Bản tin Truyền H́nh SBTN chieu thứ tư ngay 11-4-2007

KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIÊT NAM

 

NỮ DÂN BIỂU LORETTA SANCHEZ HỌP BÁO SAU CHUYẾN ĐI VIỆT NAM (video Lê Huỳnh 3 phút) Tin Westminster - Hàng trăm kư giả báo chí Việt ngữ đă có mặt để theo dơi cuộc họp báo của nữ Dân biểu Loretta Sanchez, vừa trở về từ Việt Nam và Kuwait để tường tŕnh về chuyến đi của bà, cũng như việc chạm trán với Công an tại trước tư gia của vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm thứ sáu vừa qua. Thông tín viên của SB-TN là Lê Huỳnh và Hồng Thủy gửi về bản tường tŕnh đặc biệt về việc này như sau (video 3 phút).

 

THƯỢNG NGHỊ SĨ KERRY VÀ KENNEDY YÊU CẦU BÀ RICE ÁP LỰC NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (h́nh 1,2) Tin Boston - Qua nỗ lực vận động chính giới liên tục trong suốt hơn tháng qua của Cộng Đồng Việt Nam Massachusettes cùng các đoàn thể tổ chức địa phương, hôm thứ hai vừa qua, hai Thượng nghị sĩ thuộc tiểu bang Massachusettes, Hoa Kỳ đă lên tiếng bày tỏ sự quan tâm về t́nh trạng đàn áp nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ở trong nước, đặc biệt là những sự việc xảy ra gần đây liên quan đến Linh mục Nguyễn Văn Lư và các thành viên Khối 8406, điển h́nh là luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn văn Đài. Theo cô Nguyễn Thị Cúc-Nhật, Phó chủ tịch ngoại vụ cộng đồng cho biết cộng đồng đă nhận được thông báo là Thượng nghị sĩ Kennedy và Thượng nghị sĩ Kerry đă kư gửi một văn thư chung đến Ngoại trưởng Condoleezza Rice hôm thứ hai, để đặt vấn đề Cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền và đàn áp những nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước gần đây. Qua lá thư, hai Thượng nghị sĩ John Kerry và Edward Kennedy viết rằng họ rất quan tâm đối với những báo cáo về t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Họ cho rằng đây là vấn đề quan trọng và cần phải đề cập đến đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Lá thư nhấn mạnh về ba trường hợp vi phạm nhân quyền gần đây nhất là mối quan tâm hằng đầu là vào ngày 18 tháng 2 năm 2007, Linh Mục Nguyễn Văn Lư đă bị quản chế tại gia tại một giáo xứ hẻo lánh sau khi nơi cư trú của ngài bị đột nhập và khám xét. Linh Mục Nguyễn Văn Lư là một nhà lănh đạo của phong trào tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo, và sau đó vào ngày 30 tháng 3, Linh Mục Lư đă bị kết án 8 năm tù.

 

Vào ngày 6 tháng 3 nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đă bắt giữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân và Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Cả hai vị luật sư này đều là những nhà tranh đấu cho nhân quyền, và hiện nay họ bị giam giữ với tội danh là tuyên truyền chống lại nhà nước. Thượng nghị sĩ John Kerry và Edward Kennedy tin tưởng rằng Bộ Ngoại Giao đă biết đến những trường hợp này, và tin rằng bà Ngoại trưởng cũng có đồng quan điểm với hai ông về tầm quan trọng của việc đề cao sự tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn cầu, cũng như rất cảm kích nếu Bộ Trưởng có thể thông báo cho hai ông biết những chính sách hiện nay của Hoa Kỳ đối với những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cùng những bước mà bà Bộ Trưởng đă tiến hành để đặt vấn đề này đối với nhà cầm quyền CS Việt Nam. Sự lên tiếng can thiệp của hai Thượng nghị sĩ có tiếng trong chính giới Hoa Kỳ, trong đó ông John Kerry đă từng là ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ, là một thành công của Cộng Đồng Người Việt và đồng bào Boston nói chung, v́ trong suốt hơn 4 tuần lễ qua đồng hương tại đây đă liên tục gọi điện thoại và fax thư đến văn pḥng hai Thượng nghị sĩ này. Hồi trung tuần tháng 2 vừa qua, một phái đoàn Cộng Đồng Việt Nam do cô Cúc Nhật hướng dẫn, đă tiếp xúc với văn pḥng Thượng nghị sĩ Kennedy và gửi một kháng thư với hơn 700 chữ kư, kèm với hai văn kiện của Dân biểu Ed Royce từ tiểu bang California, và Christ Smith của tiểu bang New Jersey, đ̣i hỏi Cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho các nhà dân chủ tại Việt Nam và phải tôn trọng đối lập trong nước. Ông Thomas Walsh, phụ tá Thượng nghị sĩ Kennedy, đă hứa với phái đoàn rằng ông sẽ đệ tŕnh thật sớm đầy đủ các điều mà cộng đồng người Việt yêu cầu Thượng nghị sĩ Kennedy, v́ các vấn đề Tự do, Dân chủ, Nhân quyền luôn là ưu tiên hàng đầu mà Thượng nghị sĩ quan tâm, và ông cho biết sẽ thông báo đến cộng đồng Việt Nam sau khi can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

 

NỮ DÂN BIỂU ZOE LOFGREN YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO ĐƯA TÊN VIỆT NAM VÀO DANH SÁCH CPC TRỞ LẠI (h́nh 3,4) Trong một tin khác, văn pḥng nữ Dân biểu Zoe Lofgren tại miền bắc California cũng vừa cho phổ biến một lá thơ mà bà đă gởi cho nữ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice, trong đó bà lên tiếng kêu gọi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những quốc gia cần quan tâm về vấn đề đàn áp tôn giáo, hay gọi tắt là danh sách CPC. Trong lá thơ này, bà Lofgren viết rằng bà rất quan ngại về t́nh h́nh đàn áp tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và những quyền tự do căn bản khác của người dân Việt Nam hiện đang trở thành tồi tệ hơn, sau khi Hà Nội đă được thông qua hiệp ước b́nh thường hóa quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Vào năm 2004, Việt Nam bị liệt kê vào danh sách CPC lần đầu tiên và việc này là nhằm chống lại việc Hà Nội buộc người dân phải từ bỏ tôn giáo của họ, bắt giữ hàng chục nhân vật lănh đạo tinh thần, và những vi phạm nhân quyền trầm trọng khác. Đến năm 2006, Hà Nội đă mở nột chiến dịch vận động để rửa mặt cho ḿnh và sau đó đặc sứ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo là ông John Hanford đă đề nghị rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, v́ quốc gia này đă có những tiến bộ đáng kể. Bà Lofgren nói rằng theo bà th́ t́nh h́nh tự do tôn giáo tại Việt Nam không những đă không cải thiện mà lại c̣n tệ hại hơn trong những ngày qua. Đặc sứ Hanford nêu ra trong bài tường tŕnh là Giáo hội Thiên Chúa giáo nay có quyền được huấn luyện và bổ nhiệm các vị tân linh mục, nhưng sự thật th́ hoàn toàn ngược lại. Mới đây nhất vụ án linh mục Nguyễn Văn Lư cũng cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn không hề tôn trọng tự do tôn giáo, và vẫn dành quyền được phê chuẩn bổ nhiệm các Giám mục trước khi Ṭa Thánh La Mă có quyết định về việc này.

 

Trước đây đại sứ lưu động John Hanford cũng nói rằng Việt Nam đă ban hành những luật lệ cấm không buộc những tín đồ phải cải đạo, nhưng điều này đă không xảy ra v́ nhà cầm quyền tiếp tục gây khó dễ, bắt giữ và đưa ra những biện pháp rất khắt khe đối với những người theo đạo Tin Lành hoặc Phật giáo, và những người dân thiểu số lúc nào cũng bị theo dơi dưới cặp mắt nghi ngờ. Những lư do mà ông Hanford đưa ra để rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC đă cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. Linh mục Lư nay là người đối kháng được biết tới nhiều nhất đang bị kết án tù, cùng với những nhà tranh đấu cho nhân quyền và những nhân vật lănh đạo tinh thần các tôn giáo đang liên tục bị giam giữ hoặc quản chế đàn áp. Lấy thí dụ điển h́nh là Công an đă bắt giữ hai luật sư nhân quyền là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vào ngày 6 tháng 3, cùng với hàng trăm người khác đă bị bỏ tù chỉ v́ bày tỏ ư kiến chống lại nhà nước, hoặc v́ muốn được tự do thờ phượng theo tôn giáo của họ. Nữ Dân biểu Lofgren cám ơn nữ Ngoại trưởng Rice đă đặt vấn đề với Phó Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Vũ Khoan và Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm trong chuyến viếng thăm của họ vào tháng 3 vừa qua, nhưng điều này chưa đủ. Bà nói những hành động mới đây của Cộng sản Việt Nam cho thấy nhà cầm quyền sẽ tiếp tục đàn áp nhân quyền và ngăn cản tự do tôn giáo của người dân, và Hoa Kỳ không thể nào làm ngơ trước việc này mà hăy đưa tên Việt Nam trở lại vào danh sách những nước cần quan tâm về tự do tôn giáo.

 

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NUÔI VỊT TRONG THỜI ĐẠI CÚM GIA CẦM Tin Saigon - Thông tín viên SB-TN từ Việt Nam vừa gởi ra một bản tin liên quan đến những nông dân nuôi vịt kiếm sống qua ngày, giữa thời đại dịch cúm gia cầm đang lan tràn và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang xiết chặt việc nuôi cũng như ấp nở thủy cầm trong nước. Mời quư vị cùng theo dơi phóng sự đặc biệt sau đây (video 3 phút).

 

HƠN 30 NGƯỜI BỊ GIẾT TRONG VỤ TẤN CÔNG BOM Ở ALGERIA Tin Algiers - Vào sáng nay những trái bom có sức công phá dữ dội đă làm cho văn pḥng Thủ tướng Algeria và một đồn cảnh sát trong khu vực thủ đô Algiers bị hư hại nặng nề, và làm cho ít nhất 30 người thiệt mạng cùng khoảng 160 người khác bị thương. Mạng lưới khủng bố al-Qaeda gọi điện thoại vào đài truyền h́nh Al Jazeera nói rằng chúng là những kẻ chịu trách nhiệm tấn công nói trên. Vụ nổ này đă gây khiến cho dân cho lo ngại vụ đổ máu chính trị đang có nguy cơ trở lại đất nước xuất cảng dầu hỏa ở miền bắc Phi châu. Một trong những trái bom được tin là do một tên cảm tử gây nên, đă làm cho mặt tiền của văn pḥng Thủ tướng ở trung tâm Thủ đô Algiers bị sập. Trái bom thứ nh́ phát nổ tại đồn cảnh sát Bab Ezzouar ở vùng ngoại ô miền đông thủ đô. Các cư dân tại địa phưong nói rằng đây là vụ tấn công đầu tiên kể từ thập niên 1990, và vụ khủng bố xảy ra tại trung tâm thành phố nằm trong khu vực Địa Trung Hải, nơi Cảnh sát đang gia tang an ninh để đề pḥng dân quân Hồi giáo thực hiện các vụ tấn công ở vùng nông thôn. Tổ chức có tên là nhóm Truyền giáo và Chiến đấu Salafist thuộc mạng lưới al-Qaeda, tuyên bố chúng là những kẻ thực hiện 2 vụ tấn công nói trên. Nhóm này từng nhiều lần thực hiện các vụ khủng bố nhắm vào lực lượng an ninh và người ngoại quốc. Các nguồn tin từ bệnh viện cho biết tổng số tử vong trong 2 vụ tấn công nói trên là 30 người. Algeria từng rơi vào hỗn loạn và bạo động kể từ năm 1992 sau khi chính quyền vào lúc bấy giờ vốn được quân đội hậu thuẫn, đă huỷ bỏ kết quả cuộc bầu cử quốc hội mà nhóm chính trị thuộc phe Hồi giáo cực đoan được tuyên bố chiến thắng. Có khoảng 200 ngàn người đă bị thảm sát trong các vụ tương tàn đẫm máu. Gần đây t́nh trạng bạo động đă giảm sút sau khi chính quyền ban lệnh ân xá và khoan hồng cho phiến quân, nhưng vẫn tiếp tục tảo thanh lực lượng dân quân đang nổi dậy tại vùng rừng núi ở miền đông thủ đô. Mới đây các vụ tấn công đă tái diễn kể từ khi nhóm dân quân Hồi giáo thay đổi danh xưng của chúng để chính thức liên kết vào mạng lưới al-Qaeda.

 

4 TÊN CẢM TỬ BỊ GIẾT TRONG CÁC VỤ TẤN CÔNG BOM TỰ SÁT Ở MOROCCO Tin Casablanca - Các nguồn tin của Cảnh sát cho biết có 3 tên cảm tử đă cho nổ những trái bom tự sát, trong lúc Cảnh sát tấn công vào một căn nhà trong khu vực ổ chuột ở thủ đô Casablanca, và tên thứ tư đă bị nhân viên công lực bắn chết trong lúc hắn t́m cách đào thoát. Các nhân chứng cho biết Cảnh sát đang truy lùng 2 tên đă đào tẩu vào hừng đông sáng nay tại khu vực Fida, trong đó một nghi can dân quân đă bị Cảnh sát bắn chết và một đồng lơa của hắn đă kích nổ những trái bom gắn trên ḿnh của hắn sau khi hắn chạy lên trên nóc nhà và không c̣n đường đào tẩu. Cảnh sát nói rằng 4 tên này nằm trong đội cảm tử gồm 12 tên mà Cảnh sát đă từng tầm nă kể từ ngày 11 tháng 3, khi thủ lănh của nhóm nằm vùng này kích nổ trái bom đeo trên thắt lưng của hắn trong một quán cà phê internet khi nhân viên công lực đến đây để bắt đương sự. Cảnh sát nói rằng họ tin những tên cảm tử này lúc nào cũng đeo bom trong ḿnh của chúng, để đề pḥng nhân viên công lực bắt sống. Thông tấn xă MAP của Algeria nói rằng có 2 Cảnh sát bị thương khi tên cảm tử thứ 3 kích nổ trái bom trên người của hắn, và sau đó một trong hai người này đă từ trần tại bệnh viện v́ những vết thương. Morocco từng được đặt trong t́nh trạng báo động kể từ năm 2003, là lúc có 13 tên cảm tử tự sát làm cho 32 người khác bị giết ở trung tâm thủ đô Casablanca, để trả thù cho với việc chính quyền trở thành đồng minh với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.

 

ĐÀI TRUYỀN H̀NH Ư ĐẠI LỢI CHIẾU CẢNH BỌN TALIBAN CHẶT ĐẦU CON TIN Tin Kabul - Đài truyền h́nh Ư Đại Lợi ngày hôm nay đă cho tŕnh chiếu h́nh ảnh của con tin người Ư là Daniele Mastrogiacomo bị bọn Taliban giam giữ, nhưng đă ngưng lại trước khi có những h́nh ảnh về việc chúng đă chặt đầu người tài xế của ông này. Những h́nh ảnh trên đài truyền h́nh RAI đă làm cho người xem phải kinh ngạc, được quay lại sau khi ông này bị bọn Taliban bắt cóc tại Afghanistan vào tháng trước. Đài truyền h́nh này nói rằng phe Taliban đă gởi cuốn video này cho họ. Những h́nh ảnh cho thấy kư giả Mastrogiacomo và người thông dịch viên là Adjmal Naqshbandi ngồi ở dưới đất, bao quanh là những tay súng Taliban bịt mặt. Phía bên kia là người tài xế tên Sayed Agha đă ngồi bất động khi nghe bọn chúng tuyên án tử h́nh ông ta bằng tiếng Pashtun. Sau đó những h́nh ảnh đă ngưng lại khi một tên Taliban đă cầm dao dí vào cổ ông Agha, và đài truyền h́nh này đă không chiếu nốt đoạn chúng cắt cổ người tài xế này. Một đoạn phim phía sau cho thấy kư gỉ Mastrogiacomo đă lên tiếng xin tha mạng. Ông này nói rằng hôm nay phe Taliban đă giết hại một trong ba người của họ. Ông và người thông dịch viên vẫn c̣n sống nhưng t́nh h́nh rất căng thẳng. Mỗi ngày mỗi giờ t́nh h́nh trở nên tệ hại hơn, và ông không biết phải làm ǵ nữa. Thủ tướng Ư Đại Lợi là ông Romano Prodi đă phải chịu nhiều chỉ trích sau khi ông này thuyết phục Tổng thống Afghanistan là ông Hamid Karzai để thả 5 tù nhân Taliban bị chính quyền Afghanistan giam giữ, để đổi lấy mạng của kư giả Mastrogiacomo vào ngày 19 tháng 3. Hoa Kỳ và cả Anh quốc đều lên tiếng chỉ trích việc này và nói rằng điều này sẽ chỉ khiến cho bọn Taliban tăng thêm việc bắt cóc người ngoại quốc để đặt điều kiện mà thôi. Kể từ khi ông Mastrogiacomo được trả tự do, người thông dịch viên Afghanistan là kư giả Naqshbandi sau đó cũng đă bị bọn chúng chặt đầu.

 

HỘI HỒNG THẬP TỰ QUỐC TẾ BÁO CÁO VỀ T̀NH TRẠNG IRAQ Tin Geneva - Hội Hồng Thập Tự quốc tế ngày hôm nay lên tiếng cho rằng những đau khổ của thường dân Iraq càng ngày càng gia tăng, và không có một dấu hiệu nào cho thấy chiến dịch ổn định của Hoa Kỳ tại vùng thủ đô Baghdad là có hiệu quả. Phát ngôn viên của tổ chức này là ông Pierre Kraehenbuehl, giám đốc điều hành Hội Hồng Thập Tự quốc tế trong cuộc họp báo tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ, nói rằng các bệnh viện ở Iraq nay đều chật cứng người, các bác sĩ và y tá phải làm việc liên tục để chăm lo cho những bệnh nhân, t́nh trạng suy dinh dưỡng đang gia tăng, và nạn cúp điện xảy ra thường xuyên hơn làm cho t́nh h́nh trở nên thêm bối rối. Ông này nhấn mạnh rằng những vụ giết người và gây thương tích hàng ngày, từ 50 người bị giết bởi các vụ xe bom, đến 100 người bị giết bởi các vụ trả thù tôn giáo, hàng chục người khác bị giết bởi những vụ đụng độ giữa các thành phần vơ trang, và các vụ chạm súng của Liên quân, tất cả đều đóng góp thêm cho bức tranh u ám tại thủ đô của Iraq. Hội Hồng Thập Tự quốc tế nói rằng hàng ngàn người Iraq tiếp tục phải từ bỏ nhà cửa của họ để chạy trốn chiến tranh, chạy trốn t́nh trạng bất ổn định và các vụ giết người hàng loạt tại đây. Tổ chức này kết luận rằng tất cả mọi phe phái kể cả lực lượng Liên quân, cần phải chú trọng hơn trong việc bảo vệ thường dân khỏi những h́nh ảnh đau thương này. Ông Pierre Kraehenbuehl tuyên bố nếu Liên quân tiến hành một chiến dịch quân sự tại một ngôi làng, th́ họ phải cố gắng bảo vệ sinh mạng của thường dân trước, chứ không phải nổ súng giết bất cứ ai trong ngôi làng này. Họ phải biết phân biệt đâu là những người vô tội, và đâu là những kẻ khủng bố, chứ không phải tha hồ giết chóc và gây đổ máu một cách vô tội vạ.

 

Hội Hồng Thập Tự quốc tế đă cho phổ biến một bản báo cáo có tên là những thường dân không được bảo vệ, t́nh trạng khủng hoảng nhân đạo tại Iraq. Ông Kraehenbuehl nói rằng không có một dấu hiệu nào cho thấy chiến dịch b́nh ổn mà quân đội Hoa Kỳ và quân đội Iraq đang tiến hành tại vùng thủ đô hiện mang lại hiệu quả như lời tuyên bố của chính phủ Tổng thống Bush và Thủ tướng Nuri Al-Maliki. Ông nói những thường dân vẫn tiếp tục phải gánh chịu những thống khổ và không có một dấu hiệu nào là sẽ suy giảm. Bản báo cáo không nêu rơ những con số trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo như lời nhân vật này tuyên bố, đă khởi sự từ khi quân đội Hoa Kỳ tiến vào lật đổ chế độ Saddam Hussein vào năm 2003, và nay đang biến thành một chiến trường giữa hai hệ phái Hồi giáo Sunni và Shiite. T́nh trạng thất nghiệp vẫn lan tràn và đời sống của người dân rất khổ cực, với khoảng 1/3 dân số sống trong cảnh khó nghèo, và 5% là cực kỳ đói khổ. T́nh trạng cúp điện và cúp nước thường xuyên xảy ra, cho dù những thành phố ở miền nam th́ có phần khả quan hơn. Các bác sĩ và y tá đă lần lượt bỏ đi v́ những vụ giết hại cá nhân, làm cho các bệnh viện nay lâm vào cảnh thiếu người trầm trọng. Theo Hội Hồng Thập Tự Iraq, hiện có khoảng 106,000 gia đ́nh tức khoảng 600 ngàn người, đă phải bỏ nhà chạy trốn ở những nơi khác kể từ tháng 2 năm 2006.

 

TRANH CHẤP QUYỀN HÀNH TẠI UKRAINE VẪN CHƯA SUY GIẢM Tin Kiev - Thủ tướng Ukraine là ông Vitkor Yanukovich, hiện đang lâm vào cuộc tranh chấp quyền hành với Tổng thống nước này là ông Vitkor Yushchenko, đă lên tiếng khuyến cáo rằng cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đang gây thiệt hại cho 47 triệu người dân tại quốc gia cựu Cộng sản này. Ông Yanukovich trong cuộc họp nội các tại thủ đô Kiev tuyên bố rằng điều đáng tiếc là t́nh h́nh không có ǵ là giảm thiểu, nếu không muốn nói là tệ hơn. Điều này ảnh hưởng đến cả các sinh hoạt chính trị lẫn kinh tế của quốc gia. Cuộc tranh chấp giữa hai nhân vật lănh đạo đă khởi đầu từ hồi đầu tháng, khi Tổng thống Yushchenko tuyên bố sẽ giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử lại. Ông Yanukovich và những đồng minh tại Quốc Hội đă chống lại quyết định này, và đưa nội vụ ra trước ṭa án Hiến pháp v́ cho rằng việc giải tán Quốc Hội của Tổng thống là vi hiến, và chờ đợi ṭa án đưa ra kết quả có thể kéo dài cả tháng trời. Ông Yanukovich từng thua trong cuộc bầu cử vào năm 2004 trước Tổng thống Yuschenko sau cuộc cách mạng Cam, nói rằng chỉ có ṭa án mới quyết định được xem nghị quyết của Tổng thống là hợp hiến hay không. Ṭa tối cao của Ukraine ngày hôm qua loan báo phiên xử sẽ được dời lại cho đến ngày 17 tháng 4 mới khởi sự. Trong suốt hai tuần qua, Quốc Hội Ukraine liên tục thông qua những dự thảo luật để chống lại Tổng thống, kể cả một dự thảo luật cấm chính phủ chi tiền cho cuộc bầu cử lại theo yêu cầu của ông Yuschenko. Hai phe ủng hộ hai bên cũng đă tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh rầm rộ ngoài đường phố và làm cho nhiều người lo ngại là sẽ có những cuộc đụng độ xảy ra. Hàng ngàn người ủng hộ ông Yanukovich đă xuống đường tại trung tâm thành phố trong ngày hôm nay, trong khi hàng ngàn người khác thuộc phe cựu nữ Thủ tướng Yulia Tymoshenko, cũng xuống đường và ủng hộ cho Tổng thống để kêu gọi bầu cử lại. Ông Yuschenko là người thân Tây phương, trong khi ông Yanukovich ủng hộ việc Ukraine quay trở lại với quan thầy Nga Sô cũ, ông này lên nắm quyền Thủ tướng sau khi phe Cách Mạng Cam không thể đoàn kết để chiếm đa số tại Quốc Hội v́ những chia rẽ giữa Tổng thống và bà Tymoshenko.

 

THỦ TƯỚNG IRAQ VIẾNG THĂM NAM HÀN Tin Hán Thành - Thủ tướng Iraq là ông Muri Al-Maliki đă đến Hán Thành cho chuyến viếng thăm 3 ngày, nhằm vận động Nam Hàn tiếp tục hậu thuẫn cho công tác tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá tan hoang. Ông Maliki, người vừa thăm viếng Nhật Bản, đă hội kiến với Thủ tướng Nam Hàn là ông Han Duck-soo để bàn thảo t́m cách thuyết phục các công ty thương mại tại Nam Hàn đóng góp cho công cuộc tái thiết Iraq thời hậu Saddam Hussein. Theo lịch tŕnh, nhà lănh đạo Iraq cũng sẽ hội kiến với Tổng thống Nam Hàn Roh Moo-hyun trong chuyến viếng thăm lần này. Ông Maliki sẽ tham dự buổi cơm trưa do 4 nghiệp đoàn thương mại chính tại Nam Hàn khoản đăi. Nam Hàn là quốc gia hậu thuẫn tích cực cho cuộc chiến tranh Iraq do Hoa Kỳ lănh dạo, và cũng đă từng điều động quân đội sang Iraq tham gia vào nỗ lưc tái thiết cho đất nước này. Với 2200 binh sĩ tại Iraq, Nam Hàn là nước đứng vào hàng thứ 3 của những nước ngoại quốc có quân số lớn nhất tại đất nước Hồi giáo này. Nhiệm vụ của các quân nhân Nam Hàn là tham gia vào công tác nhân đạo, tái thiết, cung cấp tài chánh và viện trợ cho Iraq.

 

 

 

TỔNG THỐNG BUSH KHIỂN TRÁCH ĐẢNG DÂN CHỦ ĐĂ CHẬM TRỄ TÀI TRỢ CHO CHIẾN TRƯỜNG IRAQ

 

Tin Fairfax - Tổng thống Hoa Kỳ là ông George W. Bush vào ngày hôm qua đă mời các nhà dân cử đến Ṭa Bạch Ốc để nói chuyện về việc tài trợ cho chiến trường Iraq, nhưng từ chối việc thương thuyết với đảng Dân Chủ về yêu cầu rút quân. Trong cuộc tranh luận kéo dài nhiều tuần lễ, ông Bush đưa ra lời đe dọa gần như mỗi ngày, rằng ông sẽ phủ quyết dự thảo luật do đảng Dân Chủ thảo ra, mà hiện nay đảng Dân Chủ đang nắm đa số tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Đảng Dân Chủ chủ trương sẽ chấp thuận ngân sách 100 tỷ Mỹ Kim cho chiến tranh với điều kiện phải chấp nhận thời khóa biểu rút quân ra khỏi Iraq vào trước mùa hè năm tới. Trong một buổi nói chuyện với cựu chiến binh Hoa Kỳ, Tổng thống Bush nói rằng có thể ông sẽ ra lệnh trích ngân sách từ một nơi khác để có 1 tỷ 600 triệu mỹ kim chi cho chiến trường ngay hôm nay. Ông chỉ trích đảng Dân Chủ không hỗ trợ cho binh sĩ ở chiến trường bằng cách ngăn cản việc tài trợ cho quân đội, hoặc tài trợ mà đi kèm với điều kiện rút quân. Ông Bush nói Hoa Kỳ đang lâm trận, và thật là một sự vô trách nhiệm của những nhà lănh đạo Dân Chủ ở Quốc Hội Hoa Kỳ đă tŕ trệ việc tài trợ cho quân đội, kéo dài hàng mấy tháng trong khi binh sĩ ở mặt trận th́ đang chờ đợi sự tiếp tế là nhu cầu cần thiết để chiến thắng. Thượng Nghị Sĩ Harry Reid là lănh đạo khối đa số tại Thượng Viện đă hối thúc Tổng thống Bush nên làm việc với đảng Dân Chủ trên tinh thần thỏa hiệp, và làm nổi bật nhu cầu cho Iraq để đạt mục tiêu mà Tổng thống Bush và các nhà lănh đạo Iraq đă dự trù. Ông nói đó là điều mà Quốc Hội Hoa Kỳ đ̣i hỏi và Tổng thống nên lănh đạo toàn dân đi theo hướng đó, chứ không phải cứ đe dọa đ̣i phủ quyết dự thảo ngân sách do Quốc Hội đưa qua.

 

HOA KỲ NHẮC NHỞ BẮC HÀN ĐÓNG CỬA L̉ HẠCH TÂM CUỐI TUẦN NÀY Tin Hoa Thịnh Đốn - Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày hôm qua tuyên bố rằng giới chức Macao đă tháo gỡ ngân sách 25 triệu mỹ kim của Bắc Hàn bị phong toả từ năm 2005 ở Macao, và Hoa Kỳ hối thúc nhà nước cộng sản B́nh Nhưỡng hăy từng bưóc đóng cửa ḷ nguyên tử, kỳ hạn là cuối tuần này. Quốc gia Cộng sản bướng bỉnh này khẳng định rằng họ chỉ đóng cửa ḷ phản ứng hạch tâm khi nào ngân sách 25 triệu này hết bị phong tỏa ở ngân hàng Banco Delta Asia. Một thỏa thuận 2 tháng trước đă ra kỳ hạn cho Bắc Hàn đóng ḷ nguyên tử Yongbyon, là bưóc đầu tiên chấm dứt chương tŕnh vũ khí nguyên tử. Từ Hoa Thịnh Đốn, phát ngôn viên Sean McCormack của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng chương mục 25 triệu đă được mở. Tuy nhiên giới chức thẩm quyền tài chánh ở Macao đă đưa ra một văn thư không nhắc nhở ǵ tới việc tháo khoán các chương mục của Bắc Hàn. Thông tấn xă Kyodo trích dẫn lời một nữ phát ngôn viên nói rằng các chủ nhân chương mục có quyền tự do rút tiền ra và tự do chuyển ngân. Chương mục này bị phong toả, sau khi Hoa Thịnh Đốn tố cáo ngân hàng Macao này dính líu tới vấn đề rửa tiền. Biện pháp chế tài này đă gây khó khăn phức tạp cho các nỗ lực ngoại giao thúc đẩy Bắc Hàn hủy bỏ tham vọng theo đuổi vũ khí nguyên tử. B́nh Nhưỡng đă đồng ư từ tháng 9 năm 2005 để hủy bỏ các chương tŕnh nguyên tử, qua các cuộc hội đàm 6 bên, giữa Nam Bắc Hàn, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga. Nhưng rồi Bắc Hàn lại bỏ bàn họp trên một năm v́ có sự tranh căi với Hoa Kỳ về những hoạt động tiền tệ bất chánh.

 

PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ VÀ ÂU CHÂU TRUÓC VIỆC IRAN TUYÊN BỐ CÓ THỂ CHẾ BOM NGUYÊN TỬ Tin New York - Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là ông Alejandro Wolff đă lên tiếng nhận định rằng lời tuyên bố mới nhất của Iran về chương tŕnh hạch tâm, sẽ khiến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xiết chặt thêm các biện pháp trừng phạt Iran bằng cấm vận. Tuy nhiên vẫn phải chờ một bản phúc tŕnh từ Cơ Quan Kiểm Soát Năng Lượng Nguyên Tử Quóc Tế vào cuối tháng 5. Hôm thứ hai, Tổng thống Iran là ông Mahmoud Ahmadinejad bướng bỉnh tuyên bố rằng hiện giờ Iran đủ khả năng có Uranium tinh luyện trong phạm vi kỹ nghệ, có thể được sử dụng cho mục tiêu năng lượng ḥa b́nh hoặc làm nhiên liệu chế tạo bom nguyên tử. Nga nhanh chóng phản ứng nói rằng không có dấu hiệu ǵ cho thấy Iran có tiến triển ǵ đáng kể. Lập trường này không khác các phát biểu riêng tư của giới chuyên gia Tây phương khi cho rằng Tổng thống Iran khoác lác trong nỗ lực vận động quần chúng. Nhưng nếu có thật th́ đây là điều cho thấy Iran đang bất tuân 2 nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc yêu cầu chấm dứt các chương tŕnh tinh luyện nguyên liệu hạch tâm. Đại sứ Wofff nói rằng Tổng thống Iran gây thêm căng thẳng, bất chấp các nghị quyết, tiếp tục thái độ vô trách nhiệm, và làm ngơ trước sự quyết tâm của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế. Đại sứ Mỹ nói rằng chưa có phát biểu nào của ông ta làm cho chuyện này được dễ dàng hơn. Tại Bá Linh, trong vai tṛ chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu, Ngoại trưởng Gernet Erler của Đức tuyên bố rằng Âu Châu rất quan ngại về tin này, và yêu cầu Iran tôn trọng các đ̣i hỏi của Cơ quan Quốc Tế Kiểm Soát Năng Lượng Nguyên Tử, tôn trọng 2 nghị quyết Liên Hiệp Quốc, phải ngừng các chương tŕnh hạch tâm và trở lại bàn thương thuyết. Các phản ứng quốc tế đều đồng tâm thống nhất ư kiến, kể cả nước Nga thân cận với Iran cũng cảm thấy bị khiêu khích. Nhà thương thuyết Ali Larijani của Iran giải thích rằng Iran sẽ bị áp lực duyệt lại vị thế thành viên kư kết hiệp ước phi nguyên tử vào năm 1970, và có thể sẽ rút ra khỏi hiệp ước này.

