phỏng vấn DB Loretta Sanchez từ Việt Nam: "Chính quyền CS Việt Nam đang sợ đối lập"
 

medium_73823810.jpg

 


 

H́nh bên: Nữ dân biểu Loretta Sanchez (trái) chỉ kịp chụp h́nh chung với bà Vũ Thúy Hà (giữa, vợ BS Phạm Hồng Sơn), và bà Bùi Kim Ngân (phải, vợ kư giả Nguyễn Vũ B́nh đang ở tù) trước khi bị khoảng 15 công an thường phục và sắc phục cản không cho hai bà vào tư thất đại sứ Michael Marine dự tiệc trà.

Vũ Quí Hạo Nhiên thực hiện

WESTMINSTER & HÀ NỘI - Trên đường đi xe ra phi trường Nội Bài, sau một ngày họp mặt với các viên chức chính quyền Việt Nam và họp báo với báo chí ngoại quốc tại Hà Nội, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez đă dành cho báo Người Việt và đài phát thanh VNCR một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào sáng sớm ngày 6 Tháng Tư giờ California, tức là buổi chiều cùng ngày, giờ Hà Nội.

Trước đó, vào ngày Thứ Năm, Dân Biểu Loretta Sanchez đă mời vợ, mẹ các nhà tranh đấu dân chủ đến gặp tại tư gia Đại Sứ Hoa Kỳ Michael W. Marine. Tuy nhiên, công an đă ngăn chặn để những người này không đến được.

Tuy nhiên, có hai người phụ nữ, là bà Vũ Thúy Hà, vợ Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, và bà Bùi Kim Ngân, vợ nhà báo Nguyễn Vũ B́nh, đă đến được cổng nhà riêng Đại Sứ Marine. Khi đó, khoảng 15 người, người gác mặc đồng phục có, an ninh mặc thường phục có, chặn họ lại và xô xát với họ không cho họ vào, mặc dù đích thân Đại Sứ Marine đă ra can thiệp.

Trong cuộc phỏng vấn này, Dân Biểu Sanchez nhận định rằng chính quyền Việt Nam “đang sợ sự chống đối, đang muốn triệt hạ mọi sự bất đồng ư kiến, và cảm thấy lo sợ v́ có nhiều người đă công khai kư vào bản tuyên ngôn” đ̣i hỏi dân chủ, tức là bản tuyên ngôn của Khối 8406.

Dân Biểu Loretta Sanchez cũng cho biết, trong lúc bà ở Hà Nội, có một số người dân oan khiếu kiện đ̣i đất đă đến khách sạn t́m bà nhưng bị an ninh chặn lại không cho vào. Khi bà đích thân đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng, đối diện “Pḥng tiếp dân” của chính phủ Việt Nam, th́ an ninh đuổi hết những người dân khiếu kiện đang có mặt tại đó để bà không gặp được ai cả.

Dân Biểu Sanchez kêu gọi cộng đồng người Việt Nam hải ngoại “tiếp tục lên tiếng” ủng hộ dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Dân Biểu Sanchez cũng cho rằng một phần lư do phía Việt Nam thẳng tay đàn áp người khác chính kiến là v́ “họ đă vào WTO, đă có thương ước song phương (với Hoa Kỳ, thường gọi là BTA) nên họ cho rằng không cần phải tử tế nữa.”

Tuy nhiên, trước đó, cũng trong một cuộc phỏng vấn với báo Người Việt, bà Sanchez chỉ ra rằng Hoa Kỳ vẫn c̣n có nhiều biện pháp có thể áp dụng được, từ biện pháp nặng nhất là trừng phạt chế tài (sanctions), tới việc rút lại các khoản tài trợ và viện trợ, kể cả tài trợ huấn luyện quân đội.

