Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy được Văn Bút Quốc Tế tuyên dương

 

                                                            nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3 năm 2007

 

 

         Một tuần nữa, ngày 8 tháng 3 năm 2007, thế giới sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Phụ Nữ. Giống như nam giới, đứng ở tuyến đầu cuộc chiến đấu cho Nhân Quyền và quyền Tự do phát biểu, người phụ nữ thường bị quá nhiều đau khổ thiệt thòi vì những sự trả thù của những kẻ không ưa thích những điều mà người phụ nữ muốn nói muốn viết ra. Tù ngục, hăm dọa và cả đến giết hại là những khí cụ dùng để hủy diệt những tiếng nói chỉ trích bạo quyền và bạo lực. Trong một Thông cáo phổ biến ngày 1 tháng 3 năm 2007, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù cho biết hơn 60 nữ văn sĩ và nữ ký giả là nạn nhân của những vụ hành hung, sách nhiễu vì họ hành sử quyền Tự do phát biểu trong 12 tháng qua. Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới đưa ra làm thí dụ điển hình bốn trường hợp sau:

* nhà văn và nhà báo Nga Politkosvkayav bị bắn chết tại nhà riêng ở Mạc Tư Khoa ngày 7 tháng 10 năm 2006;

* nhà báo và nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Umida Niyazo, nước Ouzbékistan, bị bắt ngày 22 tháng giêng năm 2007 và hiện còn bị giam chờ truy tố ra tòa;

* nhà báo Serkalem Fasil, nước Éthiopie, bị nhốt tù từ tháng 11 năm 2005 và đã sinh ra một bé trai tháng 6 năm 2005 tại bệnh viện cảnh sát.

* nhà  văn và nhà báo Việt Nam Trần Khải Thanh Thủy thường xuyên bị sách nhiễu và hăm dọa vì những bài viết của bà.

         Văn Bút Quốc Tế kêu gọi hội viên ở khắp thế giới đồng tuyên dương những nữ đồng nghiệp viết văn và làm báo dũng cảm hiện đang bị giam cầm và hành hung vì sử dụng quyền tự do phát biểu. Các nhà văn trên toàn cầu sẽ gởi kháng nghị thư đến các nhà cầm quyền Ouzbékistan, Éthiopie và Việt Nam cộng sản. Văn Bút Quốc Tế đòi chế độ Tachkent phóng thích bà Umida Niyazo, chế độ Addis-Abeba trả tự do cho bà Serkalem Fasil và chế độ Hà Nội chấm dứt những sự sách nhiễu và biện pháp quản chế đối với bà Trần Khải Thanh Thủy. Nhân dịp này Văn Bút Quốc Tế cũng tố cáo một số Nhà nước đàn áp các nữ văn sĩ và nữ ký giả viện dẫn và áp dụng những luật hình độc đoán về tội phạm phỉ báng, như Mễ Tây Cơ, Algérie, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân, Serbie, Colombie, Pérou, Ba Tư và Ba Tây.

