Bộ Ngoại Giao Đan Mạch tiếp GS. Nguyễn Chính Kết 19/3/2007

 

Ngày 19/3/2007, Bộ Ngoại Giao Đan Mạch, Trưởng pḥng Á Châu & Châu Mỹ Latin sự vụ (Head of Department Asia and Latin America), Bà Susan Ulbaek đă hội kiến 1 giờ đồng hồ cùng GS Nguyễn Chính Kết (GS. NCK) tại Bộ Ngoại Giao Đan Mạch. Cùng tháp tùng có TS Huỳnh Trương Trúc (TS HTT) như thông dịch viên.

++++++++

Dưới đây là tóm dịch nội dung chính (TS. HTT ghi lại phần dịch trực tiếp tại Bộ Ngoại Giao) 

Sau những chào hỏi, cuộc đối thoại bắt đầu như sau: 

Bà Susan: Làm sao mà các vị liên lạc được với nhau để đến đây (GS. NCK & TS HTT) ? 

TS. HTT: Tôi gởi thư cho Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao như Hội Trưởng Chuyên Gia Việt Nam tại Đan Mạch, và cũng là 1 đảng viên Việt Tân, là thành viên trong Liên Minh DCNQVN mà GS NCK là thành viên sáng lập. Do đó chúng tôi có sự liên lạc (GS. NCK & TS HTT). 

Bà Susan: Hoạt động của Ông (GS. NCK) và những người cộng sự với Ông về dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, khiến quư vị bị ǵ ở Việt Nam ?

 GS. NCK: Bản thân tôi vừa bị lệnh truy nă tại Việt Nam. Trước khi công du hải ngoại tôi cũng bị mời về công an làm việc 3 tuần liên tục.

 Bà Susan: Những người cộng sự với Ông ở Việt Nam th́ sao ? 

GS. NCK: Những người có quá khứ tranh đấu được thế giới biết như tôi th́ đở hơn. C̣n những người cộng sư dưới tôi th́ họ bị bắt như Ông A Bà B (người dịch không nhớ tên). 

Bà Susan: Cách đây bao lâu? Họ có được xử án hay không và hiện nay thế nào ?

 GS. NCK: Cách đây khoảng 6 tháng. Có người bây giờ được thả, có người vẫn c̣n bị giam. Không có vấn đề xử án đối với những người bị bắt mà tôi biết.

......

Thỉnh thoảng Bà Susan nh́n tài liệu từ Bộ Ngoại Giao Đan Mạch (để giử khung sườn đối thoại).

 Bà Susan: Nhiều h́nh ảnh ngoại giao Việt Mỹ qua APEC 2006 vừa qua, Ông nghĩ ǵ về quan hệ này.

 GS. NCK: Có hai khuynh hướng thân Trung Cộng và thân Mỹ trong Bộ Chính Trị Việt Nam. Phe thân Mỹ muốn phát triển kinh tế, phe thân Trung Cộng muốn giữ thế cộng sản. Nhưng không phe nào thật sự quan tâm đến người dân. Chính giới Mỹ tiếp xúc với Hà Nội một phần v́ muốn làm giảm liên hệ Việt Nam và Trung Cộng, một phần v́ thương mại. 

Bà Susane: Một thời gian gần đây vấn đề nhân quyền tại Việt Nam có vẻ tốt. Phải chăng đă chuyển hướng và tại sao ?

 GS. NCK: Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007 có thể nói là một thời điểm đánh dấu cho chúng tôi (những người đấu tranh dân chủ). Trước đó (khoảng 6 tháng) nhà nước Việt Nam nới lỏng những hoạt động dân chủ. Có lẽ một phần họ bận rộn việc (đàm phán) WTO, một phần bị đề cập đến việc vi phạm nhân quyền dân chủ (cần phải ”làm coi cho được”). Đây cũng là giai đoạn chúng tôi tận dụng liên lạc nối kết. Khi Việt Nam chính thức là thành viên WTO, nhà nước quay lại bắt chúng tôi. Và nếu không có sự can thiệp của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại, và chính giới ngoại quốc, họ sẽ trù dập chúng tôi hoàn toàn. 

Bà Susane: Như thành viên cộng đồng Âu châu, chúng tôi (Đan Mạch) đă đề cập đến đại diện Việt Nam về Khối 8406 và hoạt động nhân quyền (hiểu là Đan Mạch đă lên tiếng). Nhưng họ (Việt cộng) tỏ vẻ ngơ ngác và ”không biết”. Vậy Ông có quan niệm là cần có một đối thoại với họ (Việt cộng) hay không? 

