Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

 

Nhà thơ Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy được trao tặng

 

Giải thưởng Vasyl Stus Quyền Tự Do Viết Văn năm 2007

 

       Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ/PEN New England đă quyết định trao tặng nhà thơ tù nhân Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy Giải thưởng Vasyl Stus Quyền Tự Do Viết Văn 2007 (Vasyl Stus Freedom-to-Write Award). Đây là người cầm bút thứ 10 trên thế giới được vinh danh từ khi có Giải thưởng cao quư này. Trước nhà thơ Việt Nam, Hội Đồng Tuyển Chọn đă tuyên dương ông Recep Marasli, nhà thơ Kurdistan (1998), bà Ferida Durakovic, thi sĩ Bosnie (1999), hai anh em ông Daniel & Philip Berrigan, nhà văn Hoa Kỳ và ông Alejandra Marcela Matus Acuna, nhà văn Chí Lợi (2000), ông Mehrangiz Kar, nhà văn và luật sư Ba Tư (2001), ông Grigory Pasko, nhà thơ và nhà báo Nga (2002), ông Ali Al-Domaini, nhà thơ và nhà văn Arabie Séoudite (2005) và ông Shi Tao, nhà thơ và nhà báo Trung Hoa (2006). Giải thưởng Vasyl Stus Quyền Tự Do Viết Văn được trao tặng cho những nhà văn nhà thơ bị ngược đăi hoặc tù đày chỉ v́ đă dùng ng̣i bút để diễn đạt những tư tưởng của họ. Hơn nữa, đối diện với chế độ kiểm duyệt và đàn áp, ḷng dũng cảm của họ thật gương mẫu xứng đáng được ca ngợi. Giải thưởng mang tên Vasyl Stus để vinh danh nhà thơ và nhà phê b́nh văn học nước Ukraine. Ông Vasyl Stus là tiếng nói lănh đạo của thế hệ ông. Năm 1965, ông Vasyl Stus bị trục xuất khỏi Viện Văn Chương thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Liên Sô v́ ông phản đối những vụ công an bí mật bắt giữ các nhà dân chủ đối kháng và những phiên ṭa xử kín ngày càng nhiều thêm. Bị buộc ‘tội khích động và tuyên truyền chống Liên Sô’, ông bị bắt năm 1972 và bị kết án 5 năm tù trong trại cưỡng bách lao công với chế độ khắc nghiệt, kèm theo 3 năm lưu đày. Gia nhập Nhóm Nhân Quyền Helsinki Ukraine năm 1979, ông bị bắt lại năm 1980 và một lần nữa bị kết án 10 năm tù trong trại cưỡng bách lao công với chế độ khắc nghiệt kèm theo 5 năm lưu đày. Ông là nhà văn cuối cùng đă chết trong ‘Goulag Sô viết’, một đại địa ngục từng được chế độ Cộng sản Việt Nam coi như tấm gương. Ông Vasyl Stus mất ngày 4 tháng 9 năm 1985, mới có 47 tuổi.

       Nhà thơ Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy, tên thật Vơ Lâm Tể, 59 tuổi, nguyên sĩ quan VNCH động viên thời chiến Việt Nam, là tác giả của những bài thơ rất truyền cảm. Nhiều bài được sáng tác trong trại tù cộng sản. Thơ ông biểu lộ tính nhân bản, t́nh yêu quê hương và ḷng quư chuộng tự do. Ông bị lưu đày không xét xử để “cải tạo” trong các trại tù lao công cưỡng bách từ 1975 đến 1978. Sau khi trốn trại tù Pleiku khoảng năm 1979, nhà thơ tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền. Ông bị bắt lại, bị kết án 20 năm tù và giam tại trại A20 Phú Yên. Khoảng năm 1984, ông t́m cách gởi tập thơ ‘Trước ṭa nhà Công lư’ của ông ra bên ngoài nhưng bất thành. Bọn cai ngục phát hiện ra bản thảo của ông. Án tù của ông bị xét lại. Nhà thơ bị phạt thêm 12 năm tù nữa tại một phiên ṭa lưu động tỉnh Phú Yên thành lập ngay trong trại tù. Ông bị hành hạ, đánh đập và bị hư một mắt. Chính bản án bất công để trừng phạt ông về ‘tội làm thơ trong t́nh trạng giam cầm’ và thái độ dũng cảm của nhà thơ tù nhân trước bạo lực áp bức dă man đă gây xúc động Hội Đồng Tuyển Chọn Giải thưởng Vasyl Stus Quyền Tự Do Viết Văn, cũng như nhiều văn hữu khác. Ngay từ cuối năm 2004, Ủy ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực nhà Văn bị đàn áp và cầm tù bắt đầu quan tâm đến trường hợp ông và công nhận ông là một tù nhân ngôn luận. Rồi tại Bled, nước Slovénie, tháng 6 năm 2005 và tại Berlin, nước Đức, tháng 5 năm 2006, Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế thông qua hai Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại đề xướng. Các đại biểu thay mặt cho một trăm Trung tâm Văn Bút đă đồng thanh đ̣i nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích nhà thơ Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy cùng với các nhà cầm bút dân chủ đối kháng bị giam cầm trái phép ở trong nước, như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ B́nh, v.v.

