Balan giáng chức tướng tá cộng sản cũ?

 

 
 
Thủ tướng Balan Jaroslaw Kaczynski
Thủ tướng Balan Jaroslaw Kaczynski thuộc phe hữu chống cộng sản
Đại tướng có thể bị giáng xuống cấp bậc binh nh́? Câu hỏi có vẻ hài hước! Nhưng không hài hước chút nào ở Cộng Ḥa Ba Lan.
Rất có thể trong thời gian tới đây, nhiều cựu tướng lănh cộng sản Ba Lan sẽ bị giáng cấp xuống binh nh́! Thậm chí cả đại tướng Wojciech Jaruzelski, người đă từng đứng đầu đảng cộng sản Ba Lan và tổng thống Ba Lan trong giai đoạn chuyển tiếp 1989-1990.
Trong suốt hơn 17 năm chuyển hóa từ chế độ cộng sản sang thể chế dân chủ tự do, việc thanh toán với quá khứ cộng sản tại Ba Lan vẫn liên tiếp là sự kiện sôi động, nhiều khi vô cùng nhức nhối và phức tạp, gây tranh luận tương phản gay gắt trong toàn xă hội.
Các cuộc thanh lọc, trong sạch hóa đội ngũ chức trách trong các cơ quan nhà nước được tiến hành theo từng mức độ khác nhau, tùy theo đảng nào, thuộc khuynh hướng nào lên cầm quyền. Trong thời gian qua, các đảng cánh hữu, cánh tả thay nhau lên cầm quyền, th́ một điều đáng chú ư là, chính phủ nào cũng làm một việc giống nhau: nắm ngay các lập tức cơ quan an ninh, t́nh báo và cải tổ nó theo cách thức có lợi cho ḿnh.
 
 
Cấm chủ nghĩa cộng sản
 
 
Hiến pháp của Ba Lan dân chủ cấm mọi h́nh thức hoạt động, tuyên truyền đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng mặt khác, vào năm 1991, sau khi đảng cộng sản Ba Lan tuyên bố giải tán, những người cộng sản Ba Lan đă nhanh chóng lột xác, thành lập các đảng cánh tả, dân chủ - xă hội, cạnh tranh b́nh đẳng trong các cuộc bầu cử tự do và đă hai lần cầm quyền (9/1993-9/1997 và 9/2001- 9/2005), thậm chí ông Aleksander Kwasniewski, cựu bộ trưởng thời kỳ cộng sản đă giành thắng lợi trước huyền thoại ‘‘Công đoàn Đoàn Kết” Lech Walesa, giữ chức tổng thống hai nhiệm kỳ (1995-2005).
Trong vấn đề minh bạch quá khứ cộng sản của Ba Lan có nhiều sự kiện rất thú vị. Bản thân cựu tổng thống A. Kwasniewski đă bị nhật báo “Zycie” viết về mối quan hệ thân thiện giữa ông với một nhân viên t́nh báo nằm trong toà đại sứ Liên Xô tại Ba Lan. Ông đă kiện tờ báo ra toà. Tổng biên tập nhật báo này thua cuộc v́ không đủ chứng cớ, bị ṭa buộc phải xin lỗi trước công luận.
 
Lech Walesa
Cựu lãnh tụ đối lập Lech Walesa cũng không tránh khỏi những nghi ngờ

Ngay đến cả Lech Walesa, cựu tổng thống, cựu thủ lĩnh Công đoàn Đoàn Kết, người thợ điện đă “làm chập mạch toàn bộ hệ thống cộng sản” như báo ‘‘Times” mô tả, cũng không tránh khỏi những đồn đại, nghi ngờ về một “biệt danh” trong hồ sơ lưu trữ của mật vụ cộng sản; hay một trong những người lănh đạo xuất sắc của ‘Công đoàn Đoàn Kết”, được nhân dân kính trọng về phẩm chất đạo đức là ông Jacek Kuron, cũng bị cáo buộc đă có những thoả thuận riêng với an ninh cộng sản trong vấn đề thiết lập cấu trúc chính trị của Ba Lan...
Ngoài ra, c̣n một số vụ điển h́nh khác. Ngày 18/08/2006, bốn phạm nhân (đều xấp xỉ tuổi 80) là những người đầu tiên trong số 120 cựu sĩ quan an ninh, mật vụ cộng sản bị IPN – ‘‘Hội Đồng Truy Xét Tội Ác Chống Lại Nhân Dân Ba Lan” đưa ra toà v́ đă đàn áp, tra tấn những người đối lập khi điều tra, xét hỏi. Phiên toà này vẫn c̣n tiếp diễn với nhiều t́nh tiết/tang chứng không đơn giản, các phạm nhân có thể bị kết án tù tới năm năm.
Trong khi đó, vào ngày 26/09/2006, cựu bộ trưởng Bộ nội vụ thời cộng sản, tướng Czeslaw Kiszczak ra hầu toà lần thứ ba về tội ra lệnh dùng hoả lực đàn áp cuộc băi công biểu t́nh của công nhân mỏ than “Wujek” trong năm 1981, gây tử vong chín người.
 
