TÁC GIẢ LÂM LỄ TRINH TẠI SAN JOSE

TỪ VỀ NGUỒN ĐẾN THỨC TỈNH




Các diễn giả: Đại Tướng Nguyễn Khánh, bà Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh.

SAN JOSE (Dân Sinh News) - Hơn 200 người ngồi kín hội trường ViVo tại San Jose suốt 3 giờ đồng hồ để tham dự, vào một ngày mà Luật Sư Lâm Lễ Trinh gọi là ngày của sự thật. Tuy nhiên khách thuyết tŕnh là Đại Tướng Nguyễn Khánh cho rằng sự thật của mỗi người một khác. Cựu quốc trưởng Việt Nam nói thêm là cùng ngồi đây mà người ngồi bên trái nh́n thấy sự thật khác với người ngồi bên tay mặt.

Sau khi kư giả Nguyễn Vạn B́nh giới thiệu quan khách th́ Dược Sĩ Nguyễn Văn Bảy đảm trách vai tṛ MC để giới thiệu khách thuyết tŕnh. Đại Tướng Nguyễn Khánh mở đầu buổi hội luận chính trị đă xin nhường lại diễn đàn cho bà Nguyễn Tôn Hoàn là vị nữ lưu duy nhất và chưa từng có dịp nói chuyện với cộng đồng tại San Jose.

Trong chỗ riêng tư bà Bác Sĩ Hoàn cho biết là vừa mới trải qua một buổi tối thứ Sáu hết sức giao động. Cô cháu ngoại đầu tiên của bà đi cắm trại mới bị tai nạn té vào ṿng lửa trại bị phỏng cấp ba cháy cả hai tay. Cả nhà phải vào nhà thương, để lại bà ngoại trông đám cháu nhỏ đồng thời ngồi viết bài diễn văn cho buổi ra mắt sách của Luật Sư Lâm Lễ Trinh.

Trong hơn 10 phút mở đầu, bà có nhắc đến người chồng quá cố là Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, nguyên một thời là phó thủ tướng Việt Nam Cộng Ḥa. Cả hai ông bà đều là thân hữu với tác giả Lâm Lễ Trinh. Bà nhắc đến kỷ niệm của thời sinh viên Hà Nội, và sau cùng bà kết luận với kêu gọi các sinh viên Việt Nam hiện ở quê nhà hăy đứng lên làm lịch sử.

Lời kêu gọi đúc kết hết sức ư nghĩa nếu chúng ta biết rằng cách đây 65 năm, có cô sinh viên Sài G̣n lối 19 tuổi là người cùng với một cô bạn đă đứng hát lần đầu tiên bài ca Này Sinh Viên Ơi, đứng lên đáp lời sông núi. Bài ca này về sau được dùng làm quốc ca của Việt Nam Cộng Ḥa tại miền Nam. Cô sinh viên đó là bà Nguyễn Tôn Hoàn.

Diễn giả tiếp theo là cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, nguyên chủ tịch hạ viện Đệ Nhị Cộng Ḥa đă dành th́ giờ b́nh luận đầy đủ về các tác phẩm của nguyên bộ trưởng nội vụ của Đệ Nhất Cộng Ḥa Lâm Lễ Trinh.

Ông là người đọc rất kỹ và ghi chú rất cẩn thận để nhắc lại từng chương điều của các tác phẩm.

Người thứ ba là Giáo Sư Nguyễn Văn Canh đă có dịp khai triển các điểm đúng và sai của tác phẩm qua những tài liệu nghiên cứu của chính ông. Đồng thời cũng nhân dịp này ông Canh say sưa khai triển những hiểu biết riêng về lănh vực kinh tế, tài chính hiện nay từ quốc tế đến quốc nội. Khi Giáo Sư Canh chấm dứt phần của ḿnh, th́ Dược Sĩ MC Nguyễn Văn Bẩy mới nhắc nhở diễn giả về số th́ giờ quá thời hạn được ấn định. Khách diễn giả sau cùng trở lại là Đại Tướng Nguyễn Khánh, nói ngắn hơn, v́ chính ông cũng quản ngại sợ lấn vào phần chính của tác giả. Tuy nhiên phần tŕnh bày của Đại Tướng Khánh xem chừng mộc mạc và chân thành nên hấp dẫn người nghe qua những lời lẽ trực tiếp giản dị, không nặng từ chương.

Ông cũng nhắc đến một vài chỗ trong tác phẩm mà ông nói rằng “thấy thế mà không phải như vậy.”

Tướng Khánh cũng không ngần ngại phê b́nh những điều đúng và sai của Đệ Nhất Cộng Ḥa là triều đại mà ông đă từng tham dự trực tiếp! Ông kết luận bà Ngô Đ́nh Nhu có lỗi lầm trong những năm Tổng Thống Diệm cầm quyền. Đại Tướng Khánh cũng cho biết là đă chuẩn bị viết hôûi kư nhưng việc phát hành th́ vẫn chưa thuận tiện.

Phần nói chuyện của Tướng Khánh dường như c̣n được trông đợi nhiều hơn nhưng ông đă ngưng lại để dành phần chính cho tác giả.