Sau khi gặp mặt phó chủ tịch Quốc Hội và bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, bà Sanchez họp báo với báo chí ngoại quốc tại Hà Nội. Sau đó, bà rời Hà Nội đi Thái Lan rồi đi Iraq. Tại Iraq, bà sẽ “ăn Lễ Phục Sinh với những binh sĩ của tôi đang phục vụ tại vùng Vịnh.”

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

* “Chính quyền sợ phụ nữ”

Hôm nay chúng tôi (Dân Biểu Sanchez và Đại Sứ Michael Marine) gặp vị phó chủ tịch Quốc Hội Việt Nam và chúng tôi nêu lên nhiều vấn đề, kể cả vấn đề nhân quyền. Tôi nói với họ là tôi lấy làm buồn là chính quyền lại sợ phụ nữ tới mức ngăn chặn họ không thể đến gặp ông đại sứ và tôi.

Tôi cũng gặp bộ trưởng ngoại giao Việt Nam (Phạm Gia Khiêm) vào buổi chiều. Ông đại sứ có mặt trong cả hai cuộc họp, và ông nhắc lại là đây là những chính sách không tốt, phía chúng tôi rất thẳng thắn và không giấu giếm việc gặp những người phụ nữ, và việc nhân viên an ninh xô xát những người phụ nữ là những hành động không chấp nhận được.

* Phía Việt Nam không có lời giải thích nào

Không, phía chính quyền không có lời giải thích nào, chỉ nói là đây là một phản ứng quá trớn (nguyên văn: overreaction), và như ông đại sứ nói với họ, những hành động đó không thể là hành động đối với phụ nữ trong bất kỳ quốc gia nào.

Mà những hành động đó cũng chẳng cần thiết. Những người này không phải là những người bất đồng chính kiến. Họ chỉ là những người vợ, những người mẹ, họ đến để nêu những ưu tư, họ muốn được gặp người thân, họ muốn biết quy tŕnh thủ tục sẽ ra sao, họ muốn biết người thân sẽ bị truy tố tội ǵ, đây là những điều chúng tôi vẫn thường xuyên nói chuyện với phía Việt Nam về số phận những người tù chính trị.

* Bộ trưởng ngoại giao: Ai phạm luật th́ phải trả giá

Tôi không nhận được câu trả lời nào từ phía vị bộ trưởng ngoại giao, chỉ có câu trả lời là mỗi nước đều có luật, ai phạm luật th́ phải trả giá.

Tôi trả lời ông ấy rằng, tôi rất lo lắng rằng, thí dụ như Cha Lư, xử không có luật sư bào chữa, làm sao lại có thể có một cuộc xử khi người bị cáo không được bào chữa, nên từ phía chúng tôi, chúng tôi vẫn quan tâm.

Phía họ chỉ lại trả lời là luật của họ là của họ và họ sẽ tiếp tục làm chuyện họ muốn làm.

* Sự quá tay của Bộ Công An CSVN là một cú đấm vào thể diện chính quyền

Tôi có cảm tưởng rằng phía chính quyền CS Việt Nam cũng có thể bất b́nh là đă có vụ xô xát với phụ nữ đă xảy ra hôm qua. Tôi cho rằng có thể có ai đó trong Bộ Công An hay trong lực lượng cảnh sát, có thể sẽ có người bị mất việc v́ vụ này.

Tôi cho rằng chính quyền này rất lo lắng về thể diện của ḿnh trên chính trường thế giới, và họ biết rằng vụ này là một cú đấm vào mặt (nguyên văn: “a black eye”).

Tôi cho rằng việc chúng tôi tiếp tục nêu lên những vấn đề này và tiếp tục gặp gỡ với các nhà tranh đấu không những giúp sự tranh đấu tăng phần ư nghĩa, mà c̣n giữ áp lực đối với chính quyền cộng sản.

* Tại sao phía CS Việt Nam không cứ để hai bà vợ vào gặp, rồi cứ tiếp tục đàn áp các nhà tranh đấu?

Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại làm như vậy. Lúc đầu tôi tưởng là tại tôi, v́ trong nhiều năm họ đă không thích việc tôi thường xuyên theo dơi, lên tiếng báo động, và thiết tha với t́nh trạng tại Việt Nam. Nhưng ông đại sứ th́ cho rằng đây là một phần của việc Việt Nam đàn áp rộng răi những người bất đồng ư kiến và siết chặt hết các phong trào chính trị. Ông ấy cho rằng giữa bức tranh tổng thể và cá nhân tôi th́ có lẽ mỗi thứ góp phần ảnh hưởng một ít.

* Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam: Người bất đồng ư kiến là “những kẻ khủng bố

Họ không giải thích ǵ (về việc đàn áp các nhà bất đồng ư kiến). Ô, th́ họ có những câu trả lời theo bản cũ, nào là chúng tôi có luật, nào là chúng tôi phải tự bảo vệ, rồi chúng tôi cho những người bất đồng ư kiến là những kẻ khủng bố phá hoại đất nước.

* Vậy một nữ luật sư trẻ (như Luật Sư Lê Thị Công Nhân) đă làm ǵ để bị coi là khủng bố?

Không, họ không giải thích ǵ cả (cười).

Tôi cho là họ đang sợ, họ không muốn có sự chống đối, không muốn du di chút nào. Từ Tháng Mười Một năm ngoái họ đă siết chặt hơn, và những vụ bắt người vào Tháng Ba là bằng chứng là họ đang muốn triệt hạ mọi sự bất đồng ư kiến.

Họ sợ bản tuyên ngôn (của Khối 8406), họ thấy lo sợ v́ có nhiều người đă công khai kư vào văn bản như vậy, và họ muốn chặn đứng vụ này lại.

* Việc bầu cử Quốc Hội CS Việt Nam không liên quan

Tôi cho rằng việc bầu cử Quốc Hội không liên quan đến vụ này. Tôi cho là họ thấy có nhiều người nói lên những lời bất b́nh và họ muốn trừng trị để làm gương. Họ muốn chặn bắt hàng ngũ lănh đạo, những người can đảm, gan dạ đứng ra trong hàng lănh đạo tại Việt Nam.

* Vụ Luật Sư Lê Quốc Quân

Tôi nói chuyện với bộ trưởng ngoại giao CSVN và nêu cụ thể trường hợp một nhân vật mà tôi bảo trợ để qua làm việc trong dự án dân chủ tại Hoa Kỳ, đó là ông Lê Quốc Quân.

Ông Quân đă bị bắt, tôi yêu cầu được gặp ông và họ đă từ chối.

Họ nói là họ chưa hề biết chuyện tôi muốn gặp ông Quân. Tôi cho biết tôi đă nói rồi, trước khi tôi rời Hoa Kỳ. Tôi lại nhắc lại một lần nữa vào hôm qua, khi tôi mới tới. Nhưng họ th́ ra vẻ như họ chưa biết chuyện này bao giờ, bây giờ họ mới nghe là lần đầu, họ bảo trễ mất rồi, bà có lịch tŕnh làm việc của bà, th́ tôi nói là nếu cho phép th́ tôi thay lịch tŕnh ngay lập tức, tôi đi vào nhà lao ngay bây giờ, nhưng họ từ chối không giải quyết.

* Không biết ông Lê Quốc Quân bị tội ǵ

Chúng tôi không có tin tức ǵ, không biết ông Quân bị tội ǵ và cả đại sứ quán cũng không biết.

Chúng tôi không biết v́ sao ông Quân bị bắt, không biết ông bị tội ǵ. Ông mới vừa về tới Việt Nam (sau khi du học theo học bổng Reagan-Fascell với Cơ Quan Hỗ Trợ Dân Chủ National Endowment for Democracy). Ông về khoảng đầu Tháng Ba th́ tới ngày 7 Tháng Ba bị bắt.