         Khi viết về bà Trần Khải Thanh Thủy, Thông cáo nhắc rằng những sự sách nhiễu và hăm he dọa dẫm các nhà văn ở Việt Nam từng là mối ưu tư quan ngại nhiều năm nay cho Văn Bút Quốc Tế. Trong số những nhà văn bị đàn áp đó có bà Trần Khải Thanh Thủy. Nhà văn viết tiểu luận này đã bị công an bắt giữ ngày 2 tháng 9 năm 2006 vì những bài viết của bà phổ biến trên Internet.  Gia đình bà không được thông báo chi hết. Được thả ra sáng hôm sau, bà liền bị thẩm vấn kéo dài trong suốt ba tuần lễ. Công an hạch hỏi bà vì bà đã viết về những nạn nhân của bất công xã hội. Đặc biệt là về rất nhiều trường hợp cán bộ viên chức tham nhũng và lạm quyền, cướp đất chiếm nhà của hàng ngàn nữ nông dân không có khả năng tự vệ và đối kháng. Bà lại bị tạm giữ mấy tuần lễ sau vì những bài tiểu luận mới nữa. Tháng 10 năm 2006, công an thiết lập một thứ ‘tòa án nhân dân’ tại một sân vận động ở Hà Nội. Bà Trần Khải Thanh Thủy bị áp tải ra giữa nơi đó và bị một đám đông 300 người do công an điều động đến đấu tố và sỉ nhục. Chưa hết, một đám đông khác đã bao vây nhà bà. Bọn người hiềm thù đó còn buộc tội bà là ‘kẻ phản bội và bán rẻ danh dự’. Rồi tới chiều ngày 27 tháng 10, trước sự hiện diện của công an, một đám đông khác tràn vào nhà bà. Hai vợ chồng bà bị hành hung đánh đập tàn bạo. Công an và cảnh sát từ khuớc bảo vệ bà. Hiện nay bà coi như bị quản thúc tại gia. Bà Trần Khải Thanh Thủy là biên tập viên bán nguyệt san thông tin & nghị luận Tổ Quốc (www.to-quoc.net). Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) vừa trao tặng bà Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet 2007. Giải thưởng năm nay dành cho 45 nhà cầm bút bị đàn áp, ngược đãi trên khắp thế giới. Trong số tân khôi nguyên có 8 nhà văn và nhà báo dân chủ đối kháng Việt Nam. Bên cạnh bà Trần Khải Thanh Thủy có nhà báo Nguyễn Vũ Bình* đang bị cầm tù và đau nặng, nhà viết tiểu luận Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà bình luận Nguyễn Chính Kết, nhà báo cựu tù nhân Nguyễn Khắc Toàn, nhà viết quân sử CS cựu tù nhân Phạm Quế Dương và nhà luật học cựu tù nhân Lê Chí Quang. Theo tin giờ chót*, hưởng ứng cuộc vận động của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ/American PEN Centre) cho biết sẽ nhận nhà báo Nguyễn Vũ Bình làm hội viên danh dự, sau Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. (Thông cáo VBQT bổ túc với tài liệu của LHNQVN-TS và Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong)

 

Genève ngày 2 tháng 3 năm 2007

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 Nguyên văn Anh Ngữ Thông cáo của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù

 

1 March 2007

  

International PEN

Writers in Prison Committee

8 March 2007 – International Women’s Day

 

On 7 October 2006, author and journalist, Anna Politkovskaya, was shot dead by an assassin at her home in Moscow. In January this year, Uzbek, journalist and human rights activist, Umida Niyazova was arrested and is still in prison awaiting trial. Serkalem Fasil, an Ethiopian journalist, is in detention under appalling conditions. She gave birth to a son in prison in June. In Vietnam, Tran Khai Thanh Thuy lives under constant harassment and threat for her writings. These are just some of the over 60 women writers and journalists who have come under attack for the practice of their right to freedom of expression in the past year. On 8 March 2007, International Women’s Day, International PEN, the world association of writers, will be  commemorating those women who have come under attack for  the practice of their professions.

 

The assassination of Anna Politkovskaya, an outspoken and courageous writer whose writings on human rights abuses by Russian forces in Chechnya had led her to be arrested, harassed, and subject to a suspected poisoning attempt, led to an international outcry. Her death is among that of thirteen journalists have died in apparent “contract killings” since President Putin came to power in 2000. An investigation into her death is under way alongside fears that the true authors of her murder will never be brought to justice.

 

Another woman who had reported on human rights abuses, Uzbek journalist and activist, Umida Niyazova, is now in prison awaiting trial. Arrested on 22 January, Niyazova is being held under a three month pre-trial detention order for smuggling “subversive” literature into Uzbekistan and illegally crossing the border.(Her passport had been seized by Uzbek officials during an earlier arrest in December.) It is clear that her imprisonment is linked to her reporting on issues including the May 2005 Andijan massacre. Those who have seen Niyazova in prison suggest that she is in deep distress, and is missing her two-year old son. www.internationalpen.org.uk/index.php?pid=33&aid=552&type=current

 

 

 

In June 2006, Ethiopian, journalist Serkalem Fasil, who has been imprisoned since November 2005, gave birth to a son in a police hospital. Amnesty International reports that the child was born prematurely in dire conditions and that a doctor’s recommendation that the child be given incubation was refused. The child is now being cared for by his grandparents. Fasil is married to another journalist, Eskinder Nega, who is also held in Katili prison, and that the couple are provided limited access to each other. Fasil and Nega were among 15 journalists arrested in late 2005 following articles critical of the May 2005 parliamentary elections. They are accused of treason, a charge that carries the death penalty.   In recent months there have been disturbing reports that a number of journalists have died in custody. http://blogs.amnesty.org/blogs/write4rights/2006/11/28/1164723866871.html