GS. NCK: Có. Chúng tôi muốn chuyện ấy công khai trước người dân, một cách chính thức. 

Bà Susane: Không công khai được không? 

GS. NCK: Cũng được. Nhưng sự thật chỉ có công an bắt chúng tôi. Không hề có chuyện chính giới Việt Nam tiếp xúc với chúng tôi, công khai hay không công khai. Trừ khi có một áp lực quốc tế nào đó. 

Bà Susane: Khi tiếp xúc với họ (Việt cộng), tôi cảm tưởng rằng họ nghĩ quư vị dấy lại chuyện chiến tranh củ, trong khi nhân quyền là một vấn đề mới ngày nay (không can hệ đến quá khứ chiến tranh) 

GS. NCK: Chúng tôi không chủ trương lật đổ cộng sản. Nhưng tạo một bối cảnh dân chủ để người dân tự do chọn lựa đảng phái chính trị, kể cả cộng sản. 

Bà Susane: Vậy những bước cụ thể kế tiếp của Khối 8406 và Liên Minh là ǵ? Những ǵ là cần thiết cho quư vị nhất ?

 GS. NCK: Sự hậu thuẩn của quần chúng là quan trọng nhất. Kế đến là sự can thiệp của chính giới ngoại quốc. Chúng tôi không quảng bá được ư niệm dân chủ đến quần chúng Việt Nam v́ bị bưng bít. Do đó một trong những bước kế tiếp của chúng tôi là đấu tranh cho một tờ báo đối lập công khai có ṭa soạn, có địa chỉ. Hiện tại chúng tôi có 4 (5?) tờ báo không công khai đă hoạt động ngầm. Có tờ được xuất bản đến 10000 bản. Nhưng mong muốn chính vẫn là 1 tờ báo công khai. Bởi đó là cách thực tế để bước kế đến là loan truyền trong quần chúng. 

Bà Susane: Như thành viên cộng đồng Âu châu, chúng tôi (Đan Mạch) đă đề cập đến đại diện Việt Nam về Khối 8406, hoạt động nhân quyền, tự do ngôn luận và báo chí. Sắp đến tôi sẽ lập một phương cách cụ thể giúp đở tờ báo (mà GS. NCK yêu cầu). 

GS. NCK: Ở trong tù Việt Nam muốn làm ǵ, dù b́nh thường, cũng phải xin phép. Nhà nước Việt Nam đối với người dân cũng như vậy. 

Bà Susane: Tôi đă thăm viếng và trao đổi với người Việt Nam ở các thôn quê. Tôi không nghĩ họ bị ở tù như Ông nói (đúng ra cần hiểu ”đối với người dân đ̣i dân chủ”. Người dịch mong sau này Bà hiểu). Nhưng tôi đồng ư với Ông về lănh đạo cộng sản Việt Nam không bao giờ muốn từ bỏ quyền lănh đạo của họ. Dù sao, họ nghĩ rằng có công đôi chút khi đem lại tiến triển kinh tế cho Việt Nam gần đây. Khi trở về Việt Nam nếu Ông bị bắt, tôi muốn biết chuyện đó lập tức. 

Buổi hội kiến chấm dứt sau 1 giờ đồng hồ và cùng chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay. Người dịch nhận thấy GS. NCK đă làm tṛn nhiệm vụ công du, nói được những điều Ông muốn tại Bộ Ngoại Giao Đan Mạch, Văn pḥng Á Châu. Bà Susane đă quan tâm lắng nghe và chứng tỏ sở trường công chức trong b́nh dị và thông cảm. Điều tích cực là Bà Susane hứa giúp đở h́nh thành tờ báo đối lập công khai. Đặc biệc, Bà  yêu cầu thông báo ”lập tức” nếu GS. NCK bị bắt khi trở về Việt Nam. Người dịch tin tưởng Văn pḥng Á Châu Sự Vụ sẽ có biện pháp thích đáng cho trường hợp này, khi họ vừa đối diện với một nhà đấu tranh dân chủ từ Việt Nam. 

Huỳnh Trương Trúc

Dịch và ghi nhanh.

 

H́nh (từ phải sang trái) : TS Huỳnh Trương Trúc, Bà Susane Ulbaek, GS. Nguyễn Chính Kết và tùy viên văn pḥng Á Châu và Châu Mỹ Latin sự vụ , Bộ Ngoại Giao Đan Mạch 19/3/2007.