Thứ Bảy, 02/06/2007, 01:09 (GMT+7)  http://www.tuoitre.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=203826&ChannelID=3
 

Chống ngập... "suốt đời!"

 

Ngập lụt sau cơn mưa trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.B́nh Thạnh, TP.HCM - Ảnh: N.C.T.

TT - Chỉ một cơn mưa hơi to, nhiều đường ở trung tâm TP.HCM ngập nước dù TP đă và đang triển khai nhiều dự án thoát nước trị giá hàng tỉ USD. Vậy TP sẽ c̣n chống ngập tới bao giờ? Tuổi Trẻ phỏng vấn ông Trần Minh Dũng (ảnh) - phó giám đốc Sở Giao thông công chính (GTCC) TP.

 

* Từ hàng trăm điểm ngập, nay TP chỉ c̣n một điểm là toàn TP (!). Đó là hậu quả của nhiều dự án đang triển khai quá chậm. Đúng không, thưa ông?

- Hiện nay TP.HCM có bốn dự án thoát nước sử dụng nguồn vốn ODA (vốn vay nước ngoài) gồm dự án vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường nước TP lưu vực Tân Hóa - Bến Nghé, dự án nâng cấp đô thị lưu vực Tân Hóa - Ḷ Gốm và tiểu dự án cải tạo hệ thống thoát nước lưu vực Hàng Bàng. Căn cứ tiến độ thực hiện th́ các dự án này sẽ trễ một năm so với kế hoạch.

Có nhiều nguyên nhân (khách quan - PV) dẫn đến chậm trễ... Ngoài ra c̣n có nguyên nhân chủ quan thuộc về năng lực điều hành của các ban quản lư dự án.

* Phải chăng đó là do TP không có một "nhạc trưởng" điều hành các dự án chống ngập nước?

 

* Ngày 1-6, họp về qui hoạch phát triển hệ thống thoát nước TP, lănh đạo UBND TP đă không hài ḷng về t́nh trạng tái diễn nhiều đường phố bị ngập nước.

* Sở Giao thông công chính TP.HCM cho biết chỉ tiêu trong năm nay là xóa 17 điểm ngập bằng việc thực hiện 14 dự án và làm giảm 16 điểm ngập bằng bảy dự án.

 

- TP hiện có trên 60% địa h́nh khu vực phát triển đô thị là vũng trũng thấp thường xuyên ngập nước. Ngoài ra c̣n do chịu nước lũ của các sông lớn như sông Sài G̣n, Đồng Nai, Vàm Cỏ nên mực nước các kênh rạch thường dâng cao trong mùa mưa lũ lớn, làm mất tác dụng đối với hệ thống thoát nước TP. Thời gian gần đây có hiện tượng lún do đất nền yếu và do quá tải nên dẫn đến t́nh trạng ngập cục bộ.

Theo tôi, "nhạc trưởng" ở đây không phải là việc điều hành phối hợp giữa các dự án thoát nước mà là chính sách vĩ mô từ khâu định hướng phát triển TP. Theo đó, chỉ nên chọn vùng cao để phát triển đô thị, vùng thấp nên giữ lại để bảo vệ sinh thái điều ḥa lượng nước mưa, nước triều cường. Đến khâu khảo sát đô thị, cốt san nền phải đảm bảo cao hơn mực nước triều cường, phải dành một tỉ lệ đất thích hợp cho cây xanh, hồ điều tiết để đủ khả năng tích giữ nước; việc chọn vật liệu để xây dựng sân băi, vỉa hè phải có khả năng thấm nước tốt. Đến các khâu dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước trước khi bố trí dân cư, đường phải đủ rộng, cống phải đủ tiết diện.

ông Trần Minh Dũng - phó giám đốc Sở Giao thông công chính (GTCC) TP.

* Nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách TP để chống ngập nước cũng thực hiện chậm do đầu xuôi nhưng đuôi không lọt, v́ sao?

 

- Hầu hết dự án thoát nước bị chậm trễ là do khâu giải phóng mặt bằng, đây là vấn đề muôn thuở, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng v́ nó liên quan chính sách đền bù của Nhà nước, nằm ngoài khả năng giải quyết của chủ đầu tư và Sở GTCC TP.

Trước đây, do nôn nóng giải quyết vấn đề ngập nước, ngành GTCC có cho khởi công một số công tŕnh khi chưa giải phóng xong mặt bằng. V́ vậy, nhiều công tŕnh do giải phóng mặt bằng không kịp nên tiến độ thi công kéo dài.

Để khắc phục t́nh trạng này, sở đă chỉ đạo các chủ đầu tư khi giải phóng toàn bộ mặt bằng mới cho thi công. Riêng dự án thoát nước khu 30-4 (quận B́nh Thạnh) đă thực hiện xong, tuy nhiên hệ thống cống nhánh do quận quản lư, đấu nối vào cống 30-4 không được nạo vét nên chưa phát huy hiệu quả... Ngoài ra nhiều tuyến đường trong khu vực này thấp hơn mực nước triều nên vẫn bị ngập do triều, dù có xây dựng hệ thống cống đầy đủ.

* Sở có biện pháp nào chống ngập khi nhiều đường vẫn chưa có hệ thống thoát nước?

 

30.000 nhà lấn chiếm kênh rạch

* Có ư kiến cho rằng ngành thoát nước cứ loay hoay  lắp đặt cống thoát nước trong khi bỏ bê nạo vét kênh rạch là nguyên nhân chính làm đường ngập nước?

- Việc nạo vét kênh rạch và làm cống thoát nước đều cần thiết và phải thực hiện đồng bộ. V́ hệ thống cống có tốt th́ mới thu gom được nước trong khu dân cư để dẫn ra kênh, rạch. Các dự án ODA đều có nạo vét cải tạo kênh rạch song song với việc bổ sung hệ thống cống thoát nước.

Tuy nhiên, hiện nay có trên 30.000 hộ dân xây cất lấn chiếm kênh rạch nên việc triển khai nạo vét gặp nhiều khó khăn, đ̣i hỏi phải đền bù giải tỏa, tái định cư, tiến độ có chậm so với yêu cầu. Muốn làm tốt việc này, TP phải có chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư thích hợp th́ các dự án nạo vét cải tạo kênh rạch mới mang tính khả thi.

- Chỉ có khu vực trung tâm khi xây dựng đường là có xây dựng hệ thống thoát nước. C̣n ở khu vực vùng ven TP trước đây hai bên đường là ruộng, vườn nên thoát nước tự nhiên. Những năm gần đây đô thị tự phát phát triển quá nhanh làm mất đi đường thoát nước tự nhiên nên đă phát sinh t́nh trạng ngập nước. Giải quyết vấn đề này, sở đă chủ trương cho xây dựng hệ thống thoát nước trước để chống ngập mà không chờ dự án mở rộng đường đúng lộ giới. Hiện nay đă có một số tuyến đường lắp đặt cống thoát nước như Tân Kỳ - Tân Quí, hương lộ 2, Nguyễn Thượng Hiền...

 

* Nhiều người dân ở khu vực triều cường than phiền đă chịu đựng ngập nước quá nhiều năm, sở sẽ giải quyết thế nào?

- Cách đơn giản và bền vững nhất để chống ngập do triều cường là nâng cao độ lên cho cao hơn mực nước triều. Đối với khu vực có sông rạch mà bị ngập do triều th́ sẽ làm đê bao, đập ngăn triều và trạm bơm. Vừa qua, sở chỉ mới vận hành cống kiểm soát triều B́nh Triệu mà đă giải quyết được t́nh trạng ngập do triều ở các phường 12, 24 và 26, quận B́nh Thạnh. Chúng tôi đang tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả như vậy.

* UBND TP đă giao cho Viện Kinh tế TP chủ tŕ đề xuất thành lập ban điều phối cho đề án tổng thể về tiêu thoát nước TP.HCM. Sở GTCC có đề xuất ǵ?

- Chúng tôi rất mong chính quyền các cấp thực hiện công tác quản lư đô thị thật tốt để chống san lấp, lấn chiếm sông rạch làm tắc ḍng chảy. Người dân cần có ư thức hơn trong việc bảo vệ công tŕnh thoát nước như không lấn chiếm sông rạch, cửa xả, không đổ rác, chất thải xuống hầm miệng thu... Được như thế t́nh trạng ngập nước của TP sẽ được cải thiện hơn nhiều.

NGỌC ẨN thực hiện