 
Cơ quan IPN
 
 
Sau ‘‘Hội Nghị Bàn Tṛn” kéo dài từ 06/02/1989 đến 05/05/1989, ngày 12/09/1989 Ba Lan h́nh thành một quốc hội chuyển tiếp (hỗn hợp giữa phe cộng sản và phe dân chủ) theo cơ cấu nhà nước: tổng thống thuộc phe cộng sản (tướng Wojciech Jaruzelski), c̣n người của phe đối lập th́ đứng đầu chính phủ (ông Tadeusz Maxzowiecki) .
Ngày 14/11/1990, Lech Walesa giành ghế tổng thống trong cuộc bầu cử tự do, nhưng đến 27/10/1991, tức là hai năm sau ngày có quốc hội chuyển tiếp, mới có quốc hội dân cử đầu tiên. Quốc hội thông qua hiến pháp của Ba Lan dân chủ ngày 02/04/1997 (sau khi trưng cầu dân ư) và 17/10/1997, hiến pháp có hiệu lực. Thời gian, từ khi bắt đầu tiến tŕnh chuyển hóa (10/1989) đến khi hiến pháp mới ra đời (10/1997), Ba Lan phải mất 8 năm – là điều mà chúng ta cần suy ngẫm.
Trên cơ sở hiến pháp mới, ngày 18/12/1998, quốc hội Ba Lan thông qua luật thành lập Viện Tưởng Nhớ Dân Tộc (Institute of National Remembrance) - Hội Đồng Truy Xét Các Tội Ác Chống Nhân Dân Ba Lan, viết tắt theo tiếng Ba Lan là IPN.
Chức năng chính của IPN là thu thập và quản lư toàn bộ hồ sơ, tài liệu của các cơ quan an ninh, t́nh báo của nhà nước Ba Lan trong thời gian từ 22/07/1944 (ngày thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Ba Lan, tức Ba Lan cộng sản) đến 31/12/1989 (ngày đánh dấu năm cuối cùng của chế độ cộng sản), đồng thời mở các cuộc điều tra tội ác phát-xít và tội ác của chế độ cộng sản, song song với việc tiến hành các hoạt động giáo dục.
IPN tiếp nhận hồ sơ, tài liệu từ lưu trữ của Bộ Nội Vụ, Cục An Ninh Quốc Gia, Bộ Quốc Pḥng, Bộ Tư Pháp và các lưu trữ mới. IPN mở đại diện tại 11 tỉnh và những văn pḥng tác chiến, đóng vai tṛ của cơ quan điều tra và Công tố viện để lập cáo trạng cho các toà án khác nhau. Chủ tịch IPN phải là người có uy tín xă hội, có bằng cấp và kinh nghiệm trong ngành luật, do các đảng phái đề cử và quốc hội bầu thông qua bỏ phiếu.
Theo luật thành lập IPN, tất cả viên chức trung cao cấp làm việc trong các cơ quan công cộng của nhà nước, các đại biểu quốc hội... khi nhận nhiệm sở đều phải làm cam kết không có quan hệ hợp tác với an ninh, mật vụ cộng sản. Toà Án Thanh Lọc ra đời, có nhiệm vụ xác minh, kiểm tra và phán quyết. Người viết cam kết không đúng sự thật, bị phát hiện khai man sẽ ngay lập tức bị đưa ra ṭa và bị đ́nh chỉ chức vụ. Điều này đă và đang xảy ra liên tục tại Ba Lan, làm các nhiều quan chức cao cấp phải bỏ ghế ra đi cay đắng, điển h́nh phải kể đến cựu thủ tướng cánh tả Jozef Oleksy (1995), giáo sư cựu phó thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bà Zyta Gilowska (2006), v.v...
Cũng nói thêm rằng, luật thành lập IPN quy định: “Tất cả mọi công dân không có ủy quyền sở hữu tài liệu, hồ sơ thuộc phạm vi hoạt động của IPN, phải trao lại ngay lập tức những hồ sơ, tài liệu ấy cho chủ tịch IPN...”; “Những người huỷ hoại, cất giấu, làm hư hỏng hoặc thay đổi, sửa chữa nội dung tài liệu, hoặc bằng những h́nh thức khác nhằm vô hiệu hoá việc thu thập, nhận biết các thông tin, sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 8 năm”.
 