Chúng tôi không nghe ǵ từ phía Việt Nam, không biết Việt Nam có truy tố ông không và nếu có th́ tội ǵ.

* Không gặp được thân nhân các nhà tranh đấu, không gặp được dân oan khiếu kiện đ̣i đất bị chiếm

Hôm nay một số người vợ các nhà tranh đấu định gặp tôi tại khách sạn nhưng họ bị chặn lại. Một số người dân oan đi khiếu kiện đ̣i đất bị chiếm cũng muốn t́m tôi nhưng họ bị chặn lại ở cách cửa khách sạn có 100 feet (khoảng 30 mét) nên không vào được.

Tôi đến vườn hoa (Mai Xuân Thưởng) nơi tôi biết họ vẫn thường xuyên tụ tập, nhưng hôm nay th́ họ bị đuổi đi không được biểu t́nh ở vườn hoa phía đối diện ṭa công sở (pḥng tiếp dân của chính phủ). Rơ ràng là đây là một chính quyền muốn bịt miệng dân chúng khi họ muốn nói chuyện với tôi.

* Có WTO, có BTA, không cần tử tế nữa

Tôi nói chuyện rất lâu với ông đại sứ và chúng tôi rất muốn t́m hiểu tại sao chính quyền CS Việt Nam lại bắt đầu đàn áp người dân, từ Tháng Mười Một tới nay. Có lẽ v́ họ cho là đă vào WTO, đă có thương ước song phương (với Hoa Kỳ, thường gọi là BTA) nên họ cho rằng không cần phải tử tế nữa. Họ có thể xóa sạch đối lập.

Nhưng điều mà họ không hiểu là những sự đối lập như này sẽ măi măi có, và tầng tầng lớp lớp người khác sẽ lên tiếng, v́ bản năng yêu chuộng tự do, yêu chuộng tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội sẽ luôn luôn mạnh mẽ hơn bất kỳ nhà nước nào.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh dũng và tiếng nói (cho tự do) sẽ tiếp tục ngày càng tăng. Tôi nói với phía CS Việt Nam là họ đang đứng ở phía thua, về lâu về dài, v́ lịch sử chứng minh rằng con người ta sẽ luôn giành quyền con người và về lâu về dài phải tôn trọng nhân quyền.

* Đảng Cộng Sản Việt Nam có hai phe?

Trong quá khứ, tôi đă thấy ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản có những người ôn ḥa hơn, có thiện chí thay đổi cơ chế hơn, nhưng trong thời gian ngắn ngủi tại Việt Nam tôi chỉ gặp những người thuộc phái bảo thủ (nguyên văn: “Old Guard”) và họ th́ chả muốn thay đổi ǵ cả.

* Cộng đồng cần lên tiếng

Tôi cho là rất quan trọng để chúng ta tiếp tục lên tiếng về vấn đề nhân quyền. Có nhiều người hỏi tôi là tại sao tôi cứ làm việc này v́ sẽ như nước đổ đầu vịt, họ có nghe đâu. Nhưng tôi cho đây là một việc làm quan trọng. Khi tôi thấy sự can đảm của những phụ nữ này, tôi thấy tầm quan trọng của việc chúng ta tiếp tục gây áp lực với chính quyền này, và tiếp tục soi sáng sự thiếu nhân quyền. Sự can đảm của những phụ nữ này khiến tôi càng có động cơ tranh đấu mạnh mẽ hơn cho tự do và nhân quyền tại quốc gia này cũng như ở nhiều nơi khác.

* Những chuyện khác

Tôi cũng nói chuyện với bộ trưởng ngoại giao CSVN về vấn đề buôn người, về những trường hợp các cô gái bị bán sang Đài Loan, và tôi có nói với ông ta là tôi hy vọng chính quyền CS Việt Nam không liên hệ trong vụ này. Nhưng thực ra là với số lượng thời gian tôi có th́ tôi dành như hầu hết cho vấn đề các nhà bất đồng ư kiến.