 

 

PHIM JOURNEY FOR THE FALL TR̀NH CHIẾU TẠI VÙNG THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN Tin Arlington - Trong những ngày cuối tuần vừa qua, cuốn phim về người Việt Journey from the Fall tiếp tục đoạt số doanh thu cao nhất tính theo trung b́nh mỗi rạp. Với số doanh thu mỗi rạp thật cao, nhiều rạp khác đồng ư chiếu phim này, nâng tổng số rạp chiếu phim Journey from the Fall tức Vượt Sóng, từ số 3 rạp ban đầu, lên tới 16 rạp. Phim Vượt Sóng đă chính thức tŕnh chiếu tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tại rạp REGAL BALLSTON, trong khu shopping Ballston ở thành phố Arlington bắt đầu từ hôm thứ sáu vừa qua. Trong ba ngày cuối tuần vừa qua, phim Journey from the Fall đoạt doanh thu trung b́nh $16,513 mỗi rạp, theo số liệu của công ty Box Office Mojo, một công ty chuyên theo dơi doanh thu điện ảnh và thường được xem là công ty thống kê chính của giới điện ảnh Hollywood. Thống kê doanh thu điện ảnh thường tính từ thứ Sáu tới Chủ Nhật. Doanh thu trung b́nh mỗi rạp là một con số rất quan trọng, theo lời ông Alan Vơ Ford, giám đốc sản xuất cuốn phim. Con số này mà c̣n cao, th́ rạp mới tiếp tục chiếu. Con số này mà giảm, nhất là đối với phim độc lập, không có sự hậu thuẫn của hăng phim lớn ở Hollywood, là các rạp ngưng chiếu. Chủ rạp là người quyết định chiếu hay không chiếu, và chiếu bao lâu. V́ vậy ông Alan Vơ Ford nói họ đang cố gắng cổ động mọi người tiếp tục đến rạp xem phim. Với doanh thu cao, các rạp sẽ tiếp tục chiếu, và hơn nữa nhiều rạp khác sẽ đồng ư chiếu. Đạo diễn Hàm Trần kêu gọi khán giả người Việt hăy cổ động gia đ́nh và bạn bè đi coi phim này thật đông, cũng như giới thiệu phim này cho bạn bè người Mỹ về cuốn phim đă từng đoạt hơn 12 giải thưởng tại các Đại hội Điện Ảnh quốc tế.

 

T̉A BẠCH ỐC SUY TÍNH HOĂN BẢO LĂNH THÂN NHÂN, GIẢM VISA BẢO LĂNH, TĂNG VISA LAO ĐỘNG, CÔNG DÂN MỸ GỐC VIỆT, GỐC Á CHỐNG DỮ DỘI Tin Hoa Thịnh Đốn - Các hồ sơ bảo lănh thân nhân của người Mỹ gốc Việt sẽ bị chậm lại, theo một chính sách mới về di dân của Ṭa Bạch Ốc. Bản tin của phóng viên Jonathan Weisman trên báo Washington Post hôm thứ hai cho biết một kế hoạch của Ṭa Bạch Ốc vừa mới được phổ biến sau nhiều tuần lễ họp mật với các thượng nghị sĩ Cộng Ḥa đă đề ra một số điểm, trong đó có chính sách hạn chế số lượng visa cấp cho các trường hợp bảo lănh cha mẹ, con, và anh chị em của công dân Mỹ. Cùng lúc, chính sách này sẽ cấp thêm thẻ xanh cho các chuyên viên kỹ thuật vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên các chuyên viên nhập cư Mỹ làm tạm thời sẽ không được phép mang theo gia đ́nh vào Mỹ. Báo Washington Post viết rằng trong kế hoạch đề ra, các công nhân không giấy tờ tức là nhập lậu vào Hoa Kỳ, có thể nộp đơn xin visa lao động 3 năm, có thể tái gia hạn vô hạn định với chi phí 3500 đô la mỗi lần tái hạn. Trường hợp công nhân nói trên muốn có thẻ xanh thường trú nhân, họ phải về lại nước bản quán, nộp đơn xin vào lại tại một ṭa đại sứ Mỹ hay ṭa lănh sự Mỹ, và nộp phạt 10,000 đô la. Nhiều vị dân cử Dân Chủ đă lên tiếng phản đối kế hoạch này v́ cho là sẽ chia cách các gia đ́nh một cách không chấp nhận được trong khi tạo ra một giai cấp thấp thường trực gồm các công nhân tạm thời mà không có viễn ảnh tham dự đầy đủ vào xă hội Mỹ.

 

Nhiều hội đoàn bênh vực di dân Á Châu đă lên tiếng, theo hăng thông tấn New America Media. Bà Karen Narasaki, giám đốc điều hành Trung Tâm Công Lư Mỹ Gốc Á có bản doanh ở Washington, nói kế hoạch này tấn công các gia đ́nh và đưa hy vọng giả tạo cho những người di dân lậu muốn hợp pháp hóa. Cộng đồng Mỹ gốc Á là nhóm di dân lớn thứ nh́ vào Mỹ xuyên qua việc bảo lănh thân nhân. Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ nằm trong nhóm 10 nước hàng đầu có di dân vào Mỹ qua diện bảo lănh thân nhân, theo văn pḥng Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ. Ông Joren Lyons, luật sư trong Asian Law Caucus có văn pḥng ở thành phố San Francisco tiểu bang California, nói đề nghị của Ṭa Bạch Ốc sẽ có ảnh hưởng trực tiếp vào cộng đồng Mỹ gốc Á và rất là chấn động và thiệt hại đối với nhiều gia đ́nh đang chờ tới ngày đoàn tụ với thân nhân qua diện bảo lănh. Ông Lyons nói t́nh h́nh chờ như thế để trở thành thường trú nhân Mỹ hợp pháp có thể mất tới nhiều thập niên. Ṭa Bạch Ốc chống đỡ rằng đó chỉ là những điểm thảo luận và tới giờ chưa dự luật nào đưa ra về việc này. Trong những diễn đàn trên mạng lưới Internet, nhiều nhóm di dân đă kêu gọi những thành viên của ḿnh phải tích cực chống lại đề nghị mới của Ṭa Bạch Ốc, và nói rằng nếu điều này được thông qua th́ sẽ là một thiệt hại ghê gớm cho người di dân trong những ngày tháng tới.

 

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT QUẬN CAM XÉT TÀI TRỢ 84 TRUNG TÂM VIỆT NGỮ TẠI LITTLE SAIGON (h́nh 5) Tin Little Saigon - Vào kỳ họp về ngân sách năm 2008 sắp tới, Hội Đồng Giám sát Quận Cam sẽ đưa việc cấp quỹ tài trợ cho Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ nam Cali ra bàn xét, nhằm phục vụ cho thế hệ tương lai của cộng đồng Việt Nam. Tin trên được tân Giám sát Viên Janet Nguyễn loan báo trước khoảng 60 Thầy Cô dạy Việt ngữ cho trẻ em hải ngoại đang dự cuộc hội thảo "t́m phương pháp mới dạy tiếng Việt" tổ chức tại pḥng hội báo Việt Báo hôm thứ Bảy vừa qua, do Ban Đại Diện Các Trung tâm Việt Ngữ tổ chức, khi cô Janet Nguyễn đến trao tặng bằng khen cho ban đại diện các Trung Tâm Việt Ngữ. Cô Janet Nguyễn kể lại khi cô đến Hoa Kỳ, t́m một nơi học tiếng Việt thật vất vả, phải đến quận Cam, và lúc ấy cũng ít nơi dạy như bây giờ. Nay nhận thấy sự phát trin các trung tâm dạy Việt ngữ là cần thiết, có ích cho thế hệ tương lai, nên cô đang vận động t́m quỹ tài trợ cho các trung tâm Việt ngữ để phục vụ cộng đồng. Giám sát viên Janet Nguyễn nói ông chủ tịch Quận Cam đă đồng ư đưa việc tài trợ này ra, khi soạn thảo ngân sách năm tới. Giáo sư Vũ Hoàng, chủ tịch ban đại diện các Trung tâm Việt Ngữ đón nhận bằng khen, trong khi Giáo sư Nguyễn văn Khoa cho biết thêm, hiện có 84 trung tâm dạy Việt Ngữ toàn nam Cali với 16,000 học sinh theo học. Được biết các trường dạy Việt ngữ có nơi thu học phí để trang trải chi phí sách vở, pḥng ốc, áo thun. Có nơi dạy tiếng Việt miễn phí, giờ học tiếng Việt cuối tuần cũng là giờ rèn luyện đức dục, sinh hoạt tập thể, tâm linh. C̣n ban quản trị 84 trường dạy Việt ngữ đều là thiện nguyện viên không thù lao, các chi phí tổ chức 19 khóa tu nghiệp vừa qua và mướn văn pḥng, kho sách, phần lớn trông nhờ vào tiền thu bởi các bộ Sách Giáo Khoa do ban đại diện Các trung tâm soạn thảo, ấn hành và bán ra khắp thế giới có người Việt, cùng tiền tài trợ từ Tổng Hội Sinh Viên do tiền lời hội chợ Tết các năm gần đây và một số mạnh thường quân.