 
Cánh hữu thúc đẩy thanh lọc
 
 
Chính phủ đang cầm quyền tại Ba Lan là liên minh của đảng cánh hữu PiS (Pháp luật và Công lư - chiếm 26,99 % phiếu trong bầu cử quốc hội tháng 9/2005) với hai đảng dân túy, dân tộc chủ nghĩa là Samoobrona (Tự Vệ) và LPR (Liên minh Gia đ́nh Ba Lan).
 
Tác giả Lê Diễn Đức trước tượng nguyên soát Jozef Pilsudski ở Warszawa
Tác giả Lê Diễn Đức trước tượng nguyên soát Jozef Pilsudski, lãnh tụ tinh thần của phe hữu dân tộc chủ nghĩa tại Balan thời trước Thế Chiến II

Cuộc thanh lọc những người cộng sản ngay từ khi liên minh này nắm quyền điều hành đất nước, có vẻ như là một trong những ưu tiên của chính sách đối nội, hoặc ít nhất cho người ta cảm tưởng rằng, họ đang sử dụng vấn đề thanh lọc như một vũ khí hữu hiệu để loại bỏ đối phương trên sân khấu chính trị.
Hai anh em song sinh Jaroslav và Lech Kaczynski trước đây là những người đối lập cánh hữu, chống cộng sản, hoạt động trong phong trào Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan, bị chế độ cộng sản truy bức, cầm tù. Jaroslav Kaczynski (chủ tịch đảng PiS) là thủ tướng chính phủ từ 14/07/2006, c̣n Lech Kaczynski là tổng thống từ 23/10/2005.
Nóng bỏng nhất hiện nay trên chính trường Ba Lan là việc Anotoni Macierewicz, người đứng đầu cơ quan phản gián Ba Lan mới thành lập (thay cho cơ quan t́nh báo quân đội vừa bị hủy bỏ), cùng với IPN đưa ra một danh sách dài tên tuổi của nhiều chính khách, nhà báo thuộc cả hai phía, cộng sản và không cộng sản, đă từng hợp tác với an ninh cộng sản trong quá khứ. Trong danh sách này không ít các vị lănh đạo tinh thần cũng bị t́ vết mà điển h́nh là vụ Giám mục Stanislaw Wielgus bị Ṭa Thánh Vatican đ́nh chỉ nhậm chức tổng giám mục địa phận Warszawa trong tháng 1/2007 vừa qua, dẫn đến sự kiện toàn Giáo Hội Ba Lan đang tiến hành chương tŕnh tự minh bạch hóa.
Theo tin của tuần báo Ba Lan ‘‘Wprost” số 6, tháng 2/2007, được bộ trưởng Văn pḥng tổng thống Aleksander Szczyglo xác nhận, tổng thống Ba Lan L. Kaczynski đang tiến hành hoàn tất dự thảo luật xử lư những người lănh đạo cộng sản Ba Lan gây tội ác với nhân dân trong việc ban hành thiết quân luật (13/12/1981 - 31/12/1982) nhằm đè bẹp phong trào tranh đấu của Công Đoàn Đoàn Kết.
Trong thời gian thiết quân luật này, hàng trăm người bị giết hoặc bị thủ tiêu, hàng ngàn người đă bị đuổi việc, truy bức, tù đày, nhiều ngàn người phải rời bỏ tổ quốc đi tị nạn tại các nước phương Tây.
Tưởng cũng nên nhắc lại: ngày 30/03/2006, đại tướng Wojciech Jaruzelski, cựu bí thư thứ nhất đảng cộng sản Ba Lan (PZPR), đă bị Công tố viện của ‘‘Hội Đồng Truy Xét Tội ác Cộng Sản” thành phố Katowice buộc tội vi phạm hiến pháp khi ban hành “t́nh trạng chiến tranh” trong giai đoạn 13/12/1981 đến 31/12/1982 nói trên và là “tội phạm có tổ chức, tước đoạt quyền tự do của công dân thông qua việc truy bức, bắt giam một cách bất công; vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể, tự do thư tín, giao dịch...”. Vụ án này trước đó đă được đưa ra xét xử tại nhiều toà án dân sự các cấp suốt từ ngày 5 tháng 5 năm 2001.
Viện Công tố Ba Lan đă hỏi thẩm vấn hàng ngàn người. Đứng trước toà cùng tướng W. Jaruzielski có S. Kociolek (cựu phó thủ tướng), T. Tuczapski (cựu thứ trưởng quốc pḥng và là chỉ huy lực lượng đàn áp công nhân), cùng 6 tướng lĩnh, sĩ quan quân đội khác. Tướng J. Kaminski, tư lệnh quân đội vùng duyên hải, trên 80 tuối, được miễn hầu toà v́ lư do bệnh tật. Số phận của họ tiếp tục ra sao trước luật pháp và công lư vẫn đang là những câu hỏi chưa có ngay câu trả lời.
 
