Nguyên văn lá thư gửi Thủ tướng Việt Nam về đề tài

Nghĩa trang quân đội tại quận Dĩ An

             

                                         San Jose ngày 30 tháng 4 năm 2007

              Vũ Văn Lộc,

              Giám đốc cơ quan IRCC, Inc.

              420 Park Avenue San Jose, CA. 95110 USA.

             

                        Kính gửi

              Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

              Nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

              Số 01 Hoàng hoa Thám, Ba Đ́nh Hà Nội , Việt Nam

 

Vấn đề tŕnh bầy:

Bảo toàn nghĩa trang quân đội miền Nam

tại quận Dĩ An, tỉnh B́nh Dương

    

     Kính thưa thủ tướng

    

     Tháng 2 năm 2007, văn pḥng thủ tướng có tổ chức đối thoại trực tuyến để người Việt Nam trong và ngoài nước có thể đưa ra các câu hỏi. Chúng tôi gửi điện thư trực tiếp và đồng thời cũng nhờ đài BBC ở Luân Đôn chuyển tiếp các câu hỏi về Nghĩa Trang tại quận Dĩ An nhưng chưa được trả lời.

      V́ đề tài này đối với chúng tôi hết sức quan trọng, nên xin phép nhắc lại trong lá thư riêng này để xin quư vị vui ḷng giải đáp câu hỏi và cứu xét các đề nghị:

 

               Thứ nhất: Người đặt câu hỏi:

               Vũ Văn Lộc, quốc tịch Hoa Kỳ, Giám đốc IRCC, Inc.( Immigrant Resettlement and Cutural Center) Cơ Quan Định Cư và Văn Hóa Di Dân tại San Jose California từ năm 1976 đến nay. Tổ chức IRCC chuyên lo về định cư di dân từ các nước đến sống tại miền Bắc tiểu bang California. Năm nay 74 tuổi. Cựu Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Trước 1975, đă từng có công việc liên quan đến việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, nơi chôn cất 16 ngàn chiến binh miền Nam từ năm 1965 đến 1975.

    

               Thứ hai: T́nh trạng Nghĩa Trang

                Hiện cơ quan của chúng tôi c̣n lưu giữ hồ sơ và có một mô h́nh toàn khu nghĩa trang trong viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Vào tháng 4 năm 1975 công tŕnh xây cất tại nghĩa trang gần hoàn tất, chỉ c̣n tấm ciment cuối cùng của Vành Khăn Tang chưa xong. Lúc đó toàn thể khu Nghĩa trang 125 mẫu đất hoàn toàn trống từ phía xa lộ đi vào. Bây giờ tất cả khu đất chung quanh đă bị xâm chiếm chỉ c̣n lại hơn 50 mẫu đất và trên 10 ngàn ngôi mộ. Bức tượng Thương Tiếc đặt trên lối vào bị kéo xuống và đem đi. Nhà máy nước B́nh An làm ngay tại khu đất giữa nghĩa trang, ngăn cách con đường từ Đền Tử sĩ vào Nghĩa dũng Đài. Ba năm trước đỉnh ngọn kiếm tháp cao 43 mét đă bị phá bỏ thấp xuống 13 mét. Nay chỉ c̣n cao 30 mét. Việc làm sai lầm này là hành động phá hoại di tích lịch sử của đất nước.

             

               Thứ ba : Câu hỏi nêu lên:

                Thủ tướng Việt Nam đă ban hành lệnh dân sự hóa Nghĩa Trang Biên Ḥa. Xin ông vui ḷng cho biết chính phủ có dự trù giải tỏa toàn diện hay không? Khu đất này nguyên thủy trước năm 1975 tổng cộng là 125 mẫu, nay đă bị chiếm dụng quá phân nửa, phần c̣n lại toàn mồ mả nên không c̣n chỗ nào để khai thác cho kinh tế.

     Chúng tôi hết sức quan tâm và xin được biết rơ ư định tương lai của chính phủ Việt Nam. V́ đây là nơi an nghỉ của các chiến hữu và thân nhân của chúng tôi.

             

               Thứ tư - Nhận xét:

               Trên toàn thế giới, sau chiến tranh các nước đều hết sức tôn trọng nghĩa trang, mồ mả của chiến binh thuộc bất cứ phe nào. Tại Âu châu, Đồng minh tôn trọng nghĩa trang của quân đội Đức sau thế chiến. Tại Hoa kỳ, tử sĩ miền Nam được chôn tại nghĩa trang quốc gia Arlington sau cuộc nội chiến . Tại Trung quốc, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương của Quốc Dân Đảng hiện được bảo toàn như một danh lam thắng cảnh dưới chính thể cộng sản.

     V́ vậy, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa của miền Nam sau cuộc chiến trên 30 năm đă trở thành một di tích lịch sử cần được bảo toàn.

 

               Thứ năm - Tŕnh bày ư kiến:

               Thông cáo của thủ tướng ban hành gọi Nghĩa Trang Quân Đội là Nghĩa Địa B́nh An sẽ được quản trị như các nghĩa địa dân sự thông thường.

