Download the original attachment

Ăn nói bạt mạng 

Tại chùa Khánh Anh  (Bagneux) gần Paris, ngày 24 tháng 3, có bữa cơm chay tiếp đón GS Nguyễn chính Kết.Nhân vật người nho nhỏ, dáng vóc nhà giáo, tóc đen nháy, được chải thành nếp, giọng nói đều đều, vui vui. Trên nét mặt và tiếng nói, không có dấu vết lo sợ, bàng hoàng. Trái lại, lúc nào cũng thản nhiên và yêu đời. Lại còn mừng rỡ nữa !

Họ muốn truy nã tôi, áp đảo vợ tôi. Nhưng đó chỉ là man kịch để khuyến khích tôi ở hẳn lại ngoại quốc, nhưng tôi sẽ trở về VN. Nguyễn Chính Kết nói về  tương uulai ngon lành như vậy. Ngày nào về phải giữ kín, còn về đến nhà là cái chắc vì khi vào cuộc mới thấy có nhiều kẽ hở có thể khai thác. Anh kể chuyện là CA không nghĩ ra là phải cấm cấm những người như anh gia hạn giấy thông hành. Anh gõ cửa toà lãnh sự Mỹ, được tiếp đón, được nhận những ưu đãi : thời gian là một năm, ra vào nhiều lần. Còn phi trường thì chọn địa điểm ngoài lãnh thổ VN, rồi nhờ ai mua vé giùm và đường đường chính chính lên máy bay. Có những tổ chức đưa người Việt ra vào Cao Miên không cần giấy tờ, như trường hợp của anh.

Nguyễn Chính Kết  bị CA theo dõi thường xuyên, trừ vào ban đêm (10 giờ đêm đến 6 giời sáng).Trong khoảng cách đó, cứ việc đi lại, kể cả khi vượt biên…Bình thuờng, nếu anh hẹn với ai ở càfê thì công an lôi cả hai người đi. Nếu anh đi họp với một nhóm sinh viên, thì CA sẽ làm việc với vài sinh viên. Thành ra không có cách nào vận động được quần chúng.Nếu giới dân chủ có được một tờ báo có giấy phép bình thường thì còn gì tốt bằng. Anh xin Quốc Hội Na Uy gây áp lực để chính quyền VN chấp nhận cho anh em dân chủ có quyền ra một nhật báo như vậy. Giới chính khách Na Uy không tin là áp lực sẽ thành công trong vụ này. Vấn đề sinh tử của chế độ CS, đâu có dễ.

Tuy nhiên cuộc đàn áp hiện nay, nếu nó thể làm ngưng trệ các hoạt động chống đối trong một thời gian, nhưng không cản trở được tinh thần tranh đấu của anh em. Trước kia, khi phải đi làm việc, hai đùi tôi rung lập cập không sao tự chủ được mình. Nguyễn Chính kết kể vậy. Nhưng dần dần, anh nói, tôi quen đi, hết nao núng. Lúc đầu còn nói năng đắn đo, sau ăn nói bạt mạng đi, chẳng còn phải dè dặt gì cả. Ðó là tâm lý của các chiến sĩ hiện nay. CS không có thể ngờ là chính họ đã đào tạo một lớp người bướng bĩnh, lão luyện. Mỗi người phản ứng theo nhiều khía cạnh. Ở hải ngoại, khi được thông tin, thường chỉ có thể hiểu một cách phiến diện.

Kinh nghiệm tranh đấu : đó là một bảo đảm cho tương lai. Nếu anh nói vậy thì còn lý gì mà ta hoai nghi.

Ðinh Vinh Phúc 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

anh