 

SAN JOSE HỌP BÁO TẠI NHÀ CỔ BẢO TÀNG THUYỀN NHÂN VIỆT NAM CỘNG H̉A (h́nh 6,7)

 

Tin San Jose - Ông Vũ Văn Lộc giám đốc cơ quan IRCC và cũng là người thực hiện Nhà Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam Cộng Ḥa, đă mời giới báo chí truyền thông Bắc Cali đến ngôi nhà cổ, nơi sẽ là Nhà Bảo Tàng Thuyền Nhân để tŕnh bày những diễn tiến về công tŕnh này. Ngôi nhà hơn 100 năm, nằm trong khu vườn Kelly Park đường Senter, do thành phố San Jose quản lư và giao cho cộng đồng Việt Nam để làm nơi trưng bày các di vật kỷ niệm về thuyền nhân và lịch sử của Việt Nam Cộng Ḥa. Ong Vũ Văn Lộc cho biết đă chi phí khoảng 100 ngàn đô la để dọn dẹp, sửa sang và đang vay mượn bạn bè thêm tiền bạc để ḥan tất và dự tính sẽ khánh thành Nhà Bảo Tàng Thuyền Nhân vào tháng 6 năm 2007 này. Tất cả số tiền là do quyên góp từ đồng hương và một số cá nhân hảo tâm bỏ ra, là công sức của người tị nạn Việt Nam chứ không xin tài trợ từ một cơ quan chính quyền nào. Sau khi khánh thành Nhà Bảo Tàng Thuyền Nhân th́ sẽ mở rộng thêm cơ sở với chi phí vài trăm ngàn đô-la và lúc này có thể sẽ xin chính quyền hỗ trợ thêm. Ông Lộc tâm t́nh rằng năm nay đă trên bảy mươi tuổi và có thể ra đi bất cứ lúc nào cho nên ông muốn ḥan thành sớm dự án này đă từng ấp ủ bao nhiêu năm. Ông đưa ra một ư kiến là những di vật bảo tàng có thể làm thành bản sao để các cộng đồng Việt Nam tại các nơi khác có thể thành lập một nhà bảo tàng tại địa phương để nhiều người có thể chiêm ngưỡng. Ông Vũ Văn Lộc ân cần nhờ báo chí truyền thông tiếp tay để phổ biến tin tức và hỗ trợ tinh thần cho dự án Nhà Bảo Tàng Thuyền Nhân tại San Jose, được coi là cái đầu tiên của đồng hương của thành phố đông người Việt nhất Hoa Kỳ. Những kỷ vật theo ông Lộc trị giá hơn 1 triệu đô-la cho dù bán không ai mua mà nếu có ai muốn mua th́ cũng không bán.

 

HEO MẮC BỆNH BÍ HIỂM CHẾT HÀNG LOẠT (h́nh 8,9,10,11,12) Tin Hà Nội - Đàn heo đang khỏe mạnh bỗng dưng bỏ ăn, sốt, tai chuyển màu xanh và lăn ra chết. Khởi phát từ Hải Dương vào tháng 3, căn bệnh bí hiểm đă lan đến một loạt tỉnh thành phía Bắc. Vi khuẩn từ heo có thể chứa độc tố, gây hại cho người tiêu dùng. Ông Lê Văn Cảm, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương cho biết đàn heo trên bị mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Tại châu Mỹ người ta gọi đó là căn bệnh bí hiểm. Bệnh do virus Lelystad gây ra. Virus này tồn tại trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu và có thể phát đi theo gió đi xa tới 3 cây số, và thông qua việc tiếp xúc, vận chuyển heo bệnh. Do việc lây lan virus quá dễ dàng nên từ khi phát hiện vào tháng 3 tại Hải Dương, đến nay theo Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, đă có Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa xác định có heo bệnh. Hải Pḥng, Bắc Giang và Lào Cai vừa gửi mẫu bệnh phẩm về v́ heo cũng chết hàng loạt, sau khi bỏ ăn, sốt, sảy thai và những triệu chứng khác. Đây là lần đầu tiên miền Bắc xuất hiện ổ dịch cấp tính, tốc độ lan truyền nhanh như vậy. Nếu không ngăn chặn kịp thời, thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn., Do chưa có thuốc điều trị bệnh nên người dân chỉ có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm bệnh. Hiện tỷ lệ heo chết v́ bệnh bí hiểm từ 10 đến 15%, nhưng chết bệnh nhiễm trùng cơ hội lên tới 30%. Các chuyên gia cho rằng bệnh này không lây sang người. Tuy nhiên, người dân không nên ăn heo ốm, heo chết v́ căn bệnh này bởi hầu hết heo chết là mắc bệnh nhiễm trùng do nhiều vi khuẩn khác tác động. Những vi khuẩn này có thể có độc tố, gây hại cho người.

 

Trước đó vào năm 1997, tại miền Nam, đă phát hiện bệnh dịch này trên đàn heo nhập từ Mỹ. Thế nhưng tin tức ngày hôm nay cho biết nhiều người dân ở Hải Dương đang bán tháo heo bệnh cho lái buôn, với giá chỉ 2000 đồng một kư. Theo báo cáo của Công an Hải Dương, đầu tuần trước toàn tỉnh có khoảng 11,290 con heo bệnh. Trong đó, hơn 3000 con đă được bán tháo đi khắp nơi. Tại Sóc Sơn Hà Nội, Công an nói rằng vừa phát hiện 132 con heo bệnh chở từ Hải Dương lên. Trung tâm Chẩn đoán Thú y đă xuống tận Hải Dương trực tiếp lấy mẫu, cùng với các chuyên gia nước ngoài để tiến hành xét nghiệm. Các mẫu đều cho kết quả dương tính với bệnh nghi ngờ liên quan đến rối loạn sinh sản hô hấp ở heo. Cục Thú y của Cộng sản Việt Nam nhận xét bệnh rối loạn sinh sản hô hấp ở heo không phải là bệnh lạ ở heo mà là do bệnh chưa từng xuất hiện ở một số địa phương. Mạng lưới thú y cơ sở yếu lại không phát hiện ra bệnh. Rất có thể, căn bệnh này ở Việt Nam liên quan đến dịch bệnh đă từng xảy ra ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc năm trước. Dịch đă xảy ra ở nhiều nơi và ảnh hưởng lớn đến sản xuất, giá cả của mặt hàng này. Tại Việt Nam, theo cảnh báo của các chuyên gia th́ nếu không kiểm soát được, dịch bệnh có thể lây lan tận Phú Yên và lên Sơn La. Đàn heo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng khó tránh được dịch bệnh nếu công tác kiểm dịch tiếp tục lỏng lẻo như hiện nay. Các chuyên gia của Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương đang có mặt tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Pḥng, Lào Cai, Thanh Hóa để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

 

Cục trưởng cục Thú y của Cộng sản Việt Nam cảnh báo rằng dịch bệnh mới trên heo sẽ như cơn băo lướt qua các tỉnh có chăn nuôi heo. Nó sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hà Nội dự trù sẽ tổ chức một hội nghị vào ngày mai để họp bàn với các nhà quản lư, chuyên gia chăn nuôi để t́m chính xác nguyên nhân dịch bệnh. Cục Thú y khuyến cáo người chăn nuôi không nên hoang mang. Khi phát hiện có bệnh, cần báo cho cán bộ thú y cơ sở. Heo bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng, nâng cao sức đề kháng bằng glucose, nước khoáng, nước điện giải. Một biện pháp hiệu quả khác là chích ngừa cho đàn heo. Ở Việt Nam, hội chứng rối loạn sinh sản ở heo được phát hiện năm 1997 trên đàn heo nhập từ Mỹ. Các nghiên cứu về bệnh trên những trại heo giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy, tỷ lệ heo có huyết thanh dương tính với bệnh rất khác nhau, từ 1.3% tới 68.29%. Ở các nước khác, tỷ lệ đàn trong vùng bệnh có huyết thanh dương tính rất cao, như ở Anh là 60 đến 75%, Mỹ là 36%. Virus gây bệnh có thể phát tán thông qua vận chuyển heo mang trùng, theo gió bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang. Như vậy sau dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, nay lại thêm dịch rối loạn sinh sản ở heo, làm cho người dân hết sức lo ngại. Những cửa tiệm bán thịt heo cho biết số người mua thịt heo đă giảm hẳn trong những ngày vừa qua, nhưng vẫn có nhiều người không biết và tiếp tục mua thịt heo bệnh về nhà để ăn, v́ heo đă được quay và sơn phẩm lên nên không thể nào phát giác ra được.

 

 

 

CẢ CHỤC NGÀN NGƯỜI TỤ TẬP V̀ TIN ĐỒN ĐỨC MẸ KHÓC CƯỜI Tin Kiên Giang - Vài ngày qua, tin đồn tượng Đức Mẹ La Vang ở nhà thờ Đài Đức Mẹ khóc, cười tại thị trấn Tân Hiệp, Kiên Giang, đă khiến hàng ngàn người kéo nhau đến nhà thờ này để xem và cầu nguyện. Đến tối hôm qua, số người đến đọc kinh, cầu nguyện đă vượt trên 10,000 người. Theo linh mục Nguyễn Văn Thắng ở nhà thờ Đài Đức Mẹ, thông tin ban đầu xuất phát từ một số em nhỏ đang tập dâng hoa ở hội trường trong buổi tối hôm qua. Hà Nội nói rằng các cán bộ tỉnh Kiên Giang đang mở mặt trận tuyên truyền kêu gọi người dân không nên tụ tập tại nhà thờ; đồng thời khẳng định chuyện Đức Mẹ khóc cười chỉ là tin đồn thất thiệt. Tưởng cũng cần nhắc lại là vào tháng 10 năm 2005, tượng Đức Mẹ trước Vương Cung Thánh Đường tại Saigon đă chảy nước mắt, đưa tới việc hàng chục ngàn người đă tụ tập tại đây để theo dơi và chứng kiến phép lạ này. Sau đó Hà Nội đă cho Công an bao vây và chặn hết khu vực và dùng ṿi xe cứu hỏa xịt nước thật mạnh vào tượng Đức Mẹ để xóa đi dấu lệ, cũng như ngăn cấm báo chí không được đăng tải tin này. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của Đức Mẹ cho thấy Giáo hội Thiên Chúa giáo sẽ bị đàn áp mạnh mẽ hơn trong những ngày tới, như đă xảy ra với việc linh mục Nguyễn Văn Lư bị bắt và kêu án 8 năm tù, cũng như việc Hà Nội đàn áp các tín đồ theo đạo tại vùng Tây nguyên Việt Nam.

 

HOA KỲ SẼ ĐẶT VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM KHI TIẾP ĐÓN NGUYỄN MINH TRIẾT Tin Hà Nội - Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đưa vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ra bàn thảo với Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Minh Triết, khi họ Nguyễn sang thăm Washington vào cuối tháng sáu tới đây. Ông Eric John, thứ trưởng ngọai giao Hoa Kỳ phụ trách về Đông Á và Thái B́nh Dương sự vụ tuyên bố điều này trong cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày hôm qua nhân chuyến viếng thăm Việt Nam 3 ngày vào hồi đầu tuần này. Ông Eric John phát biểu tại buổi họp báo là Việt Nam đă tiến đến một mức độ phát triển đáng kể, và lẽ ra Việt Nam phải có đủ tự tin để cho phép những cuộc thảo luận rộng rải về chính trị. Ông nói thêm là Hoa Kỳ không thể hiểu nổi tại sao Việt Nam lại bắt bớ giam cầm những người muốn đóng góp vào những cuộc tranh luận chính trị như thế. Nhắc lại vào sáng thứ Hai vừa qua, một phái đoàn thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ do ông Eric John, Thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á và Thái B́nh Duơng hướng dẫn đă đến Thanh Minh Thiền Viện thăm Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong cuộc tiếp xúc kéo dài 2 giờ đồng hồ, Ḥa Thượng Quang Độ đă tŕnh bày thẳng thắn với phái đ̣an Hoa Kỳ về những kỳ vọng cũng như quan ngại từ phía các nhà lănh đạo tinh thần và nhân vật bất đồng chính kiến về chính sách của Washington đối với Việt Nam. Ḥa thượng Quảng Độ nói với các giới chức ngoại giao Hoa Kỳ rằng, lời tuyên bố của Tổng thống Georges W. Bush nhân lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào đầu năm 2005 đă gây xúc động trong ḷng người Việt, khi ông nói Hoa Kỳ sẵn sàng đứng về phía những người bị các chế độ ṭan trị áp bức. Tuy nhiên, vị Ḥa thượng lănh đạo Giáo hội Phật giáo bị cộng sản Hà Nội đặt ngoài ṿng pháp luật, nói rằng khi đến Việt Nam tham dự thượng đỉnh APEC hồi tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Bush đă không nói ǵ đến vấn đề dân chủ và nhân quyền.

 

LUẬT SƯ TRẦN LÂM NHẬN BIỆN HỘ CHO 2 LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI VÀ LÊ THỊ CÔNG NHÂN

 

Tin Hà Nội - Tin tức từ thân nhân luật sư Nguyễn Văn Đài, người hiện bị tạm giam từ hồi đầu tháng ba vừa qua đến nay, cho biết là họ đă mời được luật sư biện hộ cho ông trong một phiên xử có thể sẽ diễn ra vào thời gian tới. Theo thông lệ th́ các bị cáo khi ra ṭa đều được quyền có luật sư bào chữa. Vừa qua tại phiên xử linh mục Nguyễn Văn Lư và bốn cộng sự của ông người ta thấy không có luật sư đại diện. Điều này khiến dư luận thắc mắc, và họ quan ngại liệu sẽ có luật sư biện hộ tại các phiên xử sắp đến đối với một số nhà dân chủ đang bị tạm giam như các luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân hay không. Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết sau khi chồng bà bị bắt th́ bà có hỏi phía cơ quan an ninh và họ tư vấn cho bà là trong những trường hợp như của luật sư Nguyễn Văn Đài th́ không thể thuê luật sư biện hộ. Thế nhưng qua t́m hiểu và bà Vũ Minh Khánh thấy lời tuyên bố đó là không chính xác nên vẫn tiếp tục t́m luật sư để có thể bào chữa cho chồng bà. Vào cuối tuần qua trong cuộc nói chuyện với các đài phát thanh tại hải ngoại, bà đă thông báo cho biết là sau khi tiếp xúc với nhiều luật sư trẻ th́ họ đều từ chối, dù bày tỏ thông cảm với vụ việc của hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Cuối cùng bà Vũ Minh Khánh cũng mời được luật sư Trần Lâm năm nay đă 80 tuổi, đồng ư bào chữa cho hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Luật sư Trần Lâm cho biết 2 gia đ́nh có yêu cầu đối với ông và ông đă làm việc với phía công an Hà Nội. Họ cho biết sẽ trả lời trong vài ngày tới.