       Ngày 19 tháng 4 năm 2007 tới đây, thân thế, tiểu sử nhà thơ Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy, tân khôi nguyên Giải thưởng Vasyl Stus Quyền Tự Do Viết Văn 2007 và tân hội viên danh dự Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ/PEN New England, sẽ được giới thiệu với báo chí trong một Buổi Lễ tổ chức tại nhà thờ First Parish Unitarien Universalist Church, thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts Hoa Kỳ. Cũng vào dịp này, Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ/PEN New England sẽ c̣n trao tặng Giải thưởng Thomas Paine Quyền Tự Do Viết Văn 2007 (Thomas Paine Freedom-to-Write Award) cho ông Piri Thomas, nhà văn Hoa Kỳ gốc Phi châu và Porto Rico.

(Viết theo tin của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/ PEN Âu Châu).

Genève ngày 6 tháng 4 năm 2007

 

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Vietnamienne des Droits de  l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

 

 

 

 

 

 

Trích thơ Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy

 

 

Trước biển hoàng hôn

 

 

Một ḿnh trước biển hoàng hôn

Nh́n theo con nước sóng dồn ra khơi

Mênh mông tựa sát chân trời

Cô đơn réo gọi như lời của ai

Em về chẻ tóc làm hai

Cho ta một nửa nối dài tuổi thơ

Em ơi đời huống hững hờ

Thuyền ta neo giữa biển mơ đă ch́m

Để rồi t́nh cũng lặng im

Chân ṃn mặt đất qua thềm lăng du

Tuổi vàng như lá mùa thu

Xạc xào trên cát mịt mù thế nhân

Thế nhân ơi nửa chừng xuân

Phải chăng con tạo cũng ngần ấy thôi

Em về chẻ tóc làm đôi

Thay dây mà nối nhịp cầu tri âm

Cho dù tóc trổ hoa râm

Chén đời mật đắng tơ tằm vẫn se

Này Em hăy lắng mà  nghe

Thuyền kia vỗ sóng cầu tre gập ghềnh

Quê hương ! Ừ, lắm hữu t́nh

Ai đi mà chẳng quay nh́n bóng xưa...

 

Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy

trại tù A20 Phú Yên 1993

 

--------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Về đây em

 

 

Em lặng đứng bên kia bờ biển cả

Nhuốm u buồn trên má tuổi hai mươi

Nét đăm chiêu tràn ngập dấu chân người

Chiều viễn xứ xa quê ḷng tê tái

Bước tha phương bao giờ em trở lại

Với quê hương là cái bóng cuộc đời

Biển Thái B́nh sóng dậy mặt trùng khơi

Thuyền độc mộc vẫn chở đầy chí lớn

Em đă mất hơn một lần đùa giỡn

Trên con đường đất Mẹ lắm đau thương

Dáng thư sinh màu áo trắng sân trường

Hoa kỷ niệm vấn vương từng trang giấy

C̣n đâu nữa những ngày yêu dấu ấy

Nón tai bèo giặc cướp lấy tuổi thơ

Quên làm sao ngày hai buổi dưới cờ

Nh́n dân tộc từng giờ trong ánh nắng

Phải không em bên kia bờ biển mặn

Nơi trời Âu, đô thị xứ Hoa Kỳ

Nơi phố phường tráng lệ đất Paris

Em có nhớ quê hương ḿnh không nhỉ,

Hờn vong quốc máu trào dâng uất khí

Che trên đầu Dân Tộc chít khăn tang

Buổi chia tay đôi ḍng lệ ngỡ ngàng

T́nh cốt nhục ai hóa thành dâu bể

Nhà Việt Nam xác xơ nằm hoang phế

Dưới chân cầu ven núi đá bờ sông

Trẻ khóc cha người thiếu phụ xa chồng

Bồng con đứng đau ḷng cơn quốc biến

Hồn Thục đế đă qua rồi vĩnh viễn

Thế nhưng sao tái diễn ở nơi này

Tiếng bi thương ai oán vẫn c̣n đây

Gông xiềng xích giam thân trong ngục sắt

Ba mươi tháng tư ngập tràn nước mắt

Lịch sử quay cuồng trong ánh mắt chúng ta

Th́ Em ơi - về cứu sơn hà

Và Dân Tộc cũng bắt đầu tái thế

Và ở đó có một phần thân thể

Của cha ông từng ngạo nghễ tự hào

Em trở về nối lại khúc đồng dao

Ḥa nhịp sống câu ca lời của Mẹ

Tiếng ru con giữa trưa hè quạnh quẽ

Bốn ngàn năm không lẽ lại vô t́nh

Nếu cuộc đời phút cuối phải hy sinh

Cũng vui vẻ sẵn sàng chân bước tới

Nên em hăy tự tin - Ḿnh đứng dậy (…)

 

Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy

trại tù A20 Phú Yên 10/1994

----------------------------------------------------------

 

Không thể t́nh cờ 

 

 

Anh cứ trách cho ḷng em dậy sóng

Cho nỗi buồn dừng lại giữa câu thơ

Dẫu hiếm hoi nhưng không thể t́nh cờ

Em chợt thấy đâu bến bờ thương nhớ

Dù sự thật đó là điều đáng sợ

Đă cho em bao khốn khổ không cùng

Nhưng nếu đời là một mẫu số chung

Th́ chắc lẽ ḿnh cũng cùng số phận

Nên em đă không ngại ngùng chấp nhận

Xích xiềng kia thôi cũng chỉ tầm thường

Bởi anh là biểu tượng của quê hương

Là dáng đứng trên đường em bước đến

Là ánh sáng của muôn ngàn ngọn nến

D́u em qua cùng với trái tim người

Với nụ cười của cha ông

Của từng giọt máu trên sông Bạch Đằng.

 

Hướng Dương Vũ Đ́nh Thụy

trại tù A20 Phú Yên 12/1993

 

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *