Quỹ Dân Chủ LHQ Tài Trợ, Thúc Đẩy Dân Chủ Hóa Toàn Cầu

                 LIÊN HIỆP QUỐC (AP) - Tháng 7/2005, theo sáng kiến của Tổng Thống G. Bush, Tổng Thư Kư Kofi Annan đă thiết lập Quỹ Dân Chủ LHQ (The United Nations Democracy Fund) và các lănh tụ thế giới đă ủng hộ vài tháng sau đó. Ông Annan chủ tọa buổi họp Hội Đồng Cố Vấn đầu tiên với 17 thành viên, là cơ quan sẽ chọn các dự án ở nhiều nước khác nhau nhằm củng cố các cơ chế dân chủ và củng cố chính quyền dân chủ, cụ thể là giúp nhiều nước đặt nền móng dân chủ bằng cách lập các định chế pháp trị, các ṭa án độc lập, nền tự do báo chí, các đảng chính trị và các công đoàn.
                  Quỹ Dân Chủ LHQ đă nhận đóng góp và lời hứa từ 17 quốc gia, với Ấn Độ và Mỹ mỗi nước góp 10 triệu đô-la và t
ổng cộng lời cam kết góp quỹ từ các chính phủ là 41 triệu đô-la.

- - - - -

Sức Mạnh Quần Chúng Sẽ Quyết Định

Khai triển Lộ tŕnh 9 điểm dân chủ hóa Việt Nam

BS Nguyễn Đan Quế

(Tóm lược)

                   Ḷng dân thực sự mong muốn có chuyển tiếp ít rối loạn, muốn vậy cần kinh qua một giai đoạn ngắn chuyển nghị trường sang dân chủ. Hiện áp lực đ̣i thay đổi trong - ngoài đang lên cao mạnh mẽ, và chắc chắn sẽ c̣n mạnh hơn nữa. Dù muốn hay không, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cũng phải:                                   

1. Chấp nhận thông tin hai chiều, trong - ngoài ra vào dễ dàng.

2. Thả hết các tù nhân chính trị.

3.  Nới rộng các nhân quyền căn bản của người dân như tự do phát biểu ư kiến, báo chí, đi lại, lập hội …

4. Tôn trọng các tôn giáo và các sắc dân thiểu số.

5. Trao trả lại cho Quốc Hội vai tṛ là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, đúng như hiến pháp quy định.

6. Tuyên cáo Việt Nam là một quốc gia tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.

7. Băi bỏ tất cả các hoạt động của đảng trong chính quyền.

8. Soạn và thông qua luật bầu cử tự do, công bằng, có sự giám sát của quốc tế.

9. Quốc hội đứng ra tổ chức tổng tuyển cử để bầu các đại biểu vào Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo Hiến Pháp mới cho Việt Nam (Sử dụng bộ máy hành chánh đă tách ra khỏi ảnh hưởng của đảng và chiếu theo luật bầu cử trên).       

- - - - -

Phụ lục Tổng Đ́nh Công…

 

Sự kiện chưa từng có tại VN: Dân chúng tự động vùng lên đ̣i quyền sống.

       

Phóng ảnh h́nh anh Nguyễn Tấn Hoành và thư của các anh chị em công nhân vào giữa tháng 2/2006.

(Trích)

Nỗi Niềm Khóc Hận Thương Tâm

của tầng lớp công nhân lao động nhập cư nghèo từ các tỉnh về thành phố

 

Gửi:  Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Đảng CSVN

                Bộ Chính Trị Trung Ương (TW) Đảng CSVN

                Bộ Lao Động Thương Binh và Xă Hội do Đảng CSVN cầm quyền.

 

Chúng tôi có tên dưới đây:

-     Huỳnh Ngọc Cảnh, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp AMATA Đồng Nai.

-     Nguyễn Tấn Hoành, đại diện một số anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn, Quảng Nam.

-     Nguyễn Tấn Dung, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp Biên Hoà II.

-     Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Vơ Hải, Nguyễn thị Tuyết, khu công nghiệp Tân B́nh, khu chế xuất Vĩnh Lộc.

-     Hoàng Anh Tuấn, Công Ty Giày da Gia Định, quốc lộ 13 Thủ Đức, Tp. Saigon.

 

                   Chúng tôi là những công nhân có tên trên đây đại diện cho một số anh chị em công nhân trong nước có tiếng nói chung, yêu cầu và đề xuất những điều kiện sau đây với Bộ Chính Trị và TW Đảng CSVN như sau:

  1. Trả lương cho chúng tôi theo đúng hợp đồng của nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư, thương gia nước ngoài có công ty xí nghiệp tại Việt Nam theo mức giá đồng USD thị trường.
  2. Mức lương phải ngang bằng các công nhân các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…
  3. Dẹp bỏ Công đoàn do đảng (CS) xây dựng đưa vào các công ty xí nghiệp.
  4. Không được phát triển đoàn, đảng trong hệ thống công nhân chúng tôi, để rồi quay lại đàn áp chúng tôi. V́ chúng tôi chỉ là những người đi làm mướn làm thuê b́nh thường, không muốn tham gia chính trị, chúng tôi không muốn hệ thống độc tài, độc quyền đeo đẳng chúng tôi, v́ chúng tôi đă quá khổ rồi.
  5. Chúng tôi có quyền tự hợp đồng lao động cá nhân và tập thể khi đă dẹp bỏ hệ thống công đoàn, v́ tổ chức công đoàn không đem lại quyền lợi thiết thực cho chính người công nhân chúng tôi, mà chính họ lại ăn theo phần trăm sản xuất của chúng tôi, và mỗi khi chúng tôi muốn đ̣i hỏi quyền lợi chính đáng phải được sự đồng ư của công đoàn là phi lư.
  6. Chúng tôi không phải đóng góp những khoản tiền như xoá đói giảm nghèo và các loại và các loại tiền do Công đoàn phát động và trừ thẳng vào lương của chúng tôi như trước đây đă có.
  7. Chúng tôi phải được quyền lợi như: bảo hiểm y tế, tiền lương hưu sau khi hết độ tuổi lao động, bảo hiểm tai nạn lao động rủi ro…
  8. Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đ́nh công đ̣i hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động. Những đ̣i hỏi ước vọng này, chúng tôi được thực hiện cũng không gây ảnh hưởng kinh tế thị trường và nền an ninh, như nhà nước và bộ phận công an thường cho là thế lực thù địch gây ảnh hưởng kinh tế quốc gia.

                   Nếu chúng tôi không được thực hiện 8 điểm yêu cầu trên, chúng tôi sẽ chọn một điểm phát động đấu tranh giành quyền làm chủ các nhà máy, xí nghiệp công ty của những tay tư bản ngoại quốc, như trước đây chủ nghĩa CS đă làm. Và chúng tôi làm đúng chính sách chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam, là nơi nào có bóc lột, áp bức, nơi đó phải vùng lên đồng loạt giành quyền làm chủ; đánh đổ các tập đoàn tư bản, giành quyền làm chủ cho dân nghèo.

- - - - -

22 Trí Thức VN Gửi Lời Kêu Gọi Cho Quyền Công Nhân

(7 điểm lêu gọi)


LGT: Ngày 19-3, một Lời Kêu Gọi mang chữ kư của 22 vị tu sĩ và nhân sĩ, đại diện cho một số nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, đă được phổ biến, nhằm hỗ trợ cho các cuộc đ́nh công của công nhân đang diễn ra ở trong nước từ nhiều tháng nay. Nội dung Lời Kêu Gọi như sau.