 

Theo qui định của luật pháp Việt Nam th́ một phiên xử phải có luật sư biện hộ. Trong trường hợp các vụ án chính trị th́ thường chia ra ba giai đoạn, mà tùy theo đó luật sư có thể được tham gia. Ông Trần Lâm cũng cho biết đă từng tham gia bào chữa trong một số vụ án chính trị như trường hợp cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và nhà báo Nguyễn Vũ B́nh. Ông Nguyễn Khắc Toàn nói về việc được luật sư bào chữa cũng như nhận định của ông đối với qui tŕnh xét xử tại Việt Nam hiện nay, và cho biết luật sư Trần Lâm là một trí thức yêu nước, Tuy nhiên trong những phiên xử như ở Việt Nam th́ ư kiến của luật sư không được lắng nghe, mà bản án th́ có chỉ đạo của Đảng và nhà nước hết rồi. Điều đáng mừng là có những người dám can đảm đứng ra bảo vệ cho các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Theo lời của ông Nguyễn Khắc Toàn th́ có thể những lời biện hộ của luật sư trong các vụ xử sắp đến đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ như luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân sẽ cũng như trong chính trường hợp của ông truớc đây. Tuy nhiên, sự có mặt của luật sư cũng phần nào làm cho công luận bớt bất măn về một phiên xử mà bị can bị tước luôn quyền được bào chữa.

 

CONGRESSWOMAN LORETTA SANCHEZ RETURNS TO HEROS WELCOME (video Le Huynh, video only no audio) LOS ANGELES ư Congresswoman Loretta Sanchez, coming back from a three day tour in Vietnam, returned to a jubilant heros welcome last night in Los Angeles airport, after she have spoken out against the tyranny of the Vietnamese communist government. About 100 partisans filled the waiting room of the international terminal at Los Angeles airport, many of them waving the Stars and Stripes and the yellowưandưgold flag of the Republic of Vietnam. They erupting in cheers when the congresswoman emerged after arriving from Kuwait. She will hold a press conference this afternoon in Little Saigon to report about her trip, and SBTN will cover the event, please watch our evening news for the details. During her tour in Vietnam, she stated that Vietnamese officials expressed no regret and provided no explanation for an incident last Friday in Hanoi during which family members of political dissidents were prevented from entering the U.S. ambassadors residence. The US Representative from Garden Grove, flew from Vietnam to Thailand Thursday night and was in Kuwait on Saturday to spend Easter Sunday with America troops. Last Friday Ambassador Marine had planned to host a tea with Sanchez and five women and wives, and a mother of political dissidents jailed in Vietnam. Sanchez reported that instead, three of the women invited to the ambassadors residence werent allowed to leave their homes. And those who managed to make it to Marines house were barred from entering by what Sanchez described as 15 goons manhandling them. Sanchez, who has been an outspoken advocate for human rights in Vietnam, said Marine told the Vietnamese officials that he was very disappointed at what happened. He said if they wanted to be an emerging country that would carry with it standing and respect, that what happened was unacceptable behavior.

 

Sanchez said it was really sad for her to have watched that personally and to have to return to the US and let people what kind of violations were going on in Vietnam. At a later meeting with Deputy Foreign Minister Pham Gia Khiem, Sanchez said she and Marine also expressed their outrage at what had happened. The communist response was Vietnam have laws and each country has its own laws and people are only in prison if theyve broken the law. Sanchez said she told the Secretary of State that these women had broken no laws; that they just wanted to talk to her and the ambassador. He didnt have an answer to that, Sanchez said of Khiem, who also serves as Vietnams Assistant Prime Minister. On Sunday, the Vietnamese government accused Sanchez of trying to interfere in Vietnams internal affairs. This was Sanchezs third trip to Vietnam during her decadeưlong tenure in congress. She was also denied entry into the country in 2004 and 2006. The communist goverment said that regrettably, Ms. Loretta Sanchez has never had an objective attitude or really cared for the promotion of VietnamưU.S. relations, Foreign Ministry spokesman Le Dung said in a statement. During her meetings, Sanchez also asked the officials if she could meet with the jailed dissidents. They denied the request, first saying there wasnt time. When Sanchez told them shed been asking for two weeks for such meetings to be set, they told her you know better than to ask that.

 

CONGRESSWOMAN FROM NORTHERN CALIFORNIA CALLS ON STATE DEPARTMENT TO ADD VIETNAM TO COUNTRIES OF PARTICULAR CONCERN LIST WASHINGTON DC ư Representative Zoe Lofgren, a Democrat from San Jose California, yesterday has called on Secretary of State Condoleezza Rice to list Vietnam as one of the State Departments Countries of Particular Concern or CPC. In a letter to Secretary Rice, Rep. Lofgren outlined her concern that Vietnams record on religious freedom, free speech, and other basic human rights has only worsened since receiving Permanent Normal Trade Relations status with the United States. In the letter, the congresswoman urge the US to reconsider placing Vietnam on the State list for its severe violations of religious freedom, free speech, and other basic human rights. In 2004, Vietnam was first added to the annual CPC designation because of government repression towards many religious believers. The campaigns to force people to renounce their faith, the detainment of dozens of religious prisoners, and the harassment as well as physical mistreatment of some believers amounted to inexcusable human rights violations. In their efforts to gain Permanent Normal Trade Relations with the US in 2006, Vietnam embarked on a disingenuous public relations campaign to cleanse its image as a human rights violator. Consequently, AmbassadorưatưLarge for International Religious Freedom John Hanford kept Vietnam off the CPC list and announced that the Government of Vietnam had made significant improvements towards advancing religious freedom.

 

Congresswoman Zoe Lofgren said it is obvious that the conditions of religious freedom in Vietnam have not improved but have worsened severely. Ambassador Hanford cites in his November 13, 2006 briefing that Catholics now have the freedom in Vietnam to train and ordain new priests to serve their congregations. However, recent incidents demonstrate otherwise. For example, the Vietnamese government removed Father Nguyen Van Ly from his parish and sentenced him to 8 years in prison for allegedly conducting propaganda activities to harm the security of the state. Further, Vietnam continues to assert the right to approve of bishops nominations before they are announced by the Vatican. The Ambassador also mentioned that Vietnam has laws against forced renunciations and that reports of this disturbing practice are now very isolated. This is simply untrue, as the government continues to harass, arrest, and impose restrictions on organized religious followers such as Catholics and Buddhists, and to view minority religious groups with broad suspicion. Father Tadeus Nguyen Van Ly is the highest profile dissident currently in prison, but many other human rights and religious freedom proponents have been imprisoned in Vietnam and subjected to government harassment. There are hundreds of other dissidents whom have been imprisoned simply for expressing speech and attempting the practice of their faith freely and openly. The congresswoman call on the Secretary of State to reưdesignate Vietnam as a Country of Particular Concern.

 

US TO RAISE HUMAN RIGHTS WHEN VIETNAM PRESIDENT VISITS HANOI ư The United States will raise human rights concerns when Vietnams President Nguyen Minh Triet visits Washington this summer, a senior US diplomat said here yesterday. Relations between the former enemies had seen significant forward progress, said US Deputy Assistant Secretary of State for East Asia and the Pacific Eric John, on a threeưday visit to the communist country. But the envoy, who visited a dissident Buddhist monk on his trip, also stressed Washingtons concern about Vietnams recent arrests of several regime critics and the jailing of a prominent proưdemocracy activist. When Triet visits the United States in coming months, both sides would discuss a range of issues, John said, adding that one issue thats a critical component of that relationship is human rights for the United States. Vietnam has reached a level of development where it should be confident enough to allow the space necessary for a greater political discourse, John told a Hanoi media briefing. In that sense it just doesnt seem logical to the US government why it would imprison people for trying to contribute to that political discourse. The State Department said on March 30 it was deeply troubled by an eightưyear jail term a Vietnamese court handed to dissident Roman Catholic priest Father Nguyen Van Ly for spreading propaganda against the state. Pressure has risen in Washington recently for the Bush administration to take a tougher line against Hanoi on human rights, with prominent Senators John Kerry and Edward Kennedy most recently voicing their concern. John on Monday visited Thich Quang Do, the 78ưyearưold deputy leader of the outlawed Unified Buddhist Church of Vietnam. Do, according to supporters, urged the United States to link economic relations with human rights. But John said the US already have a process for dealing with human rights issues in Vietnam, including embassy contacts and a regular human rights dialogue, with the next meeting scheduled for April 24 in Washington. Theres been some incidents that the US viewed with regret recently, he said. But they think that the process they have set up for handling human rights has yielded over the long run improvements in human rights. Hanoi controlled media have reported on his trip, but only focused on his comments that relations between the former enemies had seen significant forward progress, and cut out on all of the above mentioned about human rights and other details.

 

SPECIAL REPORT: SOS VILLAGES IN VIETNAM (phong su dac biet Thuy Phan)