     Chúng tôi nghĩ rằng danh hiệu này không đúng. Những người đă nằm trong nghĩa trang này không phải là dân sự. Họ là các chiến binh đă chiến đấu với quân phục, khi c̣n sống nếu bị bắt tại mặt trận, họ sẽ là tù binh chiến tranh. Khi tử trận, họ là tử sĩ và nghĩa trang này vĩnh viễn là nghĩa trang quân đội, một di tích lịch sử của quốc gia.

     Nếu giải tỏa danh nghĩa thuộc khu quân sự chỉ nhằm mục đích dành mọi sự dễ dàng cho thân nhân thăm viếng và bảo toàn là điều hết sức hợp lư. Nhưng chúng tôi rất e ngại khi chính quyền địa phương coi như một nghĩa địa thông thường có thể làm xáo trộn hay dẹp bỏ cả một di tích thiêng liêng của đất nước

     Nước Việt Nam Xă Hội Chủ Nghĩa đă là thành viên của Liên Hiệp Quốc trên 30 năm, hiện đă gia nhập WTO tham dự thị trường tài chánh, thương mại và mậu dịch quốc tế. Việc tôn trọng các quy ước trên thế giới về tù binh, về nghĩa trang và các điều khoản liên quan đến hậu chiến là nghĩa vụ rất quan trọng của chính phủ Việt Nam hiện nay.

    

               Thứ sáu: Tài liệu tham chiếu

               V́ nước Việt Nam đă là thành viên của Liên hiệp quốc từ ngày 20 tháng 9 năm 1977 nên có nghĩa vụ thi hành các điều khoản theo công ước quốc tế như sau:

     A: Công ước Geneve kư ngày 12 tháng 8 năm 1949, chương III điều 120 và 121 nói về trách nhiệm chôn cất tù binh bảo vệ phần mộ của các phe lâm chiến.

     B: Hiệp định Geneve 20 tháng 7 năm 1954 với điều 23 xác định trách nhiệm bảo toàn mộ phần của tử sĩ đối phương trong lănh thổ chiếm đóng.

     C: Hiệp định Paris 27 tháng 1 năm 1973 với điều 8 cũng ghi rơ nhiệm vụ bảo vệ và ǵn giữ phần mộ của tử sĩ phe đối nghịch,

    

              Thứ bẩy : Đề nghị xin thực hiện

              Xét v́ các di sản lịch sử là bảo vật thiêng liêng của đất nước, nhân danh là người Mỹ gốc Việt, hết sức quan tâm đến nền văn hóa của dân tộc luôn luôn tôn trọng mồ mả của người chết, đặc biệt là các chiến binh đă hy sinh, chúng tôi xin đưa các đề nghị như sau:

    

     *1) Yêu cầu chính phủ Việt Nam ban hành lệnh cho tỉnh B́nh Dương sau khi nhận bàn giao từ quân đội sẽ đổi thành khu di sản quốc gia và bảo toàn t́nh trạng hiện hữu. Di sản lịch sử quốc gia bao gồm các phần mộ, các công tŕnh kiến tạo như Nghĩa Dũng đài, Đền tử sĩ, Cổng Tam quan và các con đường phân lô trong nghĩa trang.

    

     *2) Cho lệnh t́m lại dấu vết pho tượng lính trước năm 1975 đă được đặt trên đường vào nghĩa trang nhưng bị kéo đi. Pho tượng này nếu chưa bị phá hủy cũng chính là một di sản của quốc gia. Cho lệnh điều tra về việc phá hủy 13 mét trên đầu ngọn kiếm tháp và xin ngăn chặn để các hành động phá hoại như vậy không được tái diễn.

    

     *3) Cho thân nhân trong và ngoài nước được thăm viếng sửa chữa bảo toàn các mộ phần trong phạm vi gia đ́nh và thân hữu.

    

     *4) Ban hành lệnh dành mọi sự dễ dàng cho các gia đ́nh binh sĩ miền Nam đi t́m di hài thân nhân tại các trại tập trung miền Bắc để đưa về cải táng tại quê nhà hoặc ngay tại Nghĩa Trang quân đội Cộng Ḥa thuộc quận Dĩ An, tỉnh B́nh Dương

    

     *5) Xử dụng Vành Khăn Tang tại khu Nghĩa Dũng Đài làm một bức tường nghĩa trang dành riêng để đón nhận các di hài tro tàn của quân nhân miền Nam cải táng từ các trại “cải tạo”hay từ các nước trên thế giới muốn về nằm cạnh chiến hữu.

     Tỉnh B́nh Dương soạn thảo chi tiết về việc quản trị.

                                                     *****

     Một lần nữa, tin tưởng ở truyền thống văn hóa Việt Nam vốn tôn trọng các di sản lịch sử trong đó vấn đề mồ mả quan trọng nhất, chúng tôi xin gửi lên thủ tướng những câu hỏi và những đề nghị nêu trên.

     Xin chân thành cảm tạ và chờ đợi sớm được biết kết quả.

     Trân trọng

 

 

     Vũ Văn Lộc

     Executive Director

     IRCC, Inc.