỉ trích Việt Cộng trở mặt sau ngày được cấp PNTR, được nhận vào WTO rồi tiếp tục chà đạp quyền con người, tiếp tục truy lùng bắt giữ những người đối lập, những nhà bất đồng chính kiến ôn hoà, sách nhiễu, giam cầm và xét xử những tu sĩ tranh đấu bất bạo động cho tự do tôn giáo, ngược đăi người sắc tộc, buộc họ chối bỏ đức tin. Mới nhất là kết án tù những người trí thức không cùng chính kiến với nhà nước cộng sản.

Các dân biểu Hoa Kỳ chủ trương đi đôi với chính sách mở rộng thương mại song phương, Hoa Kỳ phải tạo áp lực để buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cũng phải xem xét để đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC –danh sách những nước cần được lưu tâm v́ thiếu tự do tôn giáo.

Đó là nội dung các thuyết tŕnh viên người ngoại quốc trong các tổ chức gồm Freedom House, Amnesty International, Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, và các thuyết tŕnh viên Việt Nam nêu ra trong buổi điều trần.

Ngồi ghế chủ tọa và cũng là người triệu tập buổi điều trần, nữ dân biểu Loretta Sanchez, phát biểu: “Chính phủ Việt Nam tiếp tục coi thường áp lực của cộng đồng thế giới, tiếp tục đàn áp đối lập, v́ thế nhiệm vụ của lập pháp Hoa Kỳ là đưa tất cả những sự vi phạm đó ra ánh sáng.

"Buổi điều trần này không những vô cùng quan trọng v́ liên quan đến chính sách bang giao của hành pháp Mỹ đối với Việt Nam, mà c̣n rất cần thiết để giúp cho các dân biểu khác trong Hạ viện Hoa Kỳ hiểu rơ về t́nh trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam hiện nay.

"Chúng tôi tin là Việt Nam phải trở lại trên danh sách CPC cho tới khi nào có sự cải thiện. Chúng tôi tin là trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, điều hệ trọng có ảnh hưởng đến tương lai của người dân Việt Nam chính là sự liên kết giữa thương mại và nhân quyền. Không thể tách rời vấn đề nhân quyền ra khỏi những ṿng thảo luận về thương mại và mậu dịch."

Lập trường dứt khoát và kiên tŕ của bà Sanchez đang mỗi ngày một mở rộng ảnh hưởng trong giới lập pháp Hoa Kỳ.

Giáo sư Richard Land, uỷ viên của Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, tŕnh bày, "Nhân quyền ở Việt Nam vẫn là câu chuyện phức tạp, thật đáng tiếc là mọi chuyện gần như diễn biến một cách sai trái từ khi Việt Nam đạt tới những thỏa thuận thương mại toàn diện với Hoa Kỳ."

Thuyết tŕnh viên của Amnesty International, tức Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tiến sĩ T Kumar nói, “Đối với Ân Xá Quốc Tế, Việt Nam vẫn là một điển h́nh của sự thiếu vắng nhân quyền và những vấn đề vi phạm trong lănh vực này. Ân Xá Quốc Tế cảm thấy vô cùng bi quan trước hiện t́nh như vậy.."

Ông đề cập tới những vụ bắt bớ cũng như đàn áp đối lập được tiến hành mới đây ở Việt Nam, điển h́nh như phiên toà xét xử bác sĩ Lê Quang Sang, ông Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyển thuộc đảng Dân Chủ Nhân Dân vừa rồi, phiên toà xử hai hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ngày thứ năm, và nhiều người bất đồng chính kiến khác nữa trong những ngày tới.

Bên cạnh những biện pháp mà Amnesty International mong muốn lập pháp và hành pháp Mỹ áp dụng cho những hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, thuyết tŕnh viên T Kumar c̣n nói đến một vấn đề khác là, "nên gởi một tín hiệu cụ thể đến người dân Việt Nam, chứ không phải đến chính quyền Việt Nam. Amnesty International yêu cầu Uỷ Ban Quan hệ Quốc Tế của Hạ viện vận động kế hoạch tài trợ hai triệu đô la để dọn sạch những khu vực ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất khai quang màu da cam trong thời chiến, cũng như giúp những nạn nhân của hoá chất da cam ở Việt Nam có phương tiện chạy chữa."

Tiến sĩ T Kumar nhấn mạnh rằng yêu cầu này không có mục đích chính trị mà chỉ mang tính cách nhân bản, v́ đă ba thập niên qua rồi, và có nhiều trẻ Việt Nam được sinh ra với những chứng bệnh do thuốc khai quang gây nên.

"Vấn đề hoá chất da cam nên được nh́n qua góc cạnh nhân bản và công b́nh cho nhân dân Việt Nam chứ không phải cho chính phủ xứ này," Kumar nói. "Thực hiện được điều ấy chính là gởi một thông điệp tích cực tới người dân Việt Nam, khiến cho họ nh?n ra là người Mỹ luôn hướng tới điều tốt lành khi lên tiếng tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ cùng với nhân dân Việt Nam."