 
Tước quân hàm các vị tướng?
 
 
Điều luật mới của tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski sẽ được tŕnh lên quốc hội biểu quyết cho đến cuối tháng 3 năm 2007 này. Theo đó, các tác giả của lệnh thiết quân luật, tức các thành viên của ‘‘Hội đồng Quân Sự Cứu Nước” sẽ bị thu hồi ngay lập tức chức tước quân đội được phong trong quá khứ. Các vị tướng tá cựu cộng sản sẽ bị giáng xuống binh nh́! Đại diện tiêu biểu trong hội đồng là đại tướng, cựu tổng thống Wojciech Jaruzelski; đại tướng, bộ trưởng bộ nội vụ Czeslaw Kiszczak; đại tướng bộ trưởng quốc pḥng Florian Sawicki và cả... thiếu tướng, phi công vũ trụ đầu tiên của Ba Lan Miroslaw Hermaszewski.
Ông bộ trưởng văn pḥng tổng thống Ba Lan Aleksander Szczyglo nói rằng, ‘‘Hội đồng Quân Sự Cứu Nước” là cơ quan nằm ngoài hiến pháp, vi phạm ngay cả các điều luật không dân chủ của Ba Lan”. ‘‘Luật được đưa ra rất cần thiết, bởi v́ theo các quy chế của chế độ dân chủ hiện nay, việc thu hồi hay giáng chức tước trong quân đội chỉ có thể thực hiện qua con đường ṭa án” - ông nói.
Ngoài ra luật này cũng cho phép tước bỏ các ưu đăi hưu trí dành cho những công chức cộng sản làm việc trong bộ máy công an, mật vụ; điều chỉnh cho họ chỉ được hưởng một mức lương hưu trí tối thiểu, thay v́ đang hưởng b́nh quân từ 3.000 PLN đến 4.000 PLN như hiện nay (khoảng từ 1.000 USD đến 1.350 USD).
Không phụ thuộc vào luật do sáng kiến của tổng thống Ba Lan đưa ra, IPN vẫn tiếp tục khai triển điều tra, hoàn thành các thủ tục tố tụng và tiếp tục xét xử các tội riêng biệt khác với những quan chức cộng sản có hành vi chống lại nhân dân Ba Lan trong quá khứ cầm quyền.
Cùng lúc đó, trong ngày 23/02/2007, nhật báo ‘‘Dziennik” của Ba Lan cũng cho hay, LPR (đảng liên minh cầm quyền) cũng đưa ra dự thảo một luật định khác, mà căn cứ vào đó, nhà nước Ba Lan sẽ thu hồi lại toàn bộ tài sản của các tổ chức ủng hộ chế độ cộng sản trong giai đoạn 1944 -1989 (tức là giai đọan toàn trị của cộng sản Ba Lan). IPN – ‘‘Hội đồng Truy Xét Tội Ác Chống Lại Nhân Dân Ba Lan” sẽ đưa ra danh sách các tổ chức này.
Chắc chắn sẽ không lọt sổ sẽ là SLD -Liên minh Cánh Tả Dân Chủ (được cánh hữu xem như hậu thân của đảng cộng sản), các tổ chức thanh niên, công đoàn, nông dân, phụ nữ xă hội chủ nghĩa cũ, thậm chí cả tổ chức công giáo ủng hộ cộng sản PAX... Tài sản bị tịch biên sẽ đưa vào kho bạc nhà nước bao gồm tiền bạc không minh chứng được nguồn gốc chính đáng, động sản và bất động sản.
Dư luận đang chờ sự bùng nổ tranh căi trong quốc hội Ba Lan do dự thảo các bộ luật trên đây gây nên. Tuy nhiên, nếu ba đảng liên minh cầm quyền đồng thuận th́ các luật dự thảo sẽ được thông qua v́ họ đang nắm đa số ghế tại quốc hội.
Lê Diễn Đức, Warsaw, ngày 26 tháng 2 năm 2007