 

 

 

Harassment and intimidation of writers in Vietnam has long been of concern to PEN. Among them is Tran Khai Thanh Thuy, an author and essayist who was arrested briefly in September  2006 for articles that she posted on the internet.  She was again briefly detained a few weeks later for publishing further essays. She is editor of the dissident magazine To Quoc (Fatherland). In October she was subjected to a “People’s Court” in Hanoi where police gathered 300 people to denounce and humiliate her, and her home had been attacked by mobs calling her a traitor and a prostitute. Police refused to provide protection. She is now living under virtual house arrest. She is among this year’s Hellman Hammett Award winners. More information on:  http://hrw.org/english/docs/2007/02/06/vietna15277_txt.htm

Tran Khai ThanhThuy (c) RFA

 

 

Criminal defamation laws are often used to silence those who criticise authority. In November 2006, PEN launched a campaign to highlight its concerns that these laws treat defamation as a criminal, rather than a civil, offence, and argues that the term "insult" is too vague to have any legal standing as a charge and should thus be scrapped from penal codes entirely.    Among the featured cases is that of Mexican writer, Lydia Cacho Ribeiro, who had a year-long struggle with the courts before being acquitted in January 2007 of charges of defaming a local businessman whom she accused of having connections with another man being prosecuted for child prostitution. Other women writers and journalists found themselves before the courts for libel and insult in Algeria, Morocco and the Philippines.

 

Insult laws in Turkey brought some of the country’s most noted writers, journalists and academics to the courts. Among them was Elif Shafak, an internationally renowned author accused for comments made by characters in her novel, and Ipek Çalislar, tried for insulting the memory of Kemal Atatürk in her biography of his first wife. Both were acquitted in late 2006, only to find their lives placed under acute danger following the assassination of the Armenian Turkish editor, Hrant Dink in January 2007. Police protection has, belatedly, been offered to the around 20 writers whose names subsequently appeared on extreme nationalist “death lists”. Death threats, usually from unknown persons in the form of telephone calls were also made against women reporters in countries including Serbia, Colombia, Peru, Iran and Brazil.

 

Women at the forefront of the struggle for human rights and freedom of expression, like their male counterparts, all too often find themselves suffering reprisals from those who do not like what they have to say. Imprisonment, threats, and even murder are the tools that are used to suppress these critical voices. International Women’s Day, 8 March 2007, is a moment for International PEN members world-wide to celebrate these courageous women writers and journalists.

 

Focus Appeals

 

Appeals may be sent on the focus cases below. Please also send a copy of your appeal to the representative of the state concerned in your own country.

 

Uzbekistan, Umida Niyazova

Expressing concern that Umida Niyazova is held in violation of her right to freedom of expression and calling for her immediate and unconditional release.

 

Islam A. Karimov

President of the Republic of Uzbekistan

Rezidentysia prezidenta

Ul. Uzbekistaniskaia 43

Tashkent

Uzbekistan

Fax: +998 71 139 5325

 

 Ethiopia, Serkalem Fasil

Protesting the detention of Serkalem Fasil along with that of other Ethiopian writers and journalists, believed to be held in violation of their right to freedom of expression and calling for their release.

 

Prime Minister

Meles Zenawi

Office of the Prime Minister,

PO Box 1031,

Addis Ababa,

Ethiopia

 

 Vietnam, Tran Khai Thanh Thuy

Calling for an end to the harassment and restrictions placed against Trah Khai Thanh Thuy

 His Excellency Nguyen Minh Triet

President Socialist Republic of Vietnam

C/O Ministry of Foreign Affairs

Hanoi, Socialist Republic of Vietnam

 ……………………………………………………………………………………………………….. 

Writers in Prison Committee

International PEN

Brownlow House

50/51 High Holborn

London WC1V 6ER UK

Tel: + 44 (0) 20 7405 0338

Fax: + ff (0) 20 7405 0339

 

  *************************************************************************