Tiếp theo, hơn một giờ thuyết tŕnh được dành cho nhân vật chính. Luật Sư Lâm Lễ Trinh rất hùng biện và nhiệt thành trong công việc khơi nguồn lịch sử. Cử tọa hết sức lịch sự và nghiêm chỉnh ngồi nghe ông nói về các huyền thoại cần tháo gỡ và những đề nghị cần thực hiện. Với tinh thần chống Cộng tích cực, ông đă thuyết phục cử tọa qua các câu chuyện và các lư luận của một nhà chính trị, của một luật sư, của một nhà nghiên cứu.

Phần lớn nội dung nói chuyện đều được cử tọa tán thành v́ ông nói lên chính tâm tư của họ. Có thể nói tác giả rất chú trọng đến việc trải tấm ḷng qua phần nói chuyện nhiều hơn là lo việc bán sách.

Trên sân khấu hai tấm h́nh lớn chụp lại b́a tác phẩm, một bên là Về Nguồn và một bên là Thức Tỉnh coi như hai bức thông điệp chính của diễn giả đồng thời là tác giả gửi đến cho cộng đồng. Với bốn diễn giả khách và vị tác giả thuyết tŕnh viên chính, buổi hội luận tràn đầy tin tức và hấp dẫn đối với cử tọa lưu tâm đến lịch sử.

Đă từ lâu nay chưa từng có các chính khách của cả Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa cùng lên nói chuyện một lượt. Có đại tướng quốc trưởng, có thủ tướng, có bà phó thủ tướng, có bộ trưởng nội vụ, có giáo sư luật khoa. Bà Nguyễn Tôn Hoàn và Giáo Sư Nguyễn Văn Canh đồng thời lại là các nhà lănh đạo trong các đảng phái cách mạng của miền Nam Việt Nam. Trong hàng cử tọa có vị tướng tư lệnh hải quân năm nay 88 tuổi, có tướng chỉ huy cao cấp của ngành t́nh báo Việt Nam Cộng Ḥa. Hỏi về niên kỷ của các khách thuyết tŕnh th́ Đại Tướng Nguyễn Khánh 83 tuổi, Luật Sư Lâm Lễ Trinh 84 tuổi và bà Nguyễn Tôn Hoàn 85 tuổi.

Xem ra với các niên trưởng như vậy mà vẫn một ḷng nhiệt thành với đất nước quả là điều đáng quư.

Sau phần nói chuyện, tiếp theo là những b́nh luận và câu hỏi của cử tọa. Một vị cao niên lên đưa đề nghị nên cần có các hành động sắt máu cụ thể với chính trị bộ của Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên khi nói đến việc thi hành th́ đề tài tạm ngưng ở đó. Một vị khác đưa câu hỏi về cái chết của hai anh em Tổng Thống Diệm và vai tṛ của Tướng Dương Văn Minh, tuy nhiên đây cũng chỉ là một vấn nạn của lịch sử mà không thể có một câu trả lời cho rơ ràng. Thẩm Phán Phan Quang Tuệ cũng có thắc mắc về những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa, lại một lần nữa những chuyện thực bên trong th́ chỉ có Tổng Thống Thiệu mới có thể trả lời được nhưng nay ông đă không c̣n nữa.

Nội dung của các diễn giả cũng như tâm tư của đa số cử tọa cao niên, đều hướng về thế hệ tương lai. Tuy nhiên sự tham dự của giới trẻ trong buổi hội đàm rất chính trị và rất nghiêm túc lần này vẫn c̣n quá ít. Cô Vũ Trinh tự nhận là thế hệ 40, đại diện cho báo Việt Tribune có lên đóng góp ư kiến và đưa ra sự quan tâm về việc làm thế nào để vận dụng giới trẻ nhập cuộc. Nhưng người c̣n trẻ hơn nữa là cô Thu Nga, xướng ngôn viên truyền h́nh Dân Sinh đă lên giăi bầy tâm sự và đưa ra câu hỏi. Cô nói là chỉ có 5 tuổi vào năm 1975, chưa được 10 tuổi đă là thuyền nhân, mồ côi mẹ năm 15 tuổi. Số phận nhờ các anh chị nên được học hành và tốt nghiệp tại Hoa Kỳ. Nghĩ đến thân phận cô đă tủi thân và ngậm ngùi trên diễn đàn.

Thu Nga nói là thế hệ 30 của cô rất muốn tham dự, nhưng các đàn anh chú bác quá chia rẽ và chống đối nhau, vậy cô dấn thân theo ai?

Đoạn cuối cùng, cô đă xúc động nên chấm dứt câu hỏi đem đến sự bùi ngùi lắng đọng của các vị khách thuyết tŕnh và cử tọa. Các niên trưởng đă làm ǵ mà tuổi trẻ phải nghẹn ngào rơi lệ. Câu hỏi của thế hệ 30 đưa ra, chắc rằng không phải chỉ dành cho các diễn giả, mà dành cho tất cả mọi người Việt tại hải ngoại. Và câu hỏi này đă chấm dứt bài viết về một buổi hội đàm chính trị lịch sử tại San Jose.

(GIAO CHỈ GHI LẠI)