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một trong những thuyết tŕnh viên về t́nh trạng thiếu nhân quyền ở Việt Nam. PHOTO RFA/ Thanh Truc.

Tiếp đó bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một trong những thuyết tŕnh viên về t́nh trạng thiếu nhân quyền ở Việt Nam, bày tỏ cảm tưởng:

"Buổi thuyết tŕnh hôm nay rất quan trọng và càng quan trọng hơn nữa khi được tổ chức một ngày trước Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được lưỡng viện quốc hội Mỹ chấp nhận. Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam rơi vào ngày 11 tháng Năm mỗi năm.”Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay đến với mọi người vào đúng thời điểm có những biến chuyển khiến cho cả thế giới phải quan tâm.

"Bên cạnh h́nh ảnh của Linh Mục Nguyễn Văn Lư bị công an bịt miệng trong phiên ṭa xử ông ở Thừa Thiên-Huế hôm 30 tháng Ba vừa rồi, mới hôm qua ṭa án thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa kết án 3 nhân vật bất đồng chính kiến và sáng nay, 2 người khác cũng bị đưa ra xét xử ở Hà Nội.

"Theo Nhà nước cộng sản th́ những người này phạm tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa, chiếu theo điều 88 của Bộ Luật H́nh Sự."

Dân biểu Chris Smith của bang New Jersey, điều hợp viên cuộc họp báo, khai mạc buổi sinh hoạt. PHOTO RFA

Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay đến với mọi người vào đúng thời điểm có những biến chuyển khiến cho cả thế giới phải quan tâm.

Hà Nội đang cố gắng phủ nhận việc bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lư; chúng nói bức h́nh Linh Mục Lư bị công an bịt miệng trong phiên ṭa xử ông ở Thừa Thiên-Huế hôm 30 tháng Ba vừa rồi là dàn dựng, ngụy tạo; mặc dù mới hôm 10 tháng 5 ṭa án thành phố Hồ Chí Minh lại kết án 3 nhân vật bất đồng chính kiến và sáng hôm sau, 2 người khác cũng bị toà Hà Nội hạ ngục.

Trước những vi phạm nhân quyền tiếp nối và đầy thách thức của Hà Nội, dân biểu Chris Smith nói, "Tôi nghĩ mọi người phải tự cam kết với chính ḿnh là nỗ lực hơn nữa cho nhân quyền ở Việt Nam, đ̣i hỏi chính phủ phải cho người dân được hưởng những quyền căn bản mà hiện giờ, vẫn nằm trong tay của giới lănh đạo.

"Trong những ngày gần đây, cả thế giới đều thấy chính phủ Việt Nam đang đi ngược với trào lưu của lịch sử, điển h́nh là sự kiện họ liên tục đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ, những người tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng. Đó là hành động không ai có thể chấp nhận được.

"V́ vậy, nhân Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam năm nay, điều đầu tiên mọi người đều phải làm là cùng nhau cất tiếng nói chung để phản đối và nhắc nhở Chính Phủ Hà Nội rằng họ có trách nhiệm phải tôn trọng những công ước về nhân quyền mà chính họ đặt bút kư, và nếu là một chính phủ có trách nhiệm, họ phải tôn trọng ư kiến của cộng đồng thế giới. Quan trọng hơn cả là Chính Phủ Việt Nam phải tôn trọng người dân.

Nhắn nhủ Hà Nội Dân Biểu Chris Smith nói, "Tôi thấy điều chính phủ Việt Nam đang làm sẽ tạo nên những bất lợi, và dường như họ không thấy được rằng các sự kiện đang xảy ra sẽ làm tổn thương mối quan hệ giữa hai nước, sẽ gây trở ngại cho quan hệ về kinh tế giữa đôi bên và quan hệ chính trị mà Hoa Kỳ mong được thể hiện với Việt Nam.

"Tôi cũng thấy các viên chức tại Washington phải tự đặt câu hỏi “Hà Nội làm cái ǵ vậy? Tại sao Hà Nội lại làm những chuyện vô lư như thế này?"

Trong lúc dư luận Hoa Kỳ ghi nhận nhiều giao động về việc Việt Cộng trắng trợn chà đạp nhân quyền tại Việt Nam th́ người Việt hải ngoại tại Oslo, Nauy tổ chức cuộc "Hội luận Quốc tế về Ḥa b́nh và Phát triển Con người".

Diễn giả quốc tế góp mặt tham luận là những giáo sư đại học, học giả, nhà nghiên cứu, bác sĩ chuyên khoa, nhà hoạt động xă hội hay nhân quyền... như Tiến sĩ Upadhyaya, Đại học New Delhi, Ấn Độ, Tiến sĩ Ratnayaka, Giảng sư Đại học Tích Lan, Tiến sĩ Sitthipol, nhà hoạt động xă hội ở Thái Lan, Tiến sĩ Deegalle, Giảng sư Đại học Bath, Anh quốc, Bác sĩ Baura, Đại học Y khoa Paris, v.v...

Đặc biệt c̣n có Dân biểu Hoybraten, Quốc hội Na Uy, Chủ tịch Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo, ông Arne Lynngård, Chủ tịch Sáng hội Rafto, bà Rapisarda, Điều hợp viên Diễn đàn Ḥa b́nh thuộc Hội đồng Thiên Chúa giáo Nauy, và ông Vơ Văn Ái, Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Cuộc Hội luận Quốc tế về Ḥa b́nh này do Ḥa thượng Thích Trí Minh, Viện chủ chùa Khuông Việt và Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Nauy đứng ra tổ chức. Gần 400 thức giả, đại diện các tổ chức, cơ quan Na uy và cộng đồng người Việt đến tham dự.

Ngày Hội luận đă tạo nên không khí đối thoại cởi mở, chân t́nh và mở ra một tương lai kết hợp giữa các tôn giáo và tổ chức nhân bản quốc tế.
 

Dân biểu Daggfin Hoybraten và Ḥa thượng Thích Trí Minh. RFA PHOTO

Ḥa thượng Thích Trí Minh cho biết lư do cuộc tổ chức này trong bài Diễn văn khai mạc. Ngài nói, " … nước Việt Nam nhỏ bé của chúng tôi, chiến tranh chấm dứt từ năm 1975. Thế nhưng 32 trôi qua, người dân Việt vẫn c̣n sống trong thống khổ, đói nghèo, không có tự do; v́ chế độ độc tài toàn trị vẫn c̣n ngự trị.

"Chế độ này chỉ nghĩ đến đặc quyền đặc lợi cho đảng Cộng sản của họ, mà không nghĩ đến hạnh phúc, ấm no cho toàn dân. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chúng tôi là một giáo hội có lịch sử hai ngh́n năm với 80% dân số theo đạo Phật cũng bị chế độ này đàn áp, không được quyền tự do sinh hoạt tôn giáo.

"Đa số các báo chí, truyền thông Tây phương khi viết về Việt Nam chỉ phiến diện nói lên công cuộc phát triển kinh tế. Nhưng lại quên đi khía cạnh phát triển con người trong ḥa b́nh chưa được khởi động, sự tôn trọng các quyền cơ bản Con người được các Công ước quốc tế của LHQ quy định và bảo đảm chưa được tuân thủ tại Việt Nam."

Không khí sôi nổi chỉ trích, đối phó với đợt Việt Cộng phóng tay đàn áp các chiến sĩ dân chủ Việt Nam làm tôi nhớ lại nhiều lần tôi so sánh việc Việt Cộng đàn áp đối lập ồ ạt này với trận tổng công kích Mậu Thân 40 năm trước, v́ hai hoạt động này, dù xẩy ra trên hai b́nh diện chính trị và quân sự khác nhau nhưng lại mang nhiều tương đồng.

Tương đồng quan trọng nhất là Việt Cộng tấn công diện nhưng lại nhắm thắng trận tại điểm. Năm 1968 diện là Saigon, Huế và một trăm thị xă Nam Việt, trong lúc điểm là Hoa Thịnh Đốn và Bạch Cung. Chúng xả láng đem hết lực lượng du kích vào nướng tại chiến trường thành phố, không mong chờ một chiến thắng quân sự nào trên chiến trường, mà lại mưu cầu thay thế chính sách Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ bằng cách thay đổi người lănh đạo chính phủ --lúc bấy giờ là tổng thống Lyndon B. Johnson.

Sau khi Johnson tuyên bố không ứng cử nữa, và Nixon thắng cử với chính sách dứt chiến tại Việt Nam, Việt Cộng đă thắng trận Mậu Thân, mặc dù chúng tổn thất 60% của tổng số 84,000 du kích quân chúng tung vào thành phố.

Năm nay diện là các chiến sĩ dân chủ mà chúng đang đàn áp, nhưng điểm lại là cái quốc hội chúng cần phải thắng bằng thủ đoạn quen thuộc "đảng cử dân bầu." Chúng đang thành công trong việc dắt cả thế giới chạy theo hướng phản đối loạt đàn áp thô bạo của chúng, không ai c̣n để ư đến ngày 5/20 đảng cử dân bầu nữa.

Mọi người đ̣i trả tự do cho linh mục Lư, luật sư Đài, luật sư Công Nhân, và những chiến sĩ dân chủ khác, chúng sẽ trả tự do cho mọi người.

Ngày chúng mở cửa ngục là sau ngày đảng cử dân bầu và trước ngày Triết đi Mỹ. Chúng trả tự do cho các chiến sĩ dân chủ để hóa giải áp lực của Hoa Kỳ và khiến mọi nỗ lực của người Việt hải ngoại chúng ta hỏng cẳng.

Tôi đang chế ra một câu vè dân gian nói là "không ớt nào cay bằng ớt hiểm, không bợm nào đàng điếm bằng vi xi"; câu vè nghe c̣n chói lỗ tai quá.

Xin bạn đọc góp vần giúp tôi.
Nguyễn Đạt Thịnh