                   Hỡi các Công nhân toàn Đất nước,
                   Hăy liên kết đ̣i hỏi Công bằng và Lẽ phải!
                   Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
                   Kính thưa toàn thể Quư vị yêu chuộng Nhân quyền khắp năm châu,
                   Chúng tôi, đại diện một số nhà đấu tranh cho Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam, xét rằng:

                   1- Hiến pháp Nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 56 đă ghi: "Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xă hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương." Và điều 10 đă ghi: "Công đoàn là tổ chức chính trị-xă hội của giai cấp công nhân và của người lao động... chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác."
                   2- Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa, được biểu quyết ngày 16-12-1966 và Việt Nam xin gia nhập ngày 24-9-1982, điều 7 đă ghi: "Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt bảo đảm:
                                     (a) trả thù lao cho tất cả mọi Công nhân ít nhất với: (i) tiền lương thỏa đáng và thù lao bằng nhau cho những công việc có giá trị như nhau, không có sự phân biệt đối xử nào... (ii) một cuộc sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đ́nh họ...;
                                     (b) những điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh;
                                     (c) cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt...;
                                     (d) sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới hạn hợp lư số giờ làm việc, những ngày nghỉ thường kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho những ngày nghỉ lễ."
                   Điều 8 Công ước cũng đă ghi: "Các Quốc gia thành viên của Công ước cam kết bảo đảm:
                                     (a) quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà ḿnh lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xă hội của ḿnh...;
                                     (b) quyền của các Tổ chức Công đoàn được thành lập các Liên hiệp Công đoàn Quốc gia và quyền của các Liên hiệp Công đoàn được thành lập hay gia nhập các Tổ chức Công đoàn Quốc tế;
                                     (c) quyền của các Công đoàn được tự do hoạt động, không hề bị một sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do Luật pháp quy định và cần thiết đối với xă hội dân chủ v́ lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng...;

(d) quyền đ́nh công với điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với Luật pháp của mỗi Nước".
                   3- Giáo huấn của Giáo hội Công giáo qua Công đồng chung Vaticanô II, trong Hiến chế Mục vụ ngày 07-12-1965, đă xác định: "Trong những hoàn cảnh cụ thể, chính xă hội có bổn phận góp phần giúp người Công dân có thể t́m được công ăn việc làm... Việc làm cần phải được trả lương sao cho Con Người có đủ khả năng xây dựng cho ḿnh và gia đ́nh một đời sống xứng hợp cả về phương diện vật chất, xă hội, văn hóa cũng như tinh thần. Hoạt động kinh tế thường là kết quả của việc hợp tác giữa nhiều người.
                   Do đó, nếu tổ chức và điều hành hoạt động này làm thiệt hại cho bất cứ lớp Công nhân nào th́ đều là bất công và vô nhân đạo. Ngay cả ngày nay, điều thường xảy ra là Công nhân trở thành nô lệ cho chính việc làm của ḿnh. Điều ấy không thể được biện minh bằng bất cứ luật kinh tế nào" (số 67). "Giữa những quyền lợi căn bản của Con Người, đối với Công nhân, cần phải kể đến quyền được tự do lập những Hiệp hội để có thể thực sự đại diện cho họ và góp phần vào việc tổ chức đời sống kinh tế một cách tốt đẹp. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến quyền tự do tham gia vào hoạt động của những Hiệp hội này mà không sợ bị trả thù" (số 68).
                   4- Từ cuối năm 2005 đến nay, hàng mấy chục cuộc biểu t́nh đ́nh công đồng loạt của hơn trăm ngàn Công nhân trong các công ty xí nghiệp ngoại quốc lẫn quốc doanh khắp cả đất nước để đ̣i tiền lương thỏa đáng, đ̣i cải thiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi, đ̣i bảo hiểm xă hội đầy đủ, đ̣i được chủ nhân tôn trọng nhân phẩm, đ̣i sửa đổi luật lao động, đặc biệt đ̣i quyền thành lập Công đoàn Tự do... và đối lại là những phương cách giải quyết hoàn toàn không thỏa đáng, rất bất công của Nhà cầm quyền..., tất cả đă vẽ ra một bức tranh u ám và thê thảm về t́nh trạng giới Công nhân tại Việt Nam (bức tranh này được thể hiện cách sinh động trong thư đơn "Nỗi niềm Khóc hận Thương tâm của tầng lớp Công nhân lao động nhập cư nghèo từ các tỉnh về thành phố" do 11 Công nhân nam nữ rất dũng cảm đă đưa lên mạng thông tin toàn cầu ngày 18-2-2006).
                   Thứ đến, các sự kiện ấy cho toàn thể thế giới thấy rằng đảng Cộng sản Việt Nam, vốn luôn vỗ ngực tự xưng là "đội tiên phong của giai cấp Công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp Công nhân, Nhân dân lao động" (Hiến pháp điều 4) đang hoàn toàn đi ngược với những ǵ đă được nói bô bô trên môi miệng các nhà lănh đạo, đă được viết ra trang trọng trong Hiến pháp và đă được cam kết tuân giữ trong Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xă hội và văn hóa nói trên, khi họ thay v́ bênh vực Công nhân Đồng bào ḿnh, th́ lại đứng về phía giới chủ tư bản nước ngoài để khống chế mức lương và điều kiện làm việc của Công nhân Việt xuống đến mức không thể chấp nhận được. Điều này đang và sẽ gây ra tai họa khôn lường ngày càng nặng nề cho Đất nước và Dân tộc.
                   Đứng trước thực trạng bùng nổ bi thảm đó, toàn thể chúng tôi:
                   1- Chân thành biểu dương ư thức sắc bén về Nhân quyền, tinh thần đoàn kết, dũng cảm và kiên tŕ của Anh Chị Em Công nhân, lần đầu tiên trong chế độ cộng sản độc tài Việt Nam, đă biết cùng nhau đứng lên đấu tranh không những với những chủ tư bản bóc lột mà c̣n với một Nhà cầm quyền toàn trị đàn áp, để đ̣i hỏi mọi Quyền lợi chính đáng cho ḿnh và từ đó đ̣i hỏi Công lư cho toàn Dân. Chúng tôi đặc biệt cảm phục và hoàn toàn ủng hộ 11 Anh Chị Em Công nhân đă viết ra bức Tâm thư với 8 yêu sách rất chính đáng ngày 18-2-2006 vừa qua.
                   2- Cương quyết đ̣i hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải mau chóng sửa đổi luật lao động cho phù hợp với tiêu chuẩn văn minh và nhân quyền quốc tế; tạo điều kiện để các Công nhân tự thành lập các Công đoàn có khả năng bênh vực quyền lợi chính đáng của ḿnh thay cho Công đoàn công cụ tay sai tai mắt do chính Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đă dựng lên; trả lương tối thiểu cho Công nhân trong và ngoài công ty xí nghiệp quốc doanh đồng đều nhau và ngang mức lương tối thiểu của khu vực; cải thiện điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, ăn ở, y tế, hưởng thụ văn hóa của Công nhân; và phải cung cấp thông tin đầy đủ đồng thời trả tự do lập tức và vô điều kiện cho gần 100 Công nhân đ́nh công đang bị giam giữ bí mật theo như phát hiện của báo chí quốc tế.
                   3- Cương quyết đ̣i hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không được dùng bạo lực để đàn áp các cuộc đ́nh công, không được sửa đổi luật lao động theo chiều hướng nhằm hoàn toàn qui kết các cuộc đ́nh công chính đáng là vi phạm pháp luật, không nên hạ ḿnh xin lỗi hay uốn lưỡi lấy ḷng các chủ tư bản ngoại quốc mà trái lại phải xin lỗi và đền bù cho các Công nhân Việt Nam do đă bóc lột họ quá nặng nề và đă đẩy gia đ́nh họ đến chỗ điêu đứng. Thử hỏi khi lănh đạm trước nỗi khổ nhục của chính Công nhân Đồng bào lao động để làm vừa ḷng giới tư bản ngoại quốc như vậy th́ Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam c̣n xứng đáng là một Nhà Nước v́ Dân và cho Dân nữa không?
                   4- Cương quyết đ̣i hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải thay đổi chính sách "xuất khẩu lao động" mà bao năm qua đă liên tục xúc phạm nặng nề Nhân phẩm của chính Công dân ḿnh v́ đă coi họ chỉ như một mặt hàng xuất khẩu, gây ra thảm nạn Công nhân đi lao động nước ngoài đă và đang bị bóc lột bởi các công ty môi giới quốc nội và các công ty tuyển dụng ngoại quốc, bị đẩy vào kiếp nô lệ lao công hay nô lệ t́nh dục hết sức thê thảm ở xứ người, bị các Ṭa Đại sứ và Lănh sự Việt Nam bỏ mặc hay hăm dọa. Đây là một nỗi ô nhục lớn lao cho Đất nước, một nỗi đớn đau xé ḷng của toàn thể Dân tộc hôm nay.
                   5- Kêu gọi giới trí thức và giới tu hành (đặc biệt hàng lănh đạo) hăy kịp thời và can đảm lên tiếng bênh vực công khai và hiệu quả các Anh Chị Em Công nhân thấp cổ bé miệng, thay v́ dửng dưng vô cảm, hoặc cùng lắm chỉ lẳng lặng xót xa cho họ, hoặc chỉ bí mật van xin cường quyền nương tay hay chỉ âm thầm giúp đỡ một vài Công nhân riêng lẻ. Tiếng nói của các thế lực tinh thần sẽ góp phần rất lớn vào việc giải cứu giới công nhân Việt Nam khỏi thảm trạng bị bóc lột vào loại tồi tệ nhất thế giới hiện nay, chuyển đổi chế độ độc tài vốn luôn rêu rao bênh vực quyền lợi của Nhân dân, đặc biệt Nhân dân lao động, nhưng thực tế th́ hoàn toàn trái ngược như thảm trạng giới lao động Việt Nam hiện nay đang minh chứng quá rơ ràng. Ước ǵ giới trí thức và giới tu hành luôn ư thức rằng chính nhờ Anh Chị Em Công nhân đang lao động vất vả kiệt lực đêm ngày cho bao người được thảnh thơi, nghiên cứu, tu hành, hoặc du lịch, thư giăn!
                   6- Kêu gọi Anh Em Quân nhân Binh sĩ và Công an Cảnh sát hăy v́ lương tâm và t́nh tự Dân tộc mà đứng về phía Nhân dân, bênh vực Đồng bào lao động đang bị cường quyền bóc lột đàn áp, chứ đừng tiếp tục trở thành công cụ bạo lực trong tay đảng và nhà cầm quyền Cộng sản như hơn nửa thế kỷ qua.
                   7- Kêu gọi Đồng bào Hải ngoại tiếp tục lưu tâm đến hoàn cảnh bi đát của công nhân Việt Nam hiện nay, thành lập Quỹ Hỗ trợ Đ́nh công giúp người lao động trong Nước (theo sáng kiến của nhóm Việt kiều Tây Úc), Quỹ Hỗ trợ Pháp lư giúp người lao động ở nước ngoài (theo sáng kiến của nhóm VietAct tại Đài Loan), vận động các Chính phủ và các Tổ chức Quốc tế, đặc biệt các tổ chức Công đoàn, để họ nêu việc tôn trọng quyền Công nhân cách minh bạch như một trong các điều kiện đ̣i buộc Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải đáp ứng khi xin gia nhập hoặc liên kết với các Cơ quan Quốc tế, cụ thể lúc này là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó là một trong những phương cách hữu hiệu và nhanh chóng để đưa chế độ Cộng sản vô nhân bản, phản nhân quyền, phi dân chủ này đi vào quá khứ.
                   Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả Quư Vị. Nguyện xin Tạo Hóa, Đấng đă trao trái đất cho bàn tay và khối óc loài người để xây dựng hành tinh nầy thành một thế giới đầy an b́nh và t́nh thương, ban nhiều sức mạnh đấu tranh cho toàn thể Công nhân Việt Nam và soi dẫn sáng kiến lẫn thúc đẩy nhiệt t́nh cho chúng ta để hỗ trợ họ.

                                                                               Kêu gọi từ Việt Nam ngày 19-03-2006,
                                                        Thay mặt một số nhà đấu tranh cho Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam:

                                                                           1. Linh mục G.B. Nguyễn Cao Lộc, Huế
                                                                           2. Đạo trưởng Lê Quang Liêm, Sài G̣n
                                                                           3. Linh mục Têphanô Chân Tín, Sài G̣n
                                                                           4. Gs Hoàng Minh Chính, Hà Nội
                                                                           5. Linh mục Augustinô Hồ Văn Quư, Huế
                                                                           6. Gs Trần Khuê, Sài G̣n
                                                                           7. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Hội, Huế
                                                                           8. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội
                                                                           9. Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế
                                                                           10. Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Sài G̣n
                                                                           11. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn, Huế
                                                                           12. Tu sĩ Nguyễn Văn Thơ, Đồng Tháp
                                                                           13. Linh mục G.B. Lê Văn Nghiêm, Huế
                                                                           14. Tu sĩ Lê Văn Sách, Vĩnh Long
                                                                           15. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lư, Huế
                                                                           16. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội
                                                                           17. Linh mục Đa Minh Phan Phước, Huế
                                                                           18. Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội
                                                                           19. Linh mục Giuse Trần Văn Quư, Huế
                                                                           20. Gs Nguyễn Chính Kết, Sài G̣n
                                                                           21. Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Huế
                                                                           22. Ks Đỗ Nam Hải, Sài G̣n

- - - - -

- - - - -

Ngày 25/4/2006, TBT Nông Đức Mạnh họp báo

- Hiện nay, VN có sự cạnh tranh kinh tế, những năm tới có cạnh tranh trong chính trị hay không?

- Quá tŕnh đổi mới của VN với không khí dân chủ cởi mở, sự đồng thuận của xă hội, ư thức xây dựng của nhân dân trong 20 năm qua, tôi nghĩ cạnh tranh trong làm ăn là b́nh thường. Sắp tới, khi Việt Nam tham gia WTO sẽ trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh để tạo điều kiện phát triển. Trong chính trị, không khí dân chủ sẽ ngày càng tốt hơn. Tôi nghĩ không có sự tranh chấp quyền lực, có thể có ư kiến khác nhau nhưng là để đi tới tạo sự đồng thuận giữ vững sự ổn định để phát triển. Không chỉ muốn nghe ư kiến tốt, chúng tôi xây dựng cơ chế phải dám nghe, biết nghe ư kiến đóng góp kể cả gay gắt để tạo sự đồng thuận và phát triển xă hội.

Hàng trăm nhà báo tham dự buổi gặp Tổng bí thư chiều nay. Ảnh: Đ.H.

- Đại hội X cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân, trong thời gian tới có tính đến vấn đề kết nạp những ông chủ tư bản tư nhân vào Đảng không?

- Chủ trương lớn mà Đại hội đă quyết định là Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Trong 20 năm đổi mới, chúng tôi đă có tổng kết Đảng viên làm kinh tế. Lúc đầu, Đảng viên không được làm, nhưng bước vào thời kỳ đổi mới đă có nhiều tấm gương làm kinh tế tốt, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài kết quả thu nhập cho ḿnh, họ c̣n góp phần phát triển kinh tế xă hội. Từ thực tiễn ấy, Đại hội X đă quyết định: Đảng viên làm kinh tế tư nhân, nhưng phải gương mẫu chấp hành pháp luật, quy định nhà nước và tuân thủ quy định của điều lệ Đảng.

Sắp tới, Ban chấp hành sẽ có quy định cụ thể Đảng viên làm kinh tế tư nhân thế nào. Trong lúc này, mục tiêu là thoát khỏi đói nghèo, Đảng viên cũng phải hành động, cũng phải làm, không có ǵ mâu thuẫn.

Nếu xét những ông chủ tư nhân vào Đảng th́ phải có quy định rất